Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]

Ảnh đại diện

Charles.Hieu

.
MANNEQUIN

Không khí tết vẫn còn, dân sài Gòn trong thời gian này chia làm hai loại rõ rệt, loại xài tiền và loại có cơ hội kiếm tiền.

Trong số người bận rộn nhất trong những ngày cuối năm này dĩ nhiên là các thợ may. Ông thợ may đầu hẻm nhà tôi không có thì giờ ngồi la cà cà phê sáng như trước đây, bởi hằng đêm phải thức đến khuya lắc để cắt may.

http://1.bp.blogspot.com/-DfqrjrIZLzk/UWOiZg9p7mI/AAAAAAAABCQ/Zfk9Klu0jRU/s320/ms7.jpg

Trong tiệm của ông ai cũng hối hả, trừ ba cô ma-nơ-canh đứng làm dáng bên ngoài. Các cô rất đẹp, rất diện và không hề bận tâm gì đến chuyện năm hết Tết đến, còn ông chủ thì đang gầy rộc đi vì công việc. Trên những thân hình được tính toán đến từng milimet của các cô, ông đã phô diễn được hết bình sinh sở học và tuyệt kỹ tay nghề. Ba triệu đồng cho ba cô bằng nhựa trộn thạch cao mua ở đường Nguyễn Đình Chiểu. Tháo rời, đầu lìa khỏi cổ, tay chân lìa khỏi thân mình, xếp gọn bỏ vào thùng chở về, lại ráp vào, chụp lên ba cái đầu trọc ba mái tóc giả, quần áo mốt nhất diện vào. Thế là có tiên giáng trần. Ở Sài Gòn không thể đếm được có bao nhiêu cô tiên như thế. Tiên cô, tiên cậu, tiên nhi đồng, tiên châu Âu da trắng, tiên châu Phi da đen, tiên châu Á da vàng. Có tiên bụng mang dạ chửa vì đang quảng cáo cho một mốt áo bầu.

http://4.bp.blogspot.com/-MIuxKs0smTk/UWOicy_eaOI/AAAAAAAABCc/7TziDe5Ysgo/s320/IMG_1683.JPG

Thật tình mà nói, ngoài các siêu người mẫu, các bà, các cô chẳng mấy ai có được thân hình siêu kiều diễm của các ma-nơ-canh. Sự cân đối, hài hoà của cả ba vòng gần như là hoàn hảo.. Ngoài ra, học còn có những đức tính ưu việt như: khoái diện đẹp nhưng không biết xài tiền; không biết thỏ thẻ nhưng cũng không biết cằn nhằn, cáu gắt; rất thuỷ chung nhưng lại không biết ghen bóng ghen gió...

Tóm lại, ma-nơ-canh có những ưu điểm cánh đàn ông rất thích mà các bà khó đáp ứng được. Nếu quý ông nào cũng muốn có một người đàn bà bằng xương bằng thịt nhưng lại đẹp và có đủ những đức tính của ma-nơ-canh thì tôi xin mách nhỏ, hãy tin vào quyền năng của các vị thần mà tìm thuyền bè cho một chuyến ra khơi như câu chuyện sau đây.

http://4.bp.blogspot.com/-IwyQqvrp_OM/UWOiiOrZxRI/AAAAAAAABCk/myS2iIda4ko/s320/manocanh+an+tuong1.jpg

Số là, tôi có đọc đâu đó trong thần thoại Hy Lạp rằng: Ngày xưa, có một điêu khắc gia giong buồm ra khơi rồi mất tích ngoài biển cả. Người ta nghĩ rằng ông đã vùi thây trong làn nước. Nhưng không, ông bị bão thổi dạt vào một hoang đảo. Sau đó, trong những ngày cô quạnh trên hoang đảo, ông giải sầu bằng cách hoàn tất một pho tượng mỹ nhân tạc bằng đá núi. Công trình của ông tuyệt vời đến nỗi ông yêu say đắm tác phẩm của mình, rồi quyết định mở lại đó cho đến hết cuộc đời để được ngày đêm vuốt ve, ôm ấp nàng tượng yêu dấu. Mối tình của ông đã làm xúc động nữ thần Aphrodite (còn gọi là Venus - Nữ thần tình yêu và sắc đẹp). Thần đã hoá phép để tượng đá kia hoá thành người thật với máu, thịt, xương, da và có linh hồn. Câu chuyện thần thoại chấm dứt ở đây, nhưng tôi nghĩ rằng sự nhiệm màu đó chỉ là khởi đầu đoạn đời bất hạnh của ông. Chỉ nghĩ đến chuyện sống trên hoang đảo suốt đời với duy nhất một mỹ nhân là tôi đã rùng mình ớn lạnh.

http://2.bp.blogspot.com/-YCNfv7Lrkfk/UWOipsFYmMI/AAAAAAAABCs/DBsykBbUAOA/s320/manocanh+an+tuong8.jpg

Rời xứ thần thoại, mời bạn quay về Sài Gòn. cách đây không lâu, tôi suýt gây ra tai nạn trên một con đường lớn ở trung tâm thành phố (hình như là đường Đồng Khởi) vì tôi ngó thấy, rồi nhìn mê mải vào cửa kính của một cửa hiệu sang trọng trưng bày các cô ma-nơ-canh trên người chỉ có hai, hoặc một mảnh vải bé xíu, màu sắc lung linh cực kỳ gợi cảm và bắt mắt. Ồ, thì ra đó là cửa hiệu chuyên bán đồ lót phụ nữ. Không chỉ ở đó, trong nhiều cửa hiệu thời trang khác, các cô chỉ được che đậy một phần thân thể, khi thì mặc áo ở trên và để trống phần dưới, hoặc ngược lại váy ở dưới và để trống phần trên. Nhưng dù thế nào đi nữa thì cũng rất dễ gây tai hoạ cho những kẻ có đôi mắt tò mò như tôi. Mà lạ, sao người ta chỉ làm ra những ma-nơ-canh có thân hình hoàn hảo mà không chế tạo những ma-nơ-canh có chút khiếm khuyết nhỉ ?

http://2.bp.blogspot.com/--IQ6HnTmy2A/UWOscbLKBzI/AAAAAAAABDI/0iq5K8syWAU/s320/IMG_87591.jpg

Tôi lùn và hơi mập, bụng lại hơi bự, nhưng nhìn chung dẫu sao cũng khá quyến rũ và phúc hậu (bạn gái tôi thành thật nói vậy !). Các chuyên gia về trang phục thời trang trong các tờ báo nói rằng người như tôi thì nên mặc quần áo cùng màu có kẻ sọc dọc mới hạp. Nếu các tiệm trưng bày những ma-nơ-canh có nhân dạng giông giống tôi thì có phải tôi đã dễ dàng quyết định trong việc chọn tiệm may nào, hoặc chọn ông (hay cô) thợ may khả tín nào để "trao thân". Giá mà lúc ấy có được một ông ma-nơ-canh có thể hình khiêm tốn như tôi thì hay biết mấy. Còn các chàng trai đang đứng chào hàng ở đây chàng nào cũng thước tấc đạt tiêu chuẩn người mẫu quốc tế cả, chẳng có ai như mình. Nhìn họ xong, nhìn lại mình, dẫu là người có chút ít "nhan sắc" như tôi đôi lúc cũng thấy mặc cảm, tự ti.

Ai cũng muốn có một thân hình đẹp. Nhưng những người quá béo, quá gầy, quá lùn, quá lòng khòng, hay gù lưng, lệch vai, chân ngắn, chân dài cũng không phải là ít. Thưa các ông thợ may, thưa các nhà thiết kế mỹ thuật, đến bao giờ Sài Gòn mới có một tiệm may trưng bày các ma-nơ-canh với hình thù hấp dẫn vừa phải kể trên ? Nếu có thì các ông có thể tự hào tâu với thượng đế của mình rằng: "Muôn tâu bệ hạ ! Cho dù long thể của bệ hạ có lệch pha đến cỡ nào chăng nữa thì tay nghề của hạ thần vẫn có thể "mông má" lại để bọn diễn viên Hollywood phải ganh tỵ.
.
Charles.Hiếu
Làm việc để sống. Sống để làm việc. Vừa sống vừa làm việc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Charles.Hieu

.
LÀNG THỊ MỸ TRẠCH

Xã Mỹ Trạch ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vốn là làng Cao Lao cổ nằm bên bờ nam sông Gianh. Cao Lao hôm nay vẫn mang một không gian huyễn hoặc như trong cổ tích, vì được bao trùm bởi hơn mười ngàn cây thị mọc khắp lối đi, từ xóm trên đến ngõ dưới ở 7 cụm dân cư.

http://3.bp.blogspot.com/-aOAPilaeV_0/UYsVFZ7uCVI/AAAAAAAABaE/R53PGB50aTI/s320/cay+thi+2.jpg

Mười ngàn cây thị

Mặc dù Cao Lao được đích danh phiên hiệu là xã Mỹ Trạch, nhưng người dân ở đây vẫn thích gọi xã của họ là cái làng nhỏ Cao Lao nằm tút cực bắc huyện Bố Trạch. Làng mảnh dài bên bờ sông Gianh, vốn là một trong những nơi người Chăm khai thiên lập địa trước đó hàng ngàn năm.

Làng Cao Lao có một thứ được người làng gọi là đặc sản duy nhất, không có ở bất cứ làng Việt nào: hơn mười ngàn cây thị. Thị mọc khắp nơi từ nhà ra ngõ, từ ngõ ra đường, từ đường ra đồng.

http://2.bp.blogspot.com/-XZ638nFF5ms/UYsVMKjrWgI/AAAAAAAABaI/-MR_A51XSow/s400/qua+thi+6.jpg

Theo các bậc cao niên, thị ở Cao Lao có từ thời người Chăm còn sinh sống nơi đây. Trong số hơn mười ngàn cây thị ở Cao Lao, có đến hơn một ngàn cây cổ thụ có độ tuổi từ 400 đến hơn 600, có những cây ngót nghét ngàn năm như cây thị nhà ông Sính ở giữa làng, cây thị nhà mệ Bắc ở cuối làng.

Ông Hồ Sính (82 tuổi) cho biết, thị của Cao Lao có đặc tính càng cổ thụ thì càng dỏng cao, không to vệ như những cây thị độc đinh ở một số nơi khác. Người phương xa đến Cao Lao đều ngạc nhiên đến ngỡ ngàng khi chứng kiến quần thể thị ở đây.

http://1.bp.blogspot.com/-tV8QPOHLqNU/UYsVFRPpYFI/AAAAAAAABaA/YK1cPyiWstY/s400/cay+thi+3.jpg

Ông Sính cũng cho biết, ông được kể lại từ thân sinh rằng, rừng thị của làng trước đây từng được Nguyễn Huệ mắc võng ngả lưng trước khi vượt sông Gianh ra Bắc, quân lính cũng nhận lệnh hạ trại dưới rừng thị Cao Lao, những thớt voi, cỗ ngựa chiến cũng tắm mình trong không gian làng thị trước lúc thần tốc đi đánh giặc.

Đến nơi nào trong làng cũng chạm vào cây thị, như chạm vào một ký ức cổ tích đầy hồn nhiên. Không gian thị quyện chặt với những bậc đá đi lại trong làng cũng nhiều năm tháng trầm tích, càng làm Cao Lao đượm màu xa xưa.

Những bậc đá ong xếp thoai thoải là di sản của người Chăm. Người Việt đã kế thừa những tinh hoa của họ để sống chung với rừng thị của làng. Chính vì thế mà trải qua bao dâu bể, thị với đá ong ở làng vẫn cùng nhau sát cánh, tạo cho làng một không gian trầm tĩnh, nhẹ nhàng đến diết da.

http://3.bp.blogspot.com/-zH4sJdESu0I/UYsVUD1jp1I/AAAAAAAABaY/jCF1mvy2dxU/s400/qua+thi.jpg

Ai đã từng một lần vào Cao Lao, chắc chắn không thể quên được thần thái của làng, và nếu may mắn đến vào đúng mùa thị - tháng 7 Âm lịch, thì càng chẳng thể nào quên mùi thị sực nức cả một vùng quê.

Sự tích làng thị

Chuyện kể rằng, người Chăm từng sinh sống trên mảnh đất gần sông Gianh này chẳng có chút gì làm đặc sản dâng các vị vua Chăm. Họ đã kiếm nhiều giống cây quý từ các địa phương khác về trồng, nhưng cây chẳng đơm hoa kết trái.

Một hôm, có người nông dân nghèo vào rừng hái củi, bỗng nhiên ông ngửi thấy một hương vị lạ từ sâu trong rừng. Đi mãi đến mỏi chân, ông đứng trước một cây cổ thụ xum xuê trái, trái chín căng mọng, vàng óng, thơm đến lạ. Chưa bao giờ ngửi được mùi thơm như thế, người nông dân vừa bẻ một đôi trái ngửi vừa nếm, thấy ngọt, liền đưa về báo cho vị quan chủ thành Cao Lao. Vị quan lập tức cho người bứt trái để dâng vua.

http://4.bp.blogspot.com/-1xDDZUCt834/UYsVIgi4OqI/AAAAAAAABaM/6BFQ3QovfzQ/s400/qua+thi+2.jpg

Nhà vua tiếp nhận quả lạ, thích ngay mùi thơm của quả, hỏi quả gì, người Cao Lao vốn giọng quá “nặng”, đang muốn nói "Thì chưa biết quả gì" nhưng phát âm chữ "thì" thành chữ "thị". Vua Chăm nghe vậy liền gọi đó là thị.

Từ đó, người Cao Lao liền vào rừng, lấy hạt quả thị về gieo khắp làng nhằm tạo cây đặc trưng mà những làng khác không có để tiến vua.

http://3.bp.blogspot.com/-S_QRROJj6uY/UYsVFby0taI/AAAAAAAABak/Ofu59T1yFoc/s400/cay+thi+4.png

Không biết truyền thuyết cây thị có thật hay không, nhưng thị chỉ có dày đặc ở Cao Lao mà không có nhiều ở vùng khác là sự thật. Lý giải việc này, ông Hồ Vĩnh Yên - Chủ tịch xã Mỹ Trạch nói: "Cao Lao là vùng gò đồi cao, là đất thịt có pha lẫn chút cát nên trồng được thị. Giống thị thích nơi cao ráo, nước không cần nhiều nhưng phải thoáng. Rứa nên khắp vùng Quảng Bình chẳng có nơi nào nhiều thị như quê tui".

Cao Lao hôm nay có nhiều cây thị thân phải hai vòng tay người ôm mới hết. Có những cây đến 4 người ôm hiện còn sống giữa vườn nhà ông Cao Viết Thiếu, Nguyễn Trọng Chiến, Hồ Xuân Đỡi...

http://4.bp.blogspot.com/-DpWsg-r2rh8/UYsVGGZimNI/AAAAAAAABaU/f4xCsJKfCdQ/s400/cay+thi.jpg

Thị cổ thụ hiện vẫn là niềm tự hào của người dân Cao Lao. Đến mùa thị chín, người làng hái trái đi bán. Bán không kịp, thị chín rụng đầy, họ thu dọn và đổ vào góc vườn, cứ thế thị lại được sinh sôi.
.
Charles.Hiếu
Làm việc để sống. Sống để làm việc. Vừa sống vừa làm việc.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2]