Trang trong tổng số 3 trang (24 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Viễn khách

Hehe không phải là anh không biết mà là cứ thích nghĩ theo hướng "Sai lầm mang tính thời đại".
"Để ý" là việc nghĩ nhưng dám làm lại là chuyện khác. Còn đủ tuổi dựng vợ gả chồng, Ông Bà ngoại của anh cưới nhau khi Ông mới 11 còn Bà mới 13 (hồi ấy các cụ lập gia đình rất sớm mà).

Còn cái chuyện bán mình chuộc cha? chuyện là thế, tình tiết xây dựng là thế nên anh không thể nghĩ theo kiểu nhà viên ngoại mà đến 300 lạng cũng không có, đến ruộng đất cũng chẳng có mà bán, đến họ hàng cũng chẳng có ai giúp, đến quan hệ cũng kém chẳng vay mượn đâu ra, đến nỗi thiếu gì cách giãn nợ mà phải bán con.

Giá trị của Truyện Kiều không ai phủ nhận, có chăng chỉ là những phẩm bình khen - chê về những nhân vật trong truyện. Mà anh thì theo phái không ưa nhân vật Kiều (ơ nhưng mà không có cô này thì đâu nên chuyện).

Tựu chung thì Anh vẫn thấy Truyện Kiều rất đáng đọc, chỉ không ưa khi người ta lấy những nét đẹp, tính đẹp của Kiều ra làm khuôn vàng thước ngọc, rồi phân tích, rồi gán cho những phẩm chất trân quí của phụ nữ VN. Anh đọc chuyện Kiều chỉ thấy một xã hội bức bối toàn những gian dối lọc lừa, những thân phận, những tính cách điển hình, những tuýp người đa dạng trong cuộc sống chứ không đủ trình độ để nghĩ theo kiểu "Truyện Kiều phản ánh một xã hội gì gì đó".

Về Thuý Vân thì anh cũng nghĩ như em. Thản nhiên ngủ ngon lành trước thảm hoạ gia đình, có an ủi bà chị cũng là một câu hết sức vô duyên và ngớ ngẩn. Mười mấy năm sống cùng Kim Trọng mà chẳng tình nghĩa gì sẵn sàng giáo hoảnh bàn giao chồng cho chị như một món đồ nặng nợ giữ trong tay. Cũng thật hay khi cụ Nguyễn Du tả một người đẹp mà chằng thấy nói gì đến đôi mắt.

Cũng như em, anh cũng "không thấy hài lòng ở đây là mọi người cứ lấy những chuẩn mực ở chỗ này để cho nó vào chỗ khác" nên dễ đi theo nguỵ ngôn nguỵ biện.

Mà thôi anh không nói về Kiều nữa (hìhì vì anh cũng có thuộc Kiều đâu), em không yêu không gét nên anh thật vô lý khi nói về chủ đề cô Kiều.

Đã là "Nhã hứng" thì nhất định không thể là kẻ phàm phu tục tử rồi :)

Anh sẽ cố gắng không để sai chính tả nữa, nhưng mà e rằng khó đấy
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Oái! cụ Nguyễn Du có đội mồ ngồi dậy cũng ói máu mà nằm ngay xuống thôi.

Đồng ý với bác VK rằng nàng Kiều là "ngoại nhập". Cho dù tác phẩm của Tố Như là thuộc hàng đầu của các tác phẩm văn học thế giới. Cái gì đúng chúng ta phải công nhận. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm ấy là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên vì là "ngoại nhập" nên không thoả mãn điều kiện của topic này.

Bây giờ bàn đến các số phận trong Truyện.
Hôm nay lão thực sự "sốc" khi thấy mọi người mổ xẻ chi tiết quá, cụ thể quá, và lời lẽ cay nghiệt quá!
Lão không có phản biện gì. Chỉ có điều thái độ của lão đối với tất cả các nhân vật trong ấy hoàn toàn khác với mọi người.
Vâng lại vẫn chỉ một câu rất cũ của lão "hãy đặt mình vào vị trí của người mà suy nghĩ" vậy thôi.

Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Em chỉ biết đọc mấy lời của anh chị mà buồn cười. Ha ha ha.
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Chính vì cụ ấy không đội mồ dậy được nên mọi người mới nói thế :-" (em đoán vậy!)
Nàng Kiều và nàng Tiểu Thanh khác nhau chứ lão. Hai người khác nhau mà! :| Hay em nhầm hả lão?

Em đồng ý với câu cuối của lão.

@ PVCT: Cười gì mà cười?
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phụng vũ cửu thiên

Theo em biết thì nàng Kiều đâu phải lấy từ nàng Tiểu Thanh. Nàng Kiều hình như là Nguyễn Du có lấy cả cảm hứng từ cô gái đánh đàn trong bài "Long Thành cầm giả dẫn" nữa. Mà Kiều là của Thanh Tâm Tài Nhân chứ nhỉ?

Ôi, lung tung!
Ta chẳng muốn làm một mặt trời đỏ
Ôm hết mộng ngày
Ta chẳng muốn làm một ánh trăng bạc
Thâu hết đêm say
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Ờ, thế là lão í lẫn rồi em ạ!
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Đúng là lão nhầm nhọt sang trồng trọt. Sao lại ngớ ngẩn thế nhỉ!
Nàng Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân khác hẳn với Phùng Tiểu Thanh.
Có lẽ lão nhầm vì cái tên đầu tiên của Truyện Kiều là "Đoạn Trường Tân Thanh"
Đúng là kiểu tư duy theo lối mòn, hồ đồ, và không chịu kiểm chứng
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Nguyễn Du
Như Phong Lão đã nói: Vương Thuý Kiều "vì là ngoại nhập nên không thoả mãn điều kiện của topic này"

VK cũng không đi lạc chủ đề nữa, Cụ Nguyễn Du cũng đã viết rằng:

"Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân.
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao"
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Cammy đã viết:
Nhưng trong truyện Kiều, người duy nhất em không thấy có một điểm tốt đẹp nào chỉ có mỗi Thuý Vân. Có lẽ là do em có cái nhìn hơi khắt khe về nàng ấy...

Em Cam có gõ nhầm ở chỗ này không nhỉ?:P
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

MaiHoa

Ớ, em tưởng là Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du, trăm phần trăm là văn học Việt đấy chứ nhỉ, có lạc chủ đề đâu.Còn cụ lấy nguyên mẫu ở đâu thì cũng không thể nói Truyện Kiều không phải là văn học Việt được.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 3 trang (24 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối