Hic,
ngày càng có nhiều người thắc mắc về nguồn gốc và ý nghĩa của cái nick
"Điệp luyến hoa" của mình, thôi thì hôm nay dịch tạm 1 bài
Điệp luyến hoa để mọi người biết thực ra nó là cái gì vậy. Nhắc lại rằng
Điệp luyến hoalà tên một điệu từ rất thịnh hành ở Trung Quốc vào đời Tống và đã từng
được rất nhiều danh gia viết theo, có thể kể đến hàng loạt tên tuổi như
Âu Dương Tu, Tô Thức, Đường hậu chủ Lý Dực, Chu Bang Ngạn, Chu Thục
Chân, Liễu Vĩnh, Án Thù, Hạ Chú, Triệu Lệnh Trĩ,...
Về ý nghĩa 3
chữ này: "điệp" 蝶 trong "hồ điệp" nghĩa là con bươm bướm, "luyến" 戀 có
nghĩa là thương tiếc hay tiếc nuối, "hoa" 花 thì là hoa rồi. Như vậy
"Điệp luyến hoa" có nghĩa đen là con bươm bướm tiếc thương hoa. Tuy
nhiên, cũng như các điệu từ khác, đây chỉ là một cái tên của điệu, nó
chỉ có ý nghĩa áp đặt về thanh luật chứ không mang nhiều ý nghĩa áp đặt
về nội dung của bài từ. Những bài từ viết theo điệu này có thể vào tiết
xuân tàn chuyển sang hè, với ý nghĩa tiếc xuân, tiễn xuân đi (tương tự
với việc trong Đường thi thường có những bài mang tên "Tống xuân", "Vãn
xuân",...), nhưng không nhất thiết phải như vậy.
Bài từ
Điệp luyến hoadịch dưới đây là một bài tiêu biểu của Chu Thục Chân. Bà cùng với Lý
Thanh Chiếu, Đường Uyển,... là những nữ từ nhân đại biểu hiếm hoi còn
lưu danh đến nay, nhưng cả ba người này đều là những người tài hoa
nhưng phận mỏng. Riêng về Chu Thục Chân, nguyên khi còn trẻ bà đã tìm
được người tâm đầu nhưng bị cha ngăn cấm rồi ép lấy một khách buôn thô
bỉ và sống suốt cuộc đời tối tăm, để lại những khúc từ ai oán trong
Đoạn trường tập,
và hiệu "U thê cư sĩ" cũng phản ánh phần nào cuộc sống bà phải trải
qua. (Hình bên là một bức tân hoạ vẽ Chu Thục Chân, còn bài từ là tự
thêm)
Tiếc là bài dịch này không ra hồn lắm
,
đã đánh mất sự bi ai thể hiện trong thanh luật, cho nên nếu ai đọc thấy
không ra gì thì phải tự hiểu là do dịch còi chứ không phải bài từ không
ra gì nhé
.
Thực ra dịch đã là phản rồi, và dịch từ sang ..lục bát lại càng phản
nghiêm trọng. Nguyên nhân là từ phẩm không có thể loại tương ứng trong
chữ Nôm, người Việt từ xưa đến nay chỉ quen làm thi rồi phú chữ Nôm là
hết chứ không có thể loại từ chữ Nôm. Từ ở Việt Nam đã là của hiếm, từ
chữ Nôm thì lại tuyệt nhiên không có (số bài từ của Việt Nam được ghi
chép chỉ đếm trên đầu ngón tay, đầu tiên là bài
Ngọc lang quy của sư Ngô Chân Lưu, tiếp theo là một vài bài của Hồ Xuân Hương (?) trong
Lưu hương ký). Có lẽ phải đến tận Tản Đà mới là người đầu tiên viết từ chữ Nôm (?), chính là bài
Tống biệtchắc đã quen thuộc với nhiều người. Tóm lại từ phẩm cho đến nay vẫn
chưa có sự tìm hiểu và tiếp cận nào đáng kể của người Việt, và cũng vì
vậy cho đến nay hầu như chưa có ai thành công trong việc dịch Tống từ,
khiến cho nó vẫn là thứ xa lạ với người Việt vậy
.
Phải chăng đó là một điều đáng tiếc, khi mà từ phẩm đã từng thăng hoa
trong một giai đoạn dài ở Trung Quốc, và còn là tiền đề cho sự ra đời
của tản khúc, đến nay vẫn còn rất quen thuộc với người Hoa (có thể thấy
rõ điều này qua các bài hát trong phim dã sử của Tàu).
Liễu ngàn vạn sợi mong manh,
Buông như muốn trói xuân xanh khỏi tàn.
Chút xuân còn lại sắp tan,
Liễu tơ phấp phới theo làn gió bay.
Theo xuân biết đến đâu đây ?
Cuốc kêu khắp chốn giọng ai oán sầu.
Tiếng nghe văng vẳng trong lầu,
Khiến người không khỏi rầu rầu thiết tha.
Rượu này nâng tiễn xuân qua,(*)
Mưa rơi lất phất, là là chiều buông...
* Câu này dịch không hết nghĩa, nguyên nghĩa của nó là: Nâng chén rượu để tiễn xuân đi nhưng xuân thì im lặng.
(Nguyên văn:
Lâu ngoại thuỳ dương thiên vạn lũ,
Dục hệ thanh xuân.
Thiểu trú xuân viễn khứ,
Do tự phong tiền phiêu liễu nhứ,
Tuỳ xuân thả khán quy hà xứ.
Mãn mục sơn xuyên văn đỗ vũ,
Cánh tác vô tình.
Mạc dã sầu nhân ý,
Bả tửu tống xuân xuân bất ngữ,
Hoàng hôn dục hạ tiêu tiêu vũ.)