Lục bình, tên khoa học là Eichlornia crasspes (Ponterediaceae). Loại này ở miền Bắc và miền Trung gọi là bèo tây, bèo Nhật Bản, nhưng không tươi tốt, cọng không dài và cứng bằng lục bình vùng sông nước Nam bộ. Loài cỏ thủy sinh tưởng như chỉ là thứ bỏ đi ấy, nay trở thành "cây xóa đói giảm nghèo" ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn người, lại thu nhiều lợi nhuận qua xuất khẩu. Các thứ phẩm như gốc, rễ, lá cây lục bình đem lại nhiều lợi nhuận, có chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao cho nghề sản xuất nấm rơm và làm phân bón hữu cơ.
Người đầu tiên bỏ công nghiên cứu biến cây lục bình từ loài cỏ dại trên sông nước thành các sản phẩm xuất khẩu chính là ông Triệu Vĩnh Thịnh, ngụ tại đường Tết Mậu Thân, phường 4, thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang). Ông Thịnh là chủ cơ sở sản xuất tiểu- thủ công nghiệp Vĩnh Thịnh, chuyên đan, bện các sản phẩm gia dụng từ bẹ chuối, lác, cói để xuất khẩu. Đầu năm 2000, ông Thịnh gửi một số sản phẩm tí hon được bện từ cây lục bình ra thị trường nước ngoài để thăm dò thị hiếu người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài. Do tính hơn hẳn của cây lục bình, khách hàng nước ngoài bắt đầu biết đến cơ sở Vĩnh Thịnh, họ đặt ông làm ra nhiều chủng loại hàng thủ công mỹ nghệ. Đến nay, cơ sở Vĩnh Thịnh đã sản xuất ra các sản phẩm như chụp đèn ngủ, đệm lót ghế ngồi, chiếu, thảm, giỏ xách, tủ nhà bếp, dép dành mang trong phòng ngủ. Nếu đôi dép bện bằng bẹ chuối khô trước đây đã có nhiều ưu điểm so với các loại dép khác, thì đôi dép làm bằng cọng lục bình càng làm cho khách hàng nước ngoài thích thú hơn tác dụng của nó mang lại. Đó là người mang dép lục bình cảm thấy mềm mại, nhẹ tênh. Đối với quý bà thì đôi dép lục bình còn có ý nghĩa bảo vệ bàn chân đẹp trong lúc sinh hoạt trong nhà... Các sản phẩm được đan, bện từ cọng lục bình ngày càng tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Đức, Nga. Giá các sản phẩm mới này từ 6 đến 18 đô-la một cái. Hiện cơ sở Vĩnh Thịnh thu hút hơn 2.300 lao động, phần lớn là nữ, con em của các gia đình nghèo khó. Doanh số xuất khẩu mỗi năm khoảng 1,2 triệu USD. Chỉ từ những chiếc chiếu, chiếc đèn ngủ, tủ bếp, dép đi trong nhà, tấm thảm... làm từ lục bình, bẹ chuối, mỗi năm đã đem về cho cơ sở thủ công mỹ nghệ "Vĩnh Thịnh" của ông Triệu Vĩnh Thịnh cả triệu đô la.
"Loài hoa núi sắc và hương dịu lắm
Với thời gian năm tháng chẳng phai màu"...
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook