Anh tốt thật đấy nhưng suốt đời anh chẳng có chính kiến của mình. Nghe ai nói anh cũng thấy phải. Làm lãnh đạo mà chẳng quyết đoán, cái gì cũng giải quyết bằng tình cảm. Ở nhà, em là bờ vai cho anh dựa đã quá mỏi mệt rồi. Việc lùng bùng rắc rối ở cơ quan , anh cũng trút cả lên đôi vai nhỏ bé của em. Em làm sao gánh nổi. Rồi lại nghe cái bọn nhân viên "tham mưu thì ít, âm mưu thì nhiều" nó tỉ tê, thẽ thọt. Rồi thì bảo rằng vợ xui dại xui khôn. Em chẳng đủ sức để anh tựa nổi mãi được đâu anh ơi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hôm nay, anh xin nghỉ ở nhà một tuần để trồng lại toàn bộ hàm răng dưới. Khổ thật! Lúc răng còn khoẻ thì chẳng có miếng ngon mà ăn. Lúc có chút của ăn của để thì răng rụng hết chẳng ăn được gì.
Hôm qua, đang ở bưu điện thì thầy Chu Hà gọi điện hỏi thăm.Thầy bảo: Đoc tập thơ các em gửi mới biết cuộc đời An Ngải khổ thế! Thầy tự trách mình làm bí thư Đoàn trường mà sao không biết có một Đoàn viên không nơi chốn đi về. Hôm qua, thầy gọi cho An Ngải rồi, An Ngải bảo:Trường sư phạm hàng ngàn con người, làm sao thầy biết hết được. Em không trách thầy đâu. Hoài Thy thương em lắm!Thầy tự hào vì em, Hoài Thy ạ.
Thầy ơi! Hơn ba mươi năm xa thầy rồi. Con bé Hoài Thy mơ mộng năm nào giờ đã nên bà. Mặc dù được mọi người khen ngợi, em biết rằng em chưa thật tốt như thầy nói đâu. Em thương và lo lắng bù đắp cho An Ngải hết lòng nhưng càng về sau, em càng tự thương mình lắm thầy ạ...
Hôm nay rằm, em lại thắp hương cho bố mẹ chồng và bố đẻ mình. Có một lần, con gái em hỏi:
-Mẹ ơi! Ông bà nội mất sớm, lại không biết tiếng Kinh, còn mẹ thì lại không biết tiếng Dân tộc thì mẹ khấn làm sao ông bà hiểu được mẹ nói gì
-Con ạ , mẹ không duy tâm đâu. Nhưng khi thắp hương, mẹ luôn thầm hứa với ông bà nội sẽ bù đắp cho bố con tất cả... và mẹ đã làm được như vậy, dù có lúc mẹ tưởng gục ngã...
Thầy ạ! Em giờ không còn vất vả như hồi mới theo chồng về miền đất heo hút này nhưng đôi khi chạnh buồn. Giá An Ngải mạnh mẽ, quyết đoán hơn, giá An Ngải cho em một bờ vai để tựa chứ không phải cả đời chỉ tựa vào vai em?
Em chỉ nghĩ thế thôi mà không thể nói cùng ai được, kể cả thầy. Có một bạn thơ rất hiểu em như đọc được suy nghĩ của em vậy nhưng em cũng không dám tỏ bầy, sợ ảnh hưởng đến gia đình nhà người ta, thầy ạ...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Mình chẳng rao bán trái tim đâu!
-Một trái tim khô héo, nát nhàu
Nỡ nào dâng tặng người yêu dấu?
Nỡ nào để người khác quặn đau?
Mình chẳng rao bán trái tim đâu
Cứ thoi thóp thở trong ngực sâu
Trái tim yếu mềm và kiêu hãnh
Giấu đi...để được ngẩng cao đầu.
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Nhện ơi! Xin chút tơ vương
Để tôi ngơ ngẩn giữa đường...làm thơ!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tự dưng, hôm nay lại muốn chui ra khỏi tổ để giao lưu thơ cùng các bạn. Vào trang " Rao bán trái tim" và "thơ hai dòng" viết mấy câu , lại muốn đem về "nhà mình" đọc, ngẫm ngợi chút thôi cho thay đổi không khí, đỡ tẻ nhạt. Nguyệt Thu đọc được chắc cũng cảm thông, đừng nghĩ mình đi lạc chủ đề nhé!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Hôm nay mới vào đọc topic này. Đọc một hồi, đang dở trang thứ 3.
Có rất nhiều xúc cảm. Biết đâu từ những câu chuyện ở đây, mình viết được một cái truyện ngắn thì sao.
Tại sao Hoài Thy lại dùng tình thương thay cho tình yêu nhỉ. Ấy là nói lúc ban đầu cơ.
Hai khái niệm đó chỉ có phần giao thoa rất nhỏ, đó là sự quan tâm đến nhau mà thôi.
Còn lại là khác nhau, khác nhiều lắm.
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Xin lỗi gửi nhầm bài
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
cho em gửi 1 chút lòng
Đằng sau nụ cười là.......... nước mắt! Đằng sau nước mắt là.......... niềm đau! Đằng sau mối tình là.......... tan vỡ! Đằng sau nỗi nhớ là.......... tình yêu! Đằng sau lời yêu là ..........dối trá! Đằng sau lạnh giá là.............
Nhân tựa hoa phi tiếu đoạn trường
Nghìn xuân nhất khắc mộng dạ duyên
Phù du chi mệnh phong trần tuý
Đại mạc trường giang luỵ lệ sầu
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Anh Tường Thuỵ: Lúc đó, HT mới học hết lớp 7 {cũ) và mới...16 tuổi- một con "mọt sách" không có người hướng dẫn, nhiễm tư tưởng Giăng - Van-Giăng từ rất sớm.(Em đọc "Nhũng người khốn khổ" của Vic to -Huy Gô từ năm học lớp 1).
Tháng 6/1973:
Thấm thoắt năm học thứ nhất đã trôi qua trong trường trung cấp sư phạm. Bữa cơm chia tay chiều hôm ấy, mọi người khóc nhiều lắm- nhất là những đứa học trò năm đầu tiên xa nhà. Chúng khóc vì sung sướng sắp trở về gặp bố mẹ; khóc vì phải xa những người bạn thân thiết mới quen; khóc vì nhớ thầy cô, nhớ mái trường sư phạm thân yêu. Hoài Thy có lẽ là đứa khóc nhiều nhất. Nó chẳng còn đủ sức để nấc lên thành tiếng hoặc ôm nhau dúi dụi như bọn con gái lau nhau bằng nó.
Tiết 5 sinh hoạt lớp hôm nay, thầy Quỳnh- chủ nhiệm lớp đề nghị 3 người nhà ở Sơn La ở lại làm nhiệm vụ trực trường trong dịp hè.(Hai tỉnh Lai Châu và Nghĩa Lộ ở xa cho miễn). Cô Ngoan, 35 tuổi, lớp phó phụ trách đời sống vật chất nhà ở thị xã Sơn La giơ tay xung phong đầu
tiên.Tiếp theo là cô Quỳ, 30 tuổi nhà ở Mai Sơn giơ tay. Thầy Quỳnh gợi ý:
-Hai chị cán bộ xung phong rồi! Bây giờ một em học sinh xung phong ở lại coi trường đi.
Nó ngước nhìn cái Hoa, cái Hà, cái Nguyệt cùng ở Sơn La với nó, cũng "chíp hôi" 16 tuổi như nó. Bọn chúng giả vờ cúi mặt xuống bàn, chả ai nhúc nhích động đậy. Nó ngượng quá, bèn rụt rè giơ tay. Thầy Quỳnh vui mừng, biểu dương liền:
-Thầy hoan nghênh tinh thần xung phong của Hoài Thy. Vậy là đã có 3 người xung phong ở lại trông trường. Ta chuyển sang bàn về việc khác.
Nó là đứa giàu tình cảm nhất trong gia đình. Nó nhớ bố mẹ và các em vô hạn . Mặc dù từ Thuận Châu xuống thị xã Sơn La chỉ cách có 32 km nhưng hồi đó đường xá tàu xe đi lại rất khó khăn nên với nó thật là xa vời vợi.
Nó xung phong ở lại trường không phải là sĩ hão, cho oai mà đơn giản là để "lập công chuộc tội ". Mà nó có tội tình gì đâu cơ chứ! Việc thầy hiệu trưởng và chú trưởng phòng tổ chức ưu tiên cho riêng nó không phải đi làm là ở cơ sở 2 nửa tháng, đến khai giảng mới theo xe của bố lên trường nó không hề biết. Nhưng việc đó đã để lại ấn tượng xấu trong mắt nhiều người. Sau này nó không muốn gặp lại thầy hiệu trưởng và chú trưởng phòng tổ chức nữa. Nó muốn bước bằng đôi chân của chính mình chứ không phải núp dưới cái danh của bố. Rồi bằng năng lực tiếp thu và vận dụng kiến thức, bằng thái độ khiêm tốn, chan hoà, cởi mở , sẵn lòng giúp đỡ mọi người, nó đã nhanh chóng lấy lại tình cảm của mọi người, không ai nhìn nó như một vật thể lạc lõng trong lớp nữa. Nhưng dù sao nó hy sinh tình cảm gia dình ở lại trông trường cũng là phải đạo.
Đêm hôm ấy, ngủ mơ nó đã khóc vì nhớ bố mẹ và các em. Gần sáng, nó bật diêm thắp đèn ngồi viết mấy dòng thơ tặng mẹ:
Sáng bừng tỉnh dậy thấy mưa rơi
Nhè nhẹ ru...con lại mơ rồi
Vẳng tiếng mẹ gọi con âu yếm
Ở tận phương xa, mẹ nhoẻn cười.
Mẹ ơi! Hỡi mẹ kính yêu ơi!
Con lại đi xa bước vào đời
Những sớm chiều bơ vơ xa mẹ
Giọt nước lênh đênh giữa biển khơi
Dù thời gian có trôi mãi mãi
Tóc mẹ yêu có bạc phơ phơ
Con vẫn là đứa con bé dại
Nũng nịu , yêu thương mẹ vô bờ...
Nó nghe có tiếng xe ca hợp đồng vào tận trường đón các giáo sinh về Lai Châu , Nghĩa Lộ, Sơn La nghỉ hè mà nghe lòng trống trải buồn tênh. Nước mắt nhạt nhoà, nó chạy vào giường trùm chăn kín đầu, không đủ can đảm vẫy tay chào mọi người nữa. Khóc nhiều mệt quá, nó chìm vào giấc ngủ triền miên...
...Có ai lay lay người nó dậy:
-Dậy ! Dậy ăn cơm thôi cháu! Các cô nấu cơm chín rồi này. Chiều nay,cô cháu mình sẽ dọn cỏ vườn hoa trước cửa lớp...
Nó nhận ra cô Ngoan, ánh mắt trìu mến , âu yếm nhìn nó. Cô Ngoan không đẹp nhưng có ánh mắt nhìn nhân hậu và giọng nói biểu cảm đầy nữ tính.
Cô Quỳ tay cầm nắm lá bí, đi cùng người đàn ông to cao vạm vỡ. Hoài Thi dụi dụi mắt, nhận ra chú An Ngải ở Lai Châu về học .Giọng ngái ngủ, nó hỏi:
-Chú chưa về nhà ạ?
-Chú đâu có nhà mà về...
Người con trai 24 tuổi nhưng nom già nua , khắc khổ như ngoài ba mươi tuổi trả lời nó bằng âm sắc trầm buồn.
-Sao lại không có nhà?
Nó ngây thơ hỏi lại.
Cô Ngoan gạt đi:
-Chuyện đó kể sau. Mình ăn cơm kẻo nguội hết cả rồi. Từ hôm nay, An Ngải sẽ ăn cơm chung với cô cháu mình cho vui. An Ngải trông nhà, lợn gà cho vợ chồng thầy Thơ đi nghỉ phép...Mà Thy gọi Ngải là anh thôi ! Hơn có 7 tuổi mà gọi là chú nghe kỳ quá!
Biết thế, nhưng tất cả các chú là cán bộ đi học dù có vợ hay chưa có vợ nó đều gọi thế. Đó là cách phòng vệ từ xa của đứa con gái tỉnh lẻ mới lớn như nó.
Cô Quỳ có gương mặt đẹp nhưng người đã to thô lại cứng quèo, ăn nói bỗ bã chả có nét nào của một cô giáo nó từng được học.
Cô đập đạp vai An Ngải:
-Ngồi gần Hoài Thy đi! Tao trông hai đứa mày cũng đẹp đôi đấy !
An Ngải đỏ bừng mặt, còn nó tức phát khóc. Chả lẽ lại bỏ bữa đi nằm? Chả lẽ từ sáng để cô Ngoan lo toan chợ búa cơm nước, giờ lại trốn rửa bát? Thấy không khí bữa ăn có vẻ trùng xuống, cô Ngoan phá tan sự im lặng:
-Ngải kể cho các chị nghe về gia đình em đi!
Hoài Thy lảng ra bàn uống nước, rồi lẳng lặng đem chiếc guốc đã tuột quai ra đóng. Không muốn nghe họ nói chuyện với nhau nhưng câu chuyện họ rủ rỉ tâm tình cứ lọt vào tai nó.
Nghe An Ngải kể bố mẹ chết sớm, 5 tuổi đã di ở chăn trâu, bế con, lấy củi cho nhà giàu đổi lấy miếng cháy hoặc cơm thừa , canh cặn hàng ngày; rồi còn bị chủ nhà đánh chửi mỗi lúc làm con họ ngã hoặc thèm thịt quá, ăn vụng một miếng trong bát của con họ...hai người phụ nữ sùi sụt. Nó cũng không ngăn nổi những giọt nước mắt trào tuôn trên má...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
...An ngải kể tiếp:
Năm lên 9 tuổi, chú đã lần lượt đi ở cho 12 nhà trong bản. Một hôm, có cán bộ người Kinh ở Huyện uỷ vào nói với trưởng bản xin Ngải ra huyện bế con cho bác ấy, vợ bác ấy mới chết đột ngột để lại hai đứa con thơ dại. Khi về đến nhà, bác ấy mua cho Ngải một đôi dép cao su và hai bộ quần áo xanh sĩ lâm. Bác bắt cậu cởi bỏ bộ quần áo vá chằng vá đụp trên mình để tắm gội cho cậu . Đoạn, ném bộ quần áo cũ nhung nhúc chấy rận của Ngải xuống cái hố đào sẵn, dội nước sôi lên, rồi lấp đất lên. Cậu nhìn theo tiếc rẻ.
Nó cắn chặt môi để khỏi bật ra tiếng khóc.
Cô Ngoan cất giọng ngàn ngạt hỏi nó:
-Làm sao thế hở Thy ?
Nó không dám ngẩng mặt lên nhìn cô, chỉ chống chế yếu ớt:
-Cháu đóng quai guốc, bị đinh đâm vào tay.
An Ngải hốt hoảng:
-Sao ? Sao? Để chú xem cho...
Nó cúi đầu nhăn nhó :
-Không sao đâu ạ!
Cô Quỳ vừa ném tọt miếng cam to tướng vào họng, vừa lên giọng nạt nộ:
-Thôi cắt cái đoạn này đi! Nghe mày kể chuyện chấy rận, tao tởm quá, sắp nôn mửa ra rồi đây này!
Nó tinh ý và nhạy cảm nên hiểu rằng cô ây nói át đi như thế để che giấu nỗi xúc động trong lòng thôi. Người "khẩu xà, tâm phật" ấy mà...
Đêm ấy nó viết nhật ký, vừa viết vừa khóc...Trước đấy , đọc truyện " Tắt đèn" của Ngô Tất Tố nó đã khóc rất nhiều khi đọc đến cảnh cái Tí phải ăn thừa cơm của chó. Còn đêm nay nó khóc cho một người con trai nghèo khổ bằng xương bằng thịt. Trong mơ nó vẫn thấy hiện lên hình ảnh cậu bé 9 tuổi đi ngủ mà kẹp chặt đôi dép cao su vào nách, chỉ sợ trộm vào lấy mất...Cậu bé luôn phải ăn cơm thừa canh cặn chan cùng nước mắt...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook