Trước tiên cảm ơn Ngủ Yên vào thăm các diễn đàn trong đó có mình.
Xin mạo muội có mấy dòng hồi âm.
Bạn ạ!
Theo riêng mình thôi nhé thì “Thơ” không có “Ngai” và cũng không thể nào định được nào “Chất lượng” cho một bài thơ.
Vì nó chỉ là phương tiện để diễn đạt cảm xúc, tình cảm… riêng của mỗi người. Khi chúng ta xuất hiện trên cỏi đời này và rong chơi thì ắt là có chuyện rồi “Hỷ - nộ - ái - ố” vây quanh và theo thời gian sống mà thăng trầm trôi nổi theo những đợt sóng đó.
Lại nữa khi có sự đồng cảm thì gọi là thơ hay; khi không đồng cảm thì không thích vậy .
Chính vì thế bạn đừng ngại ngần mình nghèo về vốn từ , yếu về luật thơ mà quên đi cái rất Thơ và thật sự Thơ mà bạn có.
Nói nhỏ thôi: Có những câu thơ, hay bài thơ của một bác nông dân, anh bóc vác, chị làm công… họ không phải làm thơ mà là bộc bạch tâm tư mình bằng những ngôn ngữ mộc mạc gần gủi, chính họ cũng không thể ngờ nó lại là “tuyệt đỉnh” thơ. Chao ôi! Có thể nói các nhà thơ lớn tầm cở phải rõ dãi thèm khát. Có nằm mơ cũng không thể nào chạm được.
Thử xem một câu thơ dân gian:
“Ra về thấy kiểng thêm thương/Nhành mai ủ dột vách tường nhện giăng”.
Thử hỏi có phải “Người buồn cảnh vật có vui bao giờ” “Người xa người tội lắm người ơi”. Não lòng là đến vậy!
Và “ Hỡi cô gánh nước chiều hôm/Có nghe đôi nước nặng hơn mọi chiều” Đẹp chứ!
Và vân vân… Những câu thơ mộc mạc, dân dã ấy đã trở nên “Bất hũ” “Trường tồn”.
Mà là người Việt thì “Thơ” đã có trong máu rồi. Thật đó!
BẠN HÃY TỰ NHIÊN VÀ LÀM THƠ NHƯ THỞ VẬY.
Chúc bạn luôn vui – khỏe.
Kính Bút
Nguyễn Minh Dũng.
Tái bút: Bạn hãy thường xuyên vào Thi Viện – Diễn Đàn (như mình vẫn như thế), thưởng lãm hết các chủ đề của các “Thi hữu” bạn sẻ thấy được sự “Mầu nhiệm” “Thần kỳ” mà mình đã nói ở trên.
... tôi như con hươu rừng vàng lông say sưa hương của chính mình. Tôi đi tìm cái không thể có nhưng tôi có cái không thể tìm...
trích thơ: Tagore