Bác Hoan kính mến, cháu là Hồng Hà đây ạ, một độc giả yêu văn học Hàn Quốc, đặc biệt là thi ca. Mấy năm rồi bác có khoẻ không và có dịch thêm được tác phẩm văn học Hàn Quốc nào nữa không ạ. Những tập thơ mà bác dịch thỉnh thoảng cháu đọc lại, và thấy mình rất đồng điệu với các nhà thơ Hàn Quốc mà bác đã chuyển ngữ thành công, trong số các nhà thơ Hàn Quốc mà bác dịch, có lẽ nhà thơ Kim Young Rang với thi phẩm “Khi hoa mẫu đơn nở” là tập thơ mà theo cháu là tập thơ bác dịch hay nhất và cũng là tập cháu ưng ý nhất. Đó cũng là tập thơ mà cháu hay đọc đi đọc lại nhiều nhất. Cả 71 bài trong tập thơ ấy là 71 viên minh châu quý hiếm. Mỗi lần đọc cháu cứ rưng rưng, mà thật kỳ lạ, thơ Kim Young Rang có khá nhiều bài về nước mắt và sự cô đơn, thấm đẫm chất dân ca, hay đây có phải là điểm chung của các nhà thơ Hàn Quốc. Kim Sowol, Ko Un, Han Young-Un cũng có những bài như thế. “Nước mắt tràn từng bước bước chân đi” (Bài hát); “Giọt nước mắt như sương của người xưa” (Để em lại mà đi);“Nuốt dòng nước mắt vào trong, Tìm niềm vui chốn hư không xanh ngời/ Thấm nước mắt xuống đất tươi, Niềm vui tận đến chân trời thần tiên” (Giấc mơ xưa trở lại) v.v... Kim Young Rang viết khá nhiều bài tứ tuyệt, cũng là điểm khác so với những nhà thơ Hàn Quốc mà cháu đã đọc. Bài thơ “Một nắm đất” của ông khiến cháu rất ám ảnh và thấy thân phận con người thật mong manh không bền chắc rốt cuộc cũng phải trả về cho đất (Thế nào rồi cũng chỉ nắm đất mà thôi). Những thi tập mà bác dịch hầu như bác đều lột tả được tâm trạng của thi sĩ nên khi đọc bản Việt ngữ câu từ rất tinh tế và có chất lượng, cháu thích những bài thơ giàu âm hưởng vần điệu như của Kim Sowol hay Kim Young Rang, đặc biệt mấy bài bác dịch ra thể lục bát thật không chê vào đâu được. Những bài thơ tự do của Kim Kwang-kyu, Ko Un, Han Young-Un đều có những bài thú vị: “Tình trời hận biển”, “Đo tình yêu”, “Đêm hè dài”, “Lời thuyết giáo của tu sĩ”, “Nụ hôn đầu” (Han Young-Un); “Con đường của nước”, “Rêu phong”, “Chuồng chim bồ câu” (Kim Kwang-kyu); “Nơi xa lạ”, “Bài hát ngày nào”, “Trước một thân cây”, “Bất mãn”, Ngày gió thổi”, “Lỗi lầm”, “Nhà thơ ấy”, “Niềm vui nào đó” (Ko Un) v.v... Thực ra không chỉ có vậy, còn nhiều bài nữa mà cháu không nhắc đến đó thôi. Trong số những dịch phẩm của bác thì tác phẩm “Trước phong trào Manse” của Yom Sang-seop là một tuyệt tác thấm đẫm chất thơ. Tác phẩm này cháu đã đọc rất nhiều lần và mỗi lần đều cho cảm nhận mới. Và những câu văn, đoạn văn hay của tác phẩm này cháu đã ghi chú vô cuốn sổ tay để mỗi lần rảnh thì đọc lại, ví như mấy câu: “Đàn ông là thứ đáng nguyền rủa nhưng cũng là thứ tình yêu của nhân loại mà không thể nào bỏ rơi hay quên lãng được và điều làm trỗi dậy trong lòng người đàn ông khao khát giới tính chính là nụ cười và ánh mắt của người đàn bà” (Chương 1- tr. 20), “Cái gọi là cuộc sống của người hiện đại chẳng qua là cái vòng luẩn quẩn, mỗi chân đặt lên một bờ sông, bên trái là nhu cầu vật chất của chính mình và bên kia là nhu cầu vật chất của kẻ khác. Cái bộ mặt diễn viên trẻ con đóng vai như vậy chính là loài động vật được gọi là con người” (Chương 1 - tr.33), “Giờ thì anh tự nhận biết một trách nhiệm không thể từ chối đó là mình phải tự cứu lấy mình. Anh tự thấy nếu mình không tìm lấy con đường, tự khai thông cho mình một cuộc sống thì ngay đối với chính bản thân mình đã không làm tròn bổn phận” (Chương 8 - tr. 212), Yom Sang-seop có hai tác phẩm được dịch ra Việt ngữ thì tác phẩm mà bác dịch cháu đọc thấy hợp với tạng của mình hơn là tác phẩm “Ba thế hệ” đã ra trước đó (2006). Cháu cũng hay đọc các cuốn văn học sử Hàn Quốc và nhận thấy nước Hàn quả là nước rất yêu thơ và hầu như các giải thưởng văn học đều mang tên các nhà thơ danh tiếng như Giải thưởng văn chương Kim Sowol, Giải thưởng văn chương Man Hae, Giải thưởng Văn chương Lee Sang. Trong số các nhà thơ được đặt làm giải thưởng ấy thì đã có một số nhà thơ đã được dịch ra Việt ngữ như Kim Sowol, Han Young-Un (Man Hae), Lee Sang. Tuy nhiên có nhà thơ này vẫn chưa có may mắn được dịch ra Việt ngữ, đấy là nhà thơ lỗi lạc 서정주 Seo Jeong-ju (1915-2001). Nếu có thể, bác nghiên cứu và dịch nhà thơ này ra tiếng Việt được không ạ. Hiện tại, số người dịch văn học Hàn Quốc tương đối nhiều nhưng thiên về văn xuôi là chính, chỉ mỗi bác là dịch thơ, vả lại thơ Hàn Quốc chiếm tỉ lệ khá khiêm tốn trong các đầu sách văn học Hàn Quốc được xuất bản ở Việt Nam. Cháu mong một ngày không xa sẽ được đọc thêm dịch phẩm mới của bác. Cuối cùng, cháu chúc bác và gia đình an vui, mạnh khoẻ và có nhiều thành công trong cuộc sống.
Phạm Hồng Hà
ĐT: 01696 159 736
Địa chỉ: 83, Bình Lợi, phường 13, quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email:
phamha2783@gmail.comFacebook: Pham Hong Ha
(Bổ sung): Cháu mới tra trên biên mục Thư viện Quốc gia Hà Nội, thấy bác vừa xuất bản tiểu thuyết Mẹ: Sống chung cùng người mẹ đãng trí của nhà văn Lee Young Giee. Cháu thử tra các nhà sách trên mạng xem có cuốn đấy không nhưng không thấy. Bác có thể gửi cháu tác phẩm ấy để cháu đọc được không ạ? Cháu vô cùng biết ơn bác nếu bác không ngại (cháu cũng thấy rất áy náy) nhưng bởi là người yêu văn học Hàn Quốc nên chẳng thể đừng được bác ạ.
Khi bạn so găng với cuộc đời, cuộc đời luôn luôn thắng (Andrew Matthews)