Trang trong tổng số 3 trang (25 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Mình thấy, những ý kiến ở trên có nhiều chỗ chưa xác đáng, chưa thuyết phục.
Thứ nhất: "chỉ nên dịch thơ khi người dịch là nhà thơ!!!" - Thế nào là một nhà thơ? Là người in thơ nhiều và sinh hoạt trong các Hội, các cơ quan văn hoá chăng? Thực tế cho thấy, nhiều nhà thơ đã từng dịch thơ, không nắm chắc ngôn ngữ, nền văn hoá và lịch sử xã hội của nơi bài thơ ấy ra đời... và cuối cùng là làm thơ trên cơ sở gợi ý của bài thơ gốc, chứ không hề chuyển tải đến người đọc được hồn thơ, ý thơ của tác giả. Mà chính người phát biểu ý kiến này, sau đó đã nói ngay một câu rất mâu thuẫn "Ở Việt Nam thực tế đã có những nhà thơ bản lĩnh cực lớn, nên dịch thơ của ai cũng thành ra... thơ mình!"

Việc dịch thơ nước ngoài qua thể thơ lục bát, ở đây, theo mình, dịch giả Thái Bá Tân nói có phần đúng, nhưng chưa kín kẽ. Không nên lạm dụng thể thơ lục bát để dịch thơ nước ngoài, nhưng phản đối hoàn toàn là điều không hợp lý. Với rất nhiều bài thơ nước ngoài, khi nội dung mang âm hưởng buồn và âm điệu của nó có độ dàn trải, tương đối hợp với sắc thái nhịp nhàng, khoan nhặt của thể thơ lục bát, thì việc dùng thơ lục bát dịch bài thơ ấy lại là một thành công, đưa bài thơ đến gần gũi với tâm hồn người Việt Nam hơn. Ở đây không thể không nói đến những bản dịch lục bát thành công của chú Hoàng Tâm. Đó là chưa nói đến các bài thơ Trung Quốc, ngoài việc dịch theo thể Đường luật, dịch bằng thể lục bát nghe cũng rất vào.
Phần này thì em cũng đồng tình với chị HXT. Đúng là dịch theo thể lục bát thì nó gần gũi hơn với người Việt Nam, nhưng cũng không nên lạm dụng. Dùng từ lạm dụng ở đây có có nghĩa là không phải lúc nào mình cũng dùng thể lục bát để dịch thơ, không phải trong trường hợp nào cũng sử dụng được nó, tuỳ vào âm điệu của bài thơ nguyên bản mà người dịch nên cân nhắc xem dùng thể thơ nào là tốt nhất.
(Cái đoạn trên thì em hoàn toàn đồng ý nhé!)

Lẽ đương nhiên, mình cũng phản đối việc lạm dụng dùng thể thơ lục bát để dịch thơ. Cần phải cân nhắc thật kỹ sau khi đã đọc kỹ bài thơ gốc, thậm chí đọc to và diễn cảm lên, bằng trực giác, người dịch sẽ chọn lựa được thể thơ tương ứng.. (trong đó có thể.. dông dài mà em Cammy phát hiện ra!!!)
Hì... thực ra là cái tên gọi em tự đặt ra thôi, mọi người nói thành thể... dông dài thì... dông dài vậy. Nhưng đó là thể thơ tự do mà từ trước đến nay mình đều gặp rất nhiều rồi. Đúng là khi dịch thơ cần phải nghiên cứu thật kỹ bản gốc (là trường hợp phải biết tiếng của bài thơ nguyên bản), nghiên cứu cả thể thơ của nó nữa. Thực ra nếu như người dịch có thể dịch theo thể thơ của nguyên bản mà vẫn giữ được ý thì hay hơn.


"Thơ không nên dịch" - cái này quả thực là câu nói mình ghét nhất trong bài này. Vâng, dịch có thể là phản, và đúng, nhiều khi, mình thích đọc các bản nguyên gốc hơn. Nhưng nếu mình không biết thứ tiếng ấy thì chắc là mình sẽ chẳng bao giờ được đọc thơ của tác giả ấy mất nếu mà "không nên dịch"... Cái câu "không chú trọng lắm đến cách dịch semantic (ngữ nghĩa) và quan tâm hơn đến việc chuyển tải văn hóa" - nghe lại càng mù mờ. Dịch ngữ nghĩa là gốc của chuyển tải văn hoá chứ!!! Thật sự không hiểu ông nhà thơ này đang nói gì!
Hì, cái chuyện nên dịch thơ hay không thì người ta cũng nói nhiều rồi. Ghét hay không cũng thế thôi chị ạ! Dù gì thì cũng phải dịch chứ nhỉ? Nếu mà không dịch thì có lẽ tập "Ngục trung nhật ký" Của Hồ Chí Minh đã không thể đến với tất cả những người yêu thơ Việt Nam rồi
Hơn nữa, cái đó chỉ là suy nghĩ một chiều, suy nghĩ phiến diện của bác nhà thơ đó thôi, ghét gì chị! :P

Còn cái phần ngữ nghĩa thì em thấy dường như ông nhà thơ này còn không hiểu thế nào là dịch ngữ nghĩa nữa. Theo như em đã được học lý thuyết dịch, thì dịch ngữ nghĩa (semantics) là dịch theo kiểu "word by word". Nếu như để dịch nghĩa thì người ta không dùng phương pháp này. Nhưng vì sao lại có phương pháp dịch này? Đó là khi dịch văn học. Nhất là thơ thì lại càng phải dịch ngữ nghĩa. Là ngôn từ, là vần điệu đó.

Những cái dưới: Lại giống chị rồi :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Cảm ơn Cammy lắm. Cả Sabina nữa nhỉ! Không có các em thì topic này ế xưng ế xỉa rồi, hi hi...

Chị và Cammy chia sẻ được khá nhiều quan điểm. Đôi khi bất đồng thì cũng vẫn đoàn kết nhể? ;)
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Bất đồng để tranh luận, rồi lại hiểu nhau hơn mà chị! :P Sợ gì ế đâu chị! Mọi người vẫn vào đọc, chỉ là không biết viết gì thôi (Em cũng thế nè!)
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Em thấy các bác này dịch chuyên nghiệp rồi quay sang chê bọn nghiệp dư thì đúng hơn. Em hiểu là dịch khó như thế nào, khg phải chỉ là dịch nghĩa, mà còn phải truyền tải cái hồn của tác phẩm, thế nên khi dịch thì người dịch mất công sức vào đó rất nhiều. Như em, em thấy có 1 quyển sách tiếng Đức rất hay, rất hài hước, em muốn dịch. Nhưng em cũng thừa biết em chỉ dịch đc nghĩa của quyển sách mà khg thể nào truyền tải đc cái sự hài hước ấy qua bản dịch tiếng Việt nên em bỏ cuộc. Mà nói gì, biểu em viết 1 đoạn văn hài hóm hỉnh bằng tiếng Việt em còn chưa viết đc nữa là dịch. Nhưng dù gì thì vẫn phải dịch, khg thì độ tiếp cận thi ca, tác phẩm văn học sẽ bị hạn chế, như em khg biết tiếng Nga, Hung thì em chẳng bao giờ đọc đc thơ Hung nếu anh Linh, chị HXT khg dịch. Tương tự, với những thứ tiếng khác.

Em cũng đồng ý với ý của chị HXT về thơ lục bát, khg nên lạm dụng thật. Nhưng, vẫn có những lúc cần giai điệu cho thơ thì thơ lục bát lại đáp ứng yếu tố này, thành ra đôi khi vẫn phải cần nó.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoàng Linh

Ấy, theo thói quen, anh hay dùng từ "chuyển ngữ" để gọi công việc dịch.

Theo anh, từ "chuyển ngữ" vừa nói lên vai trò khiêm tốn của người dịch (dù tài hoa đến mấy đi nữa, dù "sáng tạo" đến mấy đi nữa, vẫn là người "chuyển" một tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác), vừa nói lên tính chất "công việc" của nó. Thực ra, "chuyển ngữ", với cách hiểu như thế, cũng ko bị hạn hẹp lắm đâu ;)

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
À, nhưng riêng cái đầu bài trên kia, mình lại rất tâm đắc - Dịch không đơn thuần là chuyển ngữ
Sao mình ghét cái từ "chuyển ngữ" thế! Cảm giác như kiểu - thay vì dùng những dấu hiệu ngôn ngữ của tiếng này, mình chuyển sang dùng các dấu hiệu ngôn ngữ của tiếng kia - thế, gọi là chuyển ngữ! Hi hi. Dịch... nó bao hàm ý nghĩa rộng hơn, trong đó có cả các vấn đề về ngôn ngữ và cảm xúc nữa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

@Anh HL: Là em nói cái cảm giác rất riêng của em với cái từ này thôi ạ. Từ này hình như là từ mới dùng phải không ạ? Vì hồi em còn ở VN, chưa bao giờ nghe thấy người ta dùng cái từ này bao giờ. Tuy nhiên, xét ở góc độ dịch văn học, thì em vẫn không thích từ "chuyển ngữ". Chứ còn bây giờ hầu như người ta dùng từ chuyển ngữ thay vì "dịch", hoặc toạ lạc thay vì nằm ở ... Ý nghĩa không hạn hẹp và có thể chính xác nữa, nhưng cảm nhận của mỗi cá nhân lại rất khác nhau. Em vẫn thích từ 'dịch" và từ "nằm ở..." hơn.. Hì hì.
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

TB. Do tò mò, em vừa ngó vào Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học (trung tâm từ điển học NXB Đà Nẵng) lại thấy họ định nghĩa từ "Chuyển ngữ" lạ lắm: "Ngôn ngữ dùng để truyền thụ kiến thức. Ví dụ: Dùng tiếng mẹ đẻ làm chuyển ngữ ở tất cả các bậc học".. Em không biết cái nghĩa này của từ ấy, và đọc cái ví dụ này em cũng ngạc nhiên quá.
Từ "chuyển ngữ" em thấy mới toanh, như là họ mới dùng vài năm gần đây... với ý nghĩa là "dịch". Vậy theo anh, khi nào mình dùng "dịch" và khi nào thì dùng "chuyển ngữ" ạ? Dù sao cũng là hai từ, chắc chắn phải có sắc thái khác nhau, dù ít, dù nhiều, đúng không ạ? À, cái này có lẽ phải đưa vào topic "Tiếng Việt" của chú Điệp mới được.

Anh HL, chú Điệp... giải thích hộ em với! Thú thật là em bắt đầu thấy mình lạc hậu với từ ngữ tiếng Việt - nhất là ngôn ngữ báo chí bây giờ...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Phát hiện của chị HXT cũng làm em bất ngờ đấy. Em tra trong từ điển Bách khoa toàn thư VN cũng ghi như sau:

CHUYỂN NGỮ :
1. Ngôn ngữ chung được chọn, dùng để chuyển tải và thu nhận thông tin giữa các cư dân có ngôn ngữ khác nhau (trong giao tiếp, trong truyền thụ tri thức, trong dạy và học, vv.).
2. Hệ thống kí hiệu dùng để điều chỉnh sự tương hợp giữa văn bản gốc, viết bằng các loại ngôn ngữ tự nhiên hoặc nhân tạo với ngôn ngữ của máy.

Như vậy "chuyển ngữ" là một danh từ chứ không phải động từ.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Vậy đó...

Chú Điệp giải thích hộ chị xem nào :)...
Còn nữa, tại sao bây giờ họ dùng "ứng viên" thay vì "ứng cử viên" như hồi trước nhỉ?
À, có khi phải chuyển sang topic Tiếng Việt...
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Em biết giải thích sao đây, nếu mà dựa vào chữ Hán thì cũng ko biết được, vì chữ "chuyển ngữ" nếu theo tiếng Hán thì hiểu theo cả 2 cách (động từ hoặc danh từ) như đang nói đều được. Trong từ điển tiếng Trung ko có từ này.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (25 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối