NHỚ RỪNG
(Lời con hổ ở trong vườn bách thú)
Gậm một khối hờn căm trong cũi sắt
Ta nằm dài,trông ngày tháng dần qua
Khinh lũ người kia ngạo mạn ngẩn ngơ
Giương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm
Nay xa cơ, bị nhục nhằn tù hãm
Để làm trò lạ mắt thứ đồ chơi
Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi
Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây giài
Với tiếng gió gào ngàn,với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội
Ta bước lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong hang tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật im hơi
Ta biết ta chúa tể muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên,không tuổi
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những ngày bình minh cây xanh nắng gội
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
-Than ôi!Thời oanh liệt nay còn đâu!
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang tầm thường giả dối:
Hoa chăm ,cỏ xén,lối phẳng ,cây trồng
Dải nước đen giả suối,chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăm vừng lá hiền lành,không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.
Hỡi oai linh,cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi hùm thiêng ta ngự trị
Nơi thêng thang ta vùng vẫy ngày xưa
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán
Ta đương theo gíâc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi
-Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
THẾ LỮ
(Mấy vần thơ,tập mới)
Bài thơ mượn lời con hổ ở vườn Bách thú.Đề tài đầy kịch tính.Cảnh ngộ là một thân tù hèn mọn,bất lực,hồn vía là một chúa sơn lâm.Ông chúa này đã hết thời đập phá hung dữ đòi tự do.Ông đã thấm thía sự bất lực và ý thức được tình thế của mình,cam chịu gặm nhấm một khối căm hờn,nằm dài trông ngày tháng qua,mặc cho thân thế bị tụt xuống ngang cấp với loài hèn kém.Nhìn bề ngoài,người ta có thể nói con hổ này được thuần hoá,chịu ngang hàng cùng bọn gấu dở hơi,với cặp báo chuồng bên vô tư lự.Nhưng đấy chỉ là bề ngoài thôi còn thế giới bên trong của mãnh thú tội nghiệp thay,vẫn ngùn ngụt lửa.Bút pháp lãng mạn của Thế Lữ có dịp tung hoành,có dịp chứng tỏ sức diễn đạt phong phú của thơ mới khi dựng lại khung cảnh kì vĩ trong mộng tưởng của chúa sơn lâm.
Mối bi kịch thân ở nơi tù,hồn ở giang sơn cũ đã tạo nên chất men ngưỡng mộ đối với hoài niệm.Qua tâm linh của loài hổ,rừng núi hiện lên trong vẻ kì vĩ đắm say.Kì vĩ vì thâm ngiêm bóng cả cây già;Kì vĩ vì dữ dộioai hùng của từ gào, thét hét dữ dội;kì vĩ hoang vu bí ẩn:Hang tối,thảo hoa không tên tuổi,riêng phần bí mật.
Trong cảnh núi rừng kì vĩ đó hiện lên hình ảnh oai linh của chúa sơn lâm.Trọng tâm của bức tranh này là con hổ.Nhưng trước khi để Hổ hiện ra,Thế Lữ đã dựng cảnh để gợi không khí oai hùng,kinh sợ.Vào đúng lúc tiếng gào thét của thiên nhiên đang ở đỉnh cao dữ dội,chúa sơn lâm xuất hiện.Đầu tiên chỉ thấy bàn chân,một bước chân dõng dạc,đường hoàng.Câu thơ như đoạn phim quay cận cảnh,chi tiết,thu hút sự chú ý của khán giả.Sau bàn chân là tấm thân,xuất hiện rất từ tốn oai hùng,to lớn.Chiều dài của tấm lưng trải ra theo câu thơ,một sự mềm mại tích chứa sức mạnh:
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai, cỏ sắc
Cách miêu tả từng động tác,lại là những động tác có chọn lựa của bàn chân,tấm thân và ánh mắt đã thể hiện được sức chế ngự của mãnh thú trước phông cảnh.Mấy câu thơ sau đã hoàn tất nốt bức chân dung chúa sơn lâm.Cái oai của chúa rừng còn chế ngự cả cảnh vật khi chúa đi qua khiến cho mọi vật đều im hơi.Câu nói kiêu hãnh của loài hổ không có gì quá đáng:
Ta biết ta chúa tể muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.
Tuy nhiên nếu chỉ thấy ý nghĩa đó, chúng ta chưa thấy hết bài thơ và cũng rất nên đề phòng trường hợp đi vào ý nghĩa xã hội,ta dễ sa vào bàn tán mà tách dần khỏi hình úa sơtượng tẩm mĩ vốn có của bài thơ.Đoạn cuối bài thơ không xuất sắc bằng các đoạn trên,nhưng lại bộc lộ rõ khuynh hướng tư tưởng của bài thơ qua tâm sự của chúa sơn lâm:
Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi
Những cảnh sửa sang,tầm thường giả dối:
Hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng ,cây trồng
Dải nước đen giả suối,chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém
Dăn vừng lá hiền lành,không bí hiểm
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả âm u.
Niềm uất hận đương nhiên là vì tù túng,nhưng cái uất nhất do sự tù túng gây nên là phải chấp nhận cái tầm thường.Hổ nhớ rừng không chỉ nhớ là nhớ tự do mà còn là ,theo tôi lại chủ yếu nếu căn cứ vào văn bản của bài thơ,nhớ cái cao cả,cái chân thực,cái tự nhiên,cái phi thường,cao hơn cuộc sống hàng ngày buồn tẻ,đơn điệu,bé nhỏ trong tay tầm tay trần tục của con người:hoa chăm,cỏ xén,lối phẳng,cây trồng.Xuân Diệu thủa ấy từng mơ ước:
Thà một chút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Đây không phải chỗ để luận cái đúng sai của nhân sinh quan này.chỉ xin nói tới nó như một đặc điểm của chủ nghĩa lãng mạn.Thế Lữ cũng thường say đắm những cảnh siêu phàm,những tương phản rất xa nhau của thiên nhiên:
Cảnh vĩ đại,sóng nghiêng trời ,thác đổ
Nét mong manh,thấp thoáng cánh hoa bay
Thơ Thế Lữ ,do vậy ,nhiều lần đắm vào cảnh tiên.Niềm khát khao của con hổ nhớ rừng là khát khao trở về cái kì vĩ,siêu phàm,không chung sống được cái tầm thường thấp kém,giả tạo.Đó cũng là vẻ đẹp của nhân cách,tuy rằng mang nỗi khát khao ấy trong mình là đã mang sẵn niềm thất vọng,vì cái phi thường của nhà lãng mạn cũng là cái phi thực.Vả lại siêu phàm cũng đồng nghjĩa với cô đơn.Hãy đọc Xuân Diệu:
Ta là một,là riêng ,là thứ nhất
Không có chi bè bạn nổi cùng ta
(...) Ta bỏ đời,mà đời cũng bỏ ta
Giữa vắng ngắt,giữa lạnh lùng thế tuyệt!
(Hy Mã Lạp Sơn)
Nỗi lòng của Hy Mã Lạp Sơn trong thơ Xuân Diệu cũng là nỗi lòng con hổ trong cũi sắt của Thế Lữ,nó thuộc về bản chất của chủ nghĩa lãng mạn.Qúa nhấn mạnh,đến chỉ thấy ý nghĩa xa hội,e làm mất đi chất nhân bản của bài thơ và cũng làm mờ đi quy luật thẩm mĩ của chủ nghĩa lãng mạn.Còn một lí do nhỏ nữa:tự do của con hổ là tự do của một ông chúa,Ta biết ta chúa tể muôn loài,khao khát tự do của hổ,qua một loạt hình tượng của bài,là khát khao ngự trị,khao khát tước đoạt tự do của kẻ khác.Cho nên coi hổ trong cũi là thân phận của dan tộc ta e có chỗ khó giải thích khi nói tới tính thống nhất hình tượng.
Còn nữa
Trong một thoáng cổng thần tiên vừa khép
Phù thủy già trong dáng vóc Thiên Nga
Úmbala...bala