Trang trong tổng số 39 trang (382 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

bachvan_vietnam

Qua Mấy Ngõ Hoa

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ ... chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội !

Tay nhớ ai mà tay bối rối
Áo thương ai lồng lộng đôi tà
Đường về nhà qua mấy ngõ hoa
Chớ có liếc mắt nhìn ong bướm

Có chi mô mà chân luống cuống
Cứ tà tà ta bước song đôi
Đi một mình tim sẽ mồ côi
Tóc sẽ lệch đường ngôi không đẹp

Để tóc rối cần chi phải kẹp
Nắng sẽ chia nghìn sợi tơ huyền
Buộc hồn O vào những cánh chim
Bay lên đỉnh hồn anh ngủ đậu

Cứ mím môi rứa là rất xấu
O cười tươi duyên dáng vô cùng
Cho anh nhìn những hạt răng xinh
Anh sẽ đổi ngàn ngày thơ dại

Mi khẽ chớp nghĩa là sắp háy
Háy nguýt đi giận dỗi càng vui
Gót chân đưa bước mộng bồi hồi
Anh chợt thấy trần gian quá chật

Không ngó anh răng nhìn xuống đất
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê
Anh hỏi mãi răng O không nói ?

Tình im lặng tình cao vời vợi
Hay nói ra sợ dế giun cười
Sợ phố ghen đổ lá me rơi
Sợ chân bước sai hồi tim nhịp

Cứ khoan thai rồi ra cũng kịp
Vạn mùa Xuân chờ đón chung quanh
Vạn buổi chiều anh vẫn lang thang
Vẫn theo O giờ về tan học

Từ bốn cửa Đông Tây Nam Bắc
Đến bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Theo nhau về như sáo sang sông
Như chuồn chuồn có đôi có cặp

Chim chìa vôi chuyền cành múa hát
Trên hư không ve cưới mùa Hè
O có nghe suốt dọc đường về
Sỏi đá gọi tên người yêu dấu

Hoa tầm xuân tím hoang bờ dậu
Lòng anh buồn chi lạ rứa thê
Nón nghiêng vành nắng chết đê mê
Anh mê sảng theo chiều tắt chậm

Chiều đang say vì tình vừa ngấm
Hai hàng cây thương nhớ mặt trời
Chiều ni về O nhớ thương ai ?
Chiều ni về chắc anh nhuốm bệnh

Thuyền xuôi giòng, ngẩn ngơ những bến
Anh như là phố đứng trông mưa
Anh như là quế nhớ trầm xưa
Sợ một mai O qua mất bóng

Một mai rồi tháng năm sẽ lớn
O nguôi quên những sáng trời hồng
O sẽ quên có một người mong
Một kẻ đứng dọc đường trông đợi

Còn nhớ chi ngôi trường con gái
Lớp học sầu khung cửa giờ chơi
Cặp sách quăng đâu đó mất rồi
Vì O bận tay bồng, tay bế

Chuyện hôm ni sẽ thành chuyện kể
Những lúc chiều đem nắng sang sông
O bâng khuâng nhè nhẹ hỏi lòng
Mình nhớ ai mà buồn chi lạ !

Chim vỗ cánh nắng phai rồi đó
Về đi thôi O nớ chiều rồi
Ngó làm chi mây trắng xa xôi
Mắt buồn quá chao ơi là tội !

Mường Mán

Đây là bài thơ mà bạn muốn tìm.
...xưa ai đội đá vá trời
nay ai nhặt đá giữa đời làm thơ ...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan


Nhìn một lúc, thật là hoa mắt
Nghe một lúc, thấy nó điếc tai
Mở mồm nói, cắt phăng cái lưỡi
Có bao chuyện thật là rất hài...

Dịch tả ư? ai bảo mày thế?
Tiêu chảy cấp - đã hiểu chưa con?
Nói lung tung, ông đánh bỏ mẹ
Nát cuộc đời, khi vẫn đương son...

Tham nhũng ư? làm gì lắm thế?
Có vài đứa, làm rầu nồi canh
Lũ còn lại, đều là tốt cả
Mày vớ vẩn, đúng là trẻ ranh

Chuyện bạo hành thời nào chẳng có
Thời phong kiến còn ác hơn nhiều
Mày nói lắm, ăn liền vài tát
Đừng có hỏi sao cái đầu biêu

Chuyện hài hước kể sao cho hết
Vẫn cứ là chuyện của thường ngày
Câu nói sau vả mồm câu trước
Tốt nhất là giả giọng kẻ say...

(lão mời mọi người bổ xung chuyện hài hước, ví dụ như là chuyện lấy ngày 10/10 năm 2010 làm ngày cử hành đại lễ hội 1000 năm Thăng Long)
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Xuyên Tuyết

:D Lão Lan viết hay thế! Ai mà theo được!

Thử cái nhé:

Thương nước Việt ta gắng vẫn nghèo
Thị trường cổ phiếu lại liêu xiêu :D
Nhưng mà vui quá, hôm nay thấy
Kỳ quan đứng Nhất - Thật là siêu!
"Xin anh đừng hỏi vì sao
Tên anh em để lẫn vào trong thơ..."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan



Hi... hi... hi... Thật là hài hước
Chuyện kỳ quan thật chẳng thể can
Vịnh Hạ Long thì chẳng phải bàn
Xứng đáng lắm hàng đầu thế giới
Nhưng chuyện hài vẫn cứ là hài
Ai lại vị trí một hai
Thêm hạng ba nữa toàn là quê ta... bó tay (dot) cơm...
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Thanh Tuấn

em muốn bít hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của bài Chúng Cháu Canh Giấc Bác Ngủ.Ai bít chỉ cho mình với.Cảm ơn mấy Pác nha.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Cammy

Bài này viết sau khi Bác vừa mất, nên chắc là viết về "giấc ngủ" của Bác thôi. Còn ý nghĩa thì chỉ cần đọc là bạn sẽ thấy thôi mà! :P
Em ngẩn ngơ ngắm khoảng trời chiều
Khoảng trời yên ả, nét phiêu diêu
Em lơ đãng vẽ anh lên đó
Vẽ cạnh tên anh, một chữ yêu
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Viễn khách

Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: Sự kiện Hồ Chủ Tịch Từ Trần
Thời gian sáng tác: Khoảng từ ngày 3/9/1969 đến chiều 8/9/1969
Ý nghĩa:
...
“Trọn cuộc đời Bác có ngủ yên đâu
Nay bác ngủ, chúng ta canh giấc ngủ.”
...
“Trong tim óc chúng ta, Người vẫn sống”
….
"Mở cửa nhìn Trăng - Trăng tái mặt
Khép phòng đốt Nến - Nến rơi châu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Thanh Tuấn

Cảm ơn anh chị nha.Thanks rất nhiều.Vậy mà lên google search mấy ngày nay mà ko thấy.Thanks mấy pác một lần nữa nha
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Đặng Thanh Tuấn

Làm phiền mấy pác một lần nữa nha.Em nhờ mấy pác tìm hộ em hay pác nào bít thì chỉ cho em mấy bài nữa nha.
Xuất xứ, năm sáng tác, hoàn cảnh ra đời, trích từ tập thơ nào, ý nghĩa của bài: Nữa Đêm, 4 Tháng Rồi, Ốm Nặng, Thu Cảm, Tiếc Ngày Giờ.Trong tập thơ Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh.
Thanks mấy pác một lần nữa nha.Do em chuẩn bị thi đề tài nói về bác Hồ.Làm phiền mấy pác quá
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hồng

Các sư huynh và tỷ tỷ có thể cho đệ các bài thơ về nói Cách mạng Tháng Tám và cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp không ạ? Đệ đang tìm hoài mà không có bài nào hết! Thanks nhiều nha!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 39 trang (382 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] ... ›Trang sau »Trang cuối