Trang trong tổng số 3 trang (30 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 20/05/2009 07:35
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Nguyệt Thu vào 01/06/2009 02:41
VỀ HUẾ
(Trần Kiêm Đoàn)
Mẹ già như chuối bà hương,
Như xôi nếp một như đường mía lau.
Chiều chiều xách rổ hái rau
Ngó về quê mẹ ruột đau chin chìu .
(Hò ru em)
Ngày Mẹ mất: 18-9 Nhâm Thân,1992
(Hoàng hôn trên sông Lợi Nông -Ảnh: Nguyệt Thu)
Tay gõ vào bia mười ngón rập
Mười năm theo máu hận trào rơi
Học làm Trang Tử thiêu cơ nghiệp
Khúc Cổ bồn ca gõ hát chơi
***@@***
(Chuyện khảo về Huế - Trần Kiêm Đoàn)
Ngày gửi: 20/05/2009 20:56
Ngày gửi: 21/05/2009 20:53
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Nguyệt Thu vào 01/06/2009 02:43
VỀ HUẾ
Trần Kiêm Đoàn - Chuyện khảo về Huế
(Tiếp theo)
(Cửa Hiển Nhơn - nguồn NetCoDo)
***@@***
***@@***
Này khôi, này giáp, này đao mã,
Này hốt, đai, hia, mảnh ấn hầu:
Tất cả mẹ ơi ! Đây: Tất cả!
Làm sao đổi được tấm tình sâu.
Làm sao đổi được một lần thôi:
Manh áo nghìn xưa ủ chút hơi,
Khi uống say trong bầu vú mẹ,
Cả nguồn sống ấy mẹ hiền ơi!...
(Trần Huyền Trân)
Ngày gửi: 21/05/2009 21:03
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Nguyệt Thu vào 01/06/2009 02:45
VỀ HUẾ
Trần Kiêm Đoàn - Chuyện khảo về Huế
(Tiếp theo và hết)
( Cầu Ngói Thanh Toàn - ảnh: Nguyệt Thu)
***@@***
nhịp cầu cong và con đường thẳng
một đời anh đi mãi chẳng về đâu
con sông giùng giằng con sông không chảy
sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu.
Tôi lại đi kiếm hai thằng bạn thân nhất đã làm anh em “kết nghĩa vườn đào”. Tôi, tánh tình xốc nổi nhất nên được cho làm Trương Phi. Đoàn Tuyền Châu mềm dẻo và mưu lược được cho làm Quan Công và Trần Kiên Nhẫn rất chững chạc, trầm tĩnh được làm Lưu Bị. Ba chục năm trước, ba anh em Lưu Quan Trương chúng tôi đã trải qua bao nhiêu tháng ngày nóng lạnh trong cơn sốt triền miên của thời cuộc và trong những cơn bão táp dật dờ của đất nước. Tức cười nhất thời đó là hiền như Đoàn Tuyền Châu thì cho ra tập thơ Chuyển Mình bốc lửa, còn vỡ bờ như tôi lại làm tập thơ Hương Từ Bi đoan thục như lời kinh. Phút đầu tiên xe vừa ngừng lại nhà Ngoại ở Thành Nội Huế thì Đoàn Tuyền Châu đã đứng đó đợi tôi tự bao giờ. Tôi bày tỏ sự ngạc nhiên vì sao Châu biết tôi về thì anh chàng đã nói tỉnh bơ và chậm rãi:
- Mình biết phút nầy đã 6 năm rồi!
Tôi ôm Châu bồi hồi xúc động. Thằng “Châu gồng” ngày xưa giờ chỉ còn là da bọc xương theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nó chỉ còn lại dấu vết chưa phai là vầng trán rộng mênh mông và đôi mắt sâu vẫn chứa chan tình cảm. Châu bây giờ lặng lẽ rút vào bóng tối, âm thầm nghiên cứu dịch lý và chấm số tử vi. Con phượng hoàng ngày xưa chưa gãy cánh nhưng nó không nhìn thấy hướng đi giữa bầu trời đổi mới, nên đành nấp bóng giữa hang sâu trong chính tâm hồn của nó. Tôi và Châu lại đi tìm “Lưu Bị”. Chúng tôi gặp nó đang ngồi làm thuê tô xi măng trên nóc nhà của khu nhà mới trước Dòng Chúa Cứu Thế. Thấy mặt tôi, nó mừng quá, cười rạng rỡ, tay nắm cáy bay huơ huơ chào và nói vọng từ trên nóc nhà vang xuống:
- Đợi 5 phút, tau xuống liền. Tao phải ráng tô hết mảng xi măng ni cho khỏi chết đã.
Một lát nó bương bả nhảy xuống. Cái mặt nó còn trắng trẻo và sáng sủa quá để làm một anh thợ nề chuyên nghiệp. Tôi hỏi:
- Nghe nói mấy năm rồi mi toàn lên voi xuống chó. Chừ leo lên tận nóc nhà người ta mà ngồi là đang lên chó hay xuống voi rứa hè?
Nhẫn cười hóm hỉnh:
- Thì tại quan nhất thời, dân vạn đại mà. Lên voi để bợ đít voi, chi bằng xuống chó mà coi đằng đầu.
Ba đứa lại kéo nhau vào quán cháo gà của thằng Diệm tại An Cựu. Chủ quán gặp bạn cũ khoái quá, giao hàng quán lại cho vợ con, nhập bọn đấu láo cho đến khi say ngây ngây “trăng tàn trên hè phố” mới chia tay.
Về Huế, được đi lại trên những con đường phố cũ, tôi nghe thân thương như bàn chân tôi và đất đá giữa đường cũng còn nhớ nhau mà trò chuyện. Trên khuôn mặt những người cũ thêm nét phong trần và có chút già đi, nhưng với tình cảm thì sự đứt đoạn của thời gian chẳng làm phai đi cái giao tình của Huế.
Thêm vài ba khách sạn mới, thêm năm ba sàn nhảy về đêm, thêm những con đường thay tên đổi chủ cũng chẳng làm cho Huế trẻ hơn hay già đi như từng phiến gạch trên thành. Huế vẫn nghèo như cái nghèo thanh bạch của “ông già Bến Ngự” Phan Bội Châu ngày xưa. Âm thầm, đạm bạc, đơn sơ trong lòng thuyền nhỏ bé mà vẫn nghe hết cả tiếng đời xao động ngoài kia.
Cảnh Huế, người Huế và tình cảm Huế thường bị phủ rong rêu và lắng xuống bề sâu nên trên bề mặt vẫn thấy trôi chảy trong dáng điệu trầm trầm, chầm chậm như nước sông Hương. Giòng sông đó vốn hiền nhưng vẫn có những năm mưa nguồn rung chuyển cả dãi Trường Sơn; nước lũ sông Hương cuốn phăng cả núi Bãng Lãng; cuồng lưu xoáy sạch cả cửa Thuận An, cửa Tư Hiền, đổ phăng ra biển Đông với cả sức mạnh đại dương vũ bão và tiếng Hải Triều trầm hùng vang xa hàng trăm dặm. Nước sông Hương suốt bốn mùa sâu thăm thẳm. Núi Kim Phụng vững chãi như bắp vai Từ Hải, núi Vạn Niên cây xanh nước biếc, núi Truồi “ai đắp mà cao”, núi Bạch Mã sừng sững quanh năm mây phủ... trấn thủ một cõi trên dãy trường Sơn cao chất ngất, rộng ngút ngàn bao quanh phía Tây của Huế làm điểm khởi phát cho thượng nguồn sông Hương.
Bởi thế, trong cái yên nghỉ thâm cung của Huế, muôn đời vẫn có sự âm ỉ dâng trào. Chắc Huế sẽ không ngủ yên khi đất nước còn thao thức...
Tôi về Huế như đã nhiều lần về vùng Trung Mỹ. Tôi yêu tổ quốc Việt Nam thiêng liêng đã sinh tôi ra, nuôi tôi lớn; nhưng cũng trân trọng và biết ơn đất nước Hoa Kỳ đã dang tay ra đón và cưu mang tôi trong bước đường mệt mõi, khốn cùng. Thế nhưng tình mẹ ruột thường dễ chạnh lòng, tội nghiệp và đậm đà hơn mẹ nuôi, như quê mẹ của tôi đã gắn bó một đời không có gì thay thế được. Vậy mà cuối cùng, vì cuộc sống, tôi cũng phải từ giã mẹ ruột để về với mẹ nuôi. Xa mẹ, tôi đau buồn lắm, nhưng về với mẹ, làng cũ đã mất dáng xưa như cuộc đời của chính mẹ. Cánh tay mòn mõi của mẹ không ấp ủ nổi đàn con nên mẹ đành nuốt nước mắt vẫy tay cho tôi đi. Một đời mẹ hy sinh chấp nhận ở lại bên kia trời lận đận để cho con được sung sướng; cho bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn!
Huế ơi! Tôi không tin ra đi là hết, là xa mãi quê nghèo để xây dựng một cuộc đời mới nơi đất nầy mà quên đi tình cố xứ xa xăm bên kia. Tổ quốc tôi đã bao năm như mẹ hiền quen chịu đựng, sá chi những cuộc can qua của Tàu, của Tây, của Nhật... trên chuyến tàu lịch sử vè muộn, trễ tràng.
Những lớp sóng hưng phế cũng chỉ là những lớp bụi phù du. Tôi tin là những đứa con của Huế, những đàn con Việt Nam vẫn là những con ngoan, vẫn tha thiết một đời vươn lên thắp sáng tương lai Quê Cha và giữ thơm Quê Mẹ.
Ngày gửi: 23/05/2009 02:34
Ngày gửi: 24/05/2009 19:39
Trang trong tổng số 3 trang (30 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] ›Trang sau »Trang cuối