Trang trong tổng số 39 trang (382 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Tình cờ nhỉ? Sáng nào nhà tỉ cũng "bị nghe" mấy câu này!:D Nó là khúc dạo đầu trong đĩa nhạc về Huế, do ca sĩ Hương Mơ hát mà tỉ mua tặng một thành viên trong nhà- từ đó trở đi nó thành "kinh nhật tụng" ở nhà tỉ! :P
Tỉ cũng chưa rõ là của ai, chắc là xuất phát từ giáo lý nhà Phật, nhỉ?:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

Em thấy cái này, copy vào để mọi người xem thử.


===***===


NHÀ TỪ THIỆN PHẠM ĐĂNG SIÊU
Nhóm Hành Thiện



Bác Phạm Đăng Siêu sinh ngày 4 tháng 7 năm Nhâm tý (1912) tại Phú Hòa, kinh đô Phú Xuân, thành phố Huế. Nguyên quán thôn Tân Niên Đông, huyện Tân Hòa, phủ Tân Định, tỉnh Gò Công. Song thân Bác là cụ ông Phạm Đăng Nghiệp và cụ bà Tôn Nữ Thị Uyên, thuộc gia đình quý tộc giàu có.

Lúc còn tại thế, tư chất rất thông minh. Thuở thiếu thời, Bác là người hiếu học, từng theo cụ Phan Bội Châu học văn chương chữ nghĩa và khá giỏi về môn Kinh Dịch. Đặc biệt Bác có một tâm hồn cao thượng, giàu lòng vị tha, có một ý chí kiên trì bền vững, tính thích tự do, sớm tách rời cuộc sống chung với gia đình, hàng ngày Bác đi bán báo để độ thân và giúp các bạn nghèo tiếp tục tự học. Với cách sống như vậy Bác cảm thấy có một cái gì đó hạnh phúc.

Khi lớn lên Bác lập gia đình, làm bạn đời với bà Nguyễn Thị Thừa, pháp danh Tâm Dư, quê làng Lương Quán, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên, sinh hạ được hai gái, một trai : Cô Phạm Thị Cẩm Xuân, Phạm Thị Cẩm Du và cậu Phạm Đăng Lộc. Cậu Lộc mất sớm, hai cô con gái đã có gia thất.

CON ĐƯỜNG HÀNH THIỆN:

Bác có những phẩm chất đặc biệt mà ít thấy ở nhiều người khác. Từ hồi thơ ấu, Bác đã giàu lòng bi mẫn, có một cảm thông sâu sắc trước những cảnh đời đen bạc đua chen, những kiếp người cùng khổ, thương đau, bệnh tật neo đơn, ít người đoái hoài. Do đó, Bác luôn trăn trở day dứt, suy tư : phải làm gì đây để chia sẻ một phần nào những bất hạnh khổ đau của con người.

Xuất thân từ gia đình Phật tử chân chính, Đạo Bồ đề đã soi tỏ tâm tư vốn có, Bác quy y với Hòa thượng Kim Cang, thọ tại gia Bồ tát giới pháp danh Tâm Thành, tự Thiện Niệm. Với niềm tin sâu sắc vào đạo giác ngộ, Bác thấy được nguyên nhân đưa đến mọi sự khổ đau và phải rời bỏ bến mê, phải có phương pháp diệt khổ. Từ đó, Bác phát tâm làm hạnh nguyện từ bi, độ sanh Túc duyên và hạnh nguyện tròn đầy. Bác dấn thân vào con đường hành thiện lợi tha.

Không quản ngày đêm mưa nắng dãi dầu, với chiếc áo đen bạc màu, chiếc xe đạp dáng cũ kỷ và đôi túi xách hai bên, có khi quần ống cao ống thấp, đầu đội chiếc mũ nhựa rộng vành sạm nắng mưa, phó mặc sắc tướng bên ngoài với gió sương. Âm thầm lặng lẽ, Bác đi từng nhà hảo tâm, góp nhặt những nắm gạo tình thương đem đến tận người nghèo khổ, ốm đau hoạn nạn, neo đơn côi cút; tận những nơi xa xôi núi rừng biển cả, xóm làng quạnh quẻ. Nơi nào có người cùng khổ nơi đó co dấu chân Người. Bác đến với tình thương chân thật, lòng từ bao la, không một mảy may phân biệt người này kẻ nọ xa gần thân sơ hay thành phần xã hội.

Tuy nhiên, cuộc đời không mấy khi suông sẻ đơn giản, chẳng mấy ai thuận buồm xuôi gió được mãi. Bác gặp nhiều nổi thăng trầm, phải cáng đáng để cho đạo đời trọn vẹn. Năm 1964, người bạn trăm năm của Bác đã từ giã cõi trần. Sau đó, năm 1967, cậu Lộc, con trai cũng giã từ vĩnh viễn Bác. Tiếp đến, những biến cố chiến tranh xảy ra dồn dập, bom rơi đạn lạc, đi lại khó khăn. Tuy nhiên, Bác đã cảm nhận được cuộc đời là giả hợp sắc, sắc sắc không không, còn duyên thì hợp hết duyên thì tan ; Bác thường nhắc :

"Cuộc đời sắc sắc không không,

Trăm năm còn lại tấm lòng Từ bi".


Nhờ tha lực của các đấng Đạo Sư chân tu, nhờ nguyện lực kiên cố chí thành, Bác đã vượt qua nhiều chướng duyên trở ngại, chững chạc tiếp tục kiên trì trên bước đường hành đạo, mỗi ngày như mọi ngày, hoa tình thương của Bác vẫn nở nộ lớn mạnh, tỏa cùng khắp vạn nẻo, thấm nhuần sâu sắc trong từng con người, từng giai cấp xã hội gần xa, nhất là Nhóm anh chị em theo chân Bác đi hành thiện, cảm nhận sâu sắc lòng từ bi của Bác, quyết cố gắng noi gương Bác, âm thầm lặng lẽ làm những việc của Bác thường làm như bao ngày nhưng vẫn thấy còn xa vời chưa tròn đầy như Bác được. Song đối với Bác chẳng là gì hết "Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng". Bác đã thực hiện hạnh "Vô ngã, Vô tướng, Vô tác", lúc nào cũng khiêm cung kính cẩn, thường đảnh lễ trước các vị Tôn túc xuất gia, cung kính trước các vị cư sĩ tài đức. Bác thường lắng nghe, ít nói, chỉ làm và làm. Bác cũng không quên ân cần hỏi han những người bạn nghèo khổ neo đơn. Bác xem họ là những vị Bồ tát nghịch hạnh để giúp Bác làm tròn hạnh nguyện lợi tha mà không màn đến sắc tướng danh lợi.

Nhiều người được Bác dìu dắt, thực hành hạnh nguyện lên đến hàng trăm, những người phát tâm trợ duyên thì rộng khắp, từ địa phương trong nước đến hải ngoại, đủ các thành phần, vị trí trong xã hội và các tổ chức từ thiện, các nhà hảo tâm, đã đặt niềm tin tuyệt đối nơi Bác, không một chút ngần ngại về quá trình cống hiến hy sinh vì đại nguyện, vì tình thương chia xẻ đến mọi người nghèo khổ, bệnh tật, với mục đích làm vơi bớt khổ đau, mang lại cho họ một nguồn an ủi vô biên. Bác cũng không quên cúng dường đến chư Tăng, Ni trợ duyên tu hành, xiển dương Chánh pháp và giúp đỡ luôn các Cô nhi viện, Nhà trẻ mồ côi...

Tình thương của Bác thật bao la như biển cả. Hơn 50 năm nắng dãi mưa dầu, hăng say hành thiện cho đến lúc chân mỏi gối mòn, tuổi già sức yếu, nằm trên giường bệnh Bác còn ân cần dặn dò các anh chị em trong Nhóm khi làm công hạnh phải nhớ lưu tâm "cách cho hơn của đem cho", "anh chị em phải giữ gìn từng lời nói, từng cử chỉ và lối sống hằng ngày sao cho trong sáng, đừng để danh, lợi, tình quyến rũ". Thật là những lời dặn sâu sắc, đầy cả một lòng từ bi vô tận.

Tuổi hạc đã cao, nguyện lực thì vô cùng, định luật vô thường chi phối, xác thân giả hợp đến kỳ đã mãn. Bác đã nhẹ nhàng vĩnh biệt chúng ta ra đi vào lúc 3 giờ sáng ngày 12 tháng 3 năm Giáp Tuất (1994) hưởng thọ 83 tuổi đời.

Tang lễ của Bác Siêu đã được cử hành vô cùng trọng thể và trang nghiêm dưới sự chứng minh của Hòa thượng Thích Thiện Siêu Trú trì Tổ đình Từ Đàm với sự hộ niệm của chư Tôn Hòa thượng, chư Thượng tọa, Đại đức Tăng, Ni trong Giáo hội, các đạo hữu và Phật tử thuộc các Niệm Phật đường, Đạo tràng, các Gia đình Phật tử, cũng như quý vị Linh mục, các chị Nhà phúc đến kính viếng. Các giới chức, đoàn thể xã hội cùng tất cả bạn nghèo đã từng được gần gũi với Bác và thân bằng quyến thuộc, anh chị em trong các Nhóm Từ Thiện khắp mọi nơi đã trở về chia buồn, cầu nguyện, phúng điếu và tiễn đưa linh cửu của Bác đến nơi an nghỉ cuối cùng, an táng tại khuôn viên Tháp địa của Tổ đình Tường Vân, thuộc xã Thủy Xuân, thành phố Huế.

Bác mất đi để lại sự ngậm ngùi, mến thương cho tất cả mọi người gần xa. Nhóm Hành Thiện mất đi một người Thầy, người Hướng đạo, người Cha, người Anh gương mẫu và gia đình mất đi một người thân quý mến.

Đất thần kinh ngàn năm văn vật, khuất đi một bóng trăng già giữa vạn lòng người, ngàn cây nội cỏ ! Nhưng Bác ơi ! Tuy thân của Bác đã ra đi, song tinh thần và hạnh nguyện của Bác vẫn còn tỏa sáng khắp núi sông, vượt không gian khắp chốn Ta-bà. Bác tiêu diêu về miền Cực lạc. Chín phẩm sen vàng chói lọi trên con đường xưa hạnh nguyện Bác đi. Nhóm Hướng Thiện chúng tôi, những người con vâng lời Bác vẫn mãi mãi nối tiếp trên con đường đó không mỏi mệt, để trang trải, chia xẻ tình thương đến với người nghèo, tiếp tục gieo hương tỏa ngát chốn phàm trần trong mọi miền u tối./.



Cố đô Huế, Mùa Xuân Ất Hợi 1995
NHÓM HÀNH THIỆN (kính soạn)
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

demmuadong

Lại thấy cả bài này, tuy nhiên đoạn cuối có lẽ là đã bị cắt...

===***===

Giã từ cậu, má con ra đi;
Ơn đức sanh thành dạ khắc ghi;
Bên gối dập đầu con bái biệt;
Lạy chào cha mẹ phút phân ly;
Phân ly con biết nói lời chi.
Xuất gia, xuất giá cũng đồng đi,
Bước chân chẳng dám quay nhìn lại.
E nỗi thâm tình lệ ướt mi!
Từ nay huynh đệ cách đôi bờ,
Xin giã từ anh ở lại đời.
Phụng dưỡng song đường trong bóng xế.
Thay người em nhỏ chốn xa khơi.
Đã chết cuộc đời trong nẻo đạo,
Cùng bóng từ quang tỏa ánh ngời.
Bác lái đò ơi qua cho kịp,
Rước kẻ hồng trần bỏ cuộc chơi.
Thôi chào người nhé bạn đường ơi,
Trần thế nay ta bỏ cuộc chơi.
Một bước chân đi không trở lại,
Phật tự từ đây định chốn nơi.
Phai bóng người thân, phai tục lụy,
Dặm ngàn quê cũ tách xa khơi.
Đem thân nương ép tòa sen thắm
Rực ánh hồng quang tỏa khắp nơi.

Dứt nguồn sanh tử, cạn bể dục tình
Độ thóat mình - người, đồng lên giác ngạn

Xin tâm con bình thản,
Trứớc nghịch cảnh cuộc đời,
Dẫu bị mắng bằng lời, hay bằng điều mưu hại.

Trăm năm trước thì ta chưa có.
Trăm năm sau, có lại hoàn không.
Cuộcđời sắc sắc, không không.
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi.


Tâm bất biến, giữa dòng đời vạn biến.

Đập nát võ vô minh, tát cạn sông phiền não.

Xuân đến rồi xuân đi
Nhưng xuân lòng bất diệt

Dòng đời như nước chảy xuôi,
Thân người nào khác hoa tươi chiều tàn,
Được thua vinh nhục thế gian,
Chỉ là mây nổi theo làn gió trôi.
Xuân về hoa nở đẹp tươi,
Để lòng thanh thản, mỉm cười đón xuân.

Thương người bao nhiêu cũng là thiếu
Ghét người chút xíu cũng là dư

Ngược dòng đời, thẳng bước đi,
Khen chê chẳng bận, thị phi chẳng màng.

Lỡ gởi thân chốn nhọc nhằn,
Áo cà sa khóac nguyện dần thóat ly.

Áo trần con lỡ mặc vào,
Nợ trần con biết ngày nào cởi ra.

Cuộc hồng trần xoay vần quá ngán,
Kiếp phù sinh tựu tán mấy năm hồi.

Cõi hồng trần gởi thân trăm tuổi,
Kiếp phù sinh thay đổi mấy trăm lần.

Thân như chớp có lại không,
Cỏ cây xuân thắm rồi đông úa tàn,
Sợ gì suy thịnh thế gian,
Thịnh suy như cỏ bên đàng treo sương.

Tôi có tình yêu rất mặn nồng,
Yêu đời, yêu đạo lẫn non sông
Tình yêu chan chứa trong hoàn vũ
Chẳng phải yêu riêng khách má hồng.

Lòng danh lợi nguội lâu rồi
Bước chân thanh thản, dạo chơi cửa thiền

Mặc dù tôi đang thời niên thiếu,
diện mạo hiền từ lòng dễ xiêu.
Song, đã quyết chí tìm đất Phật
... Thì cứ say cho xa đừng phải nhớ.
Thì cứ điên cho đổ vỡ đừng buồn...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Hai bài này cũng chưa thể chắc chắn được xuất xứ và t.g được,
khổ thơ mang ý nghĩa răn dạy nên rất nhiều người mượn ý, biến tấu thêm, và cũng không ít dị bản, mong những ai có thêm thông tin thì đóp góp giúp vì mình cũng đang muốn biết xuất xứ và t.g
Cảm ơn.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tvdai

Cảm ơn mọi người đã rất nhiệt tình cho tôi nhiều tham chiếu của điều mà tôi quan tâm!
Qua đây tôi bắt đầu có suy nghĩ là : có lẽ trong cao dao Huế hoặc trong triết lý giáo huấn của vị cao tăng nào đó có một "điệu thơ" gốc kiểu này. Sau đó nhiều người "sửa" lại theo kiểu tam sao thất bản mà một trong số đó có thể đã là Bùi Giáng.
Xin phát biểu cảm tưởng riêng của tôi là nhiều bản khác mà tôi biết cũng như bản
"Trăm năm trước thì ta chưa có
Trăm năm sau  có cũng như không
Cuộc đời sắc sắc không không
Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi"
nghe có vẻ "cải lương" hơn bản mà một người bạn đã đọc cho tôi.

Mong có thêm nhiều thành viên góp thêm ý.
Xin cảm ơn mọi người!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhathoe

Mình đang muốn tìm hiểu đặc điểm về thanh điệu,gieo vần,ngắt nhịp của thể thơ ngũ ngôn và thất ngôn.Mình là dân Kĩ Thuật không hiểu nhiều về thơ.Mong mọi người giúp đỡ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Theo tôi được biết thì thơ ngũ ngôn chia làm 2 loại đó là "Cổ Thể" và "Cận Thể"
Loại cổ thể tức là dựa trên hệ thống hiệp vần của thơ Đường

Ở loại này vần cơ bản là vần chân bắt theo các số câu 1-2-4-6-8 nếu là kiểu bát cú hoặc 1-2-4 nếu là thể tứ tuyệt) : loại cận thể tức là dựa trên hệ thống hiệp vần của thơ tự do ( ở loại này vần đi tương đối tự do ko phụ thuộc vào các số như thơ Đường, có thể liên vận-các vần bắt sát chân nhau, có thể là gián cách-các vần cách câu mới bắt...

Thơ ngũ ngôn Đường luật cũng giống thơ thất ngôn Đường luật, hoàn toàn giống về niêm, về cách gieo vần, nhưng về bằng trắc thì chỉ có 2 tiếng 2-4 nên theo thứ tự B-T hay là T-B, cứ như thế.
Ví dụ:

Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử quan
Thái bình nghi nổ lực
Vạn cổ thử giang san.

Một số thông tin mà mình đã được đọc, tuy không đầy đủ lắm, bạn có gắng tìm thêm các tư liệu về thể này nhé, chúc bạn thành công với thể Ngũ Ngôn
Thân ái
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thi Vien_7569

ok, vần ai và vần ay van thì cung được nhưng không được hay
Nhưng hôm nay tui lại có câu hỏi nữa muốn hỏi các chư vi:trong thể thơ đường luật thì vần "ai" và vần "oai " có vận được không?!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Đã xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Đã xoá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 39 trang (382 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] ... ›Trang sau »Trang cuối