Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

linh lan

Cảm nhận về Bài thơ HOA TRẮNG THÔI CÀI TRÊN ÁO TÍM
Của nhà thơ KIÊN GIANG.


        Những năm 60 của thế kỷ XX, thơ Kiên Giang như một chất men say làm rung động bao trái tim người yêu thơ, giọng thơ của ông cũng ảnh hưởng đến nhiều người làm thơ thời bấy giờ, dịu dàng, tha thiết, chân thành, đằm thắm và trữ tình. Trong đó có nhà thơ Hà Uyên (thầy Lê Văn Quới), anh Lê Trúc Khanh trưởng nhóm thơ Về Nguồn....Lớp trí thức đau nỗi đau đất nước thời bấy giờ ở thành phố Cần thơ. Đọc bài “Khói trắng”, bài “Sàng Gạo”của nhà thơ Kiên Giang ta nghe yêu thương mẹ, yêu thương quê hương biết chừng nào và yêu cả con người chân chất ở Đồng Bằng. Bài thơ “Hoa Trắng thôi cài trên áo tím” ra đời mùa hạ năm 1958 được đông đảo bạn yêu thơ chép vào sổ tay và học thuộc. Một tình yêu thật đẹp, thật lãng mạn nhưng cũng thật buồn.

       Cô học trò trong thơ thật dễ thương :“Hoa trắng em cài trên áo tím”, một nét làm duyên rất hồn nhiên nhưng cũng rất say lòng người, trong đó có cậu học trò si tình “Quen biết nhau qua tình lối xóm” cứ mỗi chủ nhật nàng đi xem lễ, lại đem bài ra trước cổng trường để ôn. Nếu ai hỏi vì sao? Thì chàng trai cũng chịu vì “Nào ai định nghĩa được tình yêu có nghĩa gì đâu một buổi chiều nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”. Nhưng rồi cậu học trò thi sĩ ấy cũng lí giải được:

Thuở ấy anh hiền và nhát quá
Nép mình bên gác thánh lầu chuông
Để nghe khe khẻ lời em nguyện,
Thơ thẩn chờ em trước cổng trường”

       Khi nàng tan lễ chàng lại chỉ dám đi chung lối về, với cách sử dụng từ láy gợi tả cảm xúc, nhà thơ Kiên Giang vẻ nên bức tranh tình yêu thật đáng yêu, nàng e lệ mượn lời cầu kinh để thêm can đảm, còn chàng thì lại” Thẹn thùng anh đứng lại không đi”.
        Cuộc tình chưa dám ngỏ ấy kết thúc khi”Em lên xe cưới về quê chồng” anh học trò đành từ đây“tình thơ ủ kín trong lòng” từ giả trường xưa với trái tim tan vở theo xác pháo hồng, tự nhủ với lòng mình “Tình chỉ đẹp khi còn dang dở”.

        Tình yêu thật sâu lắng, thiết tha qua những tứ thơ tưởng rất bình thường:

Từ lúc giặc ruồng vô xóm đạo
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương
Giữ màu áo tím, cành hoa trắng
Giữ cả trường xưa. nóc giáo đường”

       Eren bua đã nói Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ hàng cây trước nhà, từ con sông chảy qua làng quê...Anh học trò ngày xưa trở thành chiến sĩ chiến đấu bảo vệ quê hương, anh bảo vệ những kỷ niệm đẹp, màu áo tím người anh yêu, sắc hoa trắng người con gái ấy hay cài, cả ngôi trường, giáo đường em thường đi xem lễ, bằng hành động cụ thể:

“Anh đem gạch nát xây tường lủng.
Chiếm lại lầu chuông, giết kẻ thù”.

    Kết thúc một cuộc tình buồn là chồng cô học trò áo tím “Đã chết hiên ngang dưới bóng cờ”, còn cậu học trò ngày xưa trở lại sau mười năm làm kẻ  tiễn đưa để nhận ra rằng từ đây“Em cài hoa trắng lên mồ người xưa”

     Trong những năm này còn có bài “Màu tím hoa sim”của Hữu Loan, bài “Núi Đôi” của Vũ cao, Bài “Quê Hương “của Giang Nam...đều kết thúc bằng sự mất đi của người con gái yêu thương. Riêng ở “Hoa trắng thôi cài trên áo tím” của Kiên Giang lại là nỗi đau tiễn người yêu đi lấy chồng, nỗi thương tiễn chồng người yêu về cõi vĩnh hằng.  Lời thơ làm người đọc  thêm cảm thông, thêm yêu cuộc sống, thêm yêu con người hơn bởi nó trong sáng và đẹp quá. Khép lại trang thơ trong lòng ta luống có sự ngậm ngùi”Em lên xe cưới về quê chồng. Dù cách đò ngang cách mấy sông. Vẫn nhớ bóng vang thời áo tím. Nên tình thơ ủ kín trong lòng”.

      Đêm nay một đêm rất thơ ta hãy nhận lấy trái tim yêu của thi nhân để biết rung động và biết yêu thương.


(trúc linh lan-
               rằm tháng Giêng 2007 )

--------------------------------------------------------------------------------


Cảm nhận về VƯỜN XƯA Thơ Bùi Phan Thảo – nhạc Phạm Sơn Hà.


       Có những lời thơ khi ta đọc thấy rung động và tứ thơ rung lên trên từng sợi dây đàn. Nhạc sĩ thả hồn mình vào mộng. Đó là sợi dây đồng cảm nối nhạc sĩ với nhà thơ. Thơ Bùi Phan Thảo đã đến với Nhạc sĩ Sơn Hà để trở thành nhạc phẫm Vườn Xưa.

      Khu vườn tình yêu của Bùi Phan Thảo? Hay khu vườn của “Tình anh bán chiếu” quen thuộc của vùng đất Bảy Ngã sông? Khu vườn sao vắng lặng quá vì “Không còn em” cách sử dụng điệp ngữ đã khẳng định sự khao khát của nhà thơ muốn gặp lại người con gái mà anh đã yêu. Một lời hẹn hò thầm lặng được gợi lại qua tứ thơ “Em ra đi phương trời nào, mùa xuân về rồi em có hay? Không có em mây cũng không buồn trôi, chim nhạn lẻ buông tiếng kêu cô độc, khu vườn xưa hoa rụng đầy...Tất cả như chạm vào tim anh nhói đau.

       Thực tại là “Không còn em”, khu vườn chỉ còn lại trong ký ức hương tóc, chút màu nắng tàn phai, và bóng ai ngồi bên cửa sổ? Tất cả đã trở thành kỷ niệm biến thi nhân thành kẻ ngu ngơ khi nhận ra một điều “Mùa xuân không ngang qua vườn xưa”, khi Thảo chưa kịp thốt lời yêu vì “Tình yêu vẫn còn im tiếng” Lời hỏi nghe cô đơn biết chừng nào “Em ở đâu?” Và để rồi tác giả tự nhủ với lòng dù thời gian có trôi đi, mùa có qua đi khu vườn ấy vẫn có anh đi về.

       Bắt gặp ở thơ Phan Thảo một nét đẹp vừa lãng mạn vừa dịu dàng nhạc sĩ Phạm Sơn Hà đã dệt nên những giai điệu trầm lắng tha thiết. Trong nhạc anh ta nghe được tiếng thở dài, sự ngẩn ngơ của anh bán chiếu đứng trước cổng nhà cô gái năm xưa đã khóa kín tự bao giờ qua hình bóng của một nhà thơ với những lời thì thầm “Em ở đâu? Em ở đâu? Mùa xuân sao em không đến, tình yêu vẫn còn im tiếng. Chiều đã tắt, mùa xuân phai, vườn xưa anh vẫn đi về. Ai không có trong lòng một vườn xưa để nhớ để thương? Vì trong khu vườn tình ái ấy cô gái đang chơi trò trốn tìm “ Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé! Người con gái trong thơ của Bùi Phan Thảo chỉ là bóng ký ức xưa, trong nhạc của Phạm Sơn Hà là chàng trai “Một cõi đi về”.


( trúc linh lan
         Nguyên Tiêu 2007.)
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
     (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@ Chị Linh Lan: Em đã giúp sửa lại cách trình bày với hai bài cảm nhận này của chị. Như thế này rõ ràng và dễ đọc hơn, chị ạ!
Cảm nhận của chị dễ thương lắm!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

linh lan

ĐỌC SÁCH                      


                         “KHÚC TRĂNG XƯA”
                                           ĐẰM THẮM MỘT CHỮ  “TÌNH”
                             (Thơ Trịnh Bửu Hoài  - NXB Phương Đông  năm 2008)



