Trang trong tổng số 1 trang (9 bài viết)
[1]
Ngày gửi: 26/05/2009 09:09
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi PandaKid vào 26/05/2009 09:12
Có 1 người thích
nguyenhnv đã viết:Chắc hẳn chúng ta thường gặp cụm từ "Công nghệ lăng - xê" trong âm nhạc, nhất là vào khoảng những năm gần đây. Nhờ công nghệ nói trên, nhiều tên tuổi ca sĩ trẻ "vụt sáng" trên bầu trời âm nhạc trong một khoảng thời gian, cũng như nhiều bài hát của họ trở thành "hit" cũng trong... thời gian đó, và công nghệ ấy tất nhiên mang lại cho họ biết bao sự thăng tiến về vật chất cũng như danh vọng... Như một hệ quả kèm theo, "người người lăng - xê nhau" - trích lời nói của một cụ sửa xe nhẩn nha xem tờ Tuổi Trẻ trong khi vãn khách.
"Quê hương" của Đỗ Trung Quân có xứng đáng là "bài thơ bất hủ" hay đó chỉ là hiệu ứng của công nghệ lăng xê ?
nguyenhnv đã viết:1/Nói thẳng ra là thế này: "PandaKid không thấy "Ngày đá đơm bông" hay hơn "Quê hương" (không có nghĩa là dở hơn).
1/
- Tôi cho rằng:" có khập khiễng mới có so sánh, nếu không khập khiễng thì so sánh làm gì".
Bạn PandaKid thì cho rằng: "tính chất của phép so sánh luôn phần nào khập khiễng".
Hai quan điểm trên có đối nghịch nhau không ? Bạn gọi đó là "giải nghĩa theo chiều ngược lại" thì có hợp lý không ? Có lẽ phải phiền bạn giải thích cách hiểu của bạn về "chiều ngược lại".
- Nếu bạn không nhận ra "cái nào hay hơn" thì 4 tiếng "cái nào hay hơn" đó bạn rút từ đâu ra vậy ? Nếu bạn cho đó là ý của tôi thì câu nói nào của tôi thể hiện ý đó và bạn diễn giải câu nói đó như thế nào mà ra hay vậy ?
2/"Tính trên đầu người thì số người biết "Quê hương" nhiều hơn số người biết "Ngày đá đơm bông"
- Về tính đúng đắn của thông tin, bạn đề cập đến phạm trù thống kê nhưng lại không nói rõ số liệu "tính trên đầu người" này do tổ chức nào, cá nhân nào thống kê. Đề nghị bạn phải nêu số liệu và nguồn tài liệu cụ thể nhé. Thống kê mà chỉ ngồi suy đoán, tưởng tượng theo như kiểu của bạn thì thật hài hước, lại còn dùng số liệu kết quả google làm căn cứ thì bạn "ngây thơ" quá. Trên đời này ngoài bạn ra thì chẳng có ai lại đi dùng nguồn thông tin không chính thức để làm luận cứ cho những tranh luận nghiêm túc.
- Về phần lý lẽ thì lập luận của bạn quá yếu:
+ Bạn chỉ xét khu vực "trẻ em được làm quen với "Quê hương" thông qua Sách giáo khoa tiểu học" mà quên xét khu vực người lớn sống ở VN, khu vực trẻ em và người lớn sống ở nước ngoài. Chưa kể là không có gì đảm bảo rằng số lượng "trẻ em được làm quen với "Quê hương" thông qua Sách giáo khoa tiểu học" cao hơn số lượng trẻ em được làm quen với "Ngày đá đơm bông" thông qua các nguồn thông tin khác ngoài Sách giáo khoa tiểu học.
+ "Khi tìm trên google với từ khóa "Quê hương" + "Đỗ Trung Quân" thì số kết quả tìm được là khoảng 12600, trong khi từ khóa "Ngày đá đơm bông" là khoảng 7990". Từ khoá "Đỗ Trung Quân" có cực kỳ nhiều entry liên quan đến các scandal của ông ta, bạn gộp vào như thế thì thật mắc cười.
