Minh Hiếu Tông (1470-1505), tên thật là Chu Hữu Đường (朱祐樘), là vị vua thứ 9 của nhà Minh, Trung Quốc. Ông trị vì 18 năm từ 1488 đến 1505, niên hiệu Hoằng Trị (弘治), nên cũng gọi là Hoàng đế Hoằng Trị. Năm 36 tuổi, ông băng hà, thụy hiệu được đặt là Kính Đế (敬帝), miếu hiệu là Hiếu Tông (孝宗), Minh Vũ Tông lên kế vị ngai vàng.
Tham khảo thêm Minh Hiếu Tông Sinh và mất: 30/7/1470–8/6/1505 Họ: Chu (朱) Tên: Hữu Đường (祐樘) Thời gian trị vì: 22/9/1487–8/6/1505 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Hoằng Trị (弘治) Ngày theo niên hiệu: 14/1/1488–23/1/1506 Miếu hiệu: Hiếu Tông (孝宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Kính hoàng đế (敬皇帝) Thuỵ hiệu (đầy đủ): Đạt thiên Minh đạo Thuần thành Trung chánh Thánh văn Thần vũ Chí nhân Đại đức Kính hoàng đế 達天明道純誠中正聖文神武至仁大德敬皇帝 Lăng mộ: Thái lăng
Bài này còn sơ khai. Mời các bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn.
Minh Vũ Tông, tên riêng Chu Hậu Chiếu (朱厚照), thụy hiệu là Nghị Đế (毅帝), miếu hiệu là Vũ Tông (武宗) là một vị hoàng đế nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Chu Hậu Chiếu cai trị từ năm 1505-1521 với niên hiệu là Chính Đức (正德).
Tham khảo thêm Minh Vũ Tông Sinh và mất: 26/10/1491–20/4/1521 Họ: Chu (朱) Tên: Hậu Chiếu (厚照) Thời gian trị vì: 19/6/1505–20/4/1521 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Chính Đức (正德) Ngày theo niên hiệu: 24/1/1506–27/1/1522 Miếu hiệu: Vũ Tông (武宗) Thụy hiệu (ngắn): Minh Vũ Tông Sinh và mất: 26/10/1491–20/4/1521 Họ: Chu (朱) Tên: Hậu Chiếu (厚照) Thời gian trị vì: 19/6/1505–20/4/1521 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Chính Đức (正德) Ngày theo niên hiệu: 24/1/1506–27/1/1522 Miếu hiệu: Vũ Tông (武宗) Thụy hiệu (ngắn): Nghị hoàng đế (毅皇帝) Thuỵ hiệu (đầy đủ): Thừa thiên Đạt đạo Anh túc Duệ triết Chiêu đức Hiển công Hoằng văn Tư hiếu Nghị hoàng đế 承天達道英肅睿哲昭德顯功弘文思孝毅皇帝 Lăng mộ: Khang lăng
Bài này còn sơ khai. Mời các bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn.
Minh Thế Tông (16/9/1507-23/1/1567), tên thật là Chu Hậu Thông (朱厚熜), thụy hiệu Túc đế (肅帝), miếu hiệu Thế Tông (世宗) là vị Hoàng đế thứ 11 nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Chu Hậu Thông cai trị từ năm 1521 tới năm 1567 với niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖).
Tham khảo thêm Minh Thế Tông Sinh và mất: 16/9/1507–23/1/1567 Họ: Chu (朱) Tên: Hậu Thông (厚熜) Thời gian trị vì: 27/5/1521–23/1/1567 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Gia Tĩnh (嘉靖) Ngày theo niên hiệu: 28/1/1522–8/2/1567 Miếu hiệu: Thế Tông (世宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Túc Hoàng đế (肅皇帝) Thuỵ hiệu (đủ): Khâm thiên Lý đạo Anh nghị Thánh thần Tuyên văn Quảng vũ Hồng nhân Đại hiếu Túc hoàng đế 欽天履道英毅聖神宣文廣武洪仁大孝肅皇帝 Lăng mộ: Vĩnh lăng
Bài này còn sơ khai. Mời các bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn.
Minh Mục Tông hay Long Khánh Hoàng đế (隆慶皇帝) (4 tháng 3, 1537-5 tháng 7, 1572) là Hoàng đế Trung Quốc thứ 12 (Nhà Minh) giữa giai đoạn 1567-1572. Ông là con trai thứ 3 của Minh Thế Tông, tên lúc sinh là Chu Tái Hậu, được phong Dụ Vương vào năm 1539.
Tiểu sử Sau khi Minh Thế Tông băng hà, Chu Tái Hậu lên ngôi, lấy niên hiệu Long Khánh. Đế quốc Trung Hoa được Long Khánh thừa hưởng đầy những xáo trộn gây ra bởi sự quản lý tồi và nạn tham nhũng. Để chấn chỉnh sự hỗn loạn do cha mình gây ra trong suốt một thời gian dài, Long Khánh đã thực hiện việc cải cách triều chính bằng cách sử dụng một loạt các quan lại có tài như Cao Củng, Trần Dĩ Cần, Trương Cư Chính; thả Hải Thụy và 32 quan lại bị khép tội triều trước; đồng thời bỏ tù Đạo sĩ Vương Kim, một sủng thần của cha mình. Bên cạnh đó, ông chủ trương nối lại quan hệ ngoại giao với các quốc gia châu Âu, châu Phi (?), giảng hòa với Mông Cổ. Nhằm tăng cường an ninh biên giới trên đất liền và trên biển, ông đã bổ nhiệm những tướng lĩnh có tài như Du Đại Du, Thích Kế Quang trấn thủ vùng cảng biển Triết Giang và Phúc Kiến, ngăn chặn nạn cướp biển từ Nhật Bản (Oa khấu), vốn hoành hành một thời gian dài từ triều Gia Tĩnh.
Long Khánh chỉ trị vì trong 6 năm, tuy nhiên ông được xem là một trong những hoàng đế chăm chỉ và thông thoáng nhất triều Minh. Tuy nhiên, ông thiếu những khả năng cần thiết cho việc lãnh đạo, và dần xao lãng việc cai trị đất nước mà thiên vào nhu cầu hưởng thụ. Chính do trụy lạc mà ông đã qua đời sớm vào năm 1572, khi mới 35 tuổi. Thật không may, Trung Quốc vẫn chưa giải quyết được nạn cũ nhưng đã nảy sinh những tranh chấp mới ngay trong nội bộ Minh triều. Vì thế, trước khi băng hà, Long Khánh đã di mệnh lại cho đại thần Trương Cư Chính phò tá cho đứa con trai thứ mới 10 tuổi của mình là Chu Dực Quân lên kế vị, tức hoàng đế Vạn Lịch.
Hoàng đế Long Khánh được chôn cất tại Chiêu lăng (昭陵)。
Tham khảo thêm Minh Mục Tông Sinh và mất: 4/3/1537–5/7/1572 Họ: Chu (朱) Tên: Tái Hậu (載垕) Thời gian trị vì: 4/2/1567–5/7/1572 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Long Khánh (隆慶) Ngày theo niên hiệu: 9/2/1567–1/2/1573 Miếu hiệu: Mục Tông (穆宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Trang hoàng đế (莊皇帝) Thuỵ hiệu (đủ): Khế thiên Long đạo Uyên ý Khoan nhân Hiển văn Quang vũ Thuần đức Hoằng hiếu Trang hoàng đế 契天隆道淵懿寬仁顯文光武純德弘孝莊皇帝 Lăng mộ: Chiêu lăng
Minh Thần Tông (4 tháng 9 năm 1563 - 18 tháng 8 năm 1620) là Hoàng đế Trung Quốc (nhà Minh) giữa giai đoạn 1572 và 1620. Tên lúc sinh là Chu Dực Quân, là con trai Minh Mục Tông. Ông trị vì trong 48 năm, dài nhất trong các hoàng đế nhà Minh và chứng kiến một thời kỳ suy yếu đều đặn của triều đại. Thần Tông cũng chứng kiến các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Bắc Kinh, Matteo Ricci.
Tham khảo thêm Minh Thần Tông Sinh và mất: 4/9/1563–18/8/1620 Họ: Chu (朱) Tên: Dực Quân (翊鈞) Thời gian trị vì: 19/7/1572–18/8/1620 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Vạn Lịch (萬曆 / 万历) Ngày theo niên hiệu: 2/2/1573–27/8/1620¹ Miếu hiệu: Thần Tông (神宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Hiển Hoàng đế (顯皇帝) Thuỵ hiệu (đủ): Phạm thiên Hợp đạo Triết túc Đôn giản Quang văn Chương vũ An nhân Chỉ hiếu Hiển hoàng đế 範天合道哲肅敦簡光文章武安仁止孝顯皇帝 Lăng mộ: Định lăng Ghi chú chung: Ngày trước năm 1582 là ngày trong lịch Julius, không phải trong lịch Gregory đón trước. Ngày sau năm 1582 là ngày trong lịch Gregory, không phải trong lịch Julius vẫn được dùng ở Anh cho đến năm 1752. ——— 1. Sau khi Hoàng đế băng hà, niên hiệu Vạn Lịch coi như đã chính thức chấm dứt vào ngày 21 tháng 1 năm 1621 (ngày cuối cùng của năm âm lịch). Tuy nhiên, hoàng đế mới, Minh Quang Tông, đã băng hà chỉ một tháng sau, trước ngày 21 tháng 1 năm 1621, là thời điểm để bắt đầu của niên hiệu Thái Xương. Hoàng đế mới Minh Hy Tông quyết định rằng niên hiệu Vạn Lịch được xem như kết thúc kể từ ngày 27 tháng 8 năm 1620, ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch năm đó theo lịch Trung Quốc, để cho niên hiệu Thái Xương được áp dụng trong 5 tháng còn lại của năm này (xem bài Minh Quang Tông). Minh Thần Tông (4 tháng 9 năm 1563 - 18 tháng 8 năm 1620) là Hoàng đế Trung Quốc (nhà Minh) giữa giai đoạn 1572 và 1620. Tên lúc sinh là Chu Dực Quân, là con trai Minh Mục Tông. Ông trị vì trong 48 năm, dài nhất trong các hoàng đế nhà Minh và chứng kiến một thời kỳ suy yếu đều đặn của triều đại. Thần Tông cũng chứng kiến các nhà truyền đạo Thiên Chúa giáo đầu tiên ở Bắc Kinh, Matteo Ricci.
Bài này còn sơ khai. Mời các bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn.
Ngày gửi: 30/06/2009 00:18 Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Thập Tứ Cách Cách vào 30/06/2009 00:19
Minh Quang Tông
Minh Quang Tông (明光宗), tên riêng Chu Thường Lạc (朱常洛), thụy hiệu là Trinh Đế (貞帝), là một vị hoàng đế nhà Minh trong lịch sử Trung Hoa. Minh Quang Tông cai trị Trung Hoa chưa đầy một tháng trong năm 1620 với niên hiệu là Thái Xương (泰昌), nên cũng gọi là Hoàng đế Thái Xương.
Tham khảo thêm Minh Quang Tông Sinh và mất: 28 tháng 8, 1582–26 tháng 9, 1620 Họ: Chu (朱) Tên: Thường Lạc (常洛) Thời gian trị vì: 28 tháng 8, 1620–26 tháng 9, 1620 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Thái Xương (泰昌) Ngày theo niên hiệu: 28 tháng 8, 1620¹–21 tháng 1, 1621 Miếu hiệu: Quang Tông (光宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Trinh Hoàng Đế (貞皇帝) Thuỵ hiệu (đủ): Sùng thiên Khế đạo Anh duệ Cung thuần Hiến văn Cảnh vũ Uyên nhân Ý hiếu Trinh hoàng đế 崇天契道英睿恭純憲文景武淵仁懿孝貞皇帝 Lăng mộ: Khánh lăng Ghi chú chung: Ngày trước năm 1582 là ngày trong lịch Julius, không phải trong lịch Gregory đón trước. Ngày sau năm 1582 là ngày trong lịch Gregory, không phải trong lịch Julius vẫn được dùng ở Anh cho đến năm 1752. ——— 1. Sau khi hoàng đế Minh Thần Tông băng hà, niên hiệu Vạn Lịch của ông theo mặc định được coi như sẽ chính thức chấm dứt vào ngày 21 tháng 1 năm 1621 (ngày cuối cùng của năm âm lịch). Tuy nhiên, Minh Quang Tông đã băng hà chỉ hơn một tháng sau đó, trước ngày 21 tháng 1 năm 1621, là thời điểm để bắt đầu của niên hiệu Thái Xương. Hoàng đế mới, Minh Hy Tông quyết định rằng niên hiệu Vạn Lịch được xem như kết thúc kể từ ngày 27 tháng 8 năm 1620, ngày cuối cùng của tháng 7 âm lịch năm đó theo lịch Trung Quốc, để cho niên hiệu Thái Xương được áp dụng trong 5 tháng còn lại của năm này (xem bài Minh Thần Tông).
Bài này còn sơ khai. Mời các bạn góp sức viết thêm để bài được hoàn thiện hơn.
Minh Hi Tông (23 tháng 12, 1605 - 30 tháng 9, 1627) là Hoàng đế thứ 15 của nhà Minh từ 1620 đến 1627. Tên lúc sinh là Chu Do Hiệu, ông là con trai trưởng của Minh Quang Tông.
Chu Do Hiệu chết năm 1627, em út của ông lên nối ngôi.
Tham khảo thêm Minh Hy Tông Sinh và mất: 23 tháng 12, 1605–30 tháng 9, 1627 Họ: Zhu (朱) Tên: Do Hiệu (由校) Thời gian trị vì: 1 tháng 10, 1620–30 tháng 9, 1627 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Thiên Khải (天啟/啓) Ngày theo niên hiệu: 22 tháng 1, 1621–4 tháng 2, 1628 Miếu hiệu: Hy Tông (熹宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Triết Hoàng đế (悊皇帝) Thuỵ hiệu (đủ): Đạt Thiên Xiển Đạo Đôn Hiếu Đốc Hữu Chương Văn Tương Vũ Tĩnh Mục Trang Cần Triết Hoàng đế 達天闡道敦孝篤友章文襄武靖穆莊勤悊皇帝
Minh Tư Tông (明思宗) hay Sùng Trinh đế (1627-1644) có tên là Chu Do Kiểm 朱由檢 được xem là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Minh và ông cũng là vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu. Các sử gia Trung Hoa còn dùng miếu hiệu Nghị Tông để gọi ông.
Vua mất nước Vì là hoàng đế Minh Triều cuối cùng nên Tư Tông có ảnh hưởng rất nhiều đến cục diện lịch sử Trung Quốc. Theo đánh giá chung, nhà Minh vốn suy sụp từ các triều đại trước, chẳng hạn như việc Anh Tông (Chu Kỳ Trấn) giành lại ngai vua đã nhen nhóm một số mầm mống phản loạn và bất bình về việc ông cho người bí mật hạ sát Chu Kỳ Ngọc (Đại Tông). Các hoàng đế nhà Minh về sau ngày càng bất tài, không ngăn nổi những cuộc nổi loạn khắp nơi trong nước. Vì thế đến đời Tư Tông thì triều chính gần như mục nát và lúc đó chư hầu Nỗ Nhĩ Cáp Xích bắt đầu tấn công nhà Minh, ông lại không có tài năng gì để dẹp yên các cuộc bạo loạn đó.
Thời Tư Tông, nhà Minh phải đối phó với hai nguy cơ. Thứ nhất là người Nữ Chân ở phía đông bắc, sau đó là khởi nghĩa của Lý Tự Thành.
Thủ lĩnh người Nữ Chân là Nỗ Nhĩ Cáp Xích tạm khuất phục nhà Minh bất chấp việc cha bị nhà Minh giết hại, âm thầm gây dựng lực lượng và đến năm 1616 lập ra nhà Hậu Kim, kế tục nhà Kim của người Nữ Chân thời nhà Tống. Quân Hậu Kim nhiều lần tấn công xuống phía nam, uy hiếp dữ dội biên cương phía đông bắc của nhà Minh.
Ban đầu nhà Minh có tướng tài Viên Sùng Hoán trấn giữ ải bắc, nhiều lần đánh lui quân Hậu Kim. Nỗ Nhĩ Cáp Xích không thể tiến vào trung nguyên được. Nỗ Nhĩ Cáp Xích chết, con là Hoàng Thái Cực lên thay, tiếp tục cuộc nam chinh. Hoàng Thái Cực cũng nhiều lần bị Viên Sùng Hoán đánh bại, bèn dùng kế phản gián khiến Minh Tư Tông nghi ngờ Viên Sùng Hoán nên cách chức ông và cho tướng khác ra thay. Lập tức chiến cuộc thay đổi. Người Nữ Chân chiếm ưu thế ở mặt trận đông bắc.
Hoàng Thái Cực mất, em là Đa Nhĩ Cổn làm phụ tá cho con Hoàng Thái Cực là Phúc Lâm (1643). Trong khi lãnh thổ phía đông bắc mất dần vào tay người Nữ Chân thì ở trong nước, người dân đi theo Lý Tự Thành khởi nghĩa ngày một đông.
Đến ngày 18-3-1644, Lý Tự Thành tiến quân vào Bắc Kinh. Đêm hôm đó quân khởi nghĩa bao vây kinh đô Bắc Kinh. Tự Thành xưng là Sấm vương, lấy hiệu Đại Thuận. Sùng Trinh trong cơn hoảng loạn đã ra lệnh giết chết một số cung phi, giết luôn hai công chúa yêu quý của mình là Trường Bình và Chiêu Nhân, rồi tự sát tại Môi Sơn.Hoàng Hậu của ông tự tử trong Khôn Ninh Cung.
Trong khi đó, tướng trấn giữ ải bắc của nhà Minh là Ngô Tam Quế không hàng Lý Tự Thành mà đón quân của đại tướng Nữ Chân là Đa Nhĩ Cổn vào Sơn Hải quan vào Trung nguyên tiêu diệt quân đội của Lý Tự Thành. Phúc Lâm là vua bắt đầu triều đại nhà Thanh với niên hiệu Thuận Trị, lúc đó chỉ mới bảy tuổi và Đa Nhĩ Cổn làm nhiếp chính.
Giả thuyết có liên quan Tư Tông có hai công chúa là công chúa Trường Bình và công chúa Chiêu Nhân đều xinh đẹp khả ái, nhưng Trường Bình trội nhất. Trong cơn loạn lạc, Tư Tông đã cho hai công chúa của mình cùng với một vị tướng trẻ là Châu Thế Hiển chạy thoát (không phải giết hai công chúa và hoàng hậu như trong lịch sử). Nhà Thanh khi chính thức nắm quyền để xoa dịu người Hán đã tổ chức hôn lễ của Thế Hiển và Trường Bình thật long trọng, Đa Nhĩ Cổn đứng ra làm chủ hôn. Tuy nhiên Trường Bình và Thế Hiển không chịu nổi sự nhục nhã nên đã tự sát trong đêm tâm hôn. Đa Nhĩ Cổn bí mật truyền lệnh chôn cất hai người thật tử tế.
Tham khảo thêm Minh Tư Tông Sinh và mất: 6 tháng 2 năm 1611(1611-02-06)–25 tháng 4 năm 1644 (33 tuổi) Họ: Chu(朱) Tên: Do Kiểm (由檢) Thời gian trị vì: 2/10/1627–25/4/1644 Triều: Minh (明) Niên hiệu: Sùng Trinh (崇禎) Ngày theo niên hiệu: 5/2/1628–25/4/1644 Miếu hiệu: Tư Tông¹ (思宗) Thuỵ hiệu (ngắn): Trang liệt đế² (莊烈帝) Thuỵ hiệu (đủ): Trang liệt Mẫn hoàng đế 莊烈愍皇帝 Lăng mộ: Tư lăng Ghi chú chung: Ngày tháng lấy theo lịch Gregory. Nó không phải lịch Julius còn được dùng tại Anh tới năm 1752. ——— 1. Miếu hiệu do Phúc vương (福王), vị hoàng đế tự phng của Nam Minh truy tặng. Miếu hiệu này ít được ghi nhận trong sử sách, mặc dù nhà Nam Minh nhanh chóng đổi miếu hiệu thành Nghị Tông (毅宗), và sau đó thành Uy Tông (威宗). Nhà Thanh truy tặng Sùng Trinh đế miếu hiệu Hoài Tông (懷宗).
Xin mời góp chút ý kiến cho mình, nếu có gì sai sót hoặc là trình bày ko đúng, xin cứ nói. Để mình rút kinh nghiệm trong những bài viết khác. Xin cám ơn trước.