       Không biết từ lúc nào tôi thích đọc thơ Trịnh Bửu Hoài. Hình như trong nỗi hoài niệm của anh, bạn yêu thơ sẽ bắt gặp mình trong đó; một khoảnh khắc mùa thu, một giọt sương trong trẻo sớm mai hồng, một chút men say cùng tri kỷ. Tập thơ “Khúc Trăng xưa”  của Trịnh Bửu Hoài đẹp. trang nhã với 33 bài thơ, được tác giả sắp xếp theo ba mảng: Tình em – Hồn của  Đá -  với Bạn bè. Mỗi phần là một nỗi niềm riêng, trải lòng với sự buốt lạnh của cô đơn, chờ đợi; rung động xao xuyến trước hồn của đá nghìn năm thao thức; đằm thắm tình bạn bè mà anh đã đến, đã xa.
    Mở đầu tập thơ là một lời tâm sự:
                             Trăng của trăm năm
                             Về đây lồ lộ
                             Người của hôm qua
                             Hư ảo phương nào.
                Trăng vẫn về, cảnh vẫn thế, rượu vẫn nồng nhưng :/Chiếc ghế lạnh/ Bởi một người không đến được/. Trăng lạnh, ghế lạnh hay lòng người buốt lạnh? Sự cô đơn, sự đợi chờ tuyệt vọng để rồi :
                             Ta vung tay
                             Đập trăng
                             Không vỡ
                            Ta ném ly
                            Tan nát trái tim mình…
                         (Khúc trăng xưa)
Ai đó không kịp về hay không thể về? Để mãi mãi trở thành nỗi khao khát, ám ảnh khôn nguôi trong “Giấc mơ xuân”- Em có mơ trăng về cuối Chạp/Để đêm xuân chợt sáng cánh mai vàng/Anh vẫn đợi một vòng tay ấm áp/ Đón nhau về trong khoảnh khắc nhân gian/. Cái tình  anh đeo mang hình như không là thật, chính  cũng từ cái hư ảo ấy đã khắc đậm chữ tình của nhà thơ. Yêu-mộng! Bởi vì /Người xa như áng mây trôi/Ta đi tìm mộng giữa trời mông mênh/ .
                    Cái bất lực của nhà thơ trước trò chơi trốn tìm của nàng thơ :
                         Người đi sương khói vô tình
                         Mà tôi cố giữ riêng mình khói sương
                                             (Đợi)
Nên tác giả “Khúc trăng xưa” luôn cảm thấy “Trăm năm ta vẫn mình ên bên đời” .Thôi thì anh cứ đợi, vì trăng vẫn về.
                   Không những trăng có tình vì trăng không bao giờ lỗi hẹn, mà đá im lặng nghìn năm qua tay người đá cũng bâng khuâng :
                        Sen nở từ đá
                        Lòng đầy hương thơm
                        Chút nắng chiều hôm
                                 ( Sen ngọc)
Để nhà thơ thao thức: / Cõi tình như bóng phù du/ Mà đôi bạn đá thiên thu nụ cười/ Nên ta thương đá hay người? (Đôi bạn đá).
                   Phần ba của tập thơ, tác giả như giải đáp hết mọi gút mắc của tâm tư mình: “Loanh quanh mãi giữa vòng đời xuôi ngược/ Nhắc bạn bè lòng bỗng thấy vui vui”.Tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ theo về cát bụi, nhưng tình người không thể nào vơi. Con người có tình, trời đất có tình mặc cho:
                     “Ta xế tuổi thời gian xế buổi
                     Người thăng trầm sông lúc đục trong
                     Thuyền đi chưa biết đâu là bến
                     Đã thấy tràng giang buốt tận lòng.
                                     (Ngược dòng Cà Ty)
         Mỗi vùng đất ghé lại, một cuộc hội ngộ, tương phùng, mỗi bạn bè mỗi hồi ức đáng yêu. Có thể một người bạn bất chợt ghé qua, một tiếng hát, một nụ cười, một đôi mắt làm chao động hồn thơ…được lưu giữ, được nâng niu:
                      Quá khứ mênh mông xa rồi một thuở
                      Càng xa hơn khi tuổi xế chiều
                      Trong nhớ quên còn bao cái để yêu
                      Kỷ niệm cứ xanh hoài trong kí ức.
                                 (Ngẫu hứng An Hải Sơn).
        Bèo hợp rồi cũng tan, đó là lẽ thường, nhưng lại là những nỗi trăn trở, ưu tư:” Trăng sẽ lặn và mặt trời sẽ mọc. “Các anh đi rừng nhớ biết đâu tìm/ Em như cánh cò làm sao xa tổ./Bao đợi chờ da diết giữa tràm chim”. Xin hãy giấu thương nhớ vào lòng vì :
                      Rượu đã cạn. Đêm sắp tàn. Trăng lạnh
                      Cuộc vui nào cũng đến lúc chia tay
                      Rừng sẽ thức. Cánh cò bay đón nắng
                      Bóng Trà Sư thăm thẳm trái tim nầy…
                            (Thức giữa Trà Sư).
        Trái tim mang nặng chữ tình “Xuôi Nam rồi lại ngược Bắc. Vẫn chưa đầy túi thơ. Hơn nửa vai đời kiêu bạt. Vẫn chưa phai nắng giang hồ” (Mang mang Đèo Cả). Dù đi đâu, lang bạt phương nào thì quê hương vẫn thôi thúc gọi về:
                    Có những chiều đông ngước nhìn mây trắng
                    Cái lạnh nơi này gợi nhớ quê xa
                    Xuôi sông Hậu cuối mùa nước nổi
                    Em bỗng thấy mình hoá hạt phù sa…
                             (Gặp cô gái Tày ở Tây Nam).
         Tâm sự cô gái Tày hay tâm sự của nhà thơ nặng gánh tang bồng, nửa đời xuôi ngược vẫn ngộ ra một điều rất thật “ Càng lớn lên càng thấy mình nhỏ bé. Trước nghiệp đời và trước cả nhân gian. Được mất gì trong cõi dọc ngang. Chớp mắt đã tới bờ sinh tử”.


         Suốt tập thơ Trịnh Bửu Hoài đã đem đến cho bạn yêu thơ một “Khúc trăng xưa” đằm thắm tình người,  phảng phất một chút hoài cổ mà không phải bất cứ người làm thơ nào cũng thể hiện được tài tình như vậy. Ngôn từ thơ không cầu kỳ, khó hiểu, rất chân tình, rất thật, những con chữ mang đậm tình người cứ lấp lánh suốt nhưng trang thơ. Cốc rượu:  “Khúc trăng xưa” này  không những  làm say tri kỉ  của anh mà còn làm say cả nhưng bạn yêu thơ.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
     (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

