Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Phương Lăng

Viết văn là một việc khó khăn nhưng cũng hết sức thú vị. Nó đòi hỏi mỗi chúng ta phải học tập, sáng tạo không ngừng.
Mình lập chủ đề này để cùng trao đổi và học hỏi lẫn nhau. Rất mong các bạn cùng tham gia.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phương Lăng

Lỗi trùng ngôn

Có sự phân biệt giữa phép lặp và lỗi trùng lặp* (trùng ngôn).
Đây là lỗi thường gặp: Ví dụ:
    - Tia nắng mặt trời. ("tia nắng" trùng lặp với "mặt trời")
    - Đoá hoa vô thường. (Vạn vật dĩ nhiên "vô thường" - không trường tồn. Hơn nữa theo truyền thống văn hoá phương Đông thì "hoa" là biểu tượng của sự vô thường, "sớm nở, tối tàn".)
    - Thương nhau nên mới phải lòng ("Thương nhau", "phải lòng" là một, ngoại trừ người nói đặt trong bối cảnh vì tội nghiệp, thương xót)
    - Tang tảng rạng đông (Cũng là trùng ngôn)
------------------------------
Đó là những câu (hay mệnh đề) mà trị chân thực của chúng hoàn toàn được xác định bằng nghĩa của chúng. Xét về bề mặt chúng không mang lại thông tin. Do đó, chúng không được dùng để nói cho ai đó điều mà trước đó họ không hay biết hay không thể tự mình suy diễn trên cơ sở những từ ngữ đã biết.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phương Lăng

"Cứu cánh" và "mục đích"

Có nhiều bài viết (kể cả trên truyền hình VN) dùng sai từ "cứu cánh".
"Cứu cánh" có nghĩa là mục đích cuối cùng. Vì thế người ta có thể viết: "Vạn vật sinh ra có cứu cánh của nó" (thuyết duy tâm), nhưng không thể nói:  
"Hỗ trợ lãi suất lúc này là cứu cánh của doanh nghiệp."
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phương Lăng

Trùng ngôn 2

Trùng ngôn. Khái niệm không dễ dàng chinh phục mọi người, nhất là những người thường dùng ngôn ngữ viết.
Cuộc tranh luận: "Địa đàng trần gian" có mắc lỗi trùng ngôn hay không vẫn không có lời kết. Người theo quan điểm J.Lyons và một số nhà nghĩa học khác thì bảo nó trùng ngôn.
Người không đi theo quan điểm này thì gọi đó là thói quen ngôn ngữ. Một cách ứng xử trung dung kiểu Khổng học thì tuỳ từng trường hợp mà xem xét.
Nếu vậy thì: "Tia nắng mặt trời" chẳng nên gọi là trùng ngôn, còn kiểu viết như:"Phòng chống ma tuý và các tệ nạn xã hội" hay "Tang tảng rạng Đông" thì lại nên tránh. Điều này thật cần với Thơ vì đây là ngôn ngữ đặc biệt. Nó vốn rất kiệm lời.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

duy gà

cám ơn chia sẻ
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Quang Tri

Đọc và xin có đôi lời  về đề tài trùng ngôn.Những lí giải của bạn có lí đấy.Tuy nhiên có những cặp từ,mệnh đề... người ta vẫn sử dụng thoải mái thành thói quen ,cũng như làm cho mệnh đề được mạnh thêm như là ta muốn nhấn mạnh ý chính vậy.Bạn cho là cứu cánh là mục đích cuối cùng hình như chưa chính xác,tôi thường nghe nói"cứu cánh để đạt đến mục đích" chứ chưa nghe nói cứu cánh là mục đích cuối cùng.Vài hàng chia sẻ chút.
Hoa đào ngày cũ còn đâu nữa,
Thấp thoáng bên song một đoá hồng.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Phương Lăng

Thực ra, chẳng ai có thể bắt cộng đồng ngôn ngữ "nói" theo mình. Cho nên, nhiều khi dùng sai nhưng được chấp nhận thì cũng trở thành "đúng". Tuy nhiên, trường hợp của "cứu cánh" là khác. Bởi lẽ, từ này vẫn được dùng phổ biến, nhất là trong đời sống tín ngưỡng, triết học. "Cứu" có nghĩa là cuối cùng, "cánh" là chỗ cuối cùng. Thuyết cứu cánh cho rằng: vạn vật sở dĩ tồn tại là có mục đích, trái với thuyết này là ngẫu nhiên. Ta thường nghe: Cứu cánh của tu nhân học, cứu cánh của đạo Phật là giải thoát chúng sinh, là cực lạc A Di Đà... Sự nhầm lẫn nảy sinh bởi "cứu" còn có từ đồng âm với nó mang nghĩa "hỗ trợ", "giúp đỡ". Vì thế mà xuất hiện những kết hợp: Viagra có phải là cứu cánh của phái mạnh, điều trị môi khô - cứu cánh của đôi môi nứt nẻ...
Trở lại vấn đề trên, ngày nay, nhiều nhà khoa học (cả tự nhiên và xã hội) tiên đoán rằng: nền khoa học tương lai là nền khoa học của tất nhiên, không có chỗ cho cái ngẫu nhiên. Thuyết mục đích luận (hay cứu cánh luận) cho ta nhiều điều để suy nghĩ.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

ngnghiemphuong@

Lỗi hồi chỉ:
"Trong khi đó, tiếp xúc với chúng tôi tại nhà riêng vào chiều qua, chị Sơn Thị Thu Hồng (26 tuổi, ngụ xã Bưng Riềng, H.Xuyên Mộc) vẫn chưa hết căng thẳng khi nhắc đến việc Tâm bắt cóc con gái mình là L.H.H (4 tuổi) và cũng vừa là em họ của Tâm (chị Hồng lấy chú ruột của Tâm - PV)". Không biết mình ở đay là ai: Tâm hay chị Hồng. Đây là lỗi thường gặp, tạo ra những câu mờ nghĩa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (8 bài viết)
[1]