Trang trong tổng số 13 trang (122 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Nguyệt Thu đã viết:
Hic! Mọi người ơi! Đây là chủ đề thơ mà! Sao lại thả toàn văn xuôi vào đây thế nhỉ? :P
Văn là thơ để buông xuôi
Thơ là văn lắp thêm đuôi có vần.
Thơ là văn đọc thất thần
Văn là thơ đọc không cần ngâm nga.

:D
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thayhuynh50

thayhuynh50 đã viết:
Tản mạn đôi dòng về ngày 20 tháng 11

             Thân gửi các bạn trên thivien,net,
      Ngày 20 tháng 11 đã qua. Ngày hội lớn nhất của nhiều gia đình Việt Nam, vì nhà ai cũng đều có học sinh, đời người ai cũng một lần là học sinh ...
    Nhân ngày này, các thầy cô đã nhận được những bông hoa tươi thắm, những lời chúc ngọt ngào, những kỷ niêm xuyến xao của một thời tu nghiệp, tác nghiệp, đứng trên bục giảng truyền kiến thức và ngọn lửa nhiệt tình cho các thế hệ. Là một thầy giáo, cũng như các đồng nghiệp khác, chúng tôi chân thành cảm ơn vì sự quan tâm chia sẻ đó của các bạn.
    Là một thành viên của thivien.net, tôi có dịp được đọc những dòng thơ của nhiều bạn viết trên diễn đàn qua từng trang riêng và trên chủ đề “ ...nhân ngày 20-11”. Tôi thực sự xúc động về tình cảm các bạn dành cho sự ngiệp “trồng người” nói chung và, cho thầy cô giáo nói riêng. Trước xúc cảm đó, tôi muốn làm một việc là ghi lại cảm nhận này trên một trang viết dưới dạng “bình thơ” mà một người làm về Khoa học tự nhiên như tôi là quá sức. Tuy nhiên, nghiệp làm thầy giúp tôi cố gắng vượt qua trở ngại đó, và xin viết đôi dòng tản mạn mà tôi cảm nhận được.
     Như bạn Hoa cỏ may đã viêt :
Mẹ là Mẹ dấu yêu
Cũng là cô giáo nhỏ
Dạy con từng nét chữ
Lời đầu tiên bi bô...


Vâng, người thầy và cũng là cô giáo nhỏ đầu đời cho mỗi số phận, chính là người mẹ. Mẹ sinh ra ta, cho ta sự sống và cũng chính me là người cho ta những kiến thức vỡ lòng...
       Sau cha mẹ là thầy cô cho chúng ta kiến thức để vào đời
Môi trẻ thơ cười - hoa nụ thần tiên
Ấm áp trao vào vòng tay nhân ái
Có trái tim những người thầy thắp lửa

(Đêm Sông Hồng).
       Đêm Sông Hông đã phác họa một cách rất hình tượng “Trái tim nhân ái của thầy cô đã truyền ngọn lửa ấm áp cho trẻ thơ, để trên môi các em – những mầm non tương lai – nở những nụ cười rạng rỡ an bình.
       Đi tiếp những chặng đường tìm học vấn cho mình, ai cũng phải trải qua một quá trình học tập và rèn luyện. Câu ngạn ngữ ngày xưa “Không thầy đố mày làm nên” tuy mang dấu ấn của một thời phong kiến nhưng hình như vẫn có tình thời sự của hôm nay. Chính vì thế mà anh Phạm Thôn Nhân đã viết :
   Tay ai cầm phấn,
   Vạch những đường vàng,
   Cho bầy con trẻ,
   Rộng bước thênh thang...

      Viên phấn trắng vẽ những nét sơ khai cho con trẻ đi theo đó, sẽ là những nẻo đường thênh thang cho một tương lai sán lạn những ngày mai sau. Cảm nhận đó lại được bạn Đăng Kha nhắc lại khi đã ở tuổi lớn khôn mà vẫn còn là học sinh : “Ngày 20/11 đã sắp đến rồi, tôi cũng đang bận bịu với việc thi cử, môn nào thấy cũng khó hết. Chẳng biết tại mình dốt quá hay sao. Những ngày này mình lại nhớ về một người thầy thuở nhỏ, người cầm tay cho mình viết những chữ đầu đời... hai chữ mẹ cha”
       Không phải chỉ là trẻ thơ, mà người lớn cũng đều như vậy, thầy cô giúp họ mở mang trí tuê, biết đọc cái chữ, biết viết hai từ mẹ cha và những nỗi niềm tâm sự của đời mình :
Dạy viết chữ, dạy phát âm,
Dạy con số, dạy cộng, nhân, chia, trừ,
Thầy trò mải miết say sưa,
Không trường, không lớp, không giờ giải lao

(Nguyễn Đăng Trân)

       Kết luận công việc truyền tri thức cho con người, anh Nguyễn Trọng đã có một vần thơ rất hay
Gương trong nhà giáo việt nam
Soi vào lớp trẻ sinh ngàn hoa thơm

NT
       Chính cái nghiệp làm thầy cũng là một niềm đam mê, một nỗi đa đoan của các thế hệ giáo viên nối tiếp nhau, họ yêu nghề, yêu người và cả sự đam mê nữa :
Bởi vì đã trót đa mang,
Nghiệp nghề thầy giáo mở trang cho đời,

       Vì thế, nếu có phút giây nào, hay vì một hoàn cảnh nào đó, họ không được làm “thầy” nữa , họ cũng ngơ ngác, xót xa nỗi lòng, như chị Nguyệt Thu đã viết  :
Mai xa rời giáo án
Mai giã biệt em thơ
Nỗi nhớ, ai hay- vô bờ


Vì nỗi nhớ đó, vì những khuôn mặt học sinh thân thuộc đó cứ đậm mãi trong ký ức của họ, không thể nào quên :
Cũng vẫn những khuôn mặt này
Cũng ngôi trường ngói cũ
Sao chợt lòng xốn xang
Sao quá ư ngỡ ngàng

Chị Nguyệt Thu vì hoàn cảnh giữa đường đã phải từ giã nghiệp làm “thầy”, nhưng lòng còn nặng vấn vương với đàn em nhỏ, tình cảm sâu nặng đó chúng ta hiểu cho chị. Nhưng các thầy cô, khi tuổi đã lớn, khi theo quy định về công chức phải từ biệt nghiệp làm “thầy” cũng rất buồn vương , chị Tuyết Tuyết vì thế đã thổ lộ lòng mình bằng mấy câu lục bát rất hay :
Tuổi xuân gửi lại cho đời
Gian nan gửi lại một thời nắng mưa
Trống trường gửi lại sớm trưa
Trang giáo án gửi đêm khuya chong đèn
Trắng viên phấn gửi bảng đen
Gửi thêm chút bụi tóc em vương dày
Lối mòn gửi lại nơi đây
Bao nhiêu kỷ niệm gửi cây phượng già

(Nguyễn Tuyết Tuyết)
          Thật cảm động biết bao khi cả tuổi Xuân đã gửi lại cho đời vì sự nghiệp trồng người, để lối mòn còn in đậm trong lòng cũng phải giã từ và, tất cả ký ức trong sáng một thời khi bước chân lên bục giảng, khi trồng cây phượng non xanh nay cũng đành gói lại nhờ cây “phượng già” trông giữ. Thật buồn và cũng thật sâu nặng một nỗi lòng, một tâm sự thực của một cô giáo vùng cao “cõng con chữ” cho người !
(còn tiếp)
Sự thật phũ phàng
Là thang thuốc bổ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thayhuynh50

thayhuynh50 đã viết:

Tản mạn đôi dòng về ngày 20 tháng 11 (phần tiếp theo)




        Nghiệp “thầy” vì gắn bó với nhiều số phận, với công thành danh toại, với hưng thịnh nước nhà, với lời ca tiếng hát, nên cũng bát ngát hồn thơ. Nhưng cho đến nay một định nghĩa chính xác về nghiệp “thầy” cũng đang nhiều băn khoăn do dự.
        Bạn Tam Diệp Thảo coi Thầy như con sóng cần mẫn nâng thuyền ra xa khơi để vượt trùng dương, hoặc là nguồn sáng diệu kỳ như vầng trăng tỏa sáng giữa đêm tối mịt mùng không điện, không dầu đốt cháy. Nhưng tê tái hơn khi người ta coi thầy như “viên phấn trắng” cứ mài mòn năm tháng và thời gian  :

Có người xem thầy là con sóng
đẩy thuyền ra khơi đến bạc đầu
vỡ lặng...
Có người xem thầy là vầng trăng
chẳng điện, chẳng dầu vẫn tự tâm
toả sáng...
Có người xem thầy là phấn trắng
mài mòn...

(Tam Diệp Thảo)

     Bạn Ốc Biển lại nhìn nhận người thầy như một con thuyền chở người qua sông, âm thầm, lặng lẽ ngày lại tiếp ngày, ươm dòng đời cho bao thế hệ  :

Cuộc đời nhà giáo
Như một con thuyền
Lặng lẽ truân chuyên
Chở bao thế hệ

(Ốc Biêu)

     Bạn Nhâm Tỵ nhìn được thầy giáo là khuôn vàng thước ngọc của mọi người, không ví von gần xa mà chỉ thu hẹp trong không gian nhà trường, với thời gian được đánh dấu bằng tiếng trống trường giục giã hằng ngày. Hình ảnh thu thời gian vào 2 đầu tiếng trống thật hay, thật đẹp và cũng rất thực:
Ba mươi  năm trong  nghề dạy học
Làm khuôn vàng thước ngọc của đàn em
Với  phượng đỏ,ve ran,thu cúc nắng vàng
Thu thời gian vào hai đầu tiếng  trống...

(Nhâm Tỵ)

     Còn Hương Giang lại thả hồn vào những dòng thơ lãng mạn, chất chứa nỗi niềm, nuối tiếc cho công ơn thầy cô khi học trò lớn khôn trưởng thành ra đi lập nghiệp, để lại một bến đò trống vắng man mác nỗi buồn ...

Người như cô lái bên bến vắng
Nuối tiếc nhìn theo những mái chèo
Từng lớp người đi người đi mãi
Man mác nỗi buồn đã buông neo...

(Hương Giang)

     Trái lại,  Phạm Bá Chiểu cũng tứ thơ ấy nhưng lạc quan hơn, không cần ai nhớ ai quên, miễn sao chở cho người vượt qua được phong ba bão táp đến bến bờ vui, đó là thành công lớn nhất của người thầy và công việc đó cứ lặp lại, lặp lại mãi mãi. Hình ảnh người thuyền trưởng ở đây hàm chứa súc tích, gói lại hình ảnh người thầy đúng với cái nghĩa cầm lái vững chắc cho con đò qua sông không bị chênh vênh chao đảo.

Thầy, cô giáo cuộc đời như thuyền trưởng
Chở bao người vượt bão biển phong ba
Đến bến lạ mặc người quên, kẻ nhớ
Lại trở về chở tiếp những người qua…

(Phạm Bá Chiểu)

     Và có lẽ còn rất nhiều cách nhìn nhận người “thầy” dưới các góc độ khác nhau, nhưng theo tôi hình ảnh ví người “thầy”như một con đò nhỏ, được cầm chắc lái trước phong ba bão táp, trước mưa giật gió gào, cần cù và nhẫn nại chuyển đi chuyển lại những dòng đời, đưa họ vượt từng chặng đường quanh co, gian khó đến đích vinh quang là một hình ảnh đẹp, có lý có tình..., cho nên tôi đã viết :

Có người hỏi :
Ai chở đò trên khúc sông xa,
Có chán ngán khi đưa đò qua lại ?
Câu trả lời vẫn tìm hoài mê mải,
Gom niềm vui khi gặt hái vào mùa.


và niềm vui ấy được thừa nhận, được nâng niu như chị BachVan_vietnam đã nói một cách rất hình tượng. Một dòng đời trôi lung linh chảy vào tha thiết, thật đẹp thật thơ. Dòng đời ấy có được vì người trồng cây ươm nó vào khát vọng màu xanh ! Người ươm cây đó như một bông hồng tươi rói, nở hương khoe sắc trong vườn hoa chắt chiu từ bụi phấn qua năm tháng nhóm nhen.

thì dòng trôi lung linh vào tha thiết
vẫn ươm đời trong khát vọng màu xanh

một đóa hồng thắm nở giữa long lanh
gom lại từ tháng năm trong bụi phấn

(Bachvan)

        Công ơn to lớn của Thầy Cô được xã hội thừa nhận và đánh giá, bằng cảm nhận, bằng hành động và bằng cả niềm tin :

Ơn sinh thành bố mẹ chắp cánh con bay,
Ơn giáo dưỡng công thầy năm tháng


       Dù đang là học sinh ngồi dưới mái trường, hay là đã người thành đạt hay là người đã thuộc thế hệ “xưa nay hiếm”, khi đứng trước thầy vẫn là một học trò bé nhỏ ngày nào. Thật khiêm nhường, thật cao sang và thanh bạch :

Bao năm rồi dù lưu lạc muôn nơi.
Nay đứng trước thầy,
Tôi thấy mình vẫn là cô trò nhỏ.

(P.H.)

           Vì chính những người chở đò ấy đã cho họ cuộc sống thực hôm nay, làm sao mà quên được ?

Mái chèo lặng lẽ khua bến vắng,
Gắn bó cuộc đời bến đò ngang.
Ai đã qua đò mà chẳng nhớ,
Mái chèo khua sóng nước nhịp nhàng!

(Phạm Thôn Nhân)

      Họ thành danh nhờ công ơn dạy dỗ của Thầy Cô, những con người đâu có cuộc sống đàng hoàng, đâu có được hưởng cao lương mỹ vị, mà một thời đã từng “đói cơm, rách áo’, đã nằm gai nếm mật, để an tâm với nghiệp “trồng người” :

Một thời, chẳng quản nắng mưa,
Đói cơm, rách áo sớm trưa đưa đò.
Bao nhiêu là lớp học trò,
Qua tay mẹ dạy bây giờ "thành danh"

.(Theviet2009)

     Trong thực tế khắc nghiệt của đời sống xã hội, của cơ sở vật chất đang rất thiếu thốn của nhà trường,  thầy cô vẫn miệt mài giảng dạy, làm việc. Hình ảnh cốc nước đọng phèn vàng úa mà thầy cô vấn phải cầm lòng nuốt vội cho đỡ khô rát họng mình đưới cái nắng chói chang ngột ngạt không gió, không quạt làm chúng ta cũng đến nao lòng :

Nắng chói chang bụi bay mù mịt
Quạt trần nhà uễ oãi chẵng chịu quay
Nước quá phèn nên cốc ly đỏ ối
Nhấm tý thôi đỡ rát họng giãng bài

(Minh Bình)

           Và thật xúc động khi ngoài việc gieo trồng kiến thức trong những hòan cảnh khó khăn ấy, thầy còn là một tấm lòng bao dung về tình người. Khi hiểm họa thiên nhiên gieo chết chóc cho con người, có những em học sinh đã không còn có thế đến trường nghe thầy giảng, đã vĩnh viễn lìa xa cuộc sống.  Thầy biết, thầy hiểu nỗi đau mất mát đó và ngậm cay đắng trong lòng mình :

Tên em còn trong sổ
Nhưng thầy chẵng gọi đâu
Liếc nhìn về cuối lớp
Bỡi thiếu một mái đầu

(Minh Bình)

Vì trách nhiệm của người thầy, vì công việc cao quý của người thầy không cho phép thầy lơ là, sao nhãng :

Làm thầy trách nhiệm luôn luôn
Vì đang chăm chút tâm hồn tương lai.

(Tuankhi)

và, vì thế :

Thầy Cô vẫn lái con đò
Yêu thương dạy dỗ mong trò qua sông

(Tâm Bão)

       Giữa đời thường vất vả, giữa trăm ngả chênh vênh, thầy cô lạc nhịp với cái gọi là “cơ chế thị trường”, nhưng chính vì thế mà được trò yêu thương, xã hội tôn trọng :

Tâm hồn tôi như trang sách mở
Chẳng quanh co, dối trá bao giờ
Yêu văn chương nên cứ sống mộng mơ
Giữa cơ chế thị trường, tôi thành người lạc lõng.

(Bùi Thị Sơn)


       Cho nên trên con đường lập nghiệp của mình, dù không còn ở bên thầy, họ vẫn luôn luôn cảm nhận được sự chăm sóc,theo dõi từng bước đi của họ, tìm họ, giúp họ trưởng thành :

Mấy chục năm trời thầy trò không gặp
Con vẫn thấy:
Thầy tìm con ngoài chợ đời nhốn nháo
Thầy tìm con quãng đường dài dông bão
Thầy tìm con nơi cát bụi tha phương...!

(Nhguyễn Lâm Cẩn)

        Chính vì thế mà người ta yêu thầy, cần thầy như vậy , Thầy đã gieo những hạt mầm tri thức cho họ, gieo cho họ niềm tin và hy vọng khi họ đang lóng ngóng tìm những bước đi chập chững vào đời :

Hay các em đang nghĩ đến ngày mai
Khi tôi đọc, các em nghe bài thơ Đất nước?
Ngập trong lòng em mênh mông điều ước
Nên mắt ngây thơ một thoáng cũng lặng nhìn!

Hay các em đang nghĩ đến những người đã hy sinh
Khi tôi giảng về 9 phút cuối đời anh Trỗi
Niềm xúc động dâng trong tim tôi quá đổi
Nên các em cũng xúc động như tôi...

(Nguỵệt Thu)

        Và khi họ còn do dự, đắn đo, suy nghĩ thì hình ảnh người “thầy” hiện ra như một phép nhiệm mầu, cho họ niềm tin vào ngày mai, vào phía trước, để bước tiếp chặng đường sau :
Đứng ở cổng, nghe hồi trống thân thương
Thấy bóng thày đi lên thang gác
Bỗng ấm lại lòng tôi đang ngơ ngác
Tôi biết rằng mình phải bước tiếp thôi!
Tôi biết rằng thày sẽ giúp tôi...


(1989-1990) Thuỵ Anh, Hà Nội – Ams (Hoa Xuân Tuyết)
(còn tiếp)
Sự thật phũ phàng
Là thang thuốc bổ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

thayhuynh50

Tản mạn đôi dòng về ngày 20 tháng 11 (phần cuối)


           Để tri ân tình thầy dạy dỗ, rất nhiều phần thưởng đã được tặng cho các thày cô. Đó là tình cảm nồng nàn chân thật của mọi người. Thời xưa, khi đất nước còn nhiều khó khăn, một món quà dù rất nhỏ cũng là đáng quý, là báu vật  :
Những kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt nam
bức tượng thạch cao
những khung ảnh đơn sơ
những tấm bưu thiếp
như những báu vật
Đã bao năm
Cô gìn giữ
nâng niu

(Ngocanhonline)

              Còn hôm nay các thầy cô cũng có muốn gì hơn ngoài những bó hoa tươi thắm, mang nặng tình người như hình ảnh mà bạn Haanh8354 đó đã ghi lại được nhân ngày nhà giáo 20/11 năm nay :



http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/32/C8/nha-giao-viet-nam-2.jpg



               Thật cảm động biết bao khi học trò đến chúc mừng thầy cô với hai bàn tay không vì :
"Bọn em mang cả hoa tặng cô, nhưng xe ôtô đông người quá, hoa nát hết rồi ạ".
"Khi ấy, tôi không biết nói gì, nước mắt cứ trào ra. Món quà đặc biệt ấy theo tôi suốt cuộc đời, là nguồn khích lệ lớn đối với nghề giáo của tôi", cô Lệ Thủy bộc bạch.

(Kẻ ăn mày)
                Và cũng với hình ảnh như thế, bạn Đ.M.T đã viết :
Nhớ hồi học lớp 2, ở một ngôi trường vùng sâu vùng xa, món quà duy nhất của cô giáo nhân ngày 20.11 chỉ là bó hoa huệ trắng của đám học trò ngây thơ! Vậy mà các thầy cô vẫn gắn bó với trường với lớp, đến  mùa nước nỗi lại bơi xuồng đưa đón học trò nhỏ đi học! (Đ.M.T.)
                     Vì họ vẫn là những con người ấy, vẫn là những tâm hồn ấy, dù tháng năm đã làm họ bạc đầu bên tấm bảng đen, cũng như khi chong đèn thâu đêm đọc sách tìm chữ cho trò :

Dẫu xa rồi tuổi mộng mơ lãng mạn
Còn may chưa chai sạn tâm hồn
Vẫn đớn đau khi thấy những cảnh buồn
Những con người đói cơm, rách áo

(BùithiSon)

          Nhưng, (giá không có chữ nhưng này thì hay biết mấy), bên cái đẹp, cái hay, các thầy cô vẫn đau đáu  một nỗi lòng về sự nghiệp trồng người . Đó là sự sa sút đạo đức, lối sống của một bộ phận nhỏ trong cộng đồng, coi mọi thứ đều mua bán bằng tiền bạc :

Bục giảng hôm nay, thày có hiểu con đau
Khi niềm tin trong tim con mai một
Chữ nghĩâ nhân, ai là người chua xót
Khi giá trị tiền tài người đặt cả lên cân

(Trucxanh)

để nghiệp”trồng người” chỉ còn là một kế sinh nhai! Đây là nỗi tâm sự của một cô giáo trẻ, cũng đang có cương vị trong xã hôi, nên càng chua xót biết bao :

Nghiệp trồng người bao vinh quang trân trọng
Giờ hoá tầm thường – như một kế sinh nhai


           Dẫu rằng cô cũng biết, đó là con sâu làm rầu nồi canh, là cá biệt, nhưng vẫn cay đắng, nặng nề khi người chăm vườn  trồng cây chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt. Sản phẩm của mình đâu cần xanh chín, chỉ thu được lợi là bất chấp mọi điều phải trái. Dòng chữ  “ôi, chữ THẦY sao mà chua chát”,  khiến tôi cũng ngậm ngùi, tủi thân vô hạn  :

Như con sâu giữa nồi canh nổi váng
Người trông cây giờ đâu lo ngày mai
Quả chín quả xanh, miễn sao thu được lợi
Chẳng trách nhân gian vô tình quay mặt vội
Ôi chữ THẦY – sao chua chát trên môi…


          Nhưng rồi cô cũng tự xác định được cho mình sẽ bước tiếp trên con đường đầy gian lao thử thách ấy, để đi đến bến bờ vui cho dù có vấp ngã đau thương :

Con vẫn sẽ là người chèo đò qua sông
Vẹn chữ tâm giữa bể đời sóng cả
Để một ngày có buông tay gục ngã
Vẫn thanh thản nụ cười: đã sống vẹn ước mơ…
 

          Cô giáo trẻ thân mến, viết đến đây sao lòng tôi lại rộn lên một niềm tin mãnh liệt vào tương lai của sự nghiệp “trồng người”. Nó không thể mại một,  không thể buông trôi, cho dù nền kinh tế thị trường coi đồng tiên là đòn bẩy để tạo nên vật chất cho xã hội. Nhưng trên cái nền vật chất đó vẫn còn nguyên giá trị đạo đức và nhân văn của bao thế hệ người Việt đã dày công tạo dựng lên. Dù cho cũng có lúc nghiêng ngả chao đảo :

Thuyền ngả nghiêng dòng sông lởn vởn,
Nghiệp làm thầy cũng có lúc buông trôi,
Nhưng chữ tâm níu ta lại với người,.
Nên thanh thản nụ cười một thời ta đã sống.


            Vì cái nền móng đó đã được dựng xây bằng trí tuệ, sức lực của các bậc cha anh ta ngày trước

Nghĩa nhân giữ móng, xây nền
Cây cao, bóng cả vững bền thiên thu.

(Tuankhi)

           Và vì những sự nhũng nhiêu, hợm hĩnh của một số người cũng đã được nhận diện bằng quần chúng nhân dân thông minh và tỉnh táo :

Họ giàu sang, mừng đã đành,
Buồn vì ít chị, ít anh thành người.
Ra đi lác mắt trông đời,
Về làng xấc xáo nói lời thị phi.
Từ mái trường bước chân đi,
Họ mang theo hết những gì... ngày xưa.

(Theviet2009)

           cùng với những lời cảnh báo chân tình khi ai đó qua cầu đã muốn rút ván, quên ơn thầy cô

Nhắc những ai đang trên con đường tiến lên phía trước
Ngoảnh lại sau-xin đừng đốt cháy những chiêc cầu

(Nhâm Tỵ)  

            Theo tôi cái khó nhất cản trở sự nghiệp trồng người có lẽ là môi trường giáo dục. Ngày nay, khi công nghệ phát triển, đời sống được cải thiện rõ rệt, học sinh có điều kiện vật chất khá đầy đủ thì sự hưởng thụ đã được đặt lên hàng đầu. Ngoài giờ học, quanh nhà trường có bao nhiêu quán Internet, quán nước, karaoke , mà vào đó học sinh tha hồ tìm kiếm các thu vui tiêu khiển, mê mệt quên cả bữa ăn giờ nghỉ. Những nhục dục vật chất  thấp hèn ấy làm cho một bộ phận học sinh quen thói đua đòi, ăn diện, sành điệu mà sao nhãng mất việc học hành, trong khi cha mẹ thì vùi  đầu vào công việc kiếm tiền để con em họ vui thú ngoài vòng kiểm soát của gia đình và nhà trường.

Thời buổi này bao người sống vội,
Họ bất cần nguồn cội đó em,
Môi trường quanh, đầy rẫy khát thèm,
Nên việc học xem như gió thoảng.


            Thêm vào đó công tác cải cách giáo dục cũng còn nhiều khiếm khuyết, vội vàng, muốn đốt cháy giai đoạn, muốn đạt được thành qủa nhanh theo tư duy ý chí ...

Quá khứ đi, tương lai đó và hiện tai,
Nghiệp trồng người còn bao chuyện phải làm,
Và niềm tin xin đừng quá tham lam,
Muốn đốt cháy thời gian bằng ý chí.


            Chốt lại bài viết ở đây, dù biết rằng còn rất gian nan vất vả, còn nhiều khó khăn, nhưng chúng ta đang có những người thầy, cô mẫu mực, hết lòng vì sự ngiệp “trồng người”

Có nhìn thấy niềm tin và hy vọng
Của thầy cô trong năm tháng gian nan ,
Rạng soi đường tìm chân lý Tương Lai
!
(Đem Sông Hồng)

             Và họ vẫn ngẩng cao đầu để tự hào về công việc của mình :

Vẫn tự hào – niềm tự hào trong sáng
Tôi là người Giáo viên Nhân dân.

(Buithison)


            Cũng như khi quần chúng nhân dân vẫn coi trọng người thầy, đánh gía đúng công sức của họ như câu ca dao truyền thống ngày xưa

"Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thày"

(Hoa Xuân Tuyết) ca dao

thì nền giáo dục VN chắc sẽ bắt nhịp được với xu hướng tiến bộ của thế giới, đáp ứng được nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội, cho công cuộc xây dựng Tổ Quốc ta mạnh giầu hơn, tươi đẹp hơn như mọi người hắng mong muốn.
            Và, ngày 20-11  hàng năm vẫn mãi mãi là một ngày hội vui của toàn dân tộc, của thầy_trò như những gương mặt ngây thơ trong trắng đầy tình người của các em học sinh trong tấm ảnh này ;


http://vnexpress.net/Files/Subject/3B/A2/32/C8/nha-giao-viet-nam-13.jpg




                       Hà Nội, ngày 21 tháng 11 năm 2010
                             Trần Hải Huỳnh
Sự thật phũ phàng
Là thang thuốc bổ !
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

Tuấn Khỉ đã viết:

Văn là thơ để buông xuôi
Thơ là văn lắp thêm đuôi có vần.
Thơ là văn đọc thất thần
Văn là thơ đọc không cần ngâm nga.

:D
Khá khen cho Tuấn nhà ta
Định nghĩa rành rọt, thơ ra văn vào.
Hỏi xem thi viện anh nào
Văn thơ lẫn lộn khi vào khi ra.

:))
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cần Cù

Ngày 20-11 qua rồi, nhưng đọc lời chúc mừng của HXT vẫn còn xúc động lắm.Mình là thầy giáo cũng có học trò thành đạt,có em lên tới chức bộ trưởng đấy.Những ngày này thật vinh hạnh.Cảm ơn HXT bằng một bài thơ nhé.

TÌM VỀ MÁI TRƯỜNG XƯA
(Tặng bạn Trương Quỳ)

Đồng không lặng lẽ đàn trâu
Lũ cò sà xuống từ đâu… Tìm mồi
Mái xưa trường cũ đây rồi
Đưa tay bạn chỉ: Cậu ngồi đó chăng ?

Lần tìm trong cái mù tăm
Thời gian mã hóa xa xăm một thời
Nhút khoai chằm vá nên đời
Muốn kêu một tiếng:
Dùng ơi !
Nghẹn ngào !

Sông Lam nước chảy cồn cào
Bãi dâu xanh ngắt…
Mà sao bây giờ ?
Một vùng trời đất ngẩn ngơ
Cỏ may lưu vết tuổi thơ đi tìm !

Có gì nhoi nhói trong tim
Có gì buôn buốt như kim châm lòng
Đời người mấy lượt đèn chong
Đợi đêm tàn úa, chờ mong một ngày

Từng trang ngang dọc đường cày
Lật lên tìm chữ đất này…liêu xiêu
Cơm khoai vét ở đáy niêu
Cạo lên mẫu cháy bao nhiêu khói đời

Lặng im không nói nên lời
Trường xưa
Ừ nhỉ !
Đây rồi
Mà đâu !?
           
        Dùng,Thanh Chương, Nghệ An 28-10-2010
Cần Cù
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Hoa Xuyên Tuyết đã viết:
Thơ văn xuôi mà chị ui :)>
Chị nhận được gì ko chị?
Chị vừa nhận được chiều nay...
Quà em gửi, đến tay chị rồi
Cảm ơn em, lẫn bồi hồi...

:x
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Hè - 2010.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vien.vien

Hè - 2010.
Vien.vien
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ke xau so

không gặp thầy sau bao nam dai xa cách
Biết nói gì đây ngoài im lặng và nước mắt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 13 trang (122 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] ›Trang sau »Trang cuối