Trang trong tổng số 11 trang (104 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11]

Ảnh đại diện

PandaKid

(Viết 1 truyện nho nhỏ, không rõ lắm có cảm động hay không, nhưng mà có.... tình nên mạo muội post vào đây :))

CHĂN TRÂU

       Cậu nằm ngửa trên phản, chân bắt chữ Ngũ, xếp tay gối đầu, nhìn thơ thẩn vào một viên ngói đỏ vừa tầm mắt. Cậu biết nó vẫn bình thường như bao viên ngói xếp lớp ngay ngắn trên mái nhà nhưng vẫn cứ nhìn, say sưa kì lạ. Ánh mắt cậu xoáy sâu, lúc trìu mến, bao bọc, nhẹ êm, lúc như thể cậu có khả năng xuyên thấu mọi cực hạn bên trong khối đá tổ ong nung đỏ ấy. Bất giác, cậu quên mất mình đang thật nhìn vào viên ngói nào, rồi bất giác, cậu quên cả việc mình đang làm gì, nghĩ gì. Cậu chớp mắt, và cái cảm giác trống rỗng kia cũng theo đó vụt biến đi. Cậu giật mình…

Nắng đổ lửa. Nhà mở hết cửa sổ mà vẫn nóng. Phía sân sau, má và mấy dì tôi tranh thủ phơi thóc, phơi rơm. Mùa rỗi, cha sang nhà ông Tư Đời lai rai vài ba ly. Cậu không thích rượu, nằm nhà xem có ai sai gì thì làm, nếu không thì cũng kiếm được giấc ngủ trưa chờ trời tối. Mà nóng quá đi thôi! Cậu hết nằm lại ngồi, lại nằm, mấy bận mà chưa nhắm mắt được. Chán chường mãi, cậu bỗng vớ được tôi đang buộc giàn ná ngoài hiên. Cậu gọi giật ngược:

_Hồng, mày làm gì đó?

Tôi chưa kịp trả lời (mà cậu làm gì cho tôi trả lời) thì cậu quát thêm một câu:

_Dắt trâu ra bờ cỏ bên đồi San đi. Đội cái nón của tao cho khỏi nắng!

Không có cơ hội để mè nheo mặc cả, tôi biết vậy. Hai con trâu gia tài được tôi lững thững dắt ra khỏi chuồng. Má thấy vậy, ngước mắt hỏi: “Mày bị gì mà dắt trâu giờ này?” Tôi đáp gọn: “Cậu út kêu vậy”. Má thở dài, rồi lại ngồi phơi thóc, phơi rơm. Tôi vừa đi vừa nghĩ mông lung, thấy mình sao giống cô Tấm trong truyện cổ tích.Ờ, thì chăn trâu buổi này chẳng sướng hơn lúc canh ba canh tư trong truyện là bao nhiêu. Còn nếu thay bà mẹ ghẻ bằng ông bố dượng hay một người đàn ông nào đó thì chắc hắn cũng chẳng thèm ngọt nhạt “Chăn trâu nhớ chăn đồng xa, đừng chăn đồng nhà làng lấy mất trâu”, thay vào đó là câu quát không hơn không kém của cậu tôi là mấy. Tôi chẳng dám nghĩ tiếp, ngoảnh đầu nhìn, bóng cậu trong nhà lại trải dài trên tấm phản con…

Đồi San cỏ mọc xanh mướt, lại có gốc dừa cao tỏa bóng như một cây dù to. Trời oi bức nghỉ ở đây thì thật không đâu bằng được. Tôi chỉ ngại đoạn đường đất đỏ đi từ nhà lên, hơn 6 cây số chứ nào có ít ỏi chi. Đi một thân mình đã khổ, lại phải nài theo hai con trâu nặng hụt hơi. Thôi thì dù sao cũng đã tới nơi, tôi thả cho trâu ăn, rồi buông mình bên gốc dừa nằm nghỉ. Đồi vắng, áng chừng chỉ có mình thả trâu vào giờ này, tôi úp cái mũ của cậu lên mặt rồi mơ màng ngủ. Đang chợt tỉnh chợt mê, tôi giật mình thức dậy, nghe có tiếng cười vọng lại đâu đây. Tôi buộc vội trâu, rồi chờ xem có gì xảy ra. Cũng không cần phải chờ đợi lâu, con bé mải mê chạy theo đôi thỏ cuối cùng cũng đã nhìn thấy tôi. Nó tiến lại gần hơn, nhìn tôi chăm chăm, rồi hỏi cộc lốc:

_Nhiêu tuổi rồi?

_Mười ba.

_Vậy là bằng. Đang làm gì thế?

_Chăn trâu, không thấy sao?

Nó hơi ngập ngừng:

_Dễ không?

_Khó hơn lên trời! Thế ra mày không biết chăn trâu à?

Nó lắc đầu, mặt ngơ ngác.. Tôi hả hê. Chăn trâu dường như là một trò chơi quý tộc dành cho trẽ con, hay một công việc chứng tỏ sự trưởng thành của người lớn mà con bé ấy hiện không thể tận hưởng được. Cảm giác như tôi được hơn nó một cái kẹo, cao hơn nó một gang tay, hay biết được một bí mật chỉ có mình tôi biết. Tôi lặp lại, giọng hãnh diện:

_Khó lắm đó, phải làm từ nhỏ như tao mới dắt được hai con trâu to bè thế kia kìa.

Nó nhìn hai con trâu, rồi lại nhìn tôi. Vẻ mặt ái ngại pha chút sợ sệt, nó vẫy tay chào, rồi đi sang phía đông xuống đồi San về cổng làng. Trời ngả màu hồng, tôi tháo dây buộc, dắt trâu men theo lưng phía tây về nhà. Đường ấy tuy dốc, nhưng đến nhà tôi gần hơn con đường vòng qua cổng làng. Mà ai chứ tôi, một “tay chăn trâu” cự phách, có nghề thì ngại gì đường dốc, đường xa. Hết kéo mũi trâu qua phải, dằn sang trái. “Ừ, cũng là nghệ thuật đấy!” – tôi cười thầm và nghĩ thế.

Về đến nhà thì trời tối hẳn, cha vẫn chưa về, cậu ngồi trên phản, nhìn đom đóm chớp tắt như những hạt bụi vàng rơi rơi trong đêm. Tôi nhốt trâu vào chuồng rồi xuống nhà dưới tắm rửa, phụ má nấu cơm tối. Cậu ở trên nhà buông câu vọng cổ. Câu hát vang vang phá vỡ không khí tĩnh mịch yên lặng về đêm. Tiếng cậu trầm và ấm, lên xuống luyến láy rất chỉnh và tròn. Chị ba thường khen “cậu hát y hệt như nghệ sĩ”. Tôi cũng đồng tình với chị ba, dù trước đây tôi từng cho cậu học nghệ không tinh, vì lần nào cậu cũng hát chỉ mấy câu:“Ghe chiếu Cà Mau đã cắm sào trên bờ kinh Ngả Bảy…”. Sau này nghe má kể chuyện của cậu, tôi mới hết nghi khinh. Má kể hồi đó cậu hoạt bát, vui vẻ lắm, lại được tiếng hò, ca vọng cổ hay nhất làng. Ở vùng sông nước miền Tây, người ta mê ca cổ như người dân cố đô mê câu Nam Ai, Nam Bằng. Trẻ con sinh ra trong câu hò, lớn lên cùng điệu hát. Từ lễ giổ đến cưới xin, phần văn nghệ ca cổ, hát đối đáp hò khoan luôn sôi nổi và được chờ đợi nhất. Cậu đối đáp tài tình nên nhiều cô thương, mà cậu chỉ thương một cô chèo ghe bán chiếu nhà làng bên cạnh đồi San, vẫn hay đối đáp một chín một mười. Gom góp dành dụm, làm ăn, hôm đó cậu với má mang trầu cau sang hỏi cưới, thấy nhà trống vườn không, nghe nói cô lật xuồng  khi đi bán, độ mươi hôm trước. Cậu chôn trầu, chôn cau rồi ở vậy tới giờ. Cũng từ lúc đó cậu chỉ hát độc mỗi câu “Ghe chiếu Cà Mau...” Khi say, cậu có hát thêm câu nữa, má bảo: “Cậu hát tiễn cô đi”:

“Cái tình là cái tình chi
Mượn màu son phấn ra đi…”

Ăn cơm, cậu từ tốn, ai hỏi thì trả lời, không nói không bàn như má và các cô, các dì, các chị. Cậu ăn khoảnh, chỉ chừng hai chén cơm. Ăn xong lại ngồi một mình, đến độ 10 giờ thì đi ngủ. Ngày mùa,cậu tất bật cày cuốc phụ cha tôi. Ngày rỗi, cậu lại nằm trên phản, thỉnh thoảng sai mấy đứa nhỏ vài câu vô thưởng vô phạt, như sai tôi đi chăn trâu hồi chiều vậy. Cha tôi hay la cậu, má tôi thấy thì làm thinh, coi như không có. Dạo này má hay thở dài, cậu cũng vậy. Chừng như má nói chuyện với cậu qua tiếng thở này đây….

Chiều nay cậu lại sai tôi dắt trâu, cắt cỏ bên đồi San. Mọi việc vẫn diễn ra như mọi lần, tôi thả trâu, cắt vội bó cỏ rồi nghỉ dưới tán dừa mát rượi. Ngủ quên, tôi nghe tiếng hát, tiếng bước chân. Không phải cậu, tiêng cậu không trong như thế. Cũng không phải chị, hay cô, hay dì. Có khi nào cô về thăm cậu rồi gặp tôi? Cậu gửi tôi lên đây để gặp cô chăng… Mở mắt, tôi thấy lũ bạn cùng làng vẫn hay chăn trâu cùng tôi đang đứng xung quanh, đứa nào cũng che miệng cười. Hỏi ra mới biết có một con bé đến đây tìm tôi mấy ngày nay, bảo học cách cắt cỏ chăn trâu. Lúc nãy thấy tôi ngủ mê, nó cười rồi hát: “Ai bảo chăn trâu là khổ. Ví dầu ví dẩu ví dâu - Ví qua ví lại ví trâu vô chuồng - Vô chuồng rồi trâu chạy trở ra - Trở ra rồi ta lại ví vô...” Nó nhìn  thêm chút nữa, rồi bảo biết cách chăn trâu cắt cỏ rồi, chỉ vào tôi rồi chạy mất. Tụi bạn cười như hội. Tôi tức mình, hỏi xem nó chạy về đằng nào. Cả bọn đứa bảo thế này, đứa nói thế kia. Có thằng ngờ: “Nó học chung trường mình thì phải”, có thằng quả quyết: “Nhà nó phía sau đồi San, gần chỗ cô hai Ngọc bán chiếu hồi đó chứ đâu”, thằng khác gãi tai: “Ờ, mà hình như nó cũng tên Ngọc thì phải”. Khu đó xa, mà trời chiều buông nhanh. Tôi định bụng mai mốt gì sẽ sang đó tìm cho nó một trận. Nhưng rồi dự định đó cũng trôi đi như bao dự định tuổi nhỏ ