Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Vanachi

Ô, huynh chỉ dám nêu ý kiến cá nhân thôi nhé, chứ còn xếp hạng thì chịu thôi, ko dám làm bừa đâu :p. Chỉ ra chỗ sai thì dễ, làm mới khó mà :-)

Huynh đọc qua 1 lượt thì có 1 điểm chung là các bài dịch đều không đả động gì tới niêm luật cả. Dịch thơ Đường luật vịnh cảnh mà bỏ mất niêm luật đi thì e không "phải đạo" cho lắm, vì nó khiến người ta có cảm giác bài thơ vịnh mà hơi thiếu dụng công :-), mặc dù vẫn có vần và đối (nhưng đối mà thiếu niêm luật thì không thể chỉnh được).

Huynh chỉ xem kỹ tiếp các bài gần chỉnh niêm luật thôi nhé: Phỏng cúc, Chủng cúc, Cung cúc, Trâm cúc.

PHỎNG CÚC
Nhân ngày sương tạnh bèn ngao du
Chẳng luyến lưu chi chén tạc thù
Dưới nguyệt kề sương hoa đã nở ?
Ngoài hiên bên giậu đã sang thu ?
Quyện hương guốc gỗ đem tình đến
Ngâm hứng dạt dào mãi chẳng thua.
Hoặc giả hoa vàng thương mến khách
Rượu ngon tình thật chớ bỡn đùa.

Câu 1 nhiều thanh bằng quá đọc có vẻ hơi mất cân đối. Huynh nghĩ sửa "bèn ngao du" thành "thử ngao du" xem, và như thế cũng sát nghĩa hơn (thí nhất du = thử 1 cuộc dạo chơi).
Câu 3,4: hoa đã nở, đã sang thu. Lặp từ "đã" ở 2 câu liên tiếp, mà đối cũng không chỉnh ở những chữ đó.
Câu 5,6: đối sai hết rồi :p
Câu 8: ở chỗ chữ "bỡn" phải là thanh bằng mới đúng luật.

Còn về nghĩa, tốt nhất là huynh dịch nghĩa ra đây (thực ra thì bản dịch của Vũ Bội Hoàng khá chuẩn rồi):

Nhân ngày nhàn và sương tạnh, thử dạo chơi,
Cốc rượu, chén thuốc, cũng đừng có ở trong nhà nữa. (ý nói dù vui hay bệnh cũng đừng có ở trong nhà, mà hãy ra ngoài)
Trước sương, dưới trăng, hoa nở ra giống nhà nào ? (sương ở đây là giọt sương đọng từ đêm, khác với sương ở câu đầu)
Ngoài hiên, bên giậu, nơi nào đã thu ? (Hai câu hỏi này chỉ là "hỏi giả", vì bài này là "phỏng cúc", hai câu hỏi này mang tính chất tương tự như hỏi thăm vậy)
Guốc gỗ từ xa đến, tình thắm đượm,
Câu thơ ngâm trong khí lạnh chưa dứt, hứng vẫn còn.
Hoa vàng nếu biết thương khách thơ,
Chớ có phụ buổi sáng nay người tới thăm. (quải trượng đầu: ý nói cuộc viếng thăm này quý như trăm tiền mang treo trên đầu gậy. 3 chữ này ẩn dụ cho 1 cuộc thăm quý hoá)

Tạm một bài đã, để sau xem tiếp :D
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

classic_season

Đa tạ huynh, quả là chuyển tải niêm luật trong Đường thi ko gì khó bằng. Bản thân em cảm thấy, nhóm Vũ Bội Hoàng đã quá chú trọng đến niêm luật thơ mà quên mất nhiệm vụ truyền tải cảm xúc, ngôn kỳ kiều diễm của thi từ HLM.
Đôi khi còn sót cả nghĩa.
Còn về hay dở thì rõ ràng chênh lệch. Ví như bài Phỏng cúc ở trên
Thôi đừng rượu thuốc đắm say hoài -> Chẳng luyến lưu chi chén tạc thù -> ko phải hay hơn hẳn sao ... :D
Tuy nhiên, đúng thật bọn em vẫn còn quá sơ sài về niêm luật. Đôi khi biết sai đấy, nhưng lại không làm sao để dổi được.

Cám ơn huynh chỉ bảo, tụi mụi tử sẽ nỗ lực hơn -> ngày càng tiến bộ :D
Người cao ngạo vì ai ở ẩn
Cũng loài hoa nở muộn vì ai
Bên sân sương rụng u hoài
Nhạn về để lại sầu ai ngậm ngùi
(Vấn cúc)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

minhmongngam

Mong huynh anno bình tiếp giùm em những bài còn lại, chúng em cần chúng lắm lắm. Chả là đây là những bài đầu tay, còn phải học hỏi nhiều để rút kinh nghiệm cho những lần dịch sau ấy mà.

Dịch thơ Đường đúng là khó nhất ở chỗ phải ép ý nghĩa câu từ vào các niêm, vần, luật. Nhóm Vũ Bội Hoàng dịch 12 bài đều đảm bảo được thể thơ và niêm luật, lại khá sát nghĩa, đây là cái em phải phục. Nhưng đáng tiếc, có lẽ do quá câu nệ câu từ mà thực sự đọc các bản dịch đó em ... chẳng hiểu gì cả. Thơ của Di Hồng Công Tử với Chẩm Hà Cựu Hữu còn đỡ, chứ thơ của Tiêu Tương Phi Tử hay Hành Vu Quân thì rất khó dịch cho hay. Những bài em dịch về niêm luật bằng trắc cơ bản thì đều mắc ít nhất là 1 lỗi (mà huynh phân tích sơ sơ mới có 1 bài mà đã thấy lỗi quá chừng, hì hì) còn đối thì em xin " bó chiếu". Em đã cố gắng mà cũng chỉ có thể chuyển tải được đa phần các ý nghĩa vào thể thơ cách thuận tai dễ hiểu mà thôi, không tài nào ép vào đối được, hic hic.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Nhưng mà dịch mà mất ý như thế kia thì đâu còn gọi là dịch nữa, có lẽ là thơ phóng tác hoặc phóng dịch thì đúng hơn. Còn việc khó hiểu một phần cũng vì bài thơ quá cô đọng, nguyên tác của nó đã vậy rồi. Ngay trong nguyên tác, bài thơ này nếu không có chú thích thì cũng không phải ai cũng hiểu được, dịch giữ được đủ ý như VBH theo huynh là rất thành công rồi. Quan điểm của huynh là trong dịch thơ nên hạn chế diễn ý, cái gì trong nguyên tác ẩn thì ta phải để ẩn, cái gì phô thì ta phô. Nếu như dịch thơ làm thay nhiệm vụ giải thích, thì cũng như là không trung thành với nguyên tác vậy, như thế đã là phóng tác rồi.

Thôi đừng rượu thuốc đắm say hoài -> Chẳng luyến lưu chi chén tạc thù. Rõ ràng câu này đã thay đổi hẳn ý nghĩa.

Nhân đây huynh cũng thử dịch bài này gọi là góp vui, xin chớ chê cười nhé :-)

Gặp ngày sương tạnh tới đây chơi
Chén rượu, bát thang bỏ đấy thôi
Dưới nguyệt kề sương đôi giống nở
Ngoài hiên bên giậu nửa thu rồi
Guốc xa đến lại, tình thêm đượm
Thơ lạnh ngâm hoài, hứng chửa vơi
Nếu thật hoa vàng thương mến khách
Sớm nay xin chớ phụ lòng người
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

classic_season đã viết:
種菊
攜鋤秋圃自移來, 籬畔庭前處處栽。
昨夜不期經雨活, 今朝猶喜帶霜開。
冷吟秋色詩千首, 醉酹寒香酒一杯。
泉溉泥封勤護惜; 好和井徑絕塵埃。
怡紅公子

CHỦNG CÚC
Huề sừ thu phố tự di lai, Ly bạn đình tiền xứ xứ tài.
Tạc dạ bất kỳ kinh vũ hoạt, Kim triêu do hỉ đới sương khai.
Lãnh ngâm thu sắc thi thiên thủ, Tuý lỗi hàn hương tửu nhất bôi.
Tuyền khái nê phong cần hộ tích; Hảo hoà tỉnh kính tuyệt trần ai
Di Hồng Công Tử

TRỒNG CÚC

Vườn thu cào sẵn khách dời chân,
Giồng khắp bên rào khắp dưới sân.
Nhờ được mưa đêm tươi vẻ lại,
Dính đầy sương sớm nở hoa dần.
Thu nhìn mát rượi thơ nghìn vận,
Hương rót say sưa rượu một tuần.
Thương tiếc thì nên chăm tưới bón,
Hãy cùng ngõ giếng lánh hồng trần.

Nhóm dịch Vũ Bội Hoàng


***

Dời gót vườn thu mang sẵn bừa
Rào bên sân trước cũng không chừa
Đêm qua trời trút cơn mưa lớn
Tản sáng sương vương nhánh hoa thưa.
Yêu sắc thu tươi thơ vạn tứ
Mến hương hoa dịu rượu thêm lời.
Kề dòng suối mát chăm vườn đẹp
Bên giếng xanh trong khách lánh đời.
Dịch nghĩa bài Chủng cúc:

Mang bừa, mầm cúc vào vườn thu,
Bên giậu, trước sân, nơi nào cũng trồng.
Đêm qua bỗng nhiên chịu một cơn mưa,
Sáng nay vui mừng đội sương mà nở.
Lạnh ngâm sắc thu, thơ nghìn bài,
Say rót rượu tế hương lạnh, rượu một chén. (sắc thu ở câu trên và hương lạnh ở câu này đều ám chỉ hoa cúc. Hoa cúc nở vào tháng chín, khi trời chuyển sang lạnh, nên có câu "cúc vi lãnh hương")
Thương cây, chăm lấy nước tưới và đất vun trồng,
Cùng con đường nhỏ đoạn tuyệt với bụi đời. ("tỉnh kinh" dịch từng từ là ngõ giếng, nhưng nó chỉ con con đường nhỏ để đi ở trong vườn, chứ không phải là cái giếng)

Bài này huynh nghĩ chỉ về ngữ nghĩa thì trong bản dịch của bọn muội cũng nhiều chỗ không ổn rồi :-)
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Đây đây, Sabina cũng mạo muội có ý kiến, dịch thơ vừa sát nghĩa và vừa đúng niêm luật khó lắm, như bài gì của Trần Quang Khải mà bạn Điệp đưa lên hồi trước ấy, bài ấy Sanina loay hoay mãi mới vừa tạm ổn cái phần niêm luật, đối trong thơ bát cú và gần sát nghĩa, thành ra nếu lấy tiêu chuẩn là niêm luật mà so sánh thì sẽ mắc phải lỗi như nhóm Vũ Bội Hoàng, chỉnh niêm luật nhưng mà tình ý khô khan, cứng nhắc. Còn nếu để dịch theo cảm xúc người đọc thì lại khg chỉnh đc niêm luật, thành ra khi đánh giá thì tuỳ mỗi người xem tiêu chuẩn nào đối với mình là quan trọng nhất, hình thức hay nội dung. Theo Sabina, nếu dịch chỉnh về hình thức và bám sát nội dung đc thì dĩ nhiên là điều tốt nhất, nhưng mà nếu khg đc thì Sabina chọn chỉnh về nội dung. Mấy bài này Sabina chưa có thời gian đọc kĩ nên chưa dám mạo muội nhận xét.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

sabina_mller đã viết:
Đây đây, Sabina cũng mạo muội có ý kiến, dịch thơ vừa sát nghĩa và vừa đúng niêm luật khó lắm, như bài gì của Trần Quang Khải mà bạn Điệp đưa lên hồi trước ấy, bài ấy Sanina loay hoay mãi mới vừa tạm ổn cái phần niêm luật, đối trong thơ bát cú và gần sát nghĩa, thành ra nếu lấy tiêu chuẩn là niêm luật mà so sánh thì sẽ mắc phải lỗi như nhóm Vũ Bội Hoàng, chỉnh niêm luật nhưng mà tình ý khô khan, cứng nhắc.
Nhưng mà đặc trưng của thơ Đường luật là "khô khan" và "cứng nhắc" mà (mình để ngoặc kép vì tạm công nhận như vậy, còn hai chữ đó có thể có nhiều cách hiểu tuỳ theo từng người), nó thể hiện ngay từ luật thơ trở đi. Nếu bạn đọc ở nguyên tác bài thơ nó cũng "cứng nhắc" và "khô khan" như vậy mà. Nếu bạn định tìm cái gì đó mượt mà hay ướt át thì e rằng đã nhầm khi trông chờ vào thơ Đường luật rồi :p.

Còn nếu để dịch theo cảm xúc người đọc thì lại khg chỉnh đc niêm luật, thành ra khi đánh giá thì tuỳ mỗi người xem tiêu chuẩn nào đối với mình là quan trọng nhất, hình thức hay nội dung. Theo Sabina, nếu dịch chỉnh về hình thức và bám sát nội dung đc thì dĩ nhiên là điều tốt nhất, nhưng mà nếu khg đc thì Sabina chọn chỉnh về nội dung. Mấy bài này Sabina chưa có thời gian đọc kĩ nên chưa dám mạo muội nhận xét.
Nhưng bạn không thể "dịch thơ" mà lại bỏ đi cái "thi vị" phải không nào, vì ngoài dịch thơ ra còn có dịch nghĩa và chú thích, dịch nghĩa là cái đảm bảo được nội dung nhất. Dịch thơ cũng là một hình thức "chơi thơ", mà "nghề chơi" thì tất nhiên phải lắm "công phu". Luật thơ không phải do mình cũng không phải do bạn quy định, mà là bạn và mình tự chọn đến với nó thì phải "chiều nó", chứ không phải nó chọn bạn.

Ngoài ra mình muốn nói là, những bài dịch mới post lên, thất niêm thất luật, nhưng cũng chưa đảm bảo được điều là chỉnh về nội dung.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (17 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]