Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]

Ảnh đại diện

YESTERME

http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/10759/99C43866D86448559ADB2C58FCEA5E42.jpg


VÔ ĐỀ DÒNG SÔNG

Em ra đời, trời sinh một dòng sông
Hôm tháng mấy mà vầng cao lắm nắng
Tiếng sóng hiền dào dạt chạm mênh mông
Mẹ thương chọn gọi tên là Hạ Trắng

ĐCĐ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

HẠ TRẮNG

QUÊ EM MÙA BÃO LŨ

    Năm nay lũ lên cao quá, cao chạm đỉnh con lũ lịch sử năm 2000 vào thời khắc này, mặc dù đường phố đã nhiều lần nâng cao sau mỗi mùa lũ lớn, thế mà vẫn còn một số nơi tràn ngập cả lòng lề đường, phố thành sông. Câu chuyện mở đầu mỗi khi gặp gỡ nhau luôn là : " nhà ngập đến đâu rồi, bà con gần đó có ảnh hưởng gì không ?"  Nhắc đến lũ, ai cũng cố giấu một nỗi niềm trăn trở, lặng im...

            Với người dân miền Tây, lũ về cũng đã quen rồi, năm nào mà chẳng có lũ lụt, khác là mỗi năm mỗi diễn biến khác nhau, lũ về mang nhiều phù sa bù đắp ruộng đồng, thay đất màu mỡ và cũng là mùa kiếm sống cho các hộ gia đình không đất sản suất, bám víu vào những mẻ cá, những cây  bông điên điển, hoa súng giữa đồng mênh mông... Sống chung với lũ là thế, ít nhiều cũng đã thích ứng được với những thiên tai đến mùa lại lên nhưng không thể tránh khỏi những mất mát đau thương, ruộng vườn bị phá nát, sinh mệnh con người cũng khó tránh được tai ương mùa bão lũ...

          Mấy hôm trước, em có việc sang tỉnh bạn miệt Tam Nông- Đồng Tháp, dọc hai bên cung đường là đồng không mênh mông là nước, nước ngấp nghé mé đường, em bần thần đứng nhìn thấp thoáng những cái hòm người chết neo vào thân cây trơ vơ, lạnh lẽo... Ở miệt đồng bằng này việc chôn cất thường là nơi đồng ruộng, phía sau hè nhà, nước dâng cao quá, đành phải để hòm treo lên những thân cây cao lũ không vượt đến, đợi đến nước rút đi mới đem chôn xuống đất... Đồng ruộng chẳng khác nào biển khơi, xa xa có bóng nhóm người ngụp lặn dưới nước bên cạnh chiếc xuồng con, họ lặn xuống để cắt lúa, cứu vớt lại công sức lao động của họ thời gian qua, dẫu biết chẳng là bao nhưng đó là tài sản hiếm hoi có thể gom vét được, nếu không thì trắng tay, lòng người sẫm màu theo từng hạt lúa nước... Tự dưng nghe xót xa ứa nước mắt... Nhớ lại ngày còn bé, mỗi mùa lũ về em mừng lắm, năm nào nước càng cao lòng càng mừng, trẻ con non dại thì đâu biết rằng lũ dâng cao có bao điều lo toan của phận người trước bão lũ... Con đường đến trường làng dài hơn 5km ngập sâu, đi học phải đi bằng ghe xuồng, từ cổng trường phải bắc cầu tre dẫn lối vào lớp học... làm cho những đứa trẻ như em thích thú ao ước rằng giá như năm nào cũng nước cũng cao như thế...

         Nghe dự báo lũ sẽ rất cao, bà con lo lắng lắm. Đê vỡ, nhiều gia đình mất trắng, tài sản chẳng thể lấy lại được, cây vườn thì phải chịu chết vì ngập úng thối hết gốc rễ...

      
           Đã qua hơn tuần nay rồi, nhưng mỗi khi nhớ lại bóng dáng của hai vợ chồng người khách lạ làm em cứ nghèn nghẹn . Chiều hôm ấy mưa to đến khuya, gần 22h họ ghé nhà ba mẹ em gửi 1 số tiền được gói trong nhiều lớp nilon để mua một số cột kèo dựng lại nhà, đến khi nước rút họ sẽ đến lấy... Bên ngoài bọc tiền ướt nhẹp, quần áo họ cũng ướt, làn da sạm tái, run lạnh, gương mặt khắc khổ ,đôi mắt trĩu buồn, họ bảo rằng nước dâng cao quá,sợ khó giữ được tiền nên đi gửi trước... Thương lắm cái chân chất, hiền lành của người dân quê đồng bằng lam lũ, họ dễ dàng trao gửi niềm tin vào một nơi họ chẳng hề quen, họ chỉ nghe nói về gia đình em qua một vài khách hàng khác... Mặc dù ba mẹ đã cố gắng mời họ ở lại nghĩ ngơi sáng hãy về nhưng họ chối từ... Họ về ngay trong đêm vì lo sợ lũ tràn về, họ còn bà con và xóm giềng nơi ấy...


          Có lẽ ai đã từng sống ở miền Tây mới biết nỗi lòng của người dân mỗi khi lũ về. Dòng sông  quê xanh xanh hiền hòa bỗng thay màu áo sẫm đỏ, nước chảy cuồn cuộn, oằn mình chở nặng phù sa... và cũng mang đi những nỗi mất mát. Cuộc đời vẫn luôn có những đánh đổi rất đắt giá. Mong rằng con người kiên cường chống chọi với thiên tai, vượt qua những cơn bão lũ ....
Hạ Trắng

Nhà quê tập làm thơ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (22 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3]