Triều Đại Đường Thi
Đường thi: "Càn Long toàn Đường thi" có nói - tổng cộng khoảng 2300 tác giả, 49000 bài đã được chép xuống, thể thơ gồm ngũ tuyệt, thất tuyệt, ngũ luật, thất luật, nghĩ cổ (nghĩ có nghĩa là mô phỏng bắt chước), nghĩ nhạc phủ, tân nhạc phủ, cận thể, cổ thể, trường đoản thiên... chia ra làm 4 thời kỳ:
- Sơ Đường: 618-712, đặt tên là Chính Thủy
- Thịnh Đường: 713-765, đặt tên là Chính Tông, hoặc Đại Gia, hoặc Danh Gia, hoặc Vũ Dực
- Trung Đường: 766-835, đặt tên là Tiếp Vũ
- Vãn Đường: 836-906, đặt tên là Chính Biến, hoặc Dư Hưởng
Có người phân loại như sau: (Thương Lãng thi thoại)
- Đường Sơ thể
- Thịnh Đường thể (năm Khai Nguyên, Thiên Bảo)
- Đại Lịch thể (Đại Lịch thập tài tử)
- Nguyên Hoà thể (Nguyên, Bạch)
- Vãn Đường thể
Lại có người chia ra như sau: (Cao Đống - Đường thi phẩm)
- Từ Ngu Ngụy có tứ kiệt (Vương, Dương, Lư, Lạc) thơ mỹ lệ đến Lưu Hy Di đến Thượng Quan Nghi, thể thơ uyển mị Sơ Đường bắt đầu.
- Thời Khai Nguyên có Trần Tử Ngang, thể thơ cổ phong nhã chính, đến Lý Cư Sơn, văn chương túc lão đến Trầm, Tống, tân thanh, Tô, Trương, đại thủ bút - Sơ Đường bắt đầu thịnh.
- Qua thời Thiên Bảo, có Lý Ông Lâm, phóng dật, Đổ Công Bộ, trầm uất, Mạnh Tương Dương, thanh nhã, Vương Hữu Thừa, tinh trí, Thù Quang Nghĩa, chân suất, Vương Xương Linh, tủng tuấn, Cao Thích, Sầm Tham, bi tráng, Lý Kỳ, Thường Kiến, siêu phàm là thời Thịnh Đường.
- Tới thời Đại Lịch Trinh Nguyên,có Vi Tô Châu, nhã đam, Lưu Tùy Châu, nhàn khoáng, Tiền, Lang, thanh thiêm, Hoàng Phủ, xung tú, Tân Công Tư, sơn lâm, Lý Thần Nhất, đài các là thời Trung Đường.
- Thời Nguyên Hòa có Liễu Ngu Hề, siêu nhiên phục cổ, Hàn Xương Lê, bác đại kỳ quái, Mạnh Giao, Giả Đảo, cơ hàn là thời Vãn Đuờng.
- Sau đó thời Khai Thành có Đổ Mục Chi, hào túng, Ôn Phi Khanh, Lý Nghĩa Sơn, ẩn tị, Hứa Dụng Minh, ngẫu đối ... theo đó có Lưu Thương, Mã Đái, Lý Quần Ngọc, Lý Thiệp...
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.