Trang trong tổng số 84 trang (835 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Eros_Destiny

Tửu Kỳ đã viết:
Tin tức Kỳ cũng chập chạp lắm,nghe đâu loáng thoáng Nhi thi xong gì hả...

Thi!

Dạo mấy hôm nay chẳng thấy Nhi
Thì ra nàng đã bước đi...thi
Chớ học tài Xương(1)thi đã hỏng
Bình Nhi đậu kẻo phí xuân thì.

>_> ...

_________________________________

(1)Xương :Tú Xương-nhà thơ trào phúng,thi nhiều lần không đậu do......phạm huý.Mãi sau mới nên chức tú tài

Ngày mai tớ hỏng tớ đi ngay
Cúng giỗ từ nay nhớ lấy ngày
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt,thế mà cay.

                                Tú Xương

hì ! BN thi xong rồi ...Kết quả cũng không đến nỗi nào anh TK ạ. BN vừa về lại thấy anh quay đi .... Gọi anh mà anh không quay lại ....

Mấy hôm rồi Nhi bận thi

Chẳng hay chẳng biết Tửu Kỳ đến chơi

Bây giờ gặp gọi hết hơi

Mà sao huynh vẫn tìm nơi để về ?

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Eros_Destiny

Sàn đối thi thơ được mở ra
Vui sao chào đón khắp mọi nhà
Cà phê trà rượu cùng chủ quý
Đến đây bạn sẽ thấy vui nha.

Phần Nhi thì lãnh quán rượu ngay
Kim Anh tìm chốn cà phê này
Sao Băng Pha trà mừng khách mới
Đến đây quán nhỏ thật là hay !

"Hạnh phúc là khi ta :
Có một việc gì đó để làm
có ai đó để yêu
và đôi điều hy vọng.."

Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Trần Thanh Sơn

Câu đối của Đoàn Thị Điểm còn hay ở chỗ cái cảnh, và vỗ bì bạch còn là một cụm từ tượng thanh. Ở đây mình không nói câu bạn không đúng chuẩn, nhưng cái ngữ cảnh thì ....:D còn câu "Tay tơ sờ tí ti" bạn có thể xem lại. Tuy nó không chuẩn hoàn toàn về cái cụm tượng thanh, nhưng nghĩa nó lại rộng hơn, và về từ thì cũng đã đạt, cảnh cũng thế:D bạn có thể xem lại giúp:D
Trạng quỳnh có nhiều câu đối lại rất hay:
VD: "Trời sinh ông Tú Càn"
Quỳnh=>"Đất nứt con bọ hung"
còn câu này theo mình vế Xuất phải là: "Đất nứt con bọ hung"
Còn câu đối lại của trạng là "Trời sinh ông Tú Cát"
"Cát" để đối với "Hung" còn bạn để "Càn" ý là dùng các cung của bát quái để đối, nhưng theo mình thì không hề có cung Hung . Mong bạn xem lại những gì mình nói .
Tiện thể mình cũng còn nhớ một câu đối hay viết ra cho mọi người cùng đọc :
"Lợn cấn ăn cám tốn
Chó khôn chớ cắn càn"
Thân
--
P/S: Mong bạn coi những lời đóng góp của mình là thành ý để cho topic thêm hấp dẫn chứ không phải là những lời chỉ trích
dẫu rằng bèo nước cũng duyên
dẫu rằng lạc bước thuyền quyên cũng tình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

NHẤT THI NHÌ HOẠ

Bàn về ngữ cảnh trong câu đối DA TRẮN <=> BÌ BẠCH động từ VỖ.Ý nghĩa thì quá hay, đúng là vỖ vào nghe bì bạch,2 từ giải nghĩa 2 từ.Nếu TRẠNG ta mà đối chuẩn thì tình huống tiếp theo sẽ.....và sau này Điểm có ân hận không? vậy thì VỢ BUỒN RU THÊ THẢM.
                           VỢ= THÊ    BUỒN= THẢM
Ai đã từng mếch lòng người yêu hay vợ sẽ vô cùng thê thảm.
               BẢO ĐAO PHỐI ANH HÙNG
               SON PHẤN UYỆN GIAI NHÂN
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tửu Kỳ

Thanh Thiên đã viết:
Trần Thanh Sơn đã viết:
Tôi có vài suy đoán về câu chuyện xưa:
Trạng Quỳnh xưa đối:"Trời xanh mầu Thiên Thanh!" đúng là một vế đối chưa hoàn chỉnh nhưng thực ra ông đã tìm ra vế đối hoàn chỉnh nhưng không muốn nói chuẩn ra (lý do vì nếu ông thắng đối Thị Điểm sẽ phải giữ lời)(thử nghĩ xem Trạng Quỳnh tài hoa ,đức độ liệu có thể đối vụng về như vậy không) và câu đối thực sự mà ông ta nghĩ ra chính là câu:"Trời xanh tả thiên thanh!"
Tôi có đọc sơ về chuyện của Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm và thấy là đây chẳng phải là lần duy nhất TQ bị bó tay trước cô Đoàn. Còn về cái việc nghĩ cẩu "Trời xanh tả thanh thiên" là một câu chuẩn mà chưa nói thì quả thật tôi cũng chẳng thấy ai nói vậy cả, bạn là người đầu tiên. Và việc nó chuẩn thì tôi cũng chưa thấy rõ mong bạn chỉ giúp
Còn hiện giờ vế đối tạm ổn nhất đối với câu này được nhiều người bình chọn có lẽ là: "Tay tơ sờ tí ti"(Không rõ tác giả)
Thân.
-“da trắng”, da phải có màu, màu trắng
-bên chữ Nôm như DA TRẮNG phải được nối kết với bên chữ Hán BÌ BẠCH bằng một động từ “chỉ động tác” VỖ
-“cụm từ” BÌ BẠCH thật ra là một phó từ - tức trạng từ (adverb). Nó hỗ trợ cho động từ VỖ

(Ý nghĩa:Da trắng khi người ta "Vỗ" lên sẽ phát ra tiéng kêu bì bạch)

2 câu đối lại mình nghĩ ra là:

"Đố vui ra hỏi hài"
"Trời xanh tả thiên thanh"

Với câu :"Đố vui ra hỏi hài"
-"Đố vui", câu "đố" cũng có nhiều loại sắc thái riêng, Sắc thái "vui"
-Bên Nôm "Đố vui" được kết nối với bên Hán "Hỏi Hài" bằng 1 động từ "Ra"
-"Cụm từ " Hỏi Hài" cũng là phó từ cho động từ "ra"
-Da=Bì, Trắng=Bạch
-Đố=Hỏi, Vui=Hài
(ý nghĩa: Đố vui khi người ta "ra" đố sẽ ra hỏi hài,  ở đây Thị Điểm ra câu đố đối:"Da trắng vỗ bì bạch" vào lúc đang tắm là rất dí dỏm, hài hước =>Hợp)


Câu: "Trời xanh tả thiên thanh"
-"Trời xanh", "Trời" cũng có nhiều loại sắc riêng, Sắc "xanh"
-Bên Nôm "Trời xanh" được kết nối với bên Hán "Thiên Thanh" bằng 1 động từ "Tả"
-Cụm từ "Thiên Thanh" cũng là phó từ cho động từ "tả"
-"Trời"="thiên"
-"xanh"="thanh"
(Ý nghĩa: Trời xanh khi người ta "tả" nó sẽ tả màu Thiên thanh)
Với câu "Trời xanh tả thiên thanh" đọc lên đã thấy chút gì đó gượng gạo,cái ý này không rành mạch như vế "Da trắng vỗ bì bạch" được...

"Da trắng-Bì bạch","Trời xanh-Thiên Thanh",ý này không đề cập nữa.

"Da trắng" khi vỗ ra sẽ kêu "bì bạch":
1."Bì bạch" là từ tượng thanh.Trong đối:đối theo loại từ (danh từ vs danh từ,động từ vs động từ...từ tượng thanh vs từ tượng thanh),nên khi đối với "thanh thiên" thì không chuẩn(vả lại thanh thiên là danh từ^^)
_______________________
Có thể tham khảo hai câu đối quen thuộc :
                 Lom khom dưới núi,tiều vài chú
                 Lác đác bên sông.chợ mấy nhà.
                                  (Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan)

Cặp từ "Lom khom","Lác đác" đều là từ tượng hình cả.
_______________________

2."Vỗ" người "vỗ" ở đây cũnng là "người ra vế đối",và trong khi "da" chạm với nước,vỗ lên mới có tiếng "bì bạch",đây lại nói về cảnh nữa.

Với câu "Đố vui ra hỏi hài" thì lệch ngay từ hình thức rồi:^_^
-Nếu dùng "Đố-hỏi" thì không phải cặp từ Nôm-Hán Việt
-Cặp "vui-hài" cũng vậy
-Xét kĩ hơn nữa từ "vỗ" và "ra" cũng không cùng thể từ đâu Thanh Thiên ...

Mình góp chút ý kiến.Mong Thanh Thiên được vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Thiên

Trần Thanh Sơn đã viết:
Câu đối của Đoàn Thị Điểm còn hay ở chỗ cái cảnh, và vỗ bì bạch còn là một cụm từ tượng thanh. Ở đây mình không nói câu bạn không đúng chuẩn, nhưng cái ngữ cảnh thì ....:D còn câu "Tay tơ sờ tí ti" bạn có thể xem lại. Tuy nó không chuẩn hoàn toàn về cái cụm tượng thanh, nhưng nghĩa nó lại rộng hơn, và về từ thì cũng đã đạt, cảnh cũng thế:D bạn có thể xem lại giúp:D
Trạng quỳnh có nhiều câu đối lại rất hay:
VD: "Trời sinh ông Tú Càn"
Quỳnh=>"Đất nứt con bọ hung"
còn câu này theo mình vế Xuất phải là: "Đất nứt con bọ hung"
Còn câu đối lại của trạng là "Trời sinh ông Tú Cát"
"Cát" để đối với "Hung" còn bạn để "Càn" ý là dùng các cung của bát quái để đối, nhưng theo mình thì không hề có cung Hung . Mong bạn xem lại những gì mình nói .
Tiện thể mình cũng còn nhớ một câu đối hay viết ra cho mọi người cùng đọc :
"Lợn cấn ăn cám tốn
Chó khôn chớ cắn càn"
Thân
--
P/S: Mong bạn coi những lời đóng góp của mình là thành ý để cho topic thêm hấp dẫn chứ không phải là những lời chỉ trích
Rất Hoan nghênh bạn!

Vế đối lại "Tay Tơ sờ tí ti"
Thứ nhất mình không chắc: Tay=tí và tơ=ti hay không
Thứ 2 tượng không nhất thiết là tượng âm thanh, vì mỗi sự vật ứng đối sẽ mang đặc điểm sắc thái riêng! Giống như câu trên:
"Lợn cấn ăn cám tốn
Chó khôn chớ cắn càn"
(Nếu xét kĩ thì rõ ràng "Ăn cám" và "chó cắn" có thể nói là chỉnh? Nhưng câu đối vẫn chấp nhận rất chỉnh!)

Thứ 3: "Tay tơ sờ tí ti": Nếu Có nghĩa diễn tả là tay tơ sờ vào một cái gì đó thì không đối được nghĩa.
Còn nếu có nghĩa: diễn tả "tay tơ"(tay trẻ con sơ sinh) khi sờ sẽ phải sờ tí ti=> Có thể tạm  chấp nhận xét tiếp:
- "sờ tí ti" so với "vỗ bì bạch" cảm giác là chuẩn:
nhưng "Bì Bạch" là hệ quả khi "vỗ" lên "da trắng"
Cón "Tí ti" có phải là hệ quả khi ta "sờ" vào "tay tơ" hay là diễn tả cách thức "sờ"??
Trong khi "Đố vui ra hỏi hài": "Hỏi hài" là hệ quả khi ra "đố vui"
Và "Trời xanh tả thiên thanh": "Thiên thanh" cũng là hệ quả khi ta "tả" về "Trời xanh"!

Thứ 4 về ngữ cảnh: "tay tơ sờ tí ti" là vế đối có ý liên tưởng tục tĩu một cách rõ ràng, rất không phù hợp Trạng Quỳnh ...  

**"Trời sinh ông Tú Càn"
Quỳnh=>"Đất nứt con bọ hung"
Câu này xin lỗi mình nhớ nhầm chút, "Ông Tú Cát" là chuẩn
Thứ tự câu đối mình đưa ra trên là chuẩn
Vì giai thoại này kêt về Một ông Tú tài thích khoe mẽ, thấy mình là người có học vấn trong làng một hôm gặp Quỳnh muốn thách thức Quỳnh liền chỉ lên trời ra vế đối!
"trời sinh ông Tú Cát" (Ví hắn như là thiên tài trời sinh)
Trạng Quỳnh giận liền chỉ tay xuống đất đối lại
"Đất nứt con bọ hung" (Coi hắn chẳng ra gì)
Cái khó của câu đối là "Trời sinh" "Ông Tú" "Cát"
Được đối lại rất chỉnh "Đất nứt" "con bọ" "Hung"(Đối lập lại!)
DA TRẤNG VỖ BÌ BẠCH
ĐỐ VUI RA HỎI HÀI
hihi
Dốc chút thơ lòng Nguyễn Tuấn Linh
Mượn ngọn tháp bút Tả Thanh Thiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thanh Thiên

Tửu Kỳ đã viết:
Thanh Thiên đã viết:
Trần Thanh Sơn đã viết:
Tôi có vài suy đoán về câu chuyện xưa:
Trạng Quỳnh xưa đối:"Trời xanh mầu Thiên Thanh!" đúng là một vế đối chưa hoàn chỉnh nhưng thực ra ông đã tìm ra vế đối hoàn chỉnh nhưng không muốn nói chuẩn ra (lý do vì nếu ông thắng đối Thị Điểm sẽ phải giữ lời)(thử nghĩ xem Trạng Quỳnh tài hoa ,đức độ liệu có thể đối vụng về như vậy không) và câu đối thực sự mà ông ta nghĩ ra chính là câu:"Trời xanh tả thiên thanh!"
Tôi có đọc sơ về chuyện của Trạng Quỳnh và Đoàn Thị Điểm và thấy là đây chẳng phải là lần duy nhất TQ bị bó tay trước cô Đoàn. Còn về cái việc nghĩ cẩu "Trời xanh tả thanh thiên" là một câu chuẩn mà chưa nói thì quả thật tôi cũng chẳng thấy ai nói vậy cả, bạn là người đầu tiên. Và việc nó chuẩn thì tôi cũng chưa thấy rõ mong bạn chỉ giúp
Còn hiện giờ vế đối tạm ổn nhất đối với câu này được nhiều người bình chọn có lẽ là: "Tay tơ sờ tí ti"(Không rõ tác giả)
Thân.
-“da trắng”, da phải có màu, màu trắng
-bên chữ Nôm như DA TRẮNG phải được nối kết với bên chữ Hán BÌ BẠCH bằng một động từ “chỉ động tác” VỖ
-“cụm từ” BÌ BẠCH thật ra là một phó từ - tức trạng từ (adverb). Nó hỗ trợ cho động từ VỖ

(Ý nghĩa:Da trắng khi người ta "Vỗ" lên sẽ phát ra tiéng kêu bì bạch)

2 câu đối lại mình nghĩ ra là:

"Đố vui ra hỏi hài"
"Trời xanh tả thiên thanh"

Với câu :"Đố vui ra hỏi hài"
-"Đố vui", câu "đố" cũng có nhiều loại sắc thái riêng, Sắc thái "vui"
-Bên Nôm "Đố vui" được kết nối với bên Hán "Hỏi Hài" bằng 1 động từ "Ra"
-"Cụm từ " Hỏi Hài" cũng là phó từ cho động từ "ra"
-Da=Bì, Trắng=Bạch
-Đố=Hỏi, Vui=Hài
(ý nghĩa: Đố vui khi người ta "ra" đố sẽ ra hỏi hài,  ở đây Thị Điểm ra câu đố đối:"Da trắng vỗ bì bạch" vào lúc đang tắm là rất dí dỏm, hài hước =>Hợp)


Câu: "Trời xanh tả thiên thanh"
-"Trời xanh", "Trời" cũng có nhiều loại sắc riêng, Sắc "xanh"
-Bên Nôm "Trời xanh" được kết nối với bên Hán "Thiên Thanh" bằng 1 động từ "Tả"
-Cụm từ "Thiên Thanh" cũng là phó từ cho động từ "tả"
-"Trời"="thiên"
-"xanh"="thanh"
(Ý nghĩa: Trời xanh khi người ta "tả" nó sẽ tả màu Thiên thanh)
Với câu "Trời xanh tả thiên thanh" đọc lên đã thấy chút gì đó gượng gạo,cái ý này không rành mạch như vế "Da trắng vỗ bì bạch" được...

"Da trắng-Bì bạch","Trời xanh-Thiên Thanh",ý này không đề cập nữa.

"Da trắng" khi vỗ ra sẽ kêu "bì bạch":
1."Bì bạch" là từ tượng thanh.Trong đối:đối theo loại từ (danh từ vs danh từ,động từ vs động từ...từ tượng thanh vs từ tượng thanh),nên khi đối với "thanh thiên" thì không chuẩn(vả lại thanh thiên là danh từ^^)
_______________________
Có thể tham khảo hai câu đối quen thuộc :
                 Lom khom dưới núi,tiều vài chú
                 Lác đác bên sông.chợ mấy nhà.
                                  (Qua Đèo Ngang-Bà Huyện Thanh Quan)

Cặp từ "Lom khom","Lác đác" đều là từ tượng hình cả.
_______________________

2."Vỗ" người "vỗ" ở đây cũnng là "người ra vế đối",và trong khi "da" chạm với nước,vỗ lên mới có tiếng "bì bạch",đây lại nói về cảnh nữa.

Với câu "Đố vui ra hỏi hài" thì lệch ngay từ hình thức rồi:^_^
-Nếu dùng "Đố-hỏi" thì không phải cặp từ Nôm-Hán Việt
-Cặp "vui-hài" cũng vậy
-Xét kĩ hơn nữa từ "vỗ" và "ra" cũng không cùng thể từ đâu Thanh Thiên ...

Mình góp chút ý kiến.Mong Thanh Thiên được vui!
Bạn nói mình có chút ấm ức! nên nhắc lại một chút:
Nếu nói về gượng gạo: Thực lòng mình nhé, lúc đầu bạn đọc câu "da trắng vỗ bì bạch" bạn có thấy gượng gạo không? Mình thì khi mới học văn nghe đến câu này đọc và cảm nhận ý nghĩa thì cũng thấy rất gượng gạo! Đọc nhiều rồi mới thấy quen
Nhưng tất cả chỉ là cảm giác thôi! Bạn đã bao giờ bị cảm giác đánh lừa!?
"Trời thanh tả thiên thanh" cũng vậy!  
Luận bàn về câu đối này phải người thực sự hiểu biết mới hiểu!
Thôi chúng ta gác lại câu đối này ở đây nhé!
DA TRẤNG VỖ BÌ BẠCH
ĐỐ VUI RA HỎI HÀI
hihi
Dốc chút thơ lòng Nguyễn Tuấn Linh
Mượn ngọn tháp bút Tả Thanh Thiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tửu Kỳ

Trần Thanh Sơn đã viết:
Câu đối của Đoàn Thị Điểm còn hay ở chỗ cái cảnh, và vỗ bì bạch còn là một cụm từ tượng thanh. Ở đây mình không nói câu bạn không đúng chuẩn, nhưng cái ngữ cảnh thì ....:D còn câu "Tay tơ sờ tí ti" bạn có thể xem lại. Tuy nó không chuẩn hoàn toàn về cái cụm tượng thanh, nhưng nghĩa nó lại rộng hơn, và về từ thì cũng đã đạt, cảnh cũng thế:D bạn có thể xem lại giúp:D
Trạng quỳnh có nhiều câu đối lại rất hay:
VD: "Trời sinh ông Tú Càn"
Quỳnh=>"Đất nứt con bọ hung"
còn câu này theo mình vế Xuất phải là: "Đất nứt con bọ hung"
Còn câu đối lại của trạng là "Trời sinh ông Tú Cát"
"Cát" để đối với "Hung" còn bạn để "Càn" ý là dùng các cung của bát quái để đối, nhưng theo mình thì không hề có cung Hung . Mong bạn xem lại những gì mình nói .
Tiện thể mình cũng còn nhớ một câu đối hay viết ra cho mọi người cùng đọc :
"Lợn cấn ăn cám tốn
Chó khôn chớ cắn càn"
Thân
--
P/S: Mong bạn coi những lời đóng góp của mình là thành ý để cho topic thêm hấp dẫn chứ không phải là những lời chỉ trích
Nói về đối thì càng lúc càng vui,nhân đây kể lại tình cảnh Trạng Quỳnh và Tú Cát đối nhau...(chắc ai cũng biết)...

Chuyện là hôm nọ Tú Cát sang nhà tìm cha của Quỳnh.Ông ta vốn là người hợm mình,có ít chữ nghĩa lại thích kiêu căng.Lúc đến nhà thì gặp Quỳnh đang cho lợn ăn.Cát vốn nghe tiếng Quỳnh là thần đồng,nên nay muốn thử sức bèn ra ứng ra vế đối:

"Lợn cấn ăn cám tốn".

Quỳnh biết Tú Cát thử mình,lại thấy con chó ra sủa người lạ,bèn ứng lời đối lại:

"Chó khôn chớ cắn càn"

Cái hay của cặp câu đối chính là câu của Tú Cát sử dụng hai quẻ trong Kinh Dịch là "Cấn và tốn",Quỳnh cũng sử dụng hai quẻ trong Kinh Dịch để đối lại "Khôn và Càn".Chỉ hai câu nhưng lại dùng đến bốn quẻ trong bát quái cung của Kinh Dịch là "Càn, Khảm, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài"
Lại còn có ý chữi xéo Tú Cát là chó.

Tú Cát thấy Quỳnh xỏ mình,tức giận bèn dùng cây dù đang cầm chỉ thẳng lên trời,vỗ ngực đáp:

"Trời sinh ông Tú Cát"

Quỳnh không đối ngay.Bảo Cát:
-Dùng "trời" đối với "đất" chỉnh không ông-Tú Cát:"Quá chỉnh"
-Thế con dùng "Hung" đối lại "Cát" được chứ ạ.
-Được
Quỳnh lại bảo:"câu này ông cho phép thì con mới dám đối ạ!".Tú Cát giục,Quỳnh chỉ vào đống phân,đối luôn:

"Đất nứt con bọ hung"

Rõ Tú Cát đã khen chỉnh,lại còn cho phép nên không bắt bẻ được Quỳnh,thất thểu ra về.
Ở đây Cát-Hung cũng là hai quẻ đối nhau.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tửu Kỳ


Bạn nói mình có chút ấm ức! nên nhắc lại một chút:
Nếu nói về gượng gạo: Thực lòng mình nhé, lúc đầu bạn đọc câu "da trắng vỗ bì bạch" bạn có thấy gượng gạo không? Mình thì khi mới học văn nghe đến câu này đọc và cảm nhận ý nghĩa thì cũng thấy rất gượng gạo! Đọc nhiều rồi mới thấy quen
Nhưng tất cả chỉ là cảm giác thôi! Bạn đã bao giờ bị cảm giác đánh lừa!?
"Trời thanh tả thiên thanh" cũng vậy!  
Luận bàn về câu đối này phải người thực sự hiểu biết mới hiểu!
Thôi chúng ta gác lại câu đối này ở đây nhé!
Nếu Thanh Thiên đã nói vậy thì mình xin phép dừng lại ở đây.Mình với Thanh Sơn cũng chỉ có một ý là giúp topic vui hơn,nhưng có lẽ bạn đã nghĩ nhưng câu nói của mình như chỉ trích bạn.
Mình khẳng định điều đó là hoàn toàn không có thực.
_______________________________
Và nếu bạn đã nói "Luận bàn về câu đối này phải người thực sự mới hiểu" thì Tửu Kỳ xin chấp nhận mình là người chưa hiểu.Nó sẽ giúp mình sau này nhiều hơn.
Hơn là khi nghĩ ra một câu đối thì nghĩ ngay là nó "tuyệt đỉnh",lại không cần trau chuốt thêm.Nhận một chút ý kiến lại cho đó là chỉ trích,không muốn nghe thì là khuyết điểm lớn của người làm văn,thơ vậy.
Cả Trạng Quỳnh thần đồng,tài cao lanh lẹ còn bí với câu "Da trắng vỗ bì bạch" thì Tửu Kỳ này có thấm vào đâu.Còn phải học hỏi nhiều!!!

Cảm ơn bạn,hy vọng khi gặp lại tại một chốn nào khác trong thi viện này,sẽ không như lúc này.^_^
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

R.Laevigata

Thanh Thiên đã viết:
kim anh trắng đã viết:
Thanh Thiên đã viết:
Mình mở "Sàn đối thi thơ!"
Có thơ có Rược có cả Cafê
Rất mong các bạn đừng chê
Ghé thăm thơ phú tháng ngày thêm vui!

Em xin nhận góc nhỏ cà phê
Nhường riêng chị bình nhi
                     chòi rượu
Sao ơi trà nước phần em đó
Chị em mình sợ rượu mà em ... ^^ !
Kim Anh Trắng đâu rồi bạn ơi?
Đã qua chơi sao ko để lời
Chủ nhà đi vắng chút việc bận
Nhưng nhà tôi vẫn mở đón mời!

Kim anh nè hỡi bạn mình ơi
Dạ ! Đã gửi câu theo gió mời
Cảm tạ chân tình người đón tiếp
Mai này mong gặp giữa trời mơ !
Vẫn ví mình là gió thì cứ để mặc gió bay đi...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 84 trang (835 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] ... ›Trang sau »Trang cuối