Dù sao, như tôi đã nói, chẳng có ai lại đi dùng số liệu không chính thức để làm luận cứ cho những tranh luận nghiêm túc cả.
3/
-Về cái gọi là "Quê hương" được dạy đi dạy lại, qua nhiều lần thay sách giáo khoa cũng không bỏ. Điều này chứng minh: "chủ quan" của PandaKid hợp với "khách quan" của nhiều người
Cái "nhiều người" mà bạn nói chắc là cái nhóm người soạn sách giáo khoa phải không ? Hãy xem người dân nói gì nhé:
"Tôi có con gái em, nó học lớp 4. Một hôm đi học về , tôi thấy nó dấm dúi khóc. Hỏi, nó bảo bị cô mắng vì bị điểm kém môn sử. Mở bài kiểm tra của nó ra xem, tôi thấy có câu hỏi thế này: "em hãy cho biết sự khác nhau giữa nền giáo dục thời Lý Trần với thời Lê ?" Nào, các anh chị nhà báo trả lời hộ tôi câu hỏi này cái. Nếu không trả lời được thì mời xem cái đáp án của cô giáo nó: giáo dục thời Lý Trần chú trọng đến Phật giáo, còn thời Lê chú trọng đến Nho giáo!!! TSB chúng nó chứ. Một học sinh lớp 4, một đứa trẻ 9 tuổi liệu có thể hiểu thế nào là "nền giáo dục", "Nho giáo", "Phật giáo" không ? Có hiểu được Phật giáo và Nho giáo khác nhau thế nào không ? Có hiểu "nền giáo dục chú trọng vào Nho giáo, Phật giáo" nghĩa là thế nào không ? Ngay đến cả các anh giáo chị giáo, các anh nhà báo chị nhà báo, chán vạn người còn chả hiểu được nữa , nói gì đến con trẻ. Vậy mà những người viết sách giáo khoa, những giáo sư tiến sỹ, những nhà đại trí thức, vẫn cứ vô tư nhồi nhét vào đầu óc non trẻ mớ kiến thức lịch sử “hàn lâm” đến vớ vẩn như vậy. Mẹ kiếp, đúng là nền giáo dục giáo điều ,vô cảm.
Như vậy, căn cứ vào việc "Quê hương" được dạy đi dạy lại, qua nhiều lần thay sách giáo khoa cũng không bỏ để kết luận bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ của bạn là rất bất hợp lý nhé. Không phải cứ hễ cái gì được dạy đi dạy lại trong SGK của VN thì đều vừa sức tuổi nhỏ cả đâu.
Hơn nữa, lúc thì bạn cho rằng "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ", lúc thì lại cho rằng "đó không phải là bài thơ dành cho trẻ con". Lý lẽ của bạn cứ đá nhau tanh tách. Nếu "đó không phải là bài thơ dành cho trẻ con" thì chẳng có lý do gì để đặt ra yêu cầu "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ".
-Tiếp theo, tôi cứ tưởng là bạn đưa ra quan điểm rằng "bài thơ phải hợp với tâm lí tuổi nhỏ" để lý giải vì sao "so sánh bài "Quê hương" và "Ngày đá đơm bông" cái nào hay hơn thì vô cùng khập khiễng" . Quả thật lý giải kiểu này thì đúng là AQ. Thế ra ý của bạn khi nêu quan điểm này là để lý giải "về việc nhiều người biết đến "Quê hương" của Đỗ Trung Quân nhiều hơn" à ? Có đúng thế không ? Lần này tôi phải xác minh từ chính bạn cho chắc chứ không dám diễn giải ý của bạn nữa vì bạn có nhiều lối suy nghĩ khác lạ quá.
4/Vấn đề ở đây, giả sử đối tượng Đỗ Trung Quân nhắm đến là trẻ em thì cái giai đoạn "tuổi thơ" của trẻ em là giai đoạn nào nhỉ ? Có lẽ là giai đoạn nằm trong bụng mẹ. Ôi, nằm trong bụng mẹ mà thả diều trên đồng được mới sợ !
5/Nếu bạn đã đọc kỹ và phân tích bài thơ thì theo bạn, trong một loạt định nghĩa về quê hương, Đỗ Trung Quân đặc tả định nghĩa nào nhất ?
6/"Công nghệ lăng xê" trong thơ ca là gì ?
Tôi vẫn chưa lý́giải điều đó hay là cái gì bạn nói thử xem nào ? Tại sao bạn lại không dám nói ra như thế nhỉ ? Bạn làm tôi liên tưởng đến câu chuyện cổ tích "Ông vua cởi truồng" của Andersen.
PandaKid đã viết:1/
1/Nói thẳng ra là thế này: "PandaKid không thấy "Ngày đá đơm bông" hay hơn "Quê hương" (không có nghĩa là dở hơn).
2/ nguồn: moet.gov.vn (kết quả hiện ra từ google) và google (từ khóa "Quê Hương" + "Đỗ Trung Quân" gõ chung chứ không tách ra cộng lại). Chính thức hay không là không cần thiết vì PandaKid chỉ tranh luận trên mạng với bạn thôi chứ đâu có cãi mướn lấy tiếng lấy tiền đâu, cần chi mà tự khổ sở mình...
3/Lí giải cho vì sao "Quê hương" được nhiều người biết đến (3 ý 1,2,3 là luận cứ bổ trợ). Mong bạn xem rõ bố cục.
Ví dụ bạn đưa ra vô nghĩa vì chẳng dính gì đến "Quê hương" được in đi in lại, mà đó là lời chửi mắng môn Sử hay gì đó. Thêm nữa, cái đó PandaKid nói ra cũng được, bạn nói cũng được, cho nên vô giá trị.
4/Lí lẽ cùn. Bạn tự biên "trong bụng mẹ" rồi tự diễn "Thả diều được mới sợ" ----> đuối lí.
5/"Theo PandaKid" là vô nghĩa vì đó là ý kiến cá nhân. Bạn muốn chứng minh là mình biết PandaKid không đồng cảm thì trước hết nói chính xác và có căn cứ rõ ràng "cảm" của Đỗ Trung Quân là gì, nếu không được xin đừng vội kết luận.
6/Bạn hỏi lạ nhỉ. Từ topic kia qua đây bạn gọi ra "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca mà PandaKid có biết là gì đâu, nên lập cả topic để hỏi, bạn cũng có trả lời gì đâu, bây giờ bạn kêu PandaKid nói ra thì làm sao mà nói được....?
P/s: Topic bàn về "Công nghệ lăng xê" nên từ sau bài viết này PandaKid không bàn luận về nghệ thuật, cái đẹp cái hay cái dở của "Quê hương" (1,2,3,4,5) nữa. Dù sao cũng cảm ơn bạn đã lập luận cùng PandaKid. Nào, mời bạn giải thích "Công nghệ lăng xê" trong thơ ca nói chung và trong bài Quê hương nói riêng
Ngày gửi: 20/06/2009 08:37
Ngày gửi: 06/08/2009 02:37
heo may đã viết:Không lạ đâu. Trong diễn đàn Thơ thành viên - Thơ mới có đấy bạn. Tự tìm xem Thú vị lắm đấy!
Công nghệ lăng xê trong thơ ca .Đúng là 1 khái niệm lạ thật .Đây là 1 công nghệ có thật hay đó chỉ là 1 khái niệm do bạn tự đặt ra do không thể giải thích được rằng tại sao “QH “ của ĐTQ có sức phổ biến như thế. Không biết câu trả lời thay cho dấu chấm lửng của Pandakid như vậy có đúng không???
Trang trong tổng số 1 trang (9 bài viết)
[1]