Thân chào quý anh chị em,
Là người mới gia nhập Thi Viện được ít hôm, nhưng tôi cũng nhận thấy kho thơ của TV tương đối đồ sộ và phong phú, đó là do nhiệt tình và công sức của ban điều hành cũng như của tất cả quý ACE; những nỗ lực ấy rất đáng được trân trọng. Tuy nhiên... (chữ
tuy nhiên thường là chữ người ta không thích nhắc đến mà vẫn buộc phải nói :-<)
Đúng ra, tôi phải đưa bài này vào mục
Ý kiến xây dựng, song khi đưa vào mục này nó sẽ có tính chất nhẹ nhàng hơn, tâm tình với nhau thôi mà...
Phải nói trong số các bài thơ được đăng lên TV có khá nhiều sạn. Xin đơn cử một ví dụ: Bài
Trời mắng trong mục tác giả Tản Đà
Khi so sánh với văn bản
Tuyển tập Tản Đà, NXB Văn Học, 1986 và
Bùi Giáng - Giảng luận về Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, NXB Văn Học, 2001 thấy có một số sai biệt (những chỗ chữ đỏ là sai biệt và chú thích thêm)
Mưỡu:
Tình riêng trăm ngẩn mười ngơ,
Ngồi buồn lấy giấy viết
thơ (thư) hỏi
trời (Trời)(nguyên bản là thư, mặc dù thơ nghe vần hơn, chữ Trời viết hoa)Xem
thơ (thư) trời (Trời) cũng
nực (bượch) cười
(bượch là một từ do Tản Đà sáng tạo, nghe có vẻ ngộ nghĩnh và hóm hỉnh. Tiếc thay, một số biên tập viên các trang web nghĩ rằng viết sai chính tả nên sửa lại thành bật; bật cười thành tiếng đâm ra mất vẻ trang nghiêm của đấng Ngọc Hoàng thượng đế trị vì Thiên Cung, còn bượch cười là buồn cười lắm mà cố kìm lại, nén lại...)Cười cho hạ giới
lắm (có) người oái oăm.
Nói:
Khách hà nhân giả?
(客何人者)Cớ làm sao suồng
sả (sã) dám đưa
thơ (thư)Chốn
tiên (Thiên) cung ai kén rể bao giờ.
Chi những sự
vẫn (vẩn) vơ mà giấy má?
Chức
nữ (Nữ) tảo tùng giai tế giá
(织女早从佳婿嫁)
phải đọc là tòng nhưng trong nguyên bản ghi là tùng do đọc trại ra tương tự hoàng - huỳnhHằng Nga bất nại
hạo (bão) phu miên
(姮娥不耐抱夫眠)
bão có nghĩa là ôm, ấp; còn hạo không có nghĩa đó)Mở then mây quăng trả bức hồng tiên
Mời khách hãy ngồi yên trong
cỏi (cõi) tục
Người đâu kiếp trước Đông Phương Sóc,
Ăn trộm đào
tiên (quen) học thói ngày xưa,
Trần gian đày mãi không chừa.
Quý vị thấy đấy trong một bài thơ mà nhặt ra được từng ấy sâu!
Tôi hoàn toàn không có ý định "chĩa mũi dùi" vào người đăng bài thơ này, đưa ra làm ví dụ chẳng qua là vì đây là một trong những bài của Tản Đà mà tôi thích. Có thể quý ACE cho tôi là người tủn mủn, hay "vạch lá tìm sâu", "bới bèo ra bọ"... Song tôi phải thưa rằng việc tôn trọng văn bản là điều hết sức quan trọng; có những công trình mất đến hơn 9 năm đi xác minh khảo cứu, gần 650 trang bản thảo chuẩn bị đưa đi in thì... đùng một cái, phải đưa đi... nhóm bếp. Quý vị xem bài viết dưới đây từ nguồn lucbat.com sẽ rõ:
Những phát hiện từ Bản Kiều nôm cổ nhất Việt NamBản Kiều Nôm được xem cổ nhất hiện nay là bản
Kim Vân Kiều Tân Truyện Liễu Văn Ðường in năm Tự Ðức thứ 19 (1866). Tiến sĩ nghiên cứu văn học Ðào Thái Tôn đã có những phát hiện riêng thật thú vị về bản Kiều Nôm này.
Theo báo Tuổi Trẻ, trong hiện trạng tất cả bản Kiều hiện có đang ở dạng
“tam sao thất bản” thì việc một số nhà “Kiều học” dành công sức mong tìm về “nguyên lời Nguyễn Du” được xem là những người có công với nền văn học.
Gọi là bản Kiều Nôm cổ nhất bởi nó được phát hiện tiếp sau bản
Kim Vân Kiều Tân Truyện cũng của nhà tàng bản (khắc in) Liễu Văn Ðường in năm Tự Ðức thứ 24 (1871).
Tuy hai bản Kiều cùng chung một nhà tàng bản và chỉ khắc cách nhau trong vòng năm năm nhưng không hoàn toàn giống hệt nhau về nội dung, nét chữ khắc. Hiện bản Kiều năm 1871 thuộc trường Sinh Ngữ Ðông Phương Paris.
Còn bản Kiều năm 1866 được phát hiện cuối tháng 5/2004 trong tủ sách gia đình cử nhân Nguyễn Thế Cát (1855-1937) ở xã Thanh Lương, huyện Thanh Chương (Nghệ An), nay đã được chuyển về Ban Quản lý Di tích Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Ði sâu nghiên cứu, đối chiếu, so sánh từng câu, chữ bản Kiều năm 1866 với các bản Kiều đời Tự Ðức, ông Tôn phát hiện:
“Hễ ai đã để tên tuổi của mình vào bản Kiều từ Liễu Văn Ðường 1871 qua Duy Minh Thị 1872 đến Trương Vĩnh Ký 1875, hai bản vừa chữ Nôm, chữ quốc ngữ, chữ Pháp của Abels des Michels và Edmond Nordemann 1894 đến Kiều Oánh Mậu 1902 đều sửa chữa một cách có ý thức, làm tăng vốn từ ngữ Truyện Kiều!”Thống kê trên 1100 câu thơ lục bát (nghĩa là xác suất gần 1/3 Truyện Kiều), ông cho thấy từ ngữ mới của Truyện Kiều được gia tăng dần theo thời gian. Nếu lấy bản
Kiều Liễu Văn Ðường năm 1866 làm chuẩn thì bản
Kiều Duy Minh Thị đã sinh ra 326 chữ mới.
Cũng như thế, bản
Kiều Trương Vĩnh Ký lấy 154 chữ mới của Duy Minh Thị và thêm 183 chữ mới khác. Vậy đến bản Trương Vĩnh Ký, kho từ ngữ mới của Truyện Kiều đã lên tới 509 chữ.
Tương tự, sau khi lấy chữ của hai người này thì
Abels des Michels thêm 28 chữ mới (=537 chữ). Tiếp theo,
Edmond Nordemann, sau khi tiếp thu chữ của ba người kia, thêm vào 78 chữ mới (=615 chữ). Ðến
Kiều Oánh Mậu dùng một số chữ của bốn người nêu trên và đã sinh thêm 167 chữ mới khác.
Tổng cộng có 782 chữ mới được sinh ra làm Truyện Kiều cứ “tam sao thất bản” đời này qua đời khác. Ðây là nguyên nhân khiến những bản Kiều càng về sau càng xa dần bản Kiều Nôm năm 1866 đang được xem là cổ nhất.
Ông Tôn đã có chín năm đi xác minh các văn bản Kiều cổ theo phương pháp nghiên cứu văn bản học (khác hẳn với phương pháp hiệu đính cũ), tiếp nối công trình Kiều tầm nguyên (tìm về nguyên lời Nguyễn Du) do học giả Hoàng Xuân Hãn đang viết dang dở trước khi ông qua đời tại Pháp (1996).
Ông đã hoàn thành bản thảo, chuẩn bị cho ra mắt cuốn
“Bản Liễu Văn Ðường 1871 và vai trò của nó trong vấn đề lịch sử văn bản Truyện Kiều” dày khoảng 650 trang trong đó có hơn 100 trang nghiên cứu văn bản học.
Nhưng khi bắt gặp, nghiên cứu tiếp bản Kiều cổ năm 1866 thì ông Tôn đã không ngần ngại dỡ bản thảo này để làm lại bắt đầu từ bản Kiều 1866.
Ông Tôn nói cuốn nghiên cứu mới nhất về Truyện Kiều của ông mang tên
"Bản Liễu Văn Ðường 1866 và vai trò của nó trong lịch sử văn bản Truyện Kiều" ra mắt bạn đọc đúng dịp giỗ 240 năm ngày mất của đại thi hào Nguyễn Du.
Quý ACE có thiện chí đăng bài lên TV cũng nên cố gắng lưu ý đến nội dung bài cần chỉn chu đến từng dấu chấm, dấu phẩy, hỏi ngã, chính tả... cốt cho đúng với văn bản trên tinh thần là "quý hồ tinh bất quý hồ đa"; sao cho mọi người mỗi khi trích dẫn nguồn từ TV đều cảm thấy đây là nguồn đáng tin cậy.
Tôi cũng không rõ vì sao theo quy định thì ban điều hành khi đưa thơ vào TV không bắt buộc trích dẫn nguồn (?!). Lẽ ra BĐH cần làm gương cho các thành viên khác mới phải!
Có lẽ câu chuyện tôi nói cùng ACE khá dài dòng, rườm quá; nếu chẳng may quý ACE nào không hài lòng thì mong lượng thứ. Chúc quý ACE nhiều sức khỏe!
Bán đi những thứ dãi dầu
Mua về những thứ rặt mầu nhà quê