linh lan

TỪ  SÔNG HƯƠNG ĐỌC THƠ NGƯỜI SÔNG HẬU

                                                                                                                       VÕ QUÊ
      
                   Lâu không về miền Tây. Nhớ. Nao lòng. Có khi bần thần tự hỏi vùng đất phương Nam vời vợi đó có cái tình chi mà vương víu trong tâm thức mình ? Nay có dịp đọc tập thơ của một người bạn nữ được sinh thành nơi miền Tây thân thuộc ấy lại càng cầm lòng không đậu, lại càng xui khiến mình viết vài dòng tâm tưởng gọi là thương nhớ miền Tây. Gọi là để nhớ một vài khoảnh khắc mình với Võ Minh Đuờng, Trúc Linh Lan với các bạn thơ Tây Đô lang thang vỉa phố, thơ rồi thẩn đúng nghĩa phong trần, không câu nệ thân sơ. Trước tiên Đêm Trầm Tích, bài thơ đươc lấy để đặt tên cho tập thơ của Trúc Linh Lan  đã cho tôi một cái nhìn toàn cảnh về miền sông nước xa xôi, diệu vợi kia với vô vàn thân ái. Từ trên cái nền chung được điều chuyễn, bố cục bằng nhiều hình ảnh rất nam bộ, rất gợi của thanh, hương và sắc, tôi thấy có một Trúc Linh lan hiện ra trong chứa chan tình, trong dào dạt cảm: “Tôi trải tim mình biếc cả mùa thơm/ Theo tiếng sáo, cọng rơm vàng, phù sa, cánh cò của mẹ/ Mang câu dân ca, giọng hò, điệu lý…/ Theo chân những người lam lũ đất phương Nam/.
              Đọc Đêm Trầm Tích hiểu sâu thêm tấm lòng thơ của Trúc Linh Lan luôn gắn bó, yêu thương đất trời thiên nhiên phóng khoáng, luôn nâng niu cuộc sống phong phú, quý trọng từng con người chịu khó, chịu thương nhưng cũng rất hào hoa của xứ sở miệt vườn miền sông Hậu, mà nổi lên, quán xuyến hơn cả là hình tượng mẹ với những nỗi đời riêng chung, trắc ẩn, bao dung, nụ cười, nước mắt. Một ngày xin đừng đến (viết tặng mẹ), Đêm cuối năm với mẹ. Câu hát mẹ ru, Mẹ tôi, Đời mẹ dắt con đi, Nỗi nhớ của mẹ, Hàng cau quê mẹ…
              Bên cạnh thiêng-liêng cùng mẹ cùng những đề tài khác mà Trúc Linh Lan phóng bút thành thơ, Tình yêu trong Đêm Trầm Tích của Trúc Linh Lan cũng là một điểm nhấn cốt lõi, nhạy cảm đáng lưu tâm tìm đọc. Đọc để cùng san sẻ và chiêm nghiệm. Đọc để rồi chợt ghi nhận ; thì ra Trúc Linh Lan cũng bát-ngát-tình. “ Con chim thả cọng rơm vào trang thơ/ Câu thơ ửng vàng mùa giáp hạt/ Tôi bắt gặp giọt sương long lanh ánh mắt/ Tình yêu từ đó bay lên”.
            Từ đất đai,xứ sở tình yêu trai gái bay lên, nhưng đôi lúc cũng phải ngẩn ngơ kiếm tìm nhau trong từng không gian mùa thu: “Thả tình theo câu thơ/ Buồn theo chiếc lá rụng/ Vàng mùa thu mong chờ… “
                 Trên đóa tình hạnh phúc
                 Trên cụm tóc sương còn lại những gì…
             Đôi lúc còn làm kẻ đợi tình: “Tóc xanh năm tháng nhạt nhòa/ Ta làm kẻ đợi tình xa- quên về/. “Biết người đi sẽ không về nữa/ Sao làng ta cứ mãi đợi…ai về”.
          “Độc ẩm” trong chùm thơ xuân bốn bài tứ tuyệt là tâm trạng thật, giàu cảm xúc của Trúc Linh Lan. Người đọc dễ soi bóng mình với hình ảnh, câu chữ, suối nguồn rung động của nhà thơ. Và biết đâu cũng có người nghe “Hỏi ai” mà muốn làm tri kỉ trong bối cảnh đông tàn, xuân tới tràn trề thi tửu đầy khoái họat nhã hứng:
                 Ta cầm chén rượu trên tay
                 Hỏi ai tri kỷ cùng say với mình
              Chiêm bao nhớ, chiêm bao tình
             Câu thơ bỗng rớt nửa chừng tiếng yêu”
           Thảng thốt hay hy vọng? Hạnh phúc hay đớn đau trong “bỗng rớt nửa chừng tiếng yêu” kia? Điều ấy có lẽ riêng nhà thơ mới thấu hiểu ngọn ngành. Tôi chỉ mong Trúc Linh Lan cứ hồn nhiên yêu “Một tình yêu lãng mạn” , cứ thả hồn ung dung, bồng bềnh “Bồng bềnh một đời thơ” và Đêm Trầm Tích mãi lắng đọng nhưng lung linh những tứ tình đám say giữa miền phù sa yêu dấu ấy:
             Câu ca dao rơi giữa đục trong
             Con cò mẹ bay về miền cổ tích
             Con ong say giữa hương tràm tươm mật
             Đất nước mình đâu cũng vành vạnh vầng trăng.

                                           Huế, 07.09.2007
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
     (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

linh lan

GỞICHÚT TÌNH THƠ THEO GIÓ XUÂN       
 Chẳng biết ngẫu nhiên hay không, tôi lại nhận viết lời bạt cho tập thơ cũng vào lúc cái rét ngọt ngào len về mọi ngã, hôn một chút lên nụ mầm của mai, chạm một chút lên chồi non của lá. Thiên nhiên rạo rực tình xuân, hồn thi nhân trào trên đầu ngọn bút. Những đóa hoa thơ Hậu Giang điểm một chút sắc màu cho vườn văn chương trên vùng đất mới. Ban biên tập chọn một chút nồng nàn. một chút rung động, một chút bâng khuâng pha một chút ưu tư e ấp, ủ thành rượu thơ, rót tặng bạn bè trong mùa xuân đến. “Nắng ấm, xuân tràn thêm ngất ngây. Em đi áo mới gió xuân say. Câu thơ ta gửi theo triền sóng. Đò chở tình xuân một chuyến đầy”.
 Ta hãy theo chuyến đò yêu thương của Phan Hiền Đức tìm lại hồn quê, có khi nào ta rời xa nơi chon nhau cắt rốn, ta thèm một bờ ao, một lối mòn nho nhỏ, một cánh đồng lúa chin , chén cơm thơm dẽo, một bức tranh thật đẹp thận bình khiến ta cảm thấy hồn mình thanh thản trong trẻo hơn:
Trưa hè tắm mát bờ ao
Lối mòn nho nhỏ đi vào xóm thôn
Cánh đồng bát ngát lúa non
Cho ta hạt dẻo hạt thơm muôn phần
                         (Hồn quê)
            Hình như những tâm hồn thơ bắt gặp độ rung động của trái tim khi đối diện với cái đẹp của thiên nhiên đều bật lên cảm xúc, Hoàng Điệp là vậy đó, đứng trước xứ Đà Lạt mộng mơ,  anh hỏi một cách ngây thơ dễ thương:
Hỡi người con gái xứ đồi thông
Anh lên phố núi không quen núi
Em xuống đồng bằng có ngại sông
                  Người con gái xứ đồi thông sẽ bị đồng bằng mê hoặc thôi, bởi cảnh sắc hữu tình, hãy thưởng thức bức tranh thơ của Dương Kông:
.Dẫu cuộc đời có trăm nắng ngàn nưa
Dẫu trưa xuống sông càng thêm lấp lánh
Dẫu mưa có trút xuống nguồn vô tận
Sông vẫn hiền hoà nâng chiếc thuyền em
Nét xuân thì của thiếu nữ làm anh lung túng;
Thật vô tình giữa chợ mùa xuân
Anh gặp em nhìn anh bất chợt
Trong ánh mắt thiết tha quen-rất lạ
Anh biết mình đang lúng túng ngẩn ngơ

Để bây giờ bao ý nghĩ bâng quơ
Ùa đến. Chen nhau. Rối bời trong dạ
Bởi vì đâu một bóng hồng rất lạ
Sao lại cho anh những bất chợt diệu kỳ?
           Tình yêu là đề tài muôn thuở, làm rung động trái tim thi nhân từ bao nghìn đời. Mỗi người thể hiện tình yêu theo cách riêng của mình. Nhưng thế mạnh của nhiều nhà thơ nữ là bày tỏ tình yêu mãnh liệt của mình với nàng thơ. Những câu thơ nồng nàn lửa cháy, mà trong đời thường không biết ngỏ cùng ai, nhất là với “người trong trái tim” mình. Có lẽ vậy mà trong bài “ Tình yêu của em” của tác giả Hòang ngọc ta bắt gặp sự mạnh mẽ đó:
 “Tình yêu nồng nàn của em,
 Em yêu anh
   hơn hôm qua
    thua ngày mai”
 Dẫu chị biết “Bên cạnh ngọt ngào là nỗi đắng cay”, chị vẫn biết như vậy, nhưng trái tim chị đã mách bảo “ Không thể nào không yêu anh”. Khi tình yêu ngập tràn trái tim, chị lại muốn thố lộ cùng đất trời:
 “Em muốn đứng giữa trời mà hét,
   Em yêu anh
   yêu anh....”
 Thơ Hoàng Ngọc có tứ đằm thắm dịu dàng, lại có những câu thơ mượt mà, dữ dội. Chính những nốt thăng, trầm ấy, làm cho thơ chị dể thương.
 Ở Vũ Viết Tòng ta bắt gặp một chủ đề thơ rất thú vị “Nợ” Cuộc đời này ai mà không nợ nhỉ? Nhưng món nợ mà khi vay hay cho vay đều cũng rất khó đòi. Đó là nợ tình! Chính bản thân anh cũng băn khoăn:
 “Tôi nợ em? Hay em nợ tôi?
    Mà cả đời day dứt không thôi
    Muốn em phải trả mà không được.
    Hẹn ước có đâu để mà đòi.
 Bởi  có hẹn ước đâu mà biết ai nợ ai, nhưng rồi thời gian trôi qua, tất cả là kỷ niệm, là quá khứ, dù vui hay buồn vẫn là vết thương lòng khó phai:
 “Thắm thoát thế mà bốn chục năm
   Em thành bà ngoại tóc hoa răm
   Cô đơn – Em biến tôi thành nợ,
   Khó trả cho em gấp vạn lần”
 Món nợ ấy thành tình cảm đẹp.Tấm lòng khoan dung độ lượng của chàng trai năm xưa đã biến tình yêu xưa thành tình cảm bạn bè, xóm giềng thân thiết.
 Cuộc sống chúng ta tình yêu là một bản tình ca đẹp, nhưng tình đồng đội cũng là một trường ca tha thiết khôn nguôi, những người con rời xóm làng vào quân ngũ khi chiến tranh lan đến quê hương mình, họ ra đi vì quê hương, vì xóm làng  với trái tim nồng nàn yêu nước. Những chàng trai ấy trong thơ người lính Phan Văn Vui thật đẹp thật hào hùng, dũng cảm trong chiến đấu:
   ....Lệnh chiến đấu - Giặc lên
   Hùng chụp bê bốn mươi
   Tôi hoạt theo chia lửa...”
 Nhưng cũng thật hiền, thật hồn nhiên sau trận đánh quân thù:
  “Nắng dội lửa mặt đồi”
    Trời giữa trưa êm ả
    Tôi xếp quân với Hùng
    Tiếp ván cờ ung dung”
  (Đánh cờ trên chốt)
   Ta thấy trong đấy hình ảnh nhưng chàng trai trong đoàn xe không kính, bình thản ung dung không khiếp sợ kẻ thù. Bởi vì cuộc chiến đấu của họ là cuộc chiến đấu chính nghĩa, chiến đấu đem lại thanh bình cho đất nước. Và khi cuộc chiến tan rối chiến tranh không còn nữa, người lính trở lại đời thường tham gia vào công việc xã hội khi về hưu họ vẫn luôn giữ gìn nhân cách cao đẹp sáng . Đồng Quang Năm đến với ta trong tứ thơ:
 “ Hôm nay bóng xế trăng tà
    Về hưu trở lại quê nhà cùng con
    Mong sao sức khỏe vẹn tròn
    Giữ gìn phẫm chất lòng son của mình”
   (Tâm sự người cán bộ hưu trí)
 Mỗi vùng đất luôn đem đến cho thi nhân nhiều cảm xúc. Tác giả Vũ Hòang Điệp đã đem vào thơ mình cái đẹp, cái nên thơ của bến Ninh Kiều:
 “Ninh Kiều đẹp lắm Ninh Kiều ơi
  Man mác tình xuân đẹp tuyệt vời
  ......
  Đêm xuống dập dềnh trên sóng nước
  Thuyền trăng lướt nhẹ gió êm trôi”
    (Đêm Ninh Kiều )
Ở thơ Đặng Văn Hiếu, anh dành rất nhiều  cảm xúc cho mỗi vùng đất anh đến, anh qua. Đâu đâu cũng cảnh, cũng tình, nhưng gắn bó với anh nhất là vùng đất hậu Giang, nơi anh đang sống và làm việc. Anh khẳng định:
 “Anh sẽ về đây đất Hậu Giang
  Có gió, có mây, có nắng vàng,
  Có em gái nhỏ   bên dòng nước
   Sáng sáng, chiều chiều chuyến đò ngang”
  (Lữ khách)
  Thơ Hiếu như một bức tranh với những gam màu ấm cúng, thân thiết và sinh động với bóng dáng cô lái đò nho nhỏ xinh xinh.
  “Lữ Khách” của tác giả Nguyễn Văn Hồng nói lên cái duyên gắn bó của mình với thị trấn mới gặp đã yêu, anh bày tỏ:
 “Chưa phải là quê hương
  Mà thân thương biết mấy
  Chưa phải là quê hương
  Mà yêu nhau đến vậy”
Có tác giả thơ lại rung động trước sự thay đổi của đất trời phương Nam, để lắng nghe câu hò xao động dòng sông đang trở mình phơi áo lụa. Nơi ấy có đôi mắt làm anh say đắm rộn ràng. Đôi mắt không nói, sao lòng người xôn xao đến vậy?  La Ngọc Sơn đến với xuân bằng những dòng thơ đằm thắm trữ tình:
 “Sông xuân vang vọng câu hò
 Có đôi con mắt chơi trò ú tim
 Dõi xa rồi lại kiếm tìm
 Đùa nhau chi mãi cho tim rộn ràng”
  (Xao động giấc xuân )
Rượu đã cạn bình thơ vẫn thắm, có thể những vần thơ chưa là chất men say, nhưng nó sẽ làm ấm lòng ta đêm trừ tịch. Ta thả đèn gió đầu năm đón lộc. Mong xuân mới đem bao thi hứng đến mọi người. Và cũng để vườn thơ Hậu Giang càng thêm khởi sắc.



      Linh Lan
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
     (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@ Chị Linh Lan:Có cô bé Vũ Thị Ngọc Thúy gửi lên diễn đàn, nhờ giúp đỡ một số gợi ý xoay quanh việc viết những cảm nhận về bài thơ "Trên hồ Ba Bể" của Hoàng Trung Thông. Chị xem có thể giúp cô bé ấy được không nhé?:)
Em thấy đưa vào đây nhờ chị cũng là một cách giúp cô bé ấy vậy!:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

linh lan

CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ “ MƠ VỀ EM”
                   Của tác giả thơ trẻ ở Hậu Giang -  Nguyễn Thanh Tú

                       Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.
                      Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ.
                     Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt.
                    Như đón từ xa một ý thơ”
                                  (Hàn Mặc Tử - Đà lạt trăng mờ).
                  Thơ là gì? Có phải thơ là tiếng lòng, là niềm vui, nỗi nhớ, sợi buồn, lời của quá khứ, của mộng ước hay phút mơ của một người mang nặng hồn thơ, của một người khóc hộ cho ta những niềm riêng, mà cũng là những nỗi đau chung…Có phải thơ là sự khẻ rung của đôi môi tình tự, ánh mắt giao cảm của một tình yêu bỏ ngỏ hay thơ là một cấu trúc ma thuật ngôn ngữ/ mà các cấu tố đã mất đi gần hết những ý nghĩa hằng ngày/ để mang một ý nghĩa mới-tượng trưng, biểu tượng- chứa đựng một hồn cảm đã được kết tinh, nhằm truyền tải một thông điệp của nàng thơ/ (Một thi ảnh-một ý thơ) khiến người thưởng thức trào dâng một cảm giác lâng lâng, một mỹ cảm mãnh liệt. . Bạn yêu thơ đã bắt gặp điều này trong thơ  Nguyễn ThanhTú.
            Tú sinh ra bên dòng sông Ngã Bảy, hồn bềnh bồng của sóng, ngọt lừ dãy đất phù sa, màu xanh tít tắp của vườn cam quýt, của mía và cả tíêng hò vang rộng khoảng sông.  Tú đem vào thơ mình sự trong trẻo đáng yêu.
“Mơ về em” Tựa bài thơ mang hàm ý sâu xa, sự thay đổi kỳ diệu của “em” như môt giấc mơ. Điệp ngữ:“Nghe nói rằng”. được tác giả sử dụng như muốn nhấn mạnh sự ngạc nhiên không tin được và càng ngạc nhiên hơn khi nhìn thấy:
          “Vùng đất mới vươn mình bao sức trẻ
            Đang ngày đêm rộn rã những công trình”
         Một vùng đất phèn chua năng lát, chỉ trong “năm năm có bấy nhiêu ngày” đã trở nên tươi đẹp :
“Đôi má ửng –làn da hồng quyến rũ/ Vành môi mộng, chín hồng bao ấp ủ/ Cho khách thương hồ khao khát những nụ hôn”. Ý thơ hào phóng gọi mời, hãy đến với vùng đất giàu tiềm năng, đầy hấp dẫn chờ bàn tay khai phá dựng xây, một sự ví von đầy hình ảnh và giàu sức gợi tả.
         Không chỉ thế đây còn là một vùng đất thơ mộng “Con đò nhỏ bồng bềnh trên sóng nước”. Dòng chảy của con sông quê lai láng trong câu thơ chở đấy những ước mơ
                 Dòng kênh xáng trong ngần bao mơ ước
                 Xà No ơi! Tím lắm nỗi chờ mong”
          Mỗi chiều đi dạo trên bến Xà No bạn đã cảm nhận được điều này chưa? Sự chung thủy sắt son của các má, các chị chúng ta đi qua một thời chiến tranh- mõi mòn trông ngóng người ra đi chưa về và cũng có thể mãi mãi không về. Thơ Thanh Tú đã gợi cho chúng ta về vẻ đẹp thủy chung son sắt tiềm ẩn trong nét mộc mạc chân chất của con người Hậu Giang “Tím lắm nỗi chờ mong”. Và hôm nay trong ánh đèn của đêm, từng cặp tình nhân yêu nhau “tay trong tay khi thị xã lên đèn” bên bờ kênh xáng Xà No,một khung cảnh yên bình, một vùng đất tràn trề sức sống nuôi những ước mơ Phù Đổng, vùng đất mới với những đặc sản Quýt đường Long Trị, khóm Cầu Đúc và những rẫy mía bạt ngàn xanh tít tắp, đâu đây đôi mắt lúng liếng của cô gái giấu sau vành nón lá che nghiêng, chiếc áo bà ba dịu dàng đưa đẩy mái chèo duyên trên “bảy nhánh sông quê”Câu thơ được lập đi lập lại như một tiếng ngân thảng thốt gây ấn tượng đối với người đọc “Em, em ơi anh không muốn quay về’. Lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa dù chi “Đến thăm em một lần trong mộng”  mà tác giả Thanh Tú đã gợi cho chúng ta cảm giác thương nhớ đắm say nếu chúng ta đến thật thì sao nhi? “Ngọt lịm tình yêu thăng hoa thành nỗi nhớ”.
               Nhân vật “em” mà Tú mơ mang đậm yếu tố lãng mạn, một sự ví von đáng yêu, “em” là Hậu Giang – Hậu Giang là em” chính là niềm tự hào của Tú  trước sự đổi thay kỳ diệu của vùng đất quê mình, lời gọi mời tha thiết, lời giới thiệu chân thành đến những ai đang muốn đến Hậu Giang. Tú đã thành công khi tứ thơ kết làm nổi bật điều mà tác giả muốn bày tỏ, là thông điệp của nhà thơ gởi đến bạn yêu thơ, một lần nữa tác giả Thanh Tú hé mở tâm tình của mình, vùng đất mà “Nghe nói nhiều” có nghĩa đó là sự thật. Đọc tứ thơ của Thanh Tú hẵn các bạn cũng “Thấy thương lắm dù chưa lần được ghé”. Tú đã khẳng định với chúng ta, với mọi người rằng “Hậu Giang là em, dịu dàng cô gái trẻ-Sức sống dâng tràn khi đất nước vào xuân” Xen lẫn tự hào đó là niềm tin, niềm tin vào sự vỗ cánh của vùng đất mới Hậu Giang. Chỉ nghe nói thôi mà Thanh Tú như đã gắn bó với nó từ lâu đời rồi. Với phương thức thể hiện trên góc nhìn khách quan đề trần tình, Tú thành công khi truyền tải đến bạn yêu thơ tình yêu mãnh liệt của mình đối với quê hương.  Đọc thơ Tú ta nghe yêu vùng đất Hậu Giang nói riêng và càng yêu hơn Tổ quốc mình”

                                           Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc khi cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…

         Thơ ca ngày xưa theo chân ngựa cha ông ta ra trận. Thơ ca ngày xưa đã làm quân thù bạt vía trên bờ sông Như Nguyệt một đêm trăng. Và cũng cách đây không lâu Thơ ca đã theo Bác bàn việc quân. Yêu thơ  nhắc chúng ta nhớ về một quá khứ mà Ông cha ta “lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”. Để các bạn đón nhận, cảm,yêu và đến với NÀNG THƠ.  Khép bài thơ lại ta thêm hiểu được độ rung động say đắm của Thanh Tú khi nói về vùng đất nơi mình sinh ra. Đó là chùm khế ngọt là “con đò nhỏ”của  nhà thơ“Đổ Trung Quân”, là Tuổi còn thơ ngày hai buổi đến trường, là trang sách nhỏ, là lúc mơ màng nghe chim hót trên cao “ của nhà thơ Giang Nam. Quê hương trong thơ Tú gợi cho chúng ta bao điều suy ngẫm , bởi vì quê hương mỗi người chỉ một” Cách sử dụng ngôn từ tuy không có gì mới mẽ, nhưng cách diển đạt khá độc đáo: “Em” của Thanh Tú trong thơ


            
   “Có phải em là người tôi không bao giờ gặp
               Mà là người tôi ấp ủ trong tim”
                      (Tạ Hữu Thiện – Tôi tìm em)
           Các bạn yêu thơ thân mến! trăng lung linh hồ sen, hãy cảm nhận vẻ đẹp của thơ trong đêm nguyên tiêu này “ Tiếng nhạc, tiếng thơ khơi dậy nỗi say đắm mãnh liệt từ những  trái tim.Ước vọng vẫn mãi là ước vọng , và khát vọng vẫn mãi là khát vọng, nếu ta không tìm đến, không chạm chân vào để nghe gió Lung Ngọc hoàng hào phóng gọi, để mùa hoa tràm nở trắng những ước mơ, để câu tài tử níu chân người du khách, con cá lóc đổng quẩy vỡ vầng trăng , ly rượu đế ấm lòng câu bè bạn/ và mãi mãi  hồn nhà thơ luôn bỏ ngỏ /cho một thông điệp của nàng thơ với bao nuối tiếc- ngẩn ngơ!
                                                                   Đồng Bằng
                                                               Nguyên tiêu 2009
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
     (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

linh lan

Thu! mail bài thơ trên hồ ba bể qua mail chị xem nhé, giúp được sẽ sẳn sàng. Chúc hai em khoẻ.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
     (Hoàng Hạc Lâu - Thôi Hiệu)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Cảm ơn chị đã nhận lời, em sẽ gửi đường link cho chị được không? Gửi qua email hơi kích rích mà! Hi hi...thông cảm vì em làm biếng!:D
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

Thôi, để em mang bài thơ ấy vào đây luôn cho tiện, chị nhỉ?:)

TRÊN HỒ BA BỂ
( Hoàng Trung Thông)

 
      *Tặng Nông Quốc Chấn


Thuyền ta chầm chậm vào Ba-bể
Núi dựng cheo leo, hồ lặng im
Lá rừng với gió ngâm se sẽ
Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.
Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba-bể
Trên cả mây trời trên núi xanh
Mây trắng bồng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh.

Thuyền ta vòng mãi trên Ba-bể
Cây chạy theo thuyền thuyền vẫy đi
Phải ta vượt khỏi nơi trần thế
Tới giữa mông lung, giữa diệu kỳ.

Nghe đồn xưa có thần Ba-bể
Vì giận nhân dân giết mất bò
Nửa đêm nổi sấm làm giông tố
Dìm bản làng vui xuống đáy hồ.

Thuyền ta lại lướt trên Ba-bể
Chuyện cũ tan dần như khói sương
Ta đẩy mái chèo xua lặng lẽ
Sáng ngời mặt nước ánh vầng dương.

Đẹp sao du kích hồ Ba-bể
Chồng Nhật kiên cường lại đánh
Tây Rẽ đá chèo mây chân bước nhẹ
Vụt chém quân thù như chặt cây.

Thuyền ta quanh quất trên Ba-bể
Đỏ ối vườn cam, thắm bãi ngô
Nhộn nhịp trâu về, vang tiếng trẻ
Đâu còn giông bão hung thần xưa.

Thuyền ơi chầm chậm chờ ta nhé
Chim hót trên đầu ta lắng nghe
Một lần đã tới, ôi Ba-bề
Muốn ở đây thôi chẳng muốn về.

Bản Pắc-ngoi, 1-1-1961
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 2 trang (15 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối