Trang trong tổng số 9 trang (83 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cammy

Hị hị... Bắt tay vào, em thấy cái câu bốn khó hiểu quá, anh giải thích lại một lần nữa được không?
Kỷ phiến nông thoa bích lũng vân. ---> Mấy bóng nhà nông dưới mây màu ngọc biếc trên ruộng. ---> Những giới từ trên dưới này, em chẳng rõ nó làm sao cả. Anh giải thích từng từ giùm em với nhé! Như vậy sẽ ổn hơn! Em thấy có từ trên từ dưới nào đâu? ANh giải nghĩa giùm em với nhé!:(
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Bản dịch của mình đây

Nhà mới chốn quê cảnh lạ thay!
Mận đào tươi tốt ngỡ xuân đây
Dưới trăng tiếng sáo trên lầu thượng
Trên ruộng bóng nhà dưới làn mây
Thẳng tắp con đường liền các ruộng
Chia đôi con suối đứt điều nhầy
Quỷ thần ám đất như thầm nói:
Là chính phong quang, trú ẩn ngay!

mình tự nhận xét bản dịch này khg sát nghĩa, vì mình muốn chỉnh về niêm luật. Chẳng hạn câu 2, bản dịch nghĩa là "như bốn mùa đều xuân", bản dịch thơ của mình làm cho ngta hiểu là "xuân đến đây". Ngoài ra, câu thực và luận đối khg chỉnh lắm. Ăc ăc, mình vẫn chờ xem có ai dịch sát nghĩa và chỉnh niêm luật và đối khg? mà bài thơ này mình thấy lạ nha, "con đừơng dài như ruột dê"? May là so sánh với ruột dê, chứ với ruột người chắc là khg biết bao người ngất xỉu khi đọc bài này :P
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

Điệp luyến hoa đã viết:
Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Chị thì nghĩ, chú Điệp này, không phải dưới Trăng.. Có thể đó là cách gọi Lầu trăng, Lầu Nguyệt cho thêm phần mơ mộng. Chứ nếu là đêm có trăng thì người ta không đi chăn trâu, và dưới ruộng không nhìn thấy người làm đồng và không thấy rõ mây xanh như ngọc biếc được. Thiển ý của chị là thế, chú nghĩ sao?
Nguyên văn của nó là "thanh lâu nguyệt" nghĩa là trăng trên lầu xanh, và "bích lũng vân" là mây dưới lũng biếc. Thứ tự chữ như vậy không hiểu được là "lầu trăng". Chính xác ra thì ở đây trăng là đối tượng chính, còn lầu xanh chỉ bổ nghĩa cho trăng.

Nhưng mà bản dịch thơ của em cũng để là "lầu trăng" :D
À, ra thế, hi hi. Sorry chú, chị ko hiểu tiếng Hán lắm, chỉ luận theo kiểu nhà nông là có trăng thì làm sao mà nhìn thấy nhiều thứ thế được :-P.
Còn bản dịch kia không phải Đường luật đâu, chị viết đại thôi mà. Thế nhất thiết phải lục bát hay Đường luật à?
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachhophoa

cái bản đó không hợp với chị đâu chị HXT ạ, vì chắc thiếu vài cái luật nên đọc đôi khi nó không vào :).

Chị cứ làm cái chị thích là được, em chưa thấy bài dịch đó đúng cách của chị nhưng chị thấy thích thì cứ mặc xác em :))

Có khi bài này dùng 6-8 ghép vần lại hay ý chị, tối nay mưa to đấy, lại mất ngủ để ghép vần nhá ;)).
Slow dancing with the moon.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachhophoa

Điệp Luyến Hoa đã viết:

@BHH: đúng là lạc vận vì thanh trắc và thanh bằng không vần với nhau được mà, tức là "mới", "tới" ở trên không vần với "phơi", "khơi", "chơi" ở dưới được.
Câu 7 vẫn thất luật ở chữ "thần". Còn đối tạm thời chưa nhận xét nhỉ :-)

Về câu 3, không phải là có người đứng dưới trăng như BHH hiểu đâu, bài này nói chung tả cảnh thuần tuý thôi. Chú ý là câu này nằm trong cặp đối với câu 4. Nếu hiểu theo nghĩa là ai đó đứng dưới trăng nghe trẻ chăn trâu (nghĩa là ở đây có 3 đối tượng: trẻ chăn trâu, người đứng, lầu+trăng) thì ở câu 4 cũng phải tương tự, nhưng câu 4 chỉ có 2 đối tượng thôi (nhà nông, mây+lũng).


@chị HXT: không biết có phải chị dịch theo Đường luật ko, nếu phải thì bị thất niêm thất luật gần hết rồi, với cả nửa cuối cũng lạc vận :-)


thế đổi lại thành : Thần, Quỷ là được mà . Vì em có thuộc luật đâu, mỗi lần làm là toàn phải lôi cái bảng luật với vần người ta quy định ra đấy chứ  :D

Còn cái vần ới với ơi, thì đến nước này em cũng chịu, mệt lắm rồi, không sửa nữa đâu. Bài này khó quá chả thích nữa :))


Nhưng tức quá, nên phải quay vào sửa lại, thôi thì ý thơ không đạt, không sát nghĩa thì cũng dành, hì nhưng đã chơi luật rồi là phải đúng, mồm nói kệ thôi nhưng ......vẫn cứ phải :D

Em post lại bài sửa này:

     Chốn quê điểm cảnh nhà mới cơi
     Đào mận tốt tươi xuân gọi mời
     Trăng, sáo chăn trâu lầu vẫn đứng
     Ruộng, mây in bóng nhà nông phơi
     Ruột dê nối bờ dài con ruộng
     Đuôi én tách trần đôi suối khơi
     Thần, Quỷ ám đất cùng hiểu thấu:
     Phong quang đúng cảnh trú chân chơi.

Thế này còn gì phải sửa về vụ luật với vần nữa không, để em sửa tiếp :))
Slow dancing with the moon.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachhophoa

Xem ra, bài này có vẻ hay nhỉ, làm em lộn hết cả bằng với trắc lên đến độ chả biết thế nào nữa, đổi vần nhiều quá:D

Hôm nay vào Thi viện mà xuống nhà ngồi thổi cơm giúp mẹ, em cười cả ngày :)). May không ai nhìn thấy, chứ lại tưởng em làm sao :)) chị HXT ạ :))         "Trăng, sáo chăn trâu lầu vẫn đứng"  , 9x ha ha :)). Té ra mình ngố quá cười phát cáu cả lên rồi :))
Slow dancing with the moon.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

bachhophoa đã viết:
Em post lại bài sửa này:

     Chốn quê điểm cảnh nhà mới cơi
     Đào mận tốt tươi xuân gọi mời
     Trăng, sáo chăn trâu lầu vẫn đứng
     Ruộng, mây in bóng nhà nông phơi
     Ruột dê nối bờ dài con ruộng
     Đuôi én tách trần đôi suối khơi
     Thần, Quỷ ám đất cùng hiểu thấu:
     Phong quang đúng cảnh trú chân chơi.

Thế này còn gì phải sửa về vụ luật với vần nữa không, để em sửa tiếp :))
Vẫn còn sai đấy BHH à. Câu 1 chữ "mới" thất luật, câu 5 và 7 thất niêm toàn bộ. Nhưng mà chị thấy em đối tương đối chỉnh phần thực và luận đấy.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

bachhophoa

thế em sửa lại câu 1 thôi: "Chốn quê điểm cảnh Mái nhà cơi"

Em mới học luật vần, chưa học luật niêm nên câu 5 với câu 7 mà sửa thì thôi rồi, có ai giúp em thì giúp vậy. Hoặc đợi lúc nào em rảnh, em học tiếp rồi sửa lại sau, vì vừa phải cái luật lại niêm với vần còn gồng gánh thêm cả sát ý nữa, bao nhiêu luật nó gò thơ, em còn nhỏ chưa đủ sức khỏe gồng gánh :))

Cảm ơn chị nhận xét nhé :)
Slow dancing with the moon.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

@Cammy: Kỷ phiến nông thoa bích lũng vân
kỷ = một vài, mấy
phiến nông thoa = mảnh áo nhà nông (hiểu là người nông dân, cái này ngày xưa học ngữ pháp lớp 7 gọi là ẩn dụ hay hoán dụ gì đó)
bích = ngọc bích, màu xanh biếc (xanh biếc là màu xanh lá cây đậm, không hiểu sao bây giờ nhiều người lại hiểu xanh biếc là màu xanh lam như màu trời hay màu biển)
lũng = cái gò đất
vân = mây

@sabina:
câu 4: "bóng nhà" là nhà ngói hay nhà mái bằng thế :D
câu 6: "điều nhầy" ko có trong vốn từ vựng của tớ, ko hiểu là gì vậy ?

@BHH: đọc câu 5 của em anh tưởng tượng là lấy ruột dê để nối các ruộng lại :D. Câu 6 cũng thế :D. Đúng là đọc bản dịch này ko cười ko được
Câu 1 lại thêm chữ "mới" bị sai luật rồi.
Câu 7 lúc trước anh quên nói là cả "đất" cũng sai luật, phải đổi lại thành thanh bằng.
Đối cũng chưa chỉnh lắm đâu, các từ đối với nhau phải cùng từ loại.

@chị HXT: tại em thấy 7 chữ 8 câu nên mới hỏi thế. Thực ra về nguyên tắc thì mình thích dịch kiểu gì thì dịch mà. Nhưng thông thường dịch cổ thi người ta cố gắng dịch theo đúng thể thơ, nếu ko thì cố gắng dịch theo thể gần nhất.
Ví dụ Thất ngôn bát cú thì có thể bỏ 2 vế đối, nhưng niêm luật vẫn giữ nguyên. Nếu không thì dịch = 2 khổ tứ tuyệt, hoặc 2 khổ 7768, hoặc lục bát, hoặc thành 2 khổ thơ mới 7 chữ,... Đó là những cách dịch thông dụng.


PS: em mới sửa lại câu 5 của mình cho đúng luật, nhưng kể ra thế đối cũng chưa được chỉnh lắm, vì ở dưới "trần ai" là từ Hán Việt, câu trên "mạch ruộng" lại là từ Nôm.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

sabina_mller

Ôi trời, cái bài thơ của bạn Điệp khó ghê, đc niêm luật thì khg đc nghĩa, đối cũng khó chỉnh lắm. Thành ra mình "hơi" sáng tạo từ vựng, từ đấy mới đc sáng tạo ra, bạn Điệp ghi vào từ điển đi :P
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (83 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] [6] ... ›Trang sau »Trang cuối