Trang trong tổng số 6 trang (53 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chuyện Đời Tôi
Trường Phi Bảo


Đôi Lời Thân Ái!

Chào tất cả các bạn yêu văn thơ trên khắp mọi miền đất nứơc. Chắc có lẽ trong cuộc đời của các bạn ai cũng đã từng yêu, từng vui vẻ, từng sống với ứơc mơ, và trong cuộc sống thì dĩ nhiên ai mà chẳng có lỗi lầm, ai mà chẳng từng chia tay, ly biệt, để rồi thương nhớ, rồi trách móc, thầm tiếc cho những cái đã qua, những điều đã xa...

Và tôi thì thật sự hôm nay muốn chia sẻ cùng các bạn những tâm sự, bí mật, những cái rủi may trong cuộc đời của mình. Tìm một ngừơi bạn đích thực đã là khó, nhưng tìm một tình yêu đúng nghĩa thì lại càng khó hơn.

Tôi cũng vì một chữ tình mà bây giờ đâm ra khốn khổ, tuyệt vọng thậm chí còn định cắt đứt đừơng sống của mình, để minh chứng tôi yêu ngừơi là thật lòng thật dạ, câu chuyện về cuộc đời tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, à...có lẽ phải quay ngựơc về quá khứ, một chuyện tình online thật đẹp nhưng cũng thật buồn .

Phần 1

Sơ lựơc về tôi đôi chút nhé, tôi tên thật là Trần Phạm Bảo Bình, sống với gia đình ông bà nội, ngoài nội thì còn có chú thím và cha mẹ, tôi có ngừơi anh trai và một cô em gái, anh tôi làm thủ kho bưu điện, còn em gái tôi hiện nay học lớp 7, còn tôi thì sau khi thi rớt tốt nghiệp ở lớp 9 thì nghĩ học hai năm, cũng tại chuyện tình yêu mà tôi không thể nào tập trung học được cho nên thi rớt (tôi từ nhỏ tới giờ là một học sinh kém, ngoài môn văn ra thì hầu như tất cả các môn học khác tôi đều tệ cả) cha mẹ rất muộn phiền về tôi, nhưng biết làm sao hơn, bởi trong gia đình tôi, anh trai và em gái đều là những học sinh giỏi, anh trai tôi giỏi toán lắm, năm nào cũng đi thi học sinh cấp thành phố, chỉ có tôi là lạc đàn, nên cả nhà đều gọi tôi là "Vịt Con Xấu Xí"

Mối tình đầu của tôi là một anh bạn thời trung học, một mối tình đơn phương thôi, tôi là vậy yêu ngừơi ta không bao giờ thổ lộ cả, chỉ biết âm thầm lén lút, anh bạn lúc bấy giờ trong lớp cũng đã để ý tới một ngừơi, tôi biết chứ, mà ngừoi ấy cũng là một cô gái xinh đẹp, có điều hơi thiếu chiều cao, tụi bạn nữ chúng tôi thừơng trêu cô ấy bằng một biệt danh "Công chúa lùn", kể cũng dễ thương, nhưng rồi các bạn biết gì không? tôi vẫn âm thầm dành trọn tình cảm mình cho ngừơi ấy, nhiều lúc thấy họ vui vẻ bên nhau mà lòng tôi tan nát, kỳ thi tốt nghiệp ấy cả hai ngừơi họ đều đậu, chỉ có tôi là thi hỏng, buồn quá nghỉ học, bắt đầu tôi viết văn.

Nói tới viết văn kể ra cũng là một cái duyên, đó là một buổi chiều thi vị, lòng còn vương vấn chuyện tình yêu, đang lúc buồn mà đọc tiểu thuyết thì cũng hay, thế là tôi đã đi thuê một bộ truyện tình cảm nhí nhảnh tuổi học trò, có tên gọi "Cô nàng bướng bỉnh", tôi đọc mà thấy tình cảm của nhân vật thật nên thơ, họ cũng giận hờn, cũng có thế giới nội tâm, cũng có vui buồn…, và thế là tôi nảy ra ý định viết về tình yêu của tôi và anh bạn , từ ấy tôi trở thành ngừơi lậm tiểu thuyết và tôi cũng viết văn từ lúc đó, nhưng khổ nỗi chẳng có câu chuyện nào ghi đoạn kết


Dĩ nhiên sau một cuộc tình tôi đều ghi dấu lại những bài thơ chan chứa, và có lẽ tôi bắt đầu tập viết thơ cũng vì con người này (tôi sẽ kể cho các bạn nghe sau, tôi đến với thơ lại là một cái duyên như thế naò?)

Chúng tôi thỉnh thoảng vẫn gặp nhau trên đường, nhưng chỉ lướt qua như những người xa lạ, người ta thì vô tình như vậy đó, chứ lòng tôi thì dù có làm lơ... nhưng ai biết sau sự thờ ơ, bên trong cả một trời thương mến.

Trở lại con đường học vấn, sau hai năm tôi ăn bám cha mẹ, tôi cũng có chút hổ thẹn và không biết từ bao giờ tôi lại có ý nghĩ mình sinh ra để viết văn, và tôi đột nhiên có một quyết định táo bạo cho mình "Tôi Sẽ Trở Thành Nhà Văn" cái ý nghĩ thật điên rồ, dĩ nhiên tôi đem ý định đó trình bày với cha mẹ thì tôi bị họ phản đối và bác bỏ, mẹ tôi ca cẩm:
-Trong ba nghề: Nhà Văn, Nhà Giáo, Nhà Báo, Ba nhà gộp lại nên căn nhà ngheò. Con lúc nào cũng văn với võ vẽ, văn chương thì làm sao mà nuôi nổi thân mình cơ chứ, cho ăn học đàng hoàng thì không nghe, lại cứ tối ngày sống trên mây rồi khổ cuộc đời con nhé!

Còn ba tôi thì chau mày lắc đầu:
-Con nên thực tế chút đi mà khôn, đã ăn uống thì không đủ chất mà tối ngày thích suy nghĩ vớ vẫn, đổ bệnh thì chỉ có hai thân già này lo chứ có thiên hạ naò tử tế mà giúp đỡ chứ!

Nghe hai đấng sanh thành nói mà tôi đã bao nhiêu đêm trằn trọc, nhưng với bản tánh bướng bỉnh và cứng đầu của tôi một khi đã có quyết tâm thì không có chuyện gì không làm được. Cụ Hồ vĩ dại của chúng ta cũng từng viết: (Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên)

Thế là tôi không bỏ cuộc, tôi vẫn miên man với nhiều cảm xúc và dường như khi cầm cây viết lên tay thì không hiểu sao bao nhiêu ý nghĩ cứ tràn ra như nước, bao nhiêu câu chuyện cứ biến tấu không ngừng, cuộc đời lại nẩy sinh niềm vui, và mối tình đầu phút chốc đã được đưa vaò thì quá khứ (đưa vào quá khứ không có nghĩa là lãng quên, tôi vẫn nhớ đó chứ, chính vì nhớ nên trong ngòi bút của tôi lạị thêm lần nữa nhắc về anh). Những câu truyện ngắn lần lượt ra đời, quyển đầu tiên tôi đề tựa là "Cháy Lên Đi Lửa Tình Yêu", quyển kế thì "Giã Biệt Cô Đơn", kế nữa "Hoài Niệm Tuổi Mười Tám", tiếp tục "Một Chiều Mưa Ngâu"... Tôi viết rất nhiều, rất nhiều có quyển viết tới chương cuối, nhưng chỉ có quyển lại viết được nửa chừng.

Ý chí bao giờ cũng mãnh liệt, và cái đáng buồn là chỉ mình viết, mình đọc, nhưng tôi lại không nản và tôi bắt đầu lại thấy tiếc, tại sao mình cứ mãi quanh quẩn ở nhà, trong khi các nhà văn khác đã đi khắp nơi để học hỏi nhiều thứ, sự học hỏi từ tác động sống bên ngoaì bao giờ cũng là nguồn bổ ích cho các nhà văn, tôi lại nhìn thấy khuyết điểm trong lối hành văn của mình, những bối cảnh tạo ra cho nhân vật chỉ là một thế giới ảo không có thực, trong khi các nhà văn cùng thời có thể kể lại một thắng cảnh đẹp trên Việt Nam, có thể miêu tả được những nơi như Đà Lạt thì sương mù như thế naò? Những người dân Tây Nguyên trên đất Đà Lạt có cuộc sống như thế naò? Biển Nha Trang thì đẹp ra sao? ôi nhìn họ viết truyện tả cảnh và đi sâu vào nội tâm nhân vật mà tôi không sao tránh khỏi sự ngưỡng mộ.

Những bậc tiểu thuyết gia như Nam Cao, Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố... của nước nhà thì tôi ít đọc lắm, mà tôi chỉ đọc mỗi tiểu thuyết của Quỳnh Dao (nhà văn Trung Quốc), mẹ tôi cũng mê tiểu thuyết của bà ấy lắm và tôi thì cũng sùng bái nữa, xem ra thì tôi thật có tội với quê hương, với cha ông ngày xưa, nhưng các bạn biết đó tôi vốn thuộc lớp người lãng mạng bắt mây, buộc gió, chứ thực tế viết ra chỉ thêm phũ phàng nên tôi nhiều lúc không thích thực tế gì mấy!

Và từ những điểm khiếm khuyết đựơc đúc kết, tôi cũng ngộ nhận ra một điều (Đã sinh ra trên đời thì ai cũng phải học, học từ những điều nhỏ nhất) thế là tôi bắt đầu trở lại trường là vào ngày 20 tháng 7 năm 2001

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 1

Tôi suy nghĩ lúc ấy kỳ thực quá đơn giản, nhưng đâu ngờ việc xin đi học lại của mình lại là một vấn đề rắc rối, khó xử cho cả nhà trường và phụ huynh

Đầu tiên là việc nhờ viết lá đơn xin nhập học, lúc ấy mẹ tôi nhờ một người bạn làm chung của mình viết giùm (Năm ấy, mẹ tôi còn làm ở cửa hàng điện cho một tư nhân người Hoa, gần bưu điện quận 8, còn bây giờ thì phụ bán hàng kim khí điện máy với người cô, là chị của ba tôi) lá đơn trình bày với cái lý do như sau, tôi chỉ nhớ đại khái là: (Cháu hiện nay rất tha thiết với việc học, rất ham học, và mong quý thầy cô tạo điều kiện cho cháu trở lại trường...) tôi lúc ấy đã có quyết tâm, nên tinh thần tôi lúc ấy cũng khá khách quan.

Thế là, tôi ngoan ngoãn theo chân mẹ tới ngôi trường cũ Hưng Phú A hồi đó của mình. Sau hai năm trường được nhà nước cho xây cất laị, giờ thành ngôi trường lớn khang trang và sạch đẹp. Mẹ dắt tay tôi đem lá đơn tới phòng hiệu trưởng trình, thầy có vẻ ái ngại nhìn tôi, sau đó thì gọi cô giáo viên chủ nhiệm năm cũ của tôi tới, cô cũng lắc đầu vì tôi vốn là học sinh kém mà, chẳng có gì nổi bật trong lớp chỉ giỏi thơ thẩn. Tôi biết là đã hết hy vọng rồi bởi tôi lại nhận ra thêm một đều (mình đã quá độ tuổi, trong khi những đứa trẻ khác chỉ mới ở tuổi 15, còn tôi giờ đã 17, không tương xứng thì học chắc cũng sẽ có mặc cảm thôi) nhưng vừa lúc ấy thầy hiệu phó vaò, thầy nhìn tôi và chợt nhiên thầy thốt ra một ý kiến, chính ý kiến này đã cứu lại hy vọng trong tôi, thầy baỏ:
-Sao không cho em này học bổ túc văn hoá, học bên ấy cũng sẽ thi được, giả lại bằng bổ túc, và bằng cấp phổ thông đều tương đương nhau, tôi nghĩ chị nên đưa em tới đó thử xem sao?

Tôi tới với việc học là như thế đấy, nhưng đi đâu thì cũng phải có đơn, có từ, có học bạ và bằng phổ thông, tôi xin vào trường cũng rất dễ dàng, có điều ở môi trường bổ túc thì thật làm tôi bất ngờ vì đa phần học sinh toàn là cán bộ, công nhân viên, đủ loaị giới bình dân, những ngày đầu học ở đây quả thật mà nói tôi chưa thể cởi mở, hòa đồng được, và tôi đã tự cô lập mình một cách ngu ngốc.

Ngôi trường tôi học nằm trên đường Tùng Thiện Vương, mỗi lần đạp xe tới trường phải chạy ngang qua chợ cá (còn gọi là Chợ Xóm Củi ), lúc trước ở Xóm Củi thì có cây cầu Phát Triển, nhưng vì tệ nạn kẹt xe thường xuyên mà cầu dẹp bỏ, nhưng dẹp bỏ rồi thì vẫn cứ kẹt xe

Những tháng đầu đối với tôi thật nặng nề, có lẽ vì tôi chưa quen với cách học tạp nhạp này cho lắm, nhưng rồi cũng quen, và thích nghi được thôi, vì tôi là mẫu người dễ hòa hợp được bất cứ hoàn cảnh. Kỷ niệm đầu tiên của tôi ở đây là cô giáo dạy Hoá, Cô tên Xuân, cô dạy rất hay, nhưng với bạn bè thì thế còn với tôi thì quả cực hình, tôi sợ mỗi khi cô nhìn tôi, ánh mắt thật kiên nghị và tinh tường, với những đứa học sinh dốt như tôi thì cô dễ nhận ra lắm, vì nhận ra mà tôi ngay buổi đầu tiên tới lớp đã bị cô điểm mặt lên bảng (thiệt xấu hổ làm sao)

Hai năm nằm nhà toàn mơ mộng hảo huyền, toàn văn chương hoa lá, chữ nghiã, công thức đều trả hết cho thầy cô cũ, nên cả một phương trình hóa học đơn giản cô Xuân cho trên bảng tôi làm cũng ko được, mọi người đều nhìn tôi lắc đầu, còn cô thì có vẻ điềm tĩnh chỉ bảo tôi. Mà kể cũng lạ những môn tự nhiên như Sinh, Sử, Điạ, và mấy môn tính toán tôi ko nhớ được, nhưng chỉ duy nhất môn văn thì tôi thuộc như sáo, kể cả Truyện Kiều(Nguyễn Du), Lục vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu), Bạch Đằng Hải Khẩu (Nguyễn Trãi), Qua Đeò Ngang của (bà Huyện Thanh Quan) hay bất kỳ bài thơ, bài văn nào tôi cũng đều rất nhớ, rất thuộc đó là điều mà tôi hài lòng vì chỉ cần đọc qua hay liếc sơ là tôi đã nắm được cái hồn của bài viết

Thế là tôi lao tâm vào việc học, nhưng hễ nhớ về món ăn tinh thần, là tôi bắt đầu viết, bên cạnh đó tôi cũng quen được vài người bạn mới, ai cũng là anh, là chị, duy có một cô bạn gái, cô nàng lớp phó Hàn My là nhỏ tuổi hơn tôi tới hai mùa xuân lận

Học bổ túc tôi cảm thấy rất vui vì hầu như ai cũng đã trưởng thành, nên trong lối xã giao của họ đầy tư tưởng lạc quan và đoàn kết. Tôi nhớ về cô dạy văn của tôi ở trường mới naỳ là cô Chương, cô cũng hơi luống tuổi, cô có chất giọng gây buồn ngủ, nên mỗi khi cô đọc một bài thơ, hay một đoạn trích nào đó thì cả lớp cứ ngáp vắn, ngáp daì, có đứa còn lim dim đôi con mắt trông thật ngố, nên đa phần các tiết học có giờ cô dạy là vắng tanh, nhưng với tôi thì không bỏ xót giờ nào của cô, tôi học rất chăm, mấy bài tập làm văn cô cho tôi làm rất đều đặng, ban đầu có hơi tệ, sau thì khá, và tới một ngày cô phải bất ngờ thốt lên, sau khi đọc bài Bình luận (Bạn đến chơi nhà- Nguyễn Khuyến) tôi viết, cô ngạc nhiên hỏi:
-Bài văn này chính tay em tự viết sao?

Tôi thản nhiên gật đầu, cái gật đầu chắc chắn, trong khi cô cứ mãi chậc lưỡi:
-Bài văn này rất tuyệt, em viết thật điêu luyện, cứ như là....

Cô chợt dẫn chứng một lô một lốc tên tuổi của những tác giả học trò, từng có bài được đăng baó, và rồi đi tới kết luận không tin tưởng

Đó là lần mà tôi cảm thấy buồn nhất, nhưng tôi không hề hổ thẹn, vì tôi biết cuộc đời văn nghệ của mình chỉ mới bắt đầu. Tôi đang gieo giống kiên trì xuống tâm hồn mình, chỉ mong sau sẽ thành cây xanh cho trái ngọt, chỉ mong sao một ngày mình sẽ vươn tới ước mơ mỹ mãn

Cũng chỉ vì sự giỏi văn bất ngờ của tôi, mà tôi mới có một bản tự kiểm về hành vi gian dối trong học tập một cách oan uổng, bản tự kiểm đầu tiên cũng là bản tự kiểm cuối cùng trong đời học sinh

Chuyện xảy ra ngay hôm thứ bảy cuối tuần, ngay buổi kiểm tra tập làm văn, như thường lệ thì làm hết hai tiết, xong rồi lớp trưởng, lớp phó sẽ đi gom bài của mọi người nộp lên bàn giáo viên, nhưng thứ bảy hôm ấy thì khác, cô cho thời gian vừa đủ, còn chừa lại mười lăm phút để sửa bài

Đề cô cho là phân tích bài thơ (Đoàn Thuyền Đánh Cá - Huy Cận) và tôi đã ôn thật kỷ bài này vì nó có khả năng cho ra thi tốt nghiệp năm nay. Trong lớp tôi có một anh bạn mới không rõ lai lịch, và tôi cũng chẳng mấy thân thiện, anh ta hôm ấy ngồi cạnh tôi nữa, anh ta chẳng làm được một chữ naò, hay viết được một ý nào cho ra hồn, lúc ấy cô Chương lại đi khắp vòng lớp rồi chỉ định anh chàng đọc bài viết của mình, anh chàng thì mù tịt, run rẫy, đứng dậy từ từ, cử chỉ thật đáng thương, tôi thấy anh chàng thật tội nghiệp, không hiểu sao thừa lúc cô quay mặt nhìn ra cửa sổ, tôi đã nhanh nhẹn đưa bài viết của mình cho anh chàng, cô bạn ngồi gần tôi cản ngăn nhưng không còn kịp nữa,anh chàng lúc ấy là người sắp chết đuối, bắt được cái phao cứu mạng thì rất hí hửng, vội dỏng dạc đọc, nhưng vì nói chuyện không rành, nên đọc sai chính tả tùm lum, làm cả lớp một phen cười ngoặt ngoeõ, và anh chàng cũng thấy xấu hổ, chỉ có tôi là chết điếng, khi ánh mắt của cô Chương nhìn tôi nghiêm nghị, tôi biết cô đã đoán được bài viết này tác giả là ai rồi, cô tằng hắng hỏi bóng hỏi gió:
-Bài viết này ai là tác giả, mau thú nhận đi, đừng để tôi phải bực mình. Lối hành văn này tôi biết người nào là chủ nhân của bài viết -Nhìn anh bạn cô cười- em thì chắc không phải rồi, vậy thì ai?

Tôi xanh mặt, thấy hối hận vô cùng, chỉ vì một chút thương người mà tự làm khổ mình, nhưng với bản tánh biết sai là sửa của tôi, thì tôi đã mạnh dạn đứng dậy, và mọi chuyện được phơi bày, người bị cô giáo phạt là tôi, anh bạn chắc cũng ăn năn nên vội nhận hết tội về mình, và mong cô tha thứ cho tôi, nhưng cô lắc đầu và bắt buộc tôi phải viết ngay bản tự kiểm về hành vi gian dối trong học tập, còn anh bạn tôi cũng cùng cảnh ngộ, có điều anh không chấp nhận hình thức phạt naỳ, nên đã phản đối bằng cách nhanh tay thu gom mọi sách vở và lao ra khỏi lớp, khi chưa có sự đồng ý của cô. Mọi người ai cũng bất bình trước thái độ vô lễ, và tôi giọt nước mắt khẽ lăn dài trên đôi gò má. Tôi thề sai phạm này sẽ chẳng có lần sau

Tối ấy tôi ra về, kỳ thực đạp xe không nổi, trong lòng chơi vơi làm sao ấy. Chiếc xe đảo tới đảo lui, sự hoang mang làm tim tôi đập mạnh. Bản tự kiểm là một cú sốc đối với tôi. Tôi hơi buồn, nhưng ai biểu mình dại dột thì ráng chịu. Thời còn học bên phổ thông, hạnh kiểm của một người học sinh rất quan trọng, nên cho dù tôi có học hơi dở, nhưng do sự vâng lời, lễ phép với mọi người mà tôi luôn được xếp vào loại ngoan hiền, ngoan lắm nhưng trong nhà tôi thì tôi cũng bị đòn nhiều lắm, trận đòn thê thảm nhất của tôi là năm tôi còn học lớp tám, kể ra thiệt xấu hổ, số là thầy chủ nhiệm gọi điện tới phàn nàn với cha mẹ tôi về việc học chểnh mãng, học đầu quên đuôi, học trước quên sao, mà tôi nào có quên gì đâu chỉ tội là chưa hiểu bài thôi, mà chưa hiểu bài thì dù có học như vẹt cũng chưa chắc gì nhớ nổi, nhất là những công thức toán cứ hành hạ tôi suốt. Cha mẹ giận tôi lắm, nhất là mẹ cứ lấy roi mây mà quất thẳng vào người tôi, vừa quất vừa khóc và mẹ chẳng nói với tôi một lời nào cả.

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 2

Tôi ân hận và cũng có quyết tâm sẽ học tốt hơn, nhưng khổ nổi là tôi tới giờ vẫn lẹt đẹt con đường học vấn, có phải tôi vô dụng lắm không?Thời gian hai năm tôi chẳng hề đụng gì tới bài vở, chỉ lo mơ toàn những giấc mơ hảo và cứ sống trên mây. Tôi thích vẽ tranh lắm nên với thời gian rỗi rãi thì tôi cũng tự tìm cho mình một thú vui riêng khác là tới lớp hội hoạ

Tôi học vẽ ở nhà văn hoá thiếu nhi quận 8, lớp vẽ đa phần là những học sinh nhí, chỉ có tôi và một anh bạn là hơi người lớn, anh bạn này nhỏ hơn tôi một tuổi, thế mà chúng tôi lại có khoảng thời gian để mắt tới nhau đó chứ

Có lẽ chỉ là thời bồng bột nhưng việc anh chàng chinh phục tôi đó lại là sự thật, tôi bị cuốn hút bởi vẽ lãng tử của anh, đôi mắt đa tình nè, cái môi ưa huýt sáo, tánh tình thì vui vẻ....còn tôi trong hồn anh thì là cây cỏ dại, anh từng bảo:
-Chị là cây cỏ dại của em, em thường thích rong chơi khắp nơi và có lúc em sẽ ngã mình xuống cỏ dại mà nghỉ, liệu chị có thể bên em được không?

Ồ, một câu nói trẻ ranh thật dễ thương, tôi gật đầu đồng ý:
-Cỏ dại thì dù bất cứ nơi nào cũng sinh trưởng được, mong mình mãi là bạn tốt

Cho tới hôm nay, tôi không hiểu vì sao Nam (tên anh bạn) lại gọi tôi là cỏ daị, cỏ dại thì dù có mọc ở đâu cũng mạnh mẽ, dù trong gió mưa cỏ dại cũng biết đương đầu trước thời tiết khắc nghiệt. Còn tôi? tôi chỉ là một người yếu đuối, bi lụy, hai từ "cỏ dại" nghe sao thật mĩa mai.

Tôi và Nam học chung lớp hoạ, chúng tôi dù gắn bó với nhau trong quan hệ chị em, nhưng với Nam thì khi chỉ còn hai người thì Nam xem tôi như bạn, và có lúc những hành động của Nam thiệt giống như người anh quan tâm cho em gaí, hay người yêu chăm sóc người yêu, tôi nhớ như in cái ngày mà chúng tôi được nhà trường cử đi thi làm mô hình ở nhà văn hóa thiếu nhi quận 1. Nam và tôi phải trải qua những giây phút nghiêm khắc trước đòi hỏi của sự khéo tay, mô hình mà thầy dạy vẽ tôi phác thảo là mô hình "Cầu Chữ Y Trong Tương Lai", nguyên liệu ban tổ chức dành cho hội viên là rau quả, và trái cây tươi sống

Nam thì có nhiệm vụ gọt rau quả, và tỉa hình, dựng cái sườn cho chắc, còn tôi thì tạo nền, đầu tiên tôi sâu những que so đũa vào những cọng kẽm rồi nối lại sao cho ra hình chữ Y, Nam khéo léo tỉa củ cải đỏ làm đèn đường và củ cải trắng làm chân đèn, tôi lấy xu hào bàu nhiểng làm cỏ, làm ghế, duới chân cầu chẳng mấy chốc có một công viên ngộ nghĩnh đáng yêu. Tóm lại chiếc cầu là cả một công trình phức tạp, đòi hỏi sự thẩm mỹ rất cao. Cả hai chúng tôi làm vã cả mồ hôi sao cho kịp thời gian, chưa kể phải chăm xịt nước để cho hoa quả luôn giữ được độ tươi. Nam hôm ấy vui lắm, cứ cười nói suốt, cười nói là bản tánh của cậu ấy, dường như nơi đâu có Nam là mọi vui buồn đều vỗ cánh bay đi
Chúng tôi ở trọ tại dãy nhà nghĩ của nhà văn hoá, đêm ấy lũ trẻ thì đi ngủ rất sớm để sáng mai có tinh thần dự thi vẽ, còn những anh chị lớn như chúng tôi thì dắt nhau đi xem các bạn khác thi, nào là thi ca hát, thi muá, thi đố vui... Nam và tôi cứ quấn quít nhau không rời, cho đến khi về phòng mỗi người nằm một góc mà Nam vẫn còn chưa chịu buông tha tôi, cứ len lén mò tới chỗ tôi, tôi thì cứ vờ ngủ say trong bóng tối lờ mờ dù không nhìn rõ mặt nhưng tôi biết Nam đã ngắm tôi thật lâu, tim tôi lúc ấy đập rất mạnh, và có chút xíu hạnh phúc, kỳ thực tình bạn và tình yêu với độ tuổi 16, 17 như tôi ngày ấy, quả thật chưa nhận định được. Chỉ đơn giản nghĩ được một người xa lạ quan tâm, bầu bạn là hạnh phúc. Thế thôi!

Chúng tôi gắn bó với nhau hơn nửa năm, trong nửa năm đó chúng tôi có những ngày vô tư. Vì đều còn nằm trong giai cấp chìa tay, nên chúng tôi lúc ấy hầu như chẳng nghĩ gì tới cơm aó, bạc tiền, cứ mãi thong dong cùng tuổi trẻ

Nam đưa tôi về chơi nhà anh ấy. Nhà Nam nằm ở quận tám gần thánh đường Bình Thái, cha mẹ anh mở tiệm cháo lòng trước cửa, mỗi lần đưa tôi về nhà chơi, là mỗi lần tôi được gia đình anh đãi chaó miễn phí. Nam có một cô em gái dễ thương lắm, cô ta cứ thích gần tôi, thỉnh thoảng chỉ có hai chị em, cô em gái Nam đòi tôi hát ru cho ngủ, tôi thì chẳng rành gì mấy bài hát ru, tôi chỉ khoaí dân ca, nên tôi chọn ca bài Trống Cơm, không ngờ cả Nam và em Nam đều lăn ra ngủ, làm tôi hơi tự kiêu là chất giọng mình cũng ngọt ngào quá chứ!

Sau đó chúng tôi có đôi lần ra ngoaị ô chơi nữa, Nam chở tôi trên chiếc xe đạp cuộc, tôi ngồi trên cái thanh ngang ê cả mông, còn Nam thì khoaí chí đạp với tốc độ nhanh, chạy đua với sự oi bức của ông trời. Tôi nhớ có lần khi vừa ra khỏi thành phố là đầu óc tôi choáng voáng, lần ấy Nam lo lắng lắm, Nam cứ sợ tôi chết, Nam đâu biết bệnh cũ của tôi tái phát, hầu như còn lúc học tiểu học là tôi đã mắc chứng bệnh thiếu máu này rồi

Mỗi lần bệnh tái phát trông tôi thật tệ haị, nào là chóng mặt, buồn nôn, toàn thân toát mồ hôi lạnh, mặt xanh xao và mắt thì lúc nào cũng muốn nhắm nghiền laị, trông tôi rất đờ đửng, mà những lúc như thế thì tôi hay nói sảng, đầu óc tôi đơn giản nghĩ nếu chết ngay lúc ấy sẽ là giải thoát, chứ bị hành hạ bằng chứng bệnh quaí ác này tôi thấy như bị dày vò khổ sở

Nam lo cho tôi lắm, Nam chở tôi tới quán cóc gần đó mua nước nóng, nhúng khăn đắp lên trán tôi, và đặt đầu tôi gói trên bắp vế của Nam, tôi thấy Nam hoảng hốt, mắt tôi lim dim, nhưng ý thức thì vẫn còn, tôi trấn an Nam:
-Bình không sao đâu, sẽ chóng qua thôi mà!

Với Nam chỉ cần lần chăm sóc đó, Nam đã tự cho mình là người lớn, và dĩ nhiên tôi chợt thành đứa trẻ. Nam kể về ước mơ của Nam. Nam noí:
-Mình từng ao ước sau này sẽ thành kiến trúc sư, nhưng bây giờ thì hết rồi...

Tôi ngạc nhiên hoỉ:
-Sao thế? Nam vẽ nhà cửa Bình thấy đẹp lắm, chắc chắn Nam sẽ trở thành kiến trúc sư mà, biết đâu khi Nam trở thành kiến trúc sư, Bình lại nhờ Nam thiết kế nhà cho Bình đó (tôi cười)

Nhưng Nam kiên quyết:
-Không, mình đã chọn một ước mơ khác

Tôi lại hỏi
-Ước mơ gì?
-Mình sẽ thành một bác sĩ gioỉ - Nam tự tin trả lời- mình sẽ giúp nhiều người lành bệnh, và Bình...mình sẽ chửa cho Bình khỏe mạnh

Mắt Nam rực sáng, những tia sáng kỳ vọng, không hiểu sao tôi chợt xúc động, xiết chặt tay Nam, củng cố thêm nghị lực:
-Bạn sẽ làm được điều mình muốn thôi Nam à!

Rồi những ngày vui vẽ cũng không còn bao nhiêu, đột nhiên Nam đòi về quê chơi, và muốn rủ tôi theo cùng, nhưng tôi đã khéo léo từ chối, vì tôi biết mình không thể đi đâu xa, mà lại qua đêm tới mấy tuần như vậy. Với một người con gái thì điều ấy là tối kỵ, vả lại tánh tôi cũng hơi nhút nhát. Từ trước tới giờ chẳng khi nào đi xa, toàn quanh quẩn ở nhà, ở khu phố của mình. Tôi cũng muốn đi xa một lần nhưng ngặt nổi còn gia đình, còn cha mẹ, tôi sợ mẹ tôi sẽ nghĩ tôi là đứa con gái hư hỏng, dám bỏ gia đình đi theo một thằng nhóc, nghĩ tới đó tôi đã thấy rùng mình rồi

Mà đi chơi xa thì trong người phải có tiền, mà tôi thì chưa làm gì ra tiền, nếu đi theo thì Nam sẽ càng mang thêm gánh nặng, chính vì quá nhiều lý do mà tôi đành để Nam ra đi một mình, tôi biết Nam buồn nhiều lắm, nhưng Nam cũng thông cảm, tôi thật sự không nghĩ sau lần ấy, Tôi và Nam đều đi hai hướng đời khác nhau, và chúng tôi mãi mãi trở thành xa lạ trong nhau

Nam đi về quê là vào khoảng cuối mùa hè năm 1997, và Nam đã không còn quay lại lớp học vẽ nữa. Anh chuyên tâm vào việc học chính quy của mình, còn tôi từ khi mất đi một người tri âm thì tôi đã không còn thiết tha vẽ tranh, tôi cũng nghĩ học ngay sau đó, và những bức tranh thiên nhiên mà tôi vẽ khi còn ở bên Nam tôi cất nó vào một góc tủ xem như là kỷ niệm về một người bạn mắt kính dễ thương. Nhiều lúc nhớ về Nam, nhớ về kỷ niệm hai đứa thì trang giấy và bút mực luôn là người bạn để tôi trãi xúc cảm của mình, tôi dành cho Nam một tình cảm lấp lững, tôi làm thơ cho Nam, đem cả tên anh vào trong bài thơ, mà bây giờ đọc lại sao thấy thật trẻ con:

"Chuyện ngày xưa chừ đi vào dĩ vãng
Nam và Bình như hai kẻ chẳng quen
Chỉ nhìn nhau, hiểu nhau qua ánh mắt
Một lời chào cũng khách saó. Vì sao?

Ừ thì thôi cứ xem như xa lạ
Suốt cuộc đời là hai kẻ quen sơ
Bình va Nam giống hai vì sao lạc
Trên bầu trời trong vũ trụ bơ vơ

Ngày chia tay đôi người đi hai lối
Lời từ giã còn ở tuốt đầu môi
Muốn thốt ra cho bạn lòng thấu hiểu
Nhưng ngặt nỗi người ấy về quê rồi

Ngày chia tay lớp họa thầy bạn cũ
Kỷ niệm đầu Bình gữi hết lại đây
Chỉ mong Nam xoá chuỗi ngày yêu dấu
Anh em mình giờ mãi mãi xa rời
...

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 3

Không học vẽ nữa, tôi bắt đầu vạch một bước ngoặt mới cho mình, tôi muốn đi làm, vừa làm vừa học, đó là tiêu chí để có thể sớm vươn tới ước mơ làm Văn sĩ , mà muốn trở thành nhà văn thì chỉ còn phương pháp vừa tiếp cận với chữ nghĩa thì phải tiếp cận luôn ở ngoaì xã hội, nhiều khi nhìn cách xã giao, quan sát cách làm việc cũng là một phương thức trao dồi kinh nghiệm ăn nói và xử sự với những người chung quanh. Từ những cái chung quanh mình đem vào truyện thì sẽ có tính chân thật hơn, mà nhân vật của mình dường như cũng có cái hồn.

Thật trùng hợp cho tôi là sau suy nghĩ ấy, thì cô tôi cũng đang cần người phụ trông nom hàng hóa với mình, cô tôi đã tìm tới tôi nhờ giúp việc, chỉ giúp thôi chứ không tiền bạc gì cả, tôi thấy dù gì mình cũng rãnh rỗi, vả lại là người trong nhà nên tôi đã nhận lời mà không cần suy tính, tôi đâu ngờ là tôi đã đi sai hướng và phía trước chặng đường mình sắp đi là giông gió, là tổn thương, là mất danh dự, là ô nhục, là... đau lòng!

Cô tôi bán hàng kim khí điện maý, đồ gia dụng trong các cơ quan xí nghiệp, mỗi lần đem hàng đi bán là thuê cả hai ba xe tải chở, cô tôi thuộc dạng người môi miếng, lanh lợi và rất kháo vát trong mọi tình huống. Lúc trước cô Thạnh (tên của cô tôi) là giáo viên dạy anh văn ở trường Maricuri, sao này lấy chồng là thợ mộc thì cô tôi chuyển sang buôn bán thuốc tây, thường đi buôn ở nước Laò, Campuchia, sau này do cảnh sát biên giới kiểm tra nghiêm ngặt cô tôi lại trở về với công việc gia sư dạy tại nhà, sống với chồng và sinh duy nhất một cô con gái đặt tên Mỵ, Mỵ rất xinh xắn, cặp mắt nó tròn xoe như hai hột nhãn, cái môi lúc nào cũng cong cớn. Khi Mỵ vừa lên 11 tuổi thì cô tôi bắt đầu ly hôn và tái giá, nói chung cuộc đời của cô tôi là một chuổi dài phức tạp mà tôi thì chỉ hiểu lơ mơ. Tánh tôi không thích soi mói đời tư của ai cả, nên tôi không quan tâm gì mấy chuyện người lớn, tôi chỉ biết chồng sau của cô lớn tuổi hơn cô nhiều, tôi chẳng mấy thiện cảm gì với ông ta, ông ta tên Tuân, ông ta có tánh khoe của và nói khoác, ông ta mặt mày trông bặm trợn, cặp mắt thì dữ dằn,lại còn để cả râu quay nón, chiều cao thì thiếu mà chiều rộng thì dư, cái bụng phệ của ông ta cứ như caí trống, ông ta làm tôi không có điểm nào chấm là được mắt, mà những người có quá nhiều khiếm khuyết, hiếm khi là người tốt, mà quả thật ông ta đâu có tốt, ông ta đã làm hại tôi, đã đem tới sự xui xẽo và đau đớn cho tâm hồn tôi, đó là chuyện của tháng ngày về sau. Còn bây giờ thì tôi đang phấn khởi với công việc mới, tôi đang chân ướt chân ráo bước vào xã hội, và cứ vững tin trước mắt là mọi điều tốt đẹp, nhưng thật bi đát...

Mấy ngày đầu công việc có vất vả, nhưng rồi cũng đi vào trình tự, tôi học đựơc nhiều thứ lắm, tôi biết đựơc nổi cực khổ của công nhân nây lưng làm mà không đủ sống, nỗi khốn khổ của những người buôn bán vỉa hè, trời nắng tránh trời mưa. Rồi gánh hàng của cô tôi nhiều lúc cũng có cái khổ sở, thí dụ như tới công ty nào mà có nhà ăn thì ngày đó khỏi lo nắng gió, còn có những chỗ như công ty dệt Việt thắng thì chúng tôi phải dựng rạp, rồi ráp bàn để đựng hàng, gặp trời mưa thì lo tìm tấm bạc mà che chắn, tính tôi có chút xíu vụng về nên mỗi khi có sai sót là bị mắng tơi tả, những ngày đó thật sự là những ngày cơ cực mà tôi khó quên, ba tháng đầu tôi chỉ phụ giúp không công, nhưng cô tôi chắc thấy đựơc sự tích cực của tôi nên đã tặng cho tôi chiếc đồng hồ mặt vàng coi như tiền công, cô còn hứa hẹn sẽ trả lương cho tôi mỗi ngaỳ, mức lương hai chục ngàn để ăn quà vặt ấy mà

Nhưng tôi chẳng bao giờ ăn uống gì phung phí cả, nên số tiền ấy tôi dành hết vào việc mua sắm cho sở thích, tôi rất ghiền tiểu thuyết nên tôi mua rất nhiều truyện chỉ duy nhất của tác giả Quỳnh Dao, và tôi còn mua cả đĩa nhạc, cả sổ tay, sổ chép thơ và bút màu đủ loaị, ba mẹ tôi phải lắc đầu vì tôi. Có khi ba tôi không có tiền để lai rai vài xị thì tôi cũng cho ba tôi một ít , rồi khi ba tôi làm ăn được thì cho ngựơc lại tôi

Từ khi sanh ra cho tới giờ thì hình như tình cảm cha con tôi không mấy thân thiết, bởi thế tôi luôn đối chọi và nghịch lại ý ba, trong khi anh và em tôi đều rất nghe lời. Còn đối với mẹ thì tôi kính trọng vô cùng, tôi là đứa con gái hay khóc, mà mỗi lần tôi khóc thì chỉ có mình mẹ tôi dành dỗ, tôi thầm ao ước một ngày nào đó mình khóc thì sẽ có bạch mã hoàng tử dỗ. Mẹ tôi thương tôi lắm, mặc dù có phản đối việc tôi viết văn, nhưng không bao giờ phản đối ra mặt như ba tôi đâu, có hôm ba tôi nhậu xỉn về ông gây chuyện với mẹ thì lại lôi tôi ra mắng, và có lần còn đòi đốt hết thơ, nhạc của tôi nữa, kỳ thực cái ngày đó tôi ghét ba tôi kinh khủng, và tôi thề sẽ không nói chuyện với người.

Ba tôi mắng tôi mất daỵ, bảo tôi đứa con gái cung trăng, yêu đương nhảm nhí rồi sẽ khổ cuộc đời, tôi quá bức xúc chỉ còn biết khóc và chạy vào mở tủ lấy hết thơ nhạc (chỉ là bản sao thôi, tôi bày hết trước mắt ba tôi và hét to: xé đi, cứ xé đi) ba tôi lúc ấy ngớ người, trợn trừng mắt giận dữ, mẹ tôi thì lật đật kéo tôi vào lòng che chắn, em tôi vội vã thu gom hết các quyển tập chép truyện, chép thơ tôi viết mang đi giấu. Tôi cứ nghĩ mình sẽ đón nhận một trận đòn thê thảm nữa đây, nhưng không ba tôi chỉ lắc đầu noí: (con với cái toàn ngỗ nghịch) rồi ông đi vào buồng nằm ngủ tới sáng

Sau vụ việc ấy tôi nhận thấy mình có hơi quá đáng, tôi không biết phải làm sao nói lời xin lỗi với ba tôi. Tôi đành viết vào tờ giấy, nội dung thì vỏn vẹn chỉ một dòng thơ:

(Xin lỗi cha, cha bỏ qua
Con gái ngỗ nghịch làm cha buồn lòng)

Tôi xếp tờ giấy, gấp lại nhỏ xíu và nhẹ nhàng nhét vào túi áo sơ mi mà ba tôi hay mặc đi tiệc tùng bè bạn. Tôi nghĩ là ba tôi có lẽ đã đọc được lời xin lỗi của tôi, nên tối hôm sau đã mua về cho tôi một con búp bê Babie. Mẹ tôi thì ngạc nhiên, em tôi thì ganh tỵ, còn tôi chẳng hiểu sao lại phá lên cười, trông khi ba tôi nghiêm mặt hoỉ:
-Con không thích chơi búp bê à? vậy thì...

Ba tôi nhìn sang em gái tôi, em tôi mắt sáng rỡ vì nghĩ búp bê xinh đẹp ấy sẽ là của nó, nhưng không tôi đã nhanh tay đem con búp bê ôm vào lòng, và noí:
-Không, con thích lắm.- Quay sang em tôi, tôi lại cuời - chị em mình cùng chăm sóc babie nhé!

Nó đang xụ mặt chợt nhiên tươi lên hẳn, nó gật đầu lia liạ, hai bím tóc nó đong đưa trông thật dễ thương, còn tôi thì tâm trạng lúc ấy rối rắm lắm, tôi nghĩ ba tôi không muốn tôi lớn, nguời sợ tôi lớn sẽ đa sầu, đa cảm, rồi có những ý nghĩ không hay, nên mới muốn tôi mãi là trẻ con không chừng. Mà với một người đang ở lứa tuổi mơ mộng như tôi thì đâu biết rồi sẽ có những chuyện đáng tiếc gì xảy ra.

Tối ấy tôi ngủ không được, cứ mãi nghĩ về ba tôi, và con búp bê là tôi không sao chợp mắt, dù sao thì người cũng chỉ muốn tốt cho tôi thôi, nên tôi đã viết thêm một bài thơ nhỏ rồi nhét vào túi quần của ba tôi hay mặc đi làm, bài thơ ngắn, dí dỏm và hài hước:

(Con gái ba biết dại khờ
Biết mơ mộng, biết đợi chờ người dưng
Ba tặng búp bê con hỏng ưng
Tặng con hoàng tử để cưng con suốt đời)

Thật ra tôi chỉ muốn đùa vui thôi, nhưng không ngờ ba tôi nỗi trận, thế là tôi đành làm con ngoan suốt cả tuần, không đi bán hàng phụ cô mà lo bếp núc, không đi chơi với bạn thời trung học mà ở nhà giặt đồ, ủi aó, mỗi lần đóng vai thục nữ là tôi thấy mình hậu đậu làm sao đó. Chiên cá, cá khét, luộc rau muống thì bấy nhừ, nấu cơm thì cơm khô... Ba tôi cứ ca cẩm maĩ:
-Con như vậy ai mà dám rước, đừng mơ hoàng tử nữa con ơi!

Tôi vờ thở daì:
-Không ai lấy thì con đi tu

Tôi mỉm cười bâng quơ, tôi mà đi tu thì chùa chiền nào dám chứa, một con bé lúc nào cũng đầy ắp chuyện yêu đương, một con bé lúc nào cũng toan tính xa vời. Chẳng đầu, chẳng đuôi là một con bé ở trên trời. Ôi, Bình ơi mi hãy trở về với thực tại đi, hoàng tử của mi còn tận đẩu tận đâu, cứ vui vẻ và chấp nhận thực tế, mi mới khôn lanh đựơc

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 4

Thời gian cứ trôi qua, công việc càng lúc càng nhiều, ngoài những giờ buôn bán, va chạm ngoài xã hội tôi mới thấy con nguời sao lắm nhiều khuôn mặt, chẳng ai giống ai, tốt xấu lẫn lộn và tôi thì thật là nhỏ bé, nhưng tôi luôn tự ngưỡng mộ là ở trong lòng mình, trong suy nghĩ mình đã có hàng tỷ khuôn mặt. Cứ mỗi khi nhàn rỗi, hay chỉ còn riêng tôi thì những khuôn mặt vô hình cứ tìm về, và tôi tha hồ mà dùng bút điểm trang niềm vui, nỗi buồn của họ, trong tim tôi là cả một thế giới sinh sôi nảy nở với nhiều cuộc sống, nhiều số phận bao la đến bất tận.

Cứ mỗi khi cầm bút là tôi quên mất mình, cái tên Trần Phạm Bảo Bình chợt trở nên lạ lẫm, mà tôi giờ là một cô gái nghèo khó, rồi ngẫu nhiên một lúc lại hoá thành một thiên kim tiểu thư, sau đó thành bà cụ tóc bạc, là một đứa thất tình, là một người thủ đoạn...Ôi, Tôi có thể mang hàng tá mặt nạ, tôi có quá nhiều tình yêu, quá nhiều số phận, mà tất cả chỉ qua từng suy nghĩ, từng cảm xúc, trí tưởng tượng, sự hư cấu đã tạo ra sợi dây liên kết mở đường cho tôi tìm tới hạnh phúc của một đứa con gái vừa học dốt lại vụng về, thấy rõ mình tồn tại với đời quả thật quá khó

Lúc này tôi đang viết cuốn truyện "Chuổi Tương Tư", giờ đọc lại thấy lời văn thật non trẻ, tình yêu mình viết sao thấy giản đơn quá, đọc là hiểu chứ chẳng cần nghiền ngẫm như các bậc tiền bối lão luyện, có lẽ trí khôn của tôi lúc đó còn tí tẹo chưa đủ nhận thức về chuyện tình cảm, giờ thì khác rồi tôi đã yêu, đã biết đau vì tình phụ, nhưng tôi vẫn thầm nuôi hy vọng người ấy sẽ trở về bên tôi, và tôi thì vẫn vì người ấy mà không ngừng nỗ lực, không ngừng phấn đấu, biết đâu nhờ có sự sinh tồn của tôi mà tình yêu người ấy còn hiện diện thì sao

Tôi cơ hồ lãng mạn, bay bổng, chỉ thích viết văn như người ta thích ăn cơm mỗi ngaỳ, và tình yêu thật sự đúng nghĩa của tình yêu đối với tôi mà nói, chỉ như tình yêu của đứa trẻ đang tự bày trò chơi cho mình

Tôi mười tám đầy ắp đam mê, tôi mười tám với tuổi xuân phơi phới, mối tình đầu học sinh giờ như mây bay gió thoảng, tình cảm lấp lững dành cho Nam ngày nào bây giờ tôi có thể khẳng định đó là tình bạn. Dĩ nhiên kỷ niệm về Nam, những lời thiết tha của Nam tôi vẫn ghi nhớ, không sao quên được

Rồi cũng chính độ tuổi mười tám xinh như hoa, ngây thơ, hồn nhiên mang nhiều khát vọng và hoaì baõ, tôi lại mang lấy một vết nhơ đáng tiếc, một vết nhơ ngu ngốc mà người khác đã có chủ ý mưu hại tôi, người khác lại là một lão già năm mươi mốt, người mà tôi phải khó khăn lắm mới cất nổi tiếng gọi "Dượng tư"

Sở dĩ tôi gọi Dượng tư là tại vì cô Thạnh của tôi là con thứ tư của bà nội, nghĩa là sau người bác thứ năm và một ông chú thứ sáu thì bà nội mới cho ra đời ba tôi. Dượng tư như lúc đầu tôi đã giới thiệu, là một người bề ngang thừa, mà bề dài thiếu, quen biết cô tôi từ một giáo viên dạy anh văn, còn dượng lúc đó chỉ là một lão tài xế xe ôm, họ quen biết nhau cũng từ sự đưa rước trong công việc rồi mới tới hôn nhân, đám cưới thứ hai của cô nghe đâu được tiến hành lén lút, bởi bà nội thật sự không thể chấp nhận được việc làm sai trái mất tư cách nầy, họ cưới nhau rồi thuê nhà ở trọ, cô tôi bắt đầu bước vào nghề buôn bán cũng do dượng dẫn dắt.

Ban đầu là chỉ bán máy chụp hình, về sau có tí vốn mở ra bán thêm đồ gia dụng, công việc làm ăn thuận lợi thì kinh doanh qua mặt hàng kim khí điện maý, cứ thế càng ngày càng phất, nhưng số không có nhà nên cô cứ phải thuê nhà gần nhà ông bà nội để tiện bề qua laị, mà đứa con gái là chị họ của tôi vẫn có điều kiện học hành

Rồi tới cái ngày không còn bình yên trong tâm hồn đứa con gái mười tám, cái ngày giông gió làm tôi điêu đứng, lịch sử của đời tôi được ghi laị, đánh dấu sự tan thương, oan uổng ngay chính giữa mùa Hạ, ngày 23 tháng 2 năm 2001

Tôi không muốn lật lại cái ngày ấy. Tôi không muốn đối diện với nỗi đau naỳ, nhưng cái ngày ấy lại nằm trong một phần cuộc đời tôi, tôi không muốn đánh mất sự chân thật khi viết về Hồi Ký.

Và cái ngày đáng ghét ấy hiện ra, là một buổi sáng trời trong xanh, là một buổi trưa nắng gay rắt, là một buổi chiều ủ dột, là một ngày vô cùng khủng khiếp. Hôm ấy quâỳ hàng di động chúng tôi có lịch trình bán ở Việt Thắng, vì ngày đó cũng là ngày lãnh lương ứng của công nhân ở đấy

Công ty Việt Thắng nằm tuốt ở Thủ Đức, chúng tôi tới nơi cũng là lúc trời cao nắng, công việc đầu tiên là đem hàng hóa ra khỏi thùng xe, những thùng hàng to đùng, tôi và cô tôi phải khệ nệ lắm mới nhấc xuống được, còn ông dượng và gã tài xế cũng hì hục khiêng với nhau, khi hàng hóa được xếp yên một chỗ cố định, thì ba người chúng tôi bắt đầu dựng rạp, che tấm bạc, sau đó thì trình bày mặt hàng sao cho mát mắt, mà không kém phần sang trọng

Mãi đến muời một giờ ba mươi lăm phút công nhân mới bắt đầu lục tục kéo ra. Đây là lần thứ sáu tôi tới đây, cũng là lần thứ sáu tôi chứng kiến cảnh mua bán náo nhiệt, cảnh thuận mua vừa bán, cảnh tranh cãi về đơn giá, cảnh khen chê về sức bền của món hàng, và cô tôi thì cứ không ngớt khua môi đánh lưỡi, nói sao cho vừa lòng khách tới, cho đẹp lòng khách đi quả là khó, tôi cũng bán phụ vài món lặt vặt. Khi công nhân vào làm ca chiều quâỳ hàng tôi chợt yên ắng, giữa đồng hoang hiu quạnh lại có một xí nghiệp mọc lên kể cũng hay, cô tôi ngồi kiểm tra sổ sách và tiền bạc xem bán có nhiều hơn hay ít hơn, ông dượng có vẻ thư thả ngồi phì phèo đốt hết điếu thuốc naỳ, lại điếu thuốc khác, rung rung đuì, thỉnh thoảng có liếc nhìn tôi soi moí, không biết ông ta đang toan tính gì mà tự cười một cách bí hiểm

Ông ta tới rủ rĩ rù rì với cô tôi chuyện gì đó, linh tính tôi chợt nhiên cũng bất an, rồi hai giờ trưa cô tôi bảo cần phải đi giao hàng cho một bà khách chắc tới tối mịt mới xong, nhờ dượng và tôi bán luôn ca chiều rồi tự thu dọn về, tôi càng bất an nhiều hơn, Khi cô tôi chuẩn bị đi, lại ghé vào tai dượng thì thaò, rồi nhìn tôi dè dặt. Không biết họ đã nói những gì, nhưng tôi dám chắc là sẽ có chuyện không hay xảy đến với mình.

Quả thật linh tính tôi trúng phóc, ca chiều bán không được nhiều như ca sáng, khi không còn một bóng công nhân, tôi và ông ta thu dọn hàng cho vào thùng đóng băng keo niêm phong, thu dọn gần xong thì bác tài xế xe tải cũng vừa kịp tới, đột nhiên ông ta bảo tôi mở tủ tiền xem còn xót đồng nào không, tôi ngoan ngoản làm theo mà đâu biết mình đang dần sa vào cạm bẩy của loaì ác tặc.

Tôi kéo hộc tủ tiền thì thấy còn sót ba tờ giấy hai chục ngàn, tôi vội mang ra giao cho gã, gã giựt lấy rồi vờ sờ sờ túi áo sơ mi, sau đó thọc sâu vào túi quần của y, y chợt kêu lên:

-Không biết cô mày có mang chìa khóa nhà đi theo không nữa? Bình mau mở túi xách xem có chìa khóa nhà trong ấy không?

Ông ta bảo bằng cái giọng ra lệnh, tôi cứ tưởng là thiệt, ông ta cần tìm chìa khóa thiệt, nên cũng lật đật chạy đến mở túi và lục tìm, nhưng chẳng thấy gì cả ngoaì một xấp giấy bạc đủ màu xanh đỏ,tôi chẳng để ý gì tới xấp giấy bạc ấy. không phải tiền của mình thì không cần quan tâm, nhưng tôi đâu ngờ cái mình không quan tâm lại chính là dây thòng lọng vô hình tự treo cổ mình

Không bắt gặp chià khóa nào cả, tôi la lớn:
-Không thấy chìa nào trong này cả dượng à!

Tôi quay người định lập lại câu nói thì thấy ông ta to nhỏ với người tài xế, tay thì không ngớt chỉ vào tôi, tôi há hốc khi ông ta đi nhanh về phía tôi, và cất cái giọng nửa đùa nửa thật:
-Bình, có phải mày định lấy tiền trong giỏ không?- Tôi ngớ người chưa hiểu, hắn tiếp- Tao đã thấy tất cả rồi mày thật quá lắm!
-Quá lắm chuyện gì? tôi ngờ nghệch hỏi. Dượng tư bảo con tìm chìa khóa nhà mà, nhưng con không thấy, con...

Ông ta sẵn giọng lấn lướt tôi, và nói chắc như bắp:
-Tao kêu mày tìm chìa khóa, chứ đâu có kêu mày trộm tiền

Trời, tôi tái mặt, rồi ông ta không cho tôi nói thêm lời nào, vội tống tôi lên xe, buông thỏng một lời độc địa -Mày cứ về nhà đi, chờ cô mày giải quyết, thứ con gái tham lam vô học

Tôi giận run người nhưng không biết phải làm gì với ông ta, tôi giận sôi gan đến độ ú ớ, lời lẽ không còn tới một từ, một câu để kháng cự, và ông ta thì cười đắc thắng. Tôi là con thỏ đã sa bẩy một tên thợ săn ác nhơn, cứ thế tôi mang tâm trạng bị thương, sầu thảm về tới nhà, nhưng trong ý nghĩ nhất thời tôi tự trấn an mình: Bình ơi sẽ không có chuyện gì to tát đâu ,mi chẳng làm gì xấu việc gì phải sợ hắn, cứ đối diện với ông ta, trắng đen thị phi cho rõ ràng, mi hãy nghĩ tới cha mẹ và danh dự cuả mi, Bình ơi...
Khi xe đổ tới trước cửa nhà tôi, thì tôi vội vã mở nhanh cửa, chạy ào vào cửa sau, tôi hành động máy móc, tôi không hiểu sao mình phải vội vàng, chắc tại thần trí tôi mụ mẫm có phần rối rắm, nên hành động hơi kỳ quặc

Tôi vào nhà, nét mặt của tôi tái nhợt, việc đầu tiên mà tôi làm là đi tắm, tôi cảm thấy sự việc quá nhơ nhớp, chỉ có tắm mới xem ra mình còn sạch sẽ, thế là tôi đi tắm, sau đó làm cho mình thật gọn ràng, mặc cho mẹ tôi có hỏi về công việc hôm nay, tôi cũng chẳng màng trả lời, mặc buổi cơm trên bàn nóng hôi hổi tôi cũng chẳng màng chú ý. Tôi lại vội vã lao xuống nhà, vội vã dắt xe đạp ra khỏi ngõ, rồi vội vã phóng như bay tới nhà ông ta

Khi tôi tới nơi thì tôi thấy xe tải đã đậu trước cửa nhà, và ông ta cũng vừa chạy xe tới, thấy tôi và chiếc xe đạp, ông ta đằng hắng giọng, hỏi một cách khó ưa:

-Xe đạp ở đâu đây, bộ mày mới về nhà hở Bình - Tôi chưa kịp phản ứng, ông ta đã buông giọng cười đểu cáng và tiếp luôn - chắc phi tan hết tiền bạc, giấu nhẹm đi rồi phải không con, nghèo túng quá mà...

Dượng...Tôi cứng họng, đôi bàn chân tôi nhũn ra, đôi tay tôi thừa thaỉ, tôi không biết phải làm gì ngoaì việc nắm chặt chấn song, tôi định hét lên là tôi vô tội, tôi không biết gì cả, tôi không phải kẻ trộm mà kẻ trôm thật sự là ông, là ông....giọng tôi thật yếu khó mà cất lên thành lời đành xếp gọn vào cuống họng, bực tức đến độ nghẹn ngaò, hai dòng nước mắt trực trào ra, ngay lúc ấy cô tôi về tới, thấy tôi và dượng, cô trố mắt hỏi:

-Hai dượng cháu sau đứng đây, mau đem hàng vào nhà đi chứ, cho bác tài còn về nữa? quay sang tôi, cô nhìn ngạc nhiên - ủa Bình bộ về nhà tắm rửa à? Hôm nay lại giở chứng gì đây?

Ông ta cười bí hiểm, nắm tay cô tôi giục
-Thôi em mở cửa mau đi, có gì vào nhà noí, chuyện gia đình cả thôi, mắc công con Bình nó lại xấu hổ

Xấu hổ, sao tôi lại phải xấu hổ, mà kẻ đáng xấu hổ là ông ta, một đạo diễn kiêm diễn viên tài ba, mà tôi hiện là con rối đang bị ông ta điều khiển. Tôi không thể nhịn ông ta được nữa, tôi cần phải lên tiếng, tôi... tôi chợt vụt tới nắm chặt cổ áo cô tôi, mặt đối mặt, và tôi nói liên hồi không ngừng nghỉ

-Cô ơi hãy tin chaú, cháu không có làm gì xấu cả, cháu hoàn toàn bị mưu haị, cháu thề, cháu thề là cháu trong sạch, chaú...cháu hoàn toàn trong sạch - tôi một tay chỉ vào mặt ông ta và hét loạn - chính dượng, dượng là kẻ xấu, dượng cuỗm tiền rồi đổ lên đầu chaú, dượng..dượng...

-Bình mày bị thần kinh rồi - Ông ta lôi tôi ra khỏi cô, cô thì bất ngờ đến độ thụt lùi về sau, nhưng rồi cô tôi lấy lại bình tĩnh, cô lục tìm trong giõ lấy chìa khóa nhà tra vào ổ, cửa mở cô đẩy tôi vào trong và cả ông dượng, cô tôi lại chạy bay vào nhà, mở hộc tủ, rồi lại chạy trở ra dúi vào tay tôi xấp giấy bạc một trăm rưỡi ngàn, rồi baỏ:

-Đi, đi về nhà đi Bình, có gì ngày mai cô cháu mình nói chuyện, đây là tiền công mấy ngày của chaú, nếu qua thật cháu trong sạch...à, mà thôi để cô hỏi dượng rõ ràng, sau đó thì sẽ tới lượt cháu
-Không, cô phải tin chaú, cháu bị mưu haị, ông ta tất cả, tất cả đều do ông ta...

Tôi càng nói nhiều, thì cô tôi càng khoác tay ngụ ý bảo tôi đi về, và tôi bước ra khỏi cửa, lập tức cửa được đóng laị, tôi đạp xe về nhà trong đau đớn tột cùng. Ngày mai, ngày mai rồi chuyện gì sẽ xảy ra, vở kịch tồi tệ này tôi tham gia sẽ còn những việc kinh hoàng gì nữa? ôi tôi thật ngu ngốc, lòng dạ con người sao mà thâm độc quá, tôi sợ sệt nhìn chiếc bóng của mình in trên đường, chiếc bóng gầy còm ngã dài trên lộ này là con bé ngây thơ được người ta chọn vào vai kẻ trộm thật ngoạn mục.

Đoạn đường về nhà tôi khá ngắn mà sao hôm nay tôi thấy xa xôi dịu vợi, lòng tôi nặng nề và bộn bề suy nghĩ, tôi mệt mỏi rũ rượi, trong một đêm dài tôi không sao chợp mắt được, tôi đang chờ, chờ cái ngày mai...

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 5


Sáng tinh mơ, khi sương còn chưa tan, ông mặt trời chưa thật sự tỉnh táo, chỉ có một chút tia sáng lờ mờ nhen nhúm phía chân trời, khung cảnh dường như còn yên ã chỉ vì một sự chấn động nhỏ mà trở nên ồn ào

Cô tôi hùng hổ dùng tay đập mạnh cửa nhiều lần, tiếp theo sau là hàng loạt tiếng kêu cửa, hết gọi tên ba tôi lại gọi tên mẹ tôi, cả bà nội tôi hôm ấy cũng bị một phen trời long đất lỡ, chú thím tôi cũng giật nhảy nhỏm người, chỉ riếng tôi là nhắm nghiền mắt, bịt chặt hai tai, phủ chăn trùm toàn thân, nằm trong mùng.

Trong mùng tôi nghe thấy hàng loạt tiếng bước chân chạy xuống nhà, tôi nghe giọng bà nội tôi giục ba tôi xuống xem chuyện gì, mẹ tôi thì mau mở cửa, còn cô tôi vì mất giấc ngủ ngon mà lầm bầm trong miệng câu gì đó, tôi nghe không rõ, mà tôi cũng chẳng còn chút tâm trí nào mà nghe ngóng, khi tôi nghe tiếng mẹ tôi gọi giật tên tôi

-Bình, Bình mau thức dậy, cô tư có chuyện hỏi thăm con đó! không đợi tôi lên tiếng mẹ đã giở mùng và mở tung chiếc chăn ra, để lộ một khuôn mặt trắng xanh, tôi gượng người dậy, vờ hỏi:

-Chuyện gì hả mẹ? tôi giật bắn người linh tính bảo tôi phải ngước mắt nhìn lên. Cô tôi với khuôn mặt hốc hác, với đôi mắt thâm quầng đang khoanh tay nhìn chòng chọc vào tôi, ánh nhìn như có lửa làm lòng tôi nóng hôi hổi, tôi thừa biết vở kịch lại sắp chuyển cảnh và diễn viên bất đắc dĩ lại phải lên sân khấu trong tấn tuồng ô nhục

-Bình. Cô tôi cất cao giọng gọi, bà nội tôi tò mò nên cũng tới gần xem thực hư, không chỉ có bà nội, mà ba mẹ, chú thím cũng quây quần xung quanh tôi, những ánh mắt hiếu kỳ như những mũi dao đục khoét trái tim tôi

-Bình. Cô lại gọi, cô nói sau hơi thở dồn dập - Có phải tất cả tiền bạc trong giỏ là do con lấy không Bình
-Trời, không! con không có lấy. Tôi vội phản kháng - con không hề lấy cô hãy tin con
-Tin mày. Cô tôi hét toáng- tin mày để rồi nuôi ong tai áo, nuôi khỉ dòm nhà , tao không ngờ, không ngờ mày hư đốn như vậy Bình à, sao mày phải làm vậy?- cô tôi rươm rướm lệ, tôi biết cô tôi đang xót xa vì đồng tiền mồ hôi nước mắt, mà còn xót xa vì tình thương quyến thuộc bị rạn nứt - Mày cần tiền lắm hử? mày nhắm mày ăn nổi những đồng tiền xương máu mà không bị ray rứt, dằn vặt lương tâm không? tao đâu có bạc đãi gì mày mà mày lại đối xử với tao như vậy? mày...?

-Con không lấy tiền gì cả, cô đừng hồ đồ, đừng vội kết án, ông ta mới là kẻ xấu, ông ta mới thật là tên trộm. Tôi cắt ngang lời cô tôi bằng những tiếng gào bi thương

Bà nội tôi nghiêm mặt hỏi cô tôi:

-Chuyện gì vậy Thạnh? cháu nó làm tội tình gì mà con tới đàn áp tinh thần nó dữ vậy? tiền bạc mất ra sao con nói rõ cho má nghe xem?

Cô tôi bù lu bù loa, vừa khóc, vừa vói tay ngắt nhéo tôi, ba tôi vội ngăn cản bằng cách lôi cô tôi ra, mẹ tôi thì ôm chầm lấy tôi che chắn, tôi cũng khóc ngất khi nghe cô tôi kể lại diễn tiến quá trình sự việc cho nội tôi nghe qua sự nghe lại từ chiếc miệng thêu dệt của ông dượng, cô tôi đau khổ nói:

-Mẹ xem đó, con Bình nó cả gan lấy hết tiền bạc con bán được, chồng con bảo nhờ nó đi lấy chìa khóa nhà, ảnh không hề biết chìa khoá nhà con giữ, trước khi đi con đã có nói rồi, vậy mà ảnh con sai bảo nó, ảnh kích thích lòng tham lam của nó, một đứa từ nhỏ thiếu thốn đủ thứ như nó, thấy tiền là mắt sáng rỡ, ảnh bảo nó đã ẳm trọn số tiền cho vào túi quần của nó, nó...

-Trời đất! có chuyện này sao Thạnh - bà nội sa sầm nét mặt - thế con mất bao nhiêu?
-Hai triệu đồng - cô tôi nói nhanh- toàn tờ năm mươi, với một trăm không à? mẹ, mẹ kêu nó trả cho con đi.

Bà nội nhìn tôi, bà không tin tôi là đứa cháu hư hỏng, nên nói lời bênh vực:
-Chắc con đùa rồi, làm sao nó có thể lấy số tiền lớn như thế, có lấy giỏi lắm vài ba chục là hết sức, còn hai triệu chắc không thể nào đâu.

Chú thím tôi lắc đầu, ba tôi nhìn tôi thương hại, mẹ vẫn ôm chặt lấy tôi, anh chị tôi ngờ nghệch, câu chuyện vẫn chưa rõ ràng, câu chuyện mơ hồ đến khó mà tin, tôi cảm thấy mệt mỏi, thần kinh tôi căng thẳng, mắt tôi nổ đom đóm, mọi vật trong nhà xoay mòng mòng, choáng voáng và...tôi ngất đi không rõ chuyện gì xảy ra kế tiếp

Khi tôi tỉnh dậy thì đã quá mười hai giờ, tôi thấy mình vẫn còn nằm trên chiếu, toàn thân vẫn còn phủ chăn bông, đầu tôi nặng trịch, mắt tôi hơi ươn ướt, có lẽ tôi đã khóc cả khi ngất. Và mọi việc ban sáng dần trở về trong trí, tôi nhớ lại tất cả, tôi rùng mình sợ haĩ, trán và bàn tay tôi đều toát mồ hôi lạnh, xung quanh tôi yên ắng đến lạ thường, thời gian lẳng lặng trôi qua, tôi không muốn hồi tưởng lại câu chuyện, nhưng càng muốn xoá đi thì càng nhớ nhiều hơn, mệt mỏi quá tôi lại thiếp đi.

-Bình, Bình...-Tiếng mẹ tôi goị, bàn tay mẹ lay nhẹ vai tôi, tôi từ từ mở mắt, những tia sáng yếu ớt cuối cùng của buổi chiều lọt vào mắt tôi chói loà, mẹ tôi dùng một tay sờ trán tôi, một tay thì đỡ nửa thân người tôi ngồi dậy, mẹ baỏ - Con ăn tí cháo thịt đi cho khoẻ người, nằm ì một chỗ cũng đâu giải quyết được chuyện gì!

Mẹ tôi, người thở dài thừơn thượt, nghe giọng nói của người mà tôi thấy xót xa quá, bất giác tôi xúc động mạnh, tôi vòng tay ôm thật chặt mẹ, tôi nói qua làn sóng lệ:

-Mẹ ơi, mẹ hãy tin con, con không phải là đứa xấu xa đâu? con không bao giờ làm một việc để mình bị người khác rẽ rúng đâu? con bị người ta haị...người ta vu thống con, mẹ, mẹ hãy tin con, con hoàn toàn trong sạch...

Mẹ đưa tay lau mắt tôi, hôn lên mái tóc dài đen mựơt của tôi:
-Tội nghiệp, tội nghiệp con tôi!

Mẹ cũng khóc, người vội lấy chén cháo từ chiếc khai đặt kế bên rồi đút từng muỗng tôi ăn, chén cháo nóng bốc khoí, thơm hương hành lá và mùi tiêu cay nồng, thật ấm áp, chợt đứa em gái bé xíu mới lên mười của tôi từ ngoài đi vaò, nó nhìn tôi tròn xoe đôi mắt, hình như nó cũng khóc, nó rụt rè noí, nó nói từng chữ một như sợ tôi nghe chẳng rõ:

-Ba, muốn gặp chị!

Thì ra nó đến là để truyền khẩu lệnh, tôi hơi ái ngaị, nhưng mẹ tôi chợt baỏ:

-Ăn cháo xong con cứ mạnh dạng ra gặp ba, chắc ba con ...à, mà thôi đừng nghĩ ngợi lung tung, ăn ngoan cho khoẻ mà còn ra gặp ba, đừng sợ gì cả, ba con là người hiểu chuyện mà!

Tôi gật nhẹ đầu bình tâm, nhưng trong lòng cũng mang nhiều ngổn ngang, lo lắng. Mọi lo lắng chợt tan đi là khi tôi bắt gặp nụ cười của ba, nụ cười hàm ý trấn an, nụ cười xua tan mọi suy nghĩ vẩn vơ, và đó là lần đầu tiên tôi nghiêm túc nói chuyện với ba:

Ba tôi, người chỉ hỏi về quá trình sự việc bị mất trộm, tôi thành thật kể lại hết không bỏ xót chi tiết naò, ba tôi nghe xong người chỉ phán một câu chắc nịch:

-Ba tin con trong sạch Bình à!

Thế rồi người bỏ đi, khi ba tôi trở về thì trời đã khuya, ba tôi uống rất nhiều rượu, rươụ làm ba tôi điên loạn, ba buông ra những lời mắng nhiếc, nhục mạ cô tôi, bảo cô tôi là người đàn bà không đứng đắn, ngoại tình, phản bội chồng, và ba tôi chửi rủa luôn cả ông dượng, nói ông ta là quỷ râu xanh, phường dụ dỗ, là thứ chẳng ra gì, trộm cắp... tóm lại ba tôi làm mẹ, bà và anh em tôi hoảng hốt, em gái tôi khóc ngất, anh tôi thì can gián, mẹ là người lăng xăng, hết chạy đi tìm khăn khô nhúng nứơc lau mặt ba, thì lại chạy xuống bếp vắt chanh giã ruợu, chỉ riêng bà tôi tâm trạng có tí nặng nề, tôi thấy bà có vẻ buồn phiền, không buồn phiền sao đựơc khi chị em trong nhà lại mất hoà khí, mà tất cả đều bắt nguồn từ một đứa cháu gái khờ khạo

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 6

Những ngày nối tiếp theo nhau, đời sống tôi có nhiều biến động. Những tuần lễ dài tôi sống trong niềm đau, tôi không còn cái tâm trạng ngồi hàng giờ sáng tác văn, tôi không còn vẽ vời và ca hát tiêu khiển. Mà thời gian cho tôi chỉ là những khoảnh khắc mặt ủ mày dột, bà cô và ông dượng cứ như là hai ngôi sao quả tạ chiếu vào sự vô tư của tôi. Tôi không còn vô tư nữa, tôi đã ý thức được đâu là thật thà, đâu là dối trá, cái gọi là tình nghĩa một nhà hoàn toàn sáo rỗng

Họ cứ cách hai ngày là lại tới tìm tôi, không mắng nhiếc thậm tệ, thì lục lạo đồ đạc, họ bới xốc hết mọi cái tủ của gia đình tôi, họ hết hỏi bà tôi về một ngày của tôi làm gì? thì lại hỏi cô tôi, tôi có mua sắm gì đắt tiền không? tôi có gì khác thường không? tôi có ra ngoaì mà về muộn không? họ tự hỏi và họ tự kết án bằng một câu cay cú, bà cô bảo với ông dượng:

-Chắc tiền bạc nó đem mua vàng, nữ trang rồi gởi nhà bạn hết mình ơi!

Ông dượng gật đầu đồng tình. Hai vợ chồng ngoaì trung niên kẻ hò người xướng, mẹ và anh em tôi chỉ biết câm nín, ba thì mấy ngày này lại đi làm xa thành thử chỉ có tôi chịu trận. Bà và mấy dì có nói lời bênh vực thì đều bị cô móc miếng cho là tôi đã được chia phần nên mới khư khư bảo vệ một đứa ăn cắp.

Rồi cũng đến lúc tôi không còn chịu đựng được nữa, cơn giận trong tôi bùng nổ, như ngọn núi lửa phun phùn phụt, tôi đã quên mất cái đạo nghĩa kính nể bề trên, tôi đã quên đi cái phép tắc của phận làm con chaú, tôi đối diện họ, trong đôi mắt của tôi hôm đó họ chẳng khác gì loaì ma quaí ăn thịt người, và tôi để tự cứu lấy mình tôi phải tự chống trả, tôi biết mình cứ nhún nhường mãi sớm muộn gì mình cũng tức mà chết, nên tôi đã ngạo nghễ ngẩng cao đầu, tôi không còn biết sợ là gì, tôi chỉ vào họ, tôi nói như tát nước:

-Tôi không có ăn cắp, kẻ ăn cắp không phải là tôi, mà chính là ông ta, ông ta đã lợi dụng sự thật thà của tôi mà dựng lên vở kịch hoàn hảo, sao cô không chịu hiểu cho tôi cơ chứ? cô cố tình bức tôi, dồn ép tôi, cô...cô là người hồ đồ!

Bà ta cũng không vừa, cũng hét như tát nước vào mặt tôi:

-Cái con ranh này lấy trộm tiền tao mà còn làm dữ nữa à? Mày tưởng tao tin những lời biện minh của mày à? chính chồng tao đã thấy mày lấy tiền nhét vào tuí, như vậy còn giả được sao, đồ con gái hư hỏng, vô học, mất daỵ, dù gì tao cũng là cô mày chứ...
-Nếu bà là cô tôi thì không bao giờ đi bênh người ngoaì, bà cũng không tốt lành gì đâu mà có quyền vu khống tôi.

Nghe tôi trả treo cô tôi tức sôi maú, nhưng cô tôi biết là mình đang vào thế bị yếu, cô tôi sợ làm dữ nữa thì thế nào tôi cũng huỵch tẹt hết cái quá khứ của cổ thì không hay, cô tôi chợt òa khóc, rồi quay sang cầu cạnh nội:
-Mẹ, mẹ xem nó kià, nó hung dữ với con kià, đúng là nó không có ai dạy dỗ mà.

Bà nội tôi hơi mệt, bà khó chịu trong người, nhưng cũng gắng giữ được cái nét mặt nghiêm, bà lớn giọng:
-Mẹ mệt lắm rồi con à? chuyện của chúng con thì tự mà lo giải quyết, quay sang tôi nội lườm - còn Bình, con khôn thì con nhờ, mà dại thì con chiụ

Nội quaỳ quả bỏ đi vào buồng, và mọi chuyện cứ tiếp diễn từng ngày , nhà tôi lúc nào cũng như cái chợ bát nhaó, đến độ mẹ tôi thấy sự việc càng lúc càng phức tạp, mẹ không chịu nổi áp lực, nên một ngày nọ mẹ đã kéo tôi vào lòng, nói lên sự toan tính của mình
-Bình, cứ tiếp tục day dưa thế này không hay ho gì cả con à, mẹ nghĩ hay là để mẹ mượn tiền trả phức cho bà ta

Tôi bất ngờ, dĩ nhiên tôi không chiụ, tôi không đồng ý, tôi vội vã noí, vội vã can gián, vội vã chứng minh sự suy nghĩ của mẹ là sai lầm:
-Không, mẹ làm thế chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi naỳ, lòng tự trọng của con và danh dự của mẹ...làm sao con có thể ngẩng cao đầu nhìn đời, mẹ làm như vậy con càng khổ tâm, mà bà ta còn cho rằng con đã ăn cắp, mẹ làm vậy vô tình cho ông ta một mẻ lợi lớn, hạng người như ông ta không hề biết ray rứt lương tâm đâu mà ông ta còn được thể cười vào mặt mẹ con mình ngu xuẩn
-Nhưng mà mẹ không muốn con bị họ dày vò, làm phiền mãi
-Con hiểu mẹ muốn tốt cho con, mẹ thương con, nhưng mẹ sẽ thật sự vĩ dại hơn ở lòng con là người mẹ luôn tin con, luôn đứng về phía con

Mẹ tôi gật gù, tôi biết người vẫn nhiều rối rắm, nhưng tôi thà chết vinh còn hơn sống nhục, tôi tin cây kim trong bọc lâu ngày rồi cũng lòi ra, sự thật rồi sáng toả, trời cao có mắt, tất cả nên tuân theo tự nhiên
Rồi mọi chuyện cũng dần lắng xuống, bởi cô tôi chẳng tìm được một tí gì thay đổi ở tôi. Ông dượng tôi càng lúc càng nhập vai tốt hơn, ông ta luôn chứng tỏ mình là người chồng gương mẫu, và quan trọng là ông ta thành công trong việc chiếm trọn niềm tin của cô tôi. Riêng về tôi ngày một càng sầu muộn, tôi ít cười, thỉnh thoảng hay thở daì. Tôi bắt đầu học nữ công gia chánh, thời gian nhàn rỗi thì chăm sóc em, dọn dẹp nhà cửa...khi còn một mình tôi hay ngồi bên khung cửa sổ, mà những lúc chỉ có một mình thì con người ta luôn tìm về dĩ vãng, tôi trở về thời thơ ấu, thời mẹ tôi còn là con gaí, rồi tới lúc lấy chồng, sinh ra ba anh em chúng tôi, chịu trăm đắng ngàn cay, khổ aỉ, tất cả như khúc phim chiếu chậm.

Qua lời kể của mẹ tôi thì mẹ tôi là trưởng nữ trong gia đình, bà ngoaị và ông ngoaị thôi nhau với lý do sống không hạnh phúc, ít lâu sau bà ngoaị tái giá với một người giàu có, người chồng sau có máu cờ bạc nên sự sản dần tiêu hao. Sống với ông ngoaị mới, bà ngoaị hạ sinh thêm ba nam, và một nữ, tuy cùng mẹ khác cha, nhưng không hiểu sao mấy chị em của mẹ thương yêu nhau và hòa thuận với nhau lắm. Năm mẹ mười một tuổi thì bà ngoaị qua đời, mẹ nghĩ học ở nhà chăm sóc em, gánh nặng gia đình đều trút lên vai mẹ. Năm mẹ mười bốn tuổi thì cha của mẹ rước mẹ về sống bên chú thím, anh chị em từ đó ly tán, nhưng vẫn giữ liên lạc với nhau cho đến tận bây giờ.

Tuổi thơ mẹ thưở nhỏ đến lúc là thiếu nữ thì trãi qua không biết bao nhiêu thăng trầm biến cố, mẹ từng đi làm mướn, từng ăn nhờ ở đậu, từng giữ em cho người ta, rồi đủ tuổi đi làm thì xin vào làm công nhân may ở xí nghiệp may Hòa Bình, sống nhờ nhà cô bạn và nhận mẹ của bạn làm mẹ của mình. Cuộc đời mẹ đã thiếu thốn tình thương ruột thịt, nên mẹ luôn trân trọng tình thương của bạn bè. Mẹ tôi đẹp lắm, nét đẹp giản đơn, những nét đẹp giản đơn thì thường không đơn giản, bởi mẹ tôi có quá nhiều người theo đuổi, nhưng định mệnh khiến xuôi mẹ gặp ba để rồi trở thành số phận

Ba tôi ngày đó hiền lành, tuy có hơi xí trai nhưng xem ra cũng thuộc người tử tế, ba tôi là bạn của gia đình cô bạn mà mẹ tôi ở đậu ăn nhờ, đang lúc tình cảm chín mùi thì đột nhiên ông Ngoaị tôi đi Pháp với người vợ kế, ông muốn đem cả mẹ tôi đi theo, và ba tôi đã kiên quyết dành lấy mẹ, đã thề thốt hứa hẹn sẽ bảo toàn tốt cuộc sống cho mẹ, thế là mẹ quyết định ở lại quê nhà, ông ngoaị tôi biết không còn cách nào khác, đành yêu cầu ba tôi phải làm đám cưới với mẹ ngay trước ngày ông xuất cảnh

Thế là mẹ tôi lên xe hoa (nói xe hoa cho sang, chứ thật ra chiếc xe hoa ba dành đón mẹ là chiếc xe lam) gia đình nội bảo đi xem tuổi, thầy nói ba mẹ không hạp, thầy bảo rước dâu bằng xe lam, ông ngoaị tôi nhìn mẹ đi về nhà chồng mà không khỏi xót xa, trước ngày ông đi, ông cầm tay mẹ gởi gắm ông bà nội với nghĩa cử chân tình

Mẹ tôi về làm dâu, mẹ tôi bỏ việc làm công nhân may, mà ngoan ngoãn ở nhà làm nội trợ, gia đình nội trên duới tới hai mươi mấy nhân khẩu, nên mỗi bữa cơm mẹ tôi đều phải rửa rất nhiều chén bát, mỗi ngày giặt rất nhiều chậu áo quần, các cô chú tôi hồi ấy đều là sinh viên, học sinh, ham chơi, nhát công việc nhà, nên mọi việc lớn nhỏ đều đùng đẩy hết cho mẹ tôi, ba tôi dẫu có hay cũng phớt lờ, bởi người cho đó là bổn phận đạo làm dâu


Rồi anh em tôi chào đời, anh tôi lớn hơn tôi hai tuổi, vì là con trai đầu lòng nên được cả nhà tâng tiu lắm, ngày ấy gia đình nội còn khá giả, nên anh tôi được chiều chuộng, từ quần áo tới đồ chơi đều đầy đủ, vả lại ông ngoaị bên Pháp cũng hay gởi tiền về nên cũng ấm no, sung túc.

Mùa thu, ngày 27 tháng 8 năm 1984, tôi cất tiếng khóc chào đời, mẹ cha ai cũng mừng vì tôi là con gaí, thế là tiên đồng, ngọc nữ đều đầy đủ, trong nhà đầy tiếng cười, tiếng khóc trẻ thơ. Nhưng sự chào đời của tôi đã làm thay đổi bộ mặt gia đình, ông nội làm ăn lụng baị, cha tôi thì vướng vào rượu chè, còn các chú, các dì mỗi người một hướng. Tôi giống như khắc tinh của dòng họ, và cách cư xử của dòng họ dành cho một khắc tinh là phải đem tôi đi thật xa. Thế là một cuộc xung đột giữa mẹ và gia đình chồng tranh chấp. Mẹ tôi vì thương tôi mà không đồng ý đem tôi đi gởi cho bà con, nhưng đó lệnh của ông nội, ông cho rằng nếu tôi biến mất thì phong thủy nhà cửa lại như xưa. Ba tôi cũng lâm vào tình thế khó sự, bên tình bên hiếu biết làm sao cho vẹn toàn. Giữa cảnh rối ren đó mẹ tôi đã can đảm đứng lên, mẹ thu dọn hành lý và quyết mang tôi về sống với bà ngoaị nuôi ở Phạm Thế Hiển

Lúc mẹ tôi bồng tôi rời nhà chồng, có hai người con trai đau khổ, một là ba, hai là anh, ba tôi im lặng, còn anh tôi thì khóc cứ gọi mẹ tôi maĩ, trách mẹ sao không thương con, bỏ con, anh tôi trông thật đáng thương, mẹ tôi hết lời dỗ dành, mẹ bảo sẽ về thăm anh, sẽ nhớ anh nhiều lắm, vì hoàn cảnh chứ mẹ tôi nào muốn, chọn ai bỏ ai. Nhưng trong đôi mắt và sự suy nghĩ của trẻ con, đứa trẻ lên năm cái suy nghĩ bao giờ cũng non nớt chưa thành hình, nhưng anh tôi đã biết căm ghét tôi lại là sự thật. Đó cũng là lý do chính đáng mà anh em chúng tôi tới giờ vẫn không hạp nhau.

Cuộc hành trình của mẹ con tôi đầy gian nan, và vất vả, chịu nhiều thiệt thoì, sống trong nghèo túng và thiếu thốn. Ba tôi vẫn thường xuyên ghé thăm, rồi ngủ lại nhà bà ngoaị, mẹ tôi vẫn hay lẻn về nhà bà nội, tằn tiện tiền bạc mẹ dành dụm mua quà bánh cho anh.

Thời gian trôi qua, tôi lên baỷ, độ tuổi tới trường, tôi không giống như những đứa trẻ khác mỗi lần nghe đến trường là sợ, trái lại tôi tới trường bằng cả niềm hạnh phúc. Chính giữa cái ngày tôi bước chân vào ngưỡng cửa tiểu học thì mẹ tôi nhận được bức thư của ông nội, từ tay ba tôi, trong thư ông viết là đã hối hận và ăn năn, ông muốn được nhìn thấy cháu gaí, và mong mẹ hãy bỏ qua tất cả, cho gia đình, chồng con còn sum họp, đoàn tụ.

Mẹ tôi vẫn còn giận ông nội, nhưng nghĩ còn có anh tôi, còn ba tôi nên nén thương tổn, uất nghẹn mà quay trở về.

Lần đầu tiên tôi bước về một ngôi nhà lớn, có lầu cao, có cửa rộng, khác hẳn với nhà bà ngoaị nuôi vách lá nghèo nàn, nền tráng xi măng, vật dụng toàn gỗ tre. Ở đây thì nền lót gạch bông, vật dụng bằng nhôm, đồ dùng bằng sành, sứ, kiểu cọ đủ cả, nhưng sao tôi chẳng cảm nhận được sự thân thương ấm áp, mà trong lòng lúc nào cũng quay quắt nhớ về căn nhà vách lá cột xiêu, nhớ ngoaị, nhớ các buổi cơm dung dị không thịt cá, chỉ tương chao, nhớ đến phát khóc, những ngày đầu tôi cứ khóc vì nhớ, cứ đòi quay về với ngoaị, mặc mọi người dỗ ngọt, dụ dỗ cũng không làm dịu cái nhớ ở lòng tôi

Bản tánh trẻ con là bản tánh mau quên, vô tư, sống lâu thì sẽ quen, nên chỉ vài tháng sinh hoạt, làm quen môi trường mới, gặp bạn bè đồng trang lứa chơi chung, nên tôi không còn đòi về với ngoaị nữa. Tôi tập thích nghi với cuộc sống, và cuộc sống cũng vì tôi mà mỉm cười. Tôi vô tư với caí thế giới của trẻ con, đâu hay biết sự vô tư của mình lại là cái gai trong đôi mắt người anh trai

Anh em tôi cứ cãi vã suốt, dù không có chuyện gì anh ấy cũng cố gây chuyện cãi vã, chọc cho tôi khóc thét lên thì anh ấy cười đắc ý, anh ấy nghênh ngang ỷ có ông nội bênh vực nên mỗi khi có dịp thuận tiện là cứ ăn hiếp tôi không thương tiếc, có lần anh ấy làm tôi khóc, bị ba thấy, ba đánh đòn đau anh, anh cắn răng chịu đựng, rồi đợi ba đi vắng anh ấy trút hết con giận lên tôi

Trẻ con thường không thù dai như người lớn, mọi chuyện rồi cũng ổn, anh tôi lên cấp hai là học sinh giỏi nên lo học hơn là chơi, anh chẳng còn thời gian nào mà phá rối tôi nữa. Anh càng giỏi thì tôi càng dỡ, đó là sự tương phản trong nhà chúng tôi. Anh càng sáng chói bao nhiêu về thành tích bằng khen, thì tôi càng lu mơ vì học kém, vụng về và hay lơ đễnh. Anh tôi càng khỏe mạnh như chim tung cánh, càng vươn cao trên bầu trời. Trái lại tôi sức khỏe yếu, hay đau bệnh, lúc nào cũng ra dáng tiểu thư, cũng cần phải được chăm sóc, bảo vệ.

Năm lên tám tôi bị sốt bại liệt hai chân, cha mẹ chạy chữa khỏi bệnh. Năm lên chín, mẹ tôi hạ sanh một tiểu công chúa. Thì năm lên mười gần thi tốt nghiệp tiểu học tôi bị sốt xuất huyết, tưởng không qua khỏi thì nhờ trời gia hộ nên tôi lại tiếp tục sống. Rồi mỗi khi trời trái gió, nhất là mùa đông tôi hay bệnh phong thấp, thỉnh thoảng bệnh thiếu máu lại xuất hiện dày vò tôi. Mẹ tôi đi mua tử vi cho tôi, thì trong tử vi bảo số tôi đoản mệnh...Rốt cuộc tuổi thơ tôi vui ít buồn nhiều, không êm đềm bằng phẳng, nhưng bù lại tôi có năng khiếu, tôi vẽ rất đẹp, tôi khéo tay có thể tự làm ra đồ chơi cho mình...tới khi hiểu chuyện, biết mơ mộng, yêu đương...tôi mười lăm biết làm thơ tình, muời sáu đam mê tiểu thuyết nên bắt chước người ta viết văn, câu chuyện tôi viết chẳng có độc giả, chẳng lời phê bình, chỉ có tôi một mình tự viết, tự đọc, thành thử tôi thất baị. văn tôi viết chẳng có hồn, đơn giản và ấu trĩ. Nhưng tôi luôn nỗ lực và cố gắng, mong sao đi trọn vẹn con đường mình đã chọn. Thế thôi!

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 7


Tôi vì chuyện yêu đương mà thi hỏng tốt nghiệp năm lớp chín, hai năm nằm nhà nếu không viết thơ làm văn thì tôi quả thật rất vô dụng. Nhờ viết văn mà tôi mới tìm thấy lẽ sống của đời người. Tôi thường bảo với hai đấng sinh thành của mình rằng:
-Nếu con không viết văn, không sáng tác thơ thì con sẽ không tồn tại.

Câu nói ấy tôi đã phát biểu cái tôi của chính mình, cha mẹ tôi cứ lắc đầu trước cái tính gàn dở của tôi, dù không ai hiểu tôi, ủng hộ chí hướng tôi, nhưng tôi biết sẽ có một người sẵn sàng dìu tôi đi tới thiên đàng của ước mơ, người đó lại chính là bản thân tôi. Thượng đế có thể tạo ra những chiếc cầu, nhưng không thể dắt họ qua những chiếc cầu ấy! nên tốt hơn hết là mình tự bước đi bằng chính sức của mình

Dòng hồi ức khép laị, vụ án trộm tiền rồi cũng chìm dần, kẻ trộm thật sự tới giờ vẫn chưa lộ chân tướng. Công việc mỗi ngày tôi phải làm là nấu một bữa cơm trưa sao cho ngon, thời gian rãnh thì nghiền ngẫm một cuốn tiểu thuyết naò đó của Quỳnh Dao, khi tâm hồn ngập tràn cảm xúc thì bày giấy viết, và viết thật nhiều, niềm vui vỏn vẹn được nghe một đĩa nhạc sến, thật buồn, thật trữ tình.

Có nhiều bạn bè hoỉ:

-Tại sao tôi lại chọn bút danh Trường Phi Bảo?

Bút danh giống tên của kiếm khách thời cổ, nghe hay hay...Tôi nghĩ việc đặt bút danh cho một người sáng tác thật ra cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải có ý nghiã, phải có hoa từ, mỹ nghệ, sao cho xứng với tài năng của mình, sao cho một khi người ta đọc có thể liên tưởng được con người ấy. Nhưng với tôi thì không, Tôi thấy thơ mình chẳng có gì đặc biệt, vã lại chắc gì thơ mình sẽ được đăng trong vô số các bài thơ hay khác, mà bút danh mang ý nghĩa để làm chi? khi chính bản thân mình đã từ lâu mọi người cho là sống vô nghĩa, học hành không tới nơi tới chốn, khờ khạo đến đáng thương, lại mắc chứng bệnh hoang tưởng...tôi trong con mắt của gia đình trừ ba mẹ tôi ra, tôi cơ hồ chỉ như hạt cát nhỏ nhoi, là con vịt xấu xí.

Tôi lấy bút danh Trường Phi Bảo chẳng qua vì tôi ngưỡng mộ hai giọng ca trong nước và ngooài nước. Ca sĩ Đan Trường và Phi Nhung, một giọng ca ngọt ngào sâu lắng về quê hương, một giọng ca trữ tình lãng tử rất trẻ trung, hai giọng ca đã một thời tôi mê qua những bài hát "Hôn môi xa", "Emai tình yêu", "Ảo mộng tình yêu"..."Bông điên điển", "Tình ngăn đôi bờ", "Hoàng hôn màu tím"...ngoài nghe hai giọng ca này ra thì tôi chẳng nghe giọng ca nào nữa, chính vì vậy tôi lấy tên hai người ghép laị, chữ Bảo chính là ám chỉ cuộc đời tôi giông bão và biết bao giờ giông bão mới tan đi.

Trong những lúc lòng tôi trống trãi, hình ảnh chiếc áo dài trắng cứ bay vờn trong trí, tôi nhớ bạn bè, nhớ trường lớp, nhớ tuổi hoa niên, nhớ...nhiều nỗi nhớ quay quắt, và cái khát khao được cắp sách bùng lên mãnh liệt. Tôi không học được ở phổ thông, thì học ở bổ túc. Tôi cắt bỏ mái tóc daì, để tóc ngắn, tôi mang cặp kính cận tô điểm cái khuôn mặt bầu bĩnh một nét đáng yêu

Cuộc đời tôi lại bước sang trang khác.

Việc học mới bắt đầu đựơc vài tháng, thì mẹ tôi đùng một cái thất nghiệp, bởi mẹ không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của bà chủ nguời Hoa. Mẹ tôi là người có thừa lòng tự trọng, tự ái và luôn là người sẵn sàng từ bỏ một thứ gì đó không hợp với lòng mình. Cha tôi cũng gặp vận xuôi, làm ăn thua lỗ, ông uống ruợu hầu như cả ngày không biết chán.

Kinh tế gia đình tôi lâm vào khủng hoảng trầm trọng, mỗi bữa ăn trở nên sơ sài, một bó rau muống, vài ba trứng vịt luộc dầm nuớc nắm cũng ăn ngon, khi gạo gần hết thì nấu cháo trắng ăn với khô quẹt cũng đắc ý. Hết tiền thì đi mựơn từ các cô chú vài ba chục để tằn tiện chi tiêu, nói chung cuộc sống thì thiếu thốn, phải lo cho ba đứa con ăn học là cả một vấn đề to tát

Năm đó tôi đậu tốt nghiệp lớp chín hệ bổ túc, kỳ thi thầy cô gác cũng nới tay nên nhóm chúng tôi ai cũng đậu hết. Nhóm chúng tôi gồm chín người, tuổi tác không ai bằng ai. Người lớn tuổi nhất nhóm là cô Mai, cô hiện công tác ở bệnh viện chấn thương chỉnh hình ngoài quận 1. Cô độ khoảng ba mươi mấy tuổi, có chồng và hai đứa con gái. Kế tiếp là anh Vũ, anh ấy từ Vũng Tàu lặn lội lên đất Sài Gòn mưu sinh, tôi quý anh lắm, mà anh cũng quý tôi nữa, anh hai mươi chín tuổi. Ngoài ra thì con có chị Trinh, Tuấn lớn hơn tôi hai tuổi, Hàn My có lẽ nhỏ tuổi nhất nhóm, nhưng là cô bé linh động và sống hết mình với bạn bè. Nhóm chúng tôi hoà đồng, thân thiết như gia đình, thường tụ họp những ngày nghĩ đi chơi, hoặc sang nhà cô Mai bày biện đi chợ rồi về nấu ăn.

Ai cũng có công ăn việc làm ổn định cả, Hàn My cũng thế, chỉ có tôi còn nằm trong giai cấp chìa tay, nên nhiều lúc đi chơi thấy ai cũng bỏ tiền ra khao mình, tôi thấy mặc cảm lắm, nhưng mọi người hiểu tôi, chẳng ai làm tôi buồn hết

Chúng tôi đậu tốt nghiệp một phần cũng do nỗ lực, còn một phần phải nói là may mắn. Thi đậu rồi thì đi ăn mừng thế là chúng tôi chọn nơi tổ chức vẫn là nhà cô Mai. Hôm ấy Hàn My không tới dự, nhỏ vội vã về nhà báo tin với cha mẹ, thành thử chỉ có tám người. Đang nhập tiệc vui vẻ đột nhiên anh Vũ hỏi:
-Sao không thấy anh Thanh vậy? tôi có mời anh ấy mà, anh ấy gật đầu, sao giờ lại không thấy?
-Chắc ngưòi ta bận về với vợ con hơi đâu mà đi chơi với lũ trẻ ranh, con nít không ra con nít, người lớn không ra người lớn như chúng mày - cô Mai đáp lời anh bằng giọng pha trò, cả bọn cười sặc sụa

Thật ra thì anh Thanh là ngưòi đã có gia đình, có điều chưa có con, vợ anh ấy là giáo viên mầm non, anh làm việc ở bưu điện, anh tới với việc học do cơ quan yêu cầu, anh thi hỏng năm ngoái, năm nay anh chỉ vào ôn, để thi laị, trong lớp tôi có lúc để mắt tới anh, bởi anh có khuôn mặt như tài tử, mỗi lúc anh cười thì phải nói là tôi đứng tim, vì nụ cười anh sáng ngời, răng anh trắng như ngà và rất đều đặn. Anh lúc ấy cũng chẳng có chú ý tới tôi đâu, nhưng về sau thì anh là một định mệnh đầu tiên đến với cuộc đời tôi


Nhắc tới hai chữ "Định Mệnh" lòng tôi đau quặn thắt, nhưng mà tôi không hề muốn chối bỏ định mệnh, tôi xem định mệnh như một cái gì đó rất tự nhiên, có điều định mệnh đến với tôi bao giờ cũng ngắn ngũi

Tôi học lớp mười, vẫn ngôi trường bổ túc, vẫn thầy cô lớp cũ dạy, và vẫn khối bạn bè chênh lệch tuổi tác ngồi chung với nhau, vẫn nụ cười rạng rỡ, tôi vẫn nhận được nhiều sự chăm sóc của mấy anh chị trong nhóm. Đó là điểm hoàn toàn khác biệt với trường phổ thông, học xong một lớp là tan đàn xẻ nghé, mà tụi bạn ít khi nào quan tâm, bảo ban nhau cùng tiến như thầy cô và mấy anh chị ở đây, tận tụy và nhiệt tình

Nhóm chúng tôi giờ có thêm người gia nhập từ chín người thì giờ thành mười một, đó là Châu, Hà, và...anh Thanh.

Anh Thanh và tôi quen nhau cũng do việc mượn bài vở lẫn nhau, tôi hôm ấy lại quên chép bài học lý, cô Mai cũng không có chép nốt vì hôm trước cô đi trực ban, nên tôi đành mượn của anh Thanh. Anh Thanh biết tôi khá môn văn nên hỏi tôi về phần bài tập, tôi nhiệt tình giảng giải. Chúng tôi quen nhau trên phương diện học tập, anh Thanh ngồi ở bàn sau lưng tôi, không hiểu vì lý do gì mà hôm sau anh chuyển chỗ ngồi cạnh tôi, anh nheo nheo mắt bảo: ngồi gần dễ trao đổi sẽ tiếp thu bài tốt hơn, học thày không tày học bạn mà.

Tôi thấy lòng vui vui, và kể từ hôm ấy cho tới những ngày sau anh Thanh và tôi càng lúc càng khắn khít, những môn tính toán tôi luôn nhờ anh giúp đỡ, giảng hộ, hay tìm kiếm một phương trình phức tạp, còn ngược lại tôi giúp anh yêu thích môn văn học, tôi thường cho anh xem mấy quyển thơ chép tay của tôi, hay đọc một bài thơ tôi thích cho anh nghe. Anh Thanh bắt đầu thích thú sự lãng mạn, cái dạt dào của đôi lứa yêu nhau, có những lúc buồn buồn tôi thường hay trêu anh:
-Anh đã qua thời đó rồi, còn lưu luyến gì nữa ?
Anh trả lời rất tự nhiên:
-Anh không lưu luyến, anh chỉ hoài niệm.

Tôi bất giác nhìn thấy được cái vẻ đàn ông của anh đang suy tư về thời tuổi trẻ của mình. Tôi hỏi trong khi chuông đổ tiết bắt đầu:
-Anh đang suy nghĩ gì thế?
-Không có gì, chỉ là thấy em sến như con hến
-Trời! tôi phì cười - em sến vậy còn ai chịu ngồi yên lặng nghe em đọc thơ vậy ta
-Anh nghĩ chỉ có anh thôi, vì chẳng còn ai có thể chìêu ý em
-Tại sao?
-Tại trên thực tế thơ văn vốn tẻ nhạt, người ta chạy đua theo cuộc sống, thời gian là tiền bạc, chứ đâu có ngồi hàng giờ trước một tờ giấy nặn từng chữ, hay nghe ngâm một đoạn thơ mà xúc động đến rơi lệ

Nghe anh nói làm tôi thoáng buồn, nhưng vẫn cố tìm lời để nói:
-Nhưng em tin vẫn có người ngoại lệ
-Dĩ nhiên, nhưng rất hiếm, cô nhóc của tôi à!

Tôi ngẩn người bởi cách xưng hô của anh, và bất thần đỏ mạnh, nhịp tim cũng rớt mất vài nhịp, cô dạy hóa bước vào, tôi mới lắc đầu xua đuổi mọi thứ vẩn vơ mà chăm chú vào bài giảng Sự tuần hoàn của chuổi biến hóa, thiệt chán phèo!

Anh Thanh đi học thất thường lắm, vì có khi anh làm thêm giờ ở cơ quan, những buổi anh nghĩ học tôi luôn cố chép đầy đủ bài để cho hôm sau anh còn có bài mà chép lại. Anh Thanh cũng hay đi trễ nữa, và tôi cũng thế, anh Thanh tới lớp trễ vì công việc, vì gia đình, còn tôi tới muộn vì sợ khảo bài, nhất là những giờ toán, thời gian dài đăng đẳng, dài lê thê, tôi sợ thầy gọi lên bảng sửa bài, những lúc ấy tôi đứng như trời trồng, mấy phương trình nó nhìn tôi cười nhạo báng, mấy cái luỹ thừa, số căn biết tôi, mà tôi thì hoàn toàn xa lạ với chúng, thiệt xấu hổ, nhưng lần nào anh Thanh và mọi người cũng động viên tôi cố gắng, nhất là lớp trưởng, sau tới lớp phó, mà những giờ chúng tôi đi trễ thì phải có một người tới trước dành chỗ cho người chưa tới, bởi chỗ ngồi của học sinh bổ túc như tụi tôi không thống nhất, thích chỗ nào thì ngồi chỗ đó, có khi phải ngồi ở bàn chót, không may thì ngồi bàn đầu, gặp ánh mắt của thầy cô là lòng tôi tê cứng.

Thế rồi, tôi trở lại với cái nụ cười hồn nhiên, tôi mạnh mẽ dấy vào trong lớp tôi một phong trào yêu thơ, yêu văn nghệ. Châu, Hà và cả Hàn My cứ mượn thơ tôi đọc mãi. Châu, Hà chỉ biết khen, còn Hàn My thì luôn góp ý và nàng hay giúp tôi sửa khiếm khuyết của bài sao cho thơ trọn vẹn. Trong lớp tôi và nhỏ là đôi bạn tranh đấu kịch liệt ở môn văn, bởi nhỏ cũng rất giỏi văn mà, toán và các môn khác Hàn My cũng học rất xuất sắc, cả anh Vũ lớp trưởng cũng phải chào thua.

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 8

Tôi hạnh phúc và thỏa mãn với môi trường sống mới. Tôi hòa đồng với tất cả mọi người. Phút chốc những chuyện đau lòng, buồn phiền không còn tồn taị. Với một đứa con gái chưa làm ra đồng nào như tôi thì luôn nhận sự giúp đỡ của người khác, nhiều lúc đâm ra ái ngaị, nhiều lúc cũng ra mặt từ chối, nhưng...tấm chân tình của mọi người quá lớn, thành thử tôi nhận nhiều hơn cho, mà nhận đồng nghĩa với mắc nợ, món nợ tình cảm tôi biết trả làm sao cho thỏa đáng

Anh Thanh cũng rất tốt với tôi, lúc nào cũng nuông chìu, chăm sóc tôi, và còn dạy tôi nhiều thứ, như cách cư xử ngoài xã hội nè, uy tín bao giờ cũng đứng đầu nè, khi làm việc thì phải linh hoạt, năng động, cười nhiều hơn nói. Anh bảo tôi cần nên sống thực tế, dù thực tế có phũ phàng cũng phải biết chấp nhận. Tóm lại anh Thanh đến với tôi như một giấc mơ, anh vẽ lên cuộc đời tôi nhiều màu sắc mới lạ. Tôi rất thích được gần gũi anh, sự hiểu biết của anh rộng lớn hơn tôi nghĩ. Những giờ ra chơi tôi tranh thủ tâm sự với anh, chỉ mười lăm phút ngắn ngủi cũng giải tỏa bớt phần nào áp lực. Tôi kể anh nghe về chứng bệnh thiếu máu của mình, anh khuyên tôi chịu khó bồi bổ, hạn chế việc nặn óc làm thơ. Tôi lại nhắc về Nam, kể về mối tình đầu thuở còn học phổ thông. Tôi nói rõ ràng, tường tận, chẳng giấu giếm, anh chuyên chú lắng nghe, và mắt anh long lên vì giận, khi tôi kể chuyện tôi từng bị tình nghi là kẻ trộm...Anh đã xoa đầu tôi, anh hết lời an uỉ, động viên tôi.
-Hãy cố gắng nỗ lực thêm nữa em à, đó chẳng qua chỉ một sự va chạm rất đời thường, ai mà không có lúc ngu khờ, dại dột, bị vấp té, thì cần biết gượng đứng dậy, anh tin rồi mọi chuyện sáng tỏa, trời phật không phụ người hiền

Tôi mỉm cười, trêu anh:
-Thực tế như anh, mà cũng tin trời phật nữa ư?
-Tin chứ em, cái gì đáng tin thì nên tin, nếu không có trời Phật thì ta đâu cần thiết phải đi lễ chuà, rồi thờ cúng mỗi ngaỳ, em thấy như vậy đâu có hợp tình, đúng không?
-Dạ đúng, anh nói lời nào cũng thấm thía lòng em.

Tối nào tan học về, những chuyện giữa anh và tôi, bao giờ tôi cũng thuật lại cho Hàn My nghe một cách chi tiết, và lần nào Hàn My cũng có chút ganh tỵ, dỗi hờn, nàng hoỉ:
-Nếu giả dụ bạn và mình hai đứa đều té sông, thì bạn nghĩ anh ấy sẽ nhảy cứu người nào trước
-Anh ấy sẽ cứu cả hai - tôi trả lời qua loa
-Bạn sai rồi - Hàn My chỉ tay vào tôi - mà là Bình ấy, tình cảm giữa Bình và anh Thanh có mối quan hệ tốt. Không phải chỉ riêng mình thấy mà cô Mai và mọi người ai cũng thấy. Anh Thanh hay chăm sóc và chìêu chuộng Bình. Anh Thanh thương bạn như em gaí
-Ừ! Tôi cười buồn, cố lấp liếm nói với Hàn My - mình mong mình và anh ấy được làm anh em ở kiếp này, chỉ kiếp này thôi.

Hàn My không hiểu tâm trạng tôi đang bị vò nát, bởi sự vô tư của nàng, khi tôi gần tới hẻm nhà My, My như nhớ ra điều gì, nên vội hỏi:
-Bình nè, ngày mai đi ăn lẩu chứ?
-Ăn lẩu? Với ai?
-Thì với mọi người trong nhóm
-Ngày mai cô Xuân ( giáo viên dạy hoá lớp tôi) mắc công chuyện nghĩ hai tiết cuối, nhóm mình quyết định đi quậy.


Tôi hơi lưỡng lự, Hàn My vội tiếp:
-Đừng từ chối à nghen, rủ thêm anh Thanh nữa cho xôm tụ

Tôi gật nhẹ đầu, tôi biết mình không thể từ chối, vì lần nào đi chơi với nhóm, cũng đều có mặt tôi, không lẽ kỳ này lại vắng, vả lại về nhà sớm chẳng có việc gì làm, nên tôi ok! cho Hàn My vui
Món lẩu, là món khoái khẩu nhất của nhóm chúng tôi. Nhóm chúng tôi thường tới làng lẩu, nằm trên đường Tùng Thiện Vương. Ở nơi đây nằm dọc suốt con phố đều có quán lẩu. Chúng tôi chọn cái quán quen như mọi lần. Khi chuông vừa kết thúc hai tiết học đầu là nguyên nhóm đã tề tựu trước cổng trường đông đủ, tôi có mời cả anh Thanh. Anh hứa với tôi chắc tới, nhưng sẽ hơi muộn.

Chọn một bàn dài nằm ở giữa, anh Vũ đã lật đật chộp lấy Menu. Tánh anh như trẻ con, các cuộc đi chơi của nhóm bao giờ anh Vũ cũng năng nổ, trẻ trung, hay pha trò mặc dù gần sắp bước tới tuổi ba mươi. Anh và chị Trinh vừa xem Menu, vừa chỉ trỏ những món ăn, không biết nên chọn món naò. Hàn My gọi thức uống. Tuấn với Khánh Hà thì sắp bày chén đuã, cả Châu và Ngọc Hà cũng thế, cô Mai chuyện trò cùng tôi, cô than phiền bệnh tật của chồng mình, và sự ngỗ nghịch của đứa con gái út...

Khi bàn tiệc bắt mắt, đâu đã vào đấy. Đàn ông dùng bia, phụ nữ uống nước ngọt. Một phần lẩu Thái dành cho năm người, cộng thêm phần lẩu sống lớn nữa, vì anh Vũ ăn cay không được

Đang lúc mọi người nâng ly cụng cốc cốc, hò dô điếc cả tai, chỉ có tôi hơi thờ ơ, tôi cứ dõi mắt về hướng cửa, chờ đợi...chờ đợi... rồi cuối cùng người ta cũng xuất hiện, nụ cười tôi chưa kịp hé, đã vội khép chặt, bởi sau lưng anh Thanh, theo sau còn một người phụ nữ. Anh Thanh chọn chỗ ngồi đối diện tôi. Qua lời giới thiệu của anh ấy, thì người phụ nữ đó là vợ của ảnh. Chị tên Hà Phương!

Không hiểu sau ngực tôi đau nhói, đầu tôi cũng hơi choáng, nhưng tôi cố tỏ ra bình thường. Tôi gắng nở nụ cười với vợ anh. Anh Thanh nhìn tôi rồi quay sang chị Hà Phương, anh giới thiệu:
-Giới thiệu với em, đây là cô em gái tốt nhất của anh, giúp đỡ anh trong lớp cũng nhiều, lại là nhà thơ nữa, tên nhỏ là Bảo Bình
-Ồ, thế à. Chị Phương gật nhẹ đầu - Ông xã nhà chị hay kể về em lắm, anh ta bảo em xinh, ngoan hiền...còn nhiều chuyện khá nữa, mà anh ấy rất hâm mộ thơ em viết đó

Tôi nghe lồng ngực muốn vỡ tung, những lời chị Phương nói tôi thấy cả sự săm soi, tôi không biết phải nói gì cho thích hợp với cuộc tương ngộ bất ngờ naỳ, Hàn My đã kêu to, nàng vô tình giải vây cho tôi, kể cũng may.
-Em không chịu đâu - Hàn My cong môi - sao anh Thanh chỉ giới thiệu Bình, còn em nữa chi, em cũng đẹp, cũng học giỏi nè!

Anh Thanh phì cười, nụ cười anh rạng rỡ, đẹp lạ thường, anh lai bảo với chị Phương:
-À, anh quên, còn cô bé này nữa chứ! cô bé tên Hàn My, có tài học gioỉ, mà trên hết luôn thích tám

Cả nhóm khoái chí cười, tôi cũng vờ cười theo họ, Hàn My đỏ cả mặt, bất ngờ chị Phương đề nghị:
-Sẵn dịp quen biết hiếm có này, nhóm các bạn có thể tự giới thiệu về mình không?

Bắt đầu từ cô Mai, rồi anh Vũ, sau đó là Trinh, Tuấn, Hà...lần luợt kể về bản thân, cá tính, chị Phương rất lấy làm thú vị, chị tiếp tục nêu ra đề nghị, lần này đối tượng là tôi, chị yêu cầu:
-Bình à, để kỷ niệm ngày chị em mình biết nhau, anh Thanh xem em như em gái thì em cũng phải xem chị như chị gái à nha. Nghe anh Thanh hay khen tài thơ của em, chị chợt nhiên muốn được nghe một bài, em vui lòng đọc chứ?
-Hay quá! - anh Vũ và mọi người vỗ tay, anh Vũ pha trò - Chị Phương này, chị mà nghe nhà thơ lớp em đọc thơ rồi, bảo đảm không buồn mới lạ

Tôi ngồi yên lặng mất vài phút, tôi nhìn khắp lượt mọi người, đột nhiên tôi cướp lấy ly bia của anh Vũ, và hớp một ngụm, nhằm tạo chút bình tĩnh, nhưng tôi đâu ngờ bia lại khó uống đến như vậy, đắng nghét mà còn cay nữa, tôi nhăn mặt, lè lưỡi, thái dộ kỳ dị của tôi vừa kịch tính vừa hài hước, nên cả nhóm lại cười vang. Tôi bỏ mặc xung quanh, tôi bắt đầu lục tìm trong đầu mình xem còn nhớ bài thơ nào không? những ý nghĩ xoay tròn, bất giác môi tôi đọc khẽ. Hôm nay vì không phải ngày chủ nhật nên quán gia cũng thưa khách. Tôi đọc bài thơ " Yêu Người Trong Mộng " tôi viết bài này lâu rồi. Bài thơ tôi dành tặng cho Hiển (bạn trai thời phổ thông) cứ ngỡ bài thơ đã trôi vào quá khứ, mà sao đọc lại như mọi thứ chỉ mới hôm qua.

"Anh đã đến với tôi
Dù chỉ là tình cờ
Chuyện trò trong giây lát
Anh lại đi hững hờ

Anh đã đến với tôi
Từng đêm trăng rực rỡ
Một hôm trăng thay áo
Anh ngỏ lời yêu tôi

Tưởng tình xanh mãi maĩ
Tưởng anh mãi nhớ tôi
Nào ngờ mấy bữa nay
Sao tôi chẳng thấy người?

Chập chờn, ôi! giấc mộng
Tôi đã yêu thật rồi
Yêu một chàng trong mộng
Đố đời còn yêu ai! "

Bài thơ kết thúc tự nhiên mà vô tư, chị Phương xuýt xoa:
-Bài thơ dễ thương quá!

Anh Thanh và cả nhóm vỗ tay tán dương, mắt tôi không hiểu sao chợt cay cay, không hiểu sao tôi lại cố nuốt cái thứ bia đắng, lạt lẽo ấy tới cạn, anh Thanh lo lắng giựt lại ly bia (giờ đã trống không) anh noí:
-Bình không biết uống thì đừng cố tập, con gái uống bia không tốt đâu, hôm nay em bị sao vậy?

Tôi nhìn anh Thanh, tôi thấy không chỉ một anh Thanh, mà trong mắt tôi rất nhiều ảnh anh Thanh, tôi cười mê sảng, tôi nhớ là mình đọc rất nhiều bài thơ, anh Vũ gắp rất nhiều thức ăn cho tôi, nhưng tôi không ăn miếng naò, chỉ cười và đọc thơ suốt. Tôi nghe loáng thoáng cô Mai bảo tôi say rồi, Hàn My thì tự trách sao lại cho tôi uống bia, anh Thanh và chị Phương người ra tiếng vào lo cho tôi...cuối cùng tôi cảm thấy đầu nhức như búa bổ, tôi ngã người vào anh Thanh, và...tôi thật sự chẳng còn biết trời trăng mây gió gì nữa.

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trường Phi Bảo

Chương 9

Khi tôi tỉnh dậy trời sáng trắng, làm vệ sinh cá nhân xong, tôi được mẹ gọi lên nói chuyện, tôi mới biết tối qua anh Vũ đã đưa tôi về, Hàn My thời chạy xe đạp của tôi, sau đó thì về cùng anh Vũ. Mẹ bảo hai người họ lo lắng cho tôi lắm, và mẹ còn trách yêu tôi đủ thứ, bảo tôi mà uống bia lần sau thì đừng về gặp mẹ. Tôi chỉ biết vâng, dạ cho qua chuyện, mà thực tâm thì tôi đã hãi hùng lắm rồi. Lần sau tôi thề sẽ không đụng tới cái nước gọi là bia ấy, nó chẳng ngon lành gì cả, chỉ làm con người ta mất bình tĩnh, đầu óc mụ mẫm, dễ phát điên.

Mẹ tôi làm bữa sáng cho tôi, trên bàn ăn mẹ cứ đá động tới hoàn cảnh của gia đình sắp đi vào đói khát, ba tôi sáng xỉn chiều say, anh trai thì sắp đậu đại học, tiền bạc thì chưa có đủ, lại thêm quần aó, sách vở cho đứa em gái sắp lên cấp hai cũng tốn kém nhiều thứ. Nghe mẹ nói tôi xót xa lắm, nhưng không biết phải giúp gia đình bằng cách naò, chợt nhiên tôi nảy sinh một việc động trời, nếu mà tôi cắt bỏ việc học của mình thì chắc mẹ sẽ đỡ vay mượn tiền, mà nghĩ học rồi tôi cũng thấy tiếc, vì phải xa mọi người, xa anh Thanh, tôi thật sự không muốn, nhưng...gia đình đã xuống vận như vầy, thì phận làm con tôi không thể làm ngơ, nên tôi đã thẳng thắng đưa ra suy nghĩ
-Con sẽ nghĩ học, mẹ sẽ bớt đi một gánh nặng
-Con nói sao? Mẹ tôi nhăn mặt - không được, khó khăn lắm con mới bắt đầu có ý chí phấn đấu, sao chưa gì con vội nản. Mẹ không muốn thấy con từ bỏ ước mơ, bằng bất cứ mọi giá con cứ việc tiếp tục học. Còn mẹ? mẹ đã tính toán rồi, chỉ cần con đồng ý
-Mẹ tính rồi, mẹ tính gì mới được? mà tại sao phải cần có sự đồng ý của con
-Thì mẹ sẽ đi làm
-Thiệt sao mẹ, mà mẹ làm gì? ở đâu?- tôi mừng rỡ hoỉ
-Mẹ phụ bán với cô Thạnh của con

Tôi sa sầm nét mặt, tôi bất ngờ đến ứ họng, mẹ tiếp:
-Bình à, mẹ suy nghĩ kỹ càng lắm rồi, chỉ còn bước này thôi, cả nhà ta tới năm miệng ăn, không phải là con số nhỏ, chẳng lẽ cứ vay mượn của mấy cô, mấy chú hoaì, mẹ xấu hổ lắm -Thấy tôi có vẻ không hài lòng về việc này cho lắm, nên mẹ cố ra chìêu thuyết phục - Mẹ hiểu tâm trạng con, nhưng biết đâu nhờ mẹ đi bán mà mẹ tìm hiểu rõ sự việc hơn, và minh oan được cho con
-Cô ta có tới đây à?
-ừ, cô ta bảo không có người phụ kiểm soát, công nhân cũng có đứa tham, nên cô ta nhờ mẹ phụ trông coi hàng hóa
-Lương bao nhiêu?
-Ờ mẹ cũng chưa rõ, nhưng tới đâu hay tới đó con à!

Tôi nhìn mẹ hồi lâu, tôi bặm môi tư lự, tôi biết mẹ làm thế chỉ vì gia đình, mẹ cao cả như vậy, hy sinh vì việc học của anh em chúng tôi, thì tại sao tôi không thể dẹp hết mọi thương tổn để mẹ đi làm cơ chứ, tôi cắn răng nói:
-Tùy mẹ thôi, nhưng mẹ nhớ cảnh giác nha!
Mẹ xoa đầu tôi:
-Con nhỏ này khờ, mẹ của con già lắm rồi. Gừng già là gừng cay đó, con có hiểu hay không?

Buổi chiều, Hàn My đến tìm tôi, bên ngoài trời mưa lất phất, nàng với chiếc dù bông ướt đẫm lặn lội từ Xóm Củi qua thăm tôi chắc không đơn giản, giày nàng bết đầy bùn đất, vì nàng phải qua chợ cá, từ chợ cá ra đường caí, thẳng xuống nhà tôi là cả một vấn đề

Tôi vội vã mời Hàn My vào nhà, vội vã cất ô dù cho bạn, và lật đật rót trà nóng mời Hàn My dùng. Hàn My cảm động nhìn mọi cử chỉ của tôi, bất giác nhỏ kêu:
-Chị Bình!

Nghe nàng gọi, tôi ngạc nhiên lắm vì từ trước tới giờ giữa chúng tôi xưng hô bao giờ cũng ở mức bạn bè, thế mà hôm nay từ bạn bè tôi lại nghiễm nhiên trở thành chị, có lạ lùng lắm không, Hàn My nói tiếp:
-Chị tiếp khách chu đáo quá, lần đầu tiên có người mời em uống trà, cái cử chỉ của chị quá thân thiện khiến em không kiềm lòng được, em xem chị như chị gái của mình, tiếc là em lại sinh quá sớm, bố mẹ em lại cho em đứa em trai, nó cũng dễ thương lắm, em nuông chìu nó suốt, nên bây giờ được chị đón tiếp, em lại thấy vui, và phải chi em có chị gái thì hay quá


Tôi cười nụ:
-Ồ, thì My cứ xem Bình như chị gái cũng đâu có sao!
-Dạ - giọng nàng ngọt ngào - cảm ơn chị, vậy thì mình làm chị em nha?
Tôi gật nhẹ đầu:
-Ừ!
-Thế chị có biết em tới đây chi không?


Tôi lắc đầu:
-Không?
-Em tới đây vì lo lắng cho chị

Tôi xúc động, Hàn My chợt nắm chặt tay tôi:
-Chị có biết không? hôm qua chị làm mọi người sợ lắm, chị...chị đã tỏ tình
-Hả! tôi tái mặt - tỏ tình, mà với ai?
-Anh Thanh!

Tôi run rẩy tay chân, lời của Hàn My làm tôi toát mồ hôi lạnh, cái lạnh chạy dọc sống lưng, tôi tê daị, Hàn My vô tư nói:
-Chị làm mọi việc rối ren, chị gây ra một việc tày trời, hôm ấy em đã cố bụm miệng chị, anh Vũ và Tuấn cũng say, nên họ chẳng hay biết gì, cũng may cô Mai và Chị Phương vào toilet rửa tay nên không nghe thấy, nhưng Trinh và em, cả Khánh Hà, Ngọc Hà, Châu đều nghe thấy cả
-Thế còn anh Thanh? Tôi líu lưỡi

Hàn My thở dài:
-Anh Thanh có nghe, nhưng anh ấy cố phớt lờ, và luôn miệng bảo chị say quá rồi, anh ấy bỏ ra ngoaì, nhờ em nhắn chị Phương về, bảo anh ấy đợi ngoaì xe
-Thế chị nói gì? tôi xây xẩm mặt mày
-Chị nói nhiều lắm, chị bảo là chị gặp anh ấy quá trễ, nên không thể nào được cùng anh ấy sánh đôi, chị không muốn anh ấy làm anh trai, giữa nam và nữ thì không thể có tình bạn, chị không muốn thế, rồi chị cứ lập đi lập lại hai câu thơ của Nguyễn Du
"Người đâu gặp gỡ làm chi,
Trăm năm biết có duyên gì hay không?"

Tôi dùng tay bịt chặt hai màng nhĩ, tôi không muốn nghe tiếp, không muốn nghe, Hàn My như hiểu cái rối rắm của tâm hồn tôi, nên vội nói:
-Mọi chuyện đã dĩ lỡ rồi, chị cũng nên để cho qua hết đi, em và Trinh, mọi người đã quyết giữ kín chuyện, không cho lớp biết đâu, chị cứ bình tĩnh nhé!
-Sao lại có thể như thế được chứ? tôi lấp bấp, giọng vẫn còn run - sao tôi lại có thể hành động như thế? rượu làm tôi điên thật rồi, sao tôi lại đi uống cái thứ chết tiệt ấy làm chi...

Hàn My ôm lấy vai tôi, trấn an tôi:
-Mọi chuyện sẽ ổn thôi mà, anh Thanh chắc cũng hiểu, anh ấy chắc không có vấn đề gì đâu. Em tới báo cho chị chuẩn bị tâm lý, chị cứ tới lớp, cứ tỏ ra bình thường, là tốt đẹp cả thôi mà!
Tôi rưng rưng lệ:
-Làm sao chị còn mặt mũi nào tới lớp. My ơi, chị xấu hổ quá! con gái như chị quả thất bại của tạo hoá, phải không My?
-Không, không, chị chỉ say thôi mà, rượu làm đầu óc chị mụ mẫm, nên chị không kiểm soát được mình đó thôi

Như sợ tôi nghĩ học, My ra chiều thuyết phục:
-Chị cứ việc tới lớp, không có việc gì tệ hại đâu. Nhưng em xin chị hãy quên anh Thanh đi, được chứ?

Tôi xúc động mạnh, nước mắt chợt vỡ oà, tôi ôm chặt Hàn My vào lòng khóc. Hàn My ở laị nhà tôi tới khi mưa tạnh, rồi về với tâm trạng kém vui, trong tôi cũng có quá nhiều hụt hẫng. Tiển nàng ra khỏi cửa, vừa định quay vào thì tôi bỗng hét toáng lên, bởi...
Tôi bị một gả thanh niên chụp tay mình, một tay hắn rịch chặt vạt áo tôi, tôi bị áp đảo bất ngờ nên ngã nhoaì người về sau, lưng va mạnh vào thanh cửa sắt. Mặt tôi đối diện với hắn, tôi mở to mắt nhìn con người trước mặt, khuôn mặt hắn bị sưng húp một bên mắt, phía má trái thì có một hai vết xước, hình như là do cào cấu mà có, áo sơ mi hắn bị giựt đứt vài cái nút, hắn mặc chiếc quần soọt, hắn hiện giờ nhìn tôi. Sợ haĩ! và tôi thì cũng sợ hãi nhìn hắn. Vì sao hắn sợ hãi thì tôi không rõ, nhưng điều tôi sợ hãi lại bắt đầu từ hắn. Khi không lại bị một tên xa lạ từ đâu nhảy tới giở trò trấn áp thì hỏi sao không sợ được chứ.

Hắn đẩy mạnh tôi vào nhà của tôi, tôi chúi nhủi theo lực của hắn. Chợt nhiên trí khôn của tôi trở về, tôi không thể để một kẻ không rõ lai lịch này muốn làm gì thì làm, tôi dùng dằn thoát khỏi tay hắn, tôi trừng mắt với hắn, giận dữ, tôi định bụng la lớn gọi ba, gọi mẹ, gọi tất cả mọi người, nhưng hắn nhanh nhẹn giữ chặt môi tôi, giọng hắn yếu đuối:

-Xin cô, xin cô hãy giúp đỡ tôi, hãy cho tôi trú tạm nhà cô, tôi...tôi...- hắn khổ sở noí- nếu cô chịu đứng yên nói chuyện cùng tôi, tôi sẽ buông cô ra

Lúc này thì tôi đã nằm trong tình thế bí, khó khăn lắm tôi mới có thể gục gật cái đầu. Hắn biết tôi đã nhượng bộ hắn, nên thả lỏng người tôi, tôi bây giờ thì gần như bình tĩnh hẳn, có điều hơi mệt moỉ. Tôi liếc cái bộ dạng tả tơi của hắn, trong đầu tôi là vô số sự thắc mắc. Không biết hắn từ đâu đến? hắn là loaị người như thế naò? không chừng cũng có thể là một kẻ gian đang bị người ta rượt đuổi vì hành vi lừa đaỏ... Nghĩ tới đó tôi đã thấy rợn người.

Hắn bấy giờ mới nhoẻn một nụ cười tiêu tiếu, hắn như thấu rõ từng suy nghĩ của tôi, nên nhìn tôi rồi giải thích:

-Tôi ở kế bên nhà cô, nhà tôi vừa mới dọn về hồi sáng naỳ
-Nhưng mà tôi đâu có quen biết gì anh? tôi nhíu mày
-Ừ, cô làm sao có thể quen biết tôi, khi đây là lần đâu mình tiếp xúc với nhau
-Thế lý do gì mà anh xông vào nhà tôi - tôi khó chịu lườm hắn - anh cũng có gan lắm đấy, anh không sợ gia đình tôi cho anh một trận à?

Hắn máy móc:
-Cũng có thể ! tôi xui lắm mới bị gia đình cô chém giết

Tôi lại liếc hắn :
-Anh dùng từ hơi quá rồi, anh đừng nghĩ ai cũng sổ sàng như anh. Bây giờ mời anh ra khỏi nhà tôi giùm cho
-Không, không tôi lỡ lời, tôi không cố tình chọc tức cô, nhưng cô có thể cho tôi ít thời gian ở đây không?

Tôi trợn mắt, gắt gỏng:
-Ở nhà tôi...?
-Ừ!
-Anh có bị hâm không vậy? tôi xin nhắc lại tôi và anh hoàn toàn xa lạ, tại sao tôi lại phải chứa một kẻ xa lạ trong nhà mình, anh rõ điên rồi
-Nhưng...tôi xin cô được được hay không?
-Ok, Ok vậy anh làm ơn cho tôi biết anh vào nhà tôi với mục đích gì?
-Tôi đang chạy trốn, tôi chạy trốn một người.... ồ không...đúng hơn chạy trốn một con quaí vật hung tợn

Tôi phá lên cười, cười ngất ngư, cười đến vỡ bụng, nhìn mặt hắn trông thật ngố, tiếng cười của tôi vỡ cả nhà, mẹ tôi từ trên lầu chạy xuống hớt hơ hớt hải
-Chuyện gì vậy Bình, con gái con đứa cười gì mà như con trai, không ý tứ gì cả lỡ có khách thì sao? con...- mẹ tôi thấy có sự hiện diện của hắn, tôi cứ tưởng mẹ tôi sẽ ngạc nhiên, và tôi lại sắp khổ sở mà giải thích cho rành rẽ, nhưng không, người mỉm cười lo lắng
-Ồ, Bảo cháu bị sao thế naỳ? ai làm mặt mày cháu sưng tấy vậy? còn gì đẹp trai nữa

Tôi kinh ngạc hỏi:
-Mẹ quen biết tên này à?

Mẹ tôi nói huyên thuyên:
-Hàng xóm mới dọn tới đó con, thằng nhỏ dễ thương hết sức, nó vừa tới là đã lễ phép đến chào mẹ, rồi mong nhờ sự giúp đỡ lâu daì, vì nó không phải là dân ở đây, quê nó ở Gò Công Đông-Tiền Giang, lên thành phố sinh sống do ông anh làm việc ở trên này
-Mẹ có vẻ rành qúa nhỉ? mới quen mà con ngỡ quen từ xa xưa rồi
-Hi hi -Bảo cười, không nói gì, chỉ duy cặp mắt có chiều van lơn, cầu cứu. Tôi hiểu Bảo muốn được ở nhờ nhà tôi ít giờ

Mẹ tôi có hỏi về vết thương trên mặt của Baỏ, Bảo ơ hờ giải thích do sự vấp té ở cầu thang nhà mình, riêng tôi thì biết vết thương đó là do ẩu đả, một trận chiến giữa những người con trai. Con trai thích dùng vũ lực chứng tỏ mình là anh hùng lắm. Tôi ngoắc Bảo lại gần, quay qua nói với mẹ

-Để con đưa Bảo đi rửa mặt, rồi sát trùng vết thương, mới dọn về đây chắc người nhà cậu ấy không có thời gian chăm sóc cậu ấy đâu, phải không nhóc!
-Bình- mẹ lườm tôi- con đâu có lớn hơn người ta đâu mà gọi người ta bằng nhóc, vô phép quá đi.
-Không sao đâu bác- Bảo ngoan ngoãn đến lạ lùng- Cháu còn con nít lắm, nên gọi nhóc cũng được à - Bảo cười, đá lông nheo với tôi - phải không bà chị yêu dấu?!

Sự xuất hiện đột ngột của Bảo làm người nhà tôi ai cũng bị choáng. Ấn tượng ban đầu Bảo dành cho họ là một thằng nhóc sống kiểu dân hè phố. Còn với Bảo thì cậu ta luôn nở cái nụ cười quaí lạ, gặp ai cũng chaò, cũng giới thiệu mình tên Baỏ, nhà ở gần bên, nhìn cách cậu ta xã giao cũng khiến tôi mắc cười, trông giống như anh nhà quê lên tỉnh, mà Bảo thì quả thật mới từ duới quê dời lên mà.

Sau khi sát trùng vết thương cho Baỏ, chúng tôi ngồi bên nhau, vị trí là ngoaì ban công. Tôi hỏi Baỏ:
-Cậu tên gì?
-Quốc Baỏ - Bảo đáp gọn lỏn, tôi hỏi tiếp
-Bao nhiêu tuổi?
-Mười chín
-Bằng tuổi tôi! thế bạn có thể kể tôi nghe vì sao bạn ra nông nổi naỳ, cái gì khiến cho bạn gần như tệ haị, khuôn mặt bạn méo mó đến đáng thương

Như rà trúng tần số, Bảo bất ngờ nhảy dựng lên, chân tay của Bảo múa máy liên hồi, Bảo như cố hết sức diễn tả lại cái hoàn cảnh xảy ra sự việc, tôi nhìn Bảo mà chóng mặt, Bảo bực dọc nói:

-Tôi phải quần nhau với một con quaí vật khủng khiếp, con quaí vật này dữ tợn lắm, tôi từng bị nó bắt làm tù binh, tôi phải nấu cơm hầu nó ăn, phải dùng tay quạt cho nó ngủ, thế mà chỉ vì hôm nay tôi làm vỡ chiếc cốc thủy tinh của bà la sát người yêu quái vật tặng, thế là nó đòi ăn tươi nuốt sống tôi...

Tôi ngây thộn, khó hiểu nhìn Baỏ, Bảo cứ luôn miệng kể về quaí vật, người tình của quaí vật là bà la sát, bà ta thường ỏng eọ, quaí vật thì hung hăng, còn bảo lại thành tù binh. Tôi cảm thấy mình dường như sa vào một giấc mộng cổ điển, thời chiến của bọn quý tộc nước ngoaì, thế giới của bọn phù thuỷ. Tôi mệt moỉ, sự mệt mỏi làm tôi cáu gắt, tôi thấy câu chuyện không thực tế, và Bảo chắc là người của sao hoả, hay của một hành tinh, đại loaị như ở cung trăng rớt xuống.
Tôi chau maỳ:
-Thời buổi này mà còn quaí vật sao? thật hoang đường, thật phi lý, tôi tiếc là tại sao quaí vật không ăn phức bạn đi, để tôi khỏi phải nghe bạn kể một câu chuyện khó nghe, khó tin, bạn tưởng tôi là em bé lên ba chắc

Bảo ngẩng người, Bảo chợt dùng tay quẹt mắt, hình như Bảo khóc, tôi bối rối:
-Bạn sao thế, con trai ai lại khóc.

Bảo bỏ tay xuống, buồn bã lắc đầu:
-Tôi nào có khóc, tôi...tôi chỉ buồn cho cái thân phận của mình. Tôi từ nhỏ tới giờ đã là caí gai trong mắt của anh tôi, tôi luôn bị anh ta bức hiếp, hành hạ, anh ta xem tôi như chiếc bàn, đôi khi là chiếc ghế, có lúc tôi là cái gối, hay một vật gì mà anh ta có thể ném đi được, thì tội vạ gì tôi không xem anh ấy như quaí vật, tôi ghét anh ấy, tôi thù anh ấy...!

Trên đời này sao lại có người anh bất nhơn như vậy, hình ảnh Bảo trước mặt tôi là một con người đáng thương. Bảo thấy tôi im lặng, Bảo sợ tôi chưa tin, nên đã banh toạt áo ra, tôi trố mắt trước những vết sẹo thì Bảo đã vội vàng quay người cài nút. Khi Bảo quay trở lại đối diện tôi, mặt anh chàng đỏ thẹn, à thì ra Bảo cũng biết xấu hổ, tôi bất giác nhoẻn một nụ cười vô tư. Tình bạn chúng tôi bắt đầu từ dạo đó!

Tôi là con bé dở hơi
Mẹ sinh tôi chẳng chọn nơi, chọn thời
Khi tôi mở mắt chào đời
Quê mùa lọt giữa đất người thành đô

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 6 trang (53 bài viết)
[1] [2] [3] [4] ... ›Trang sau »Trang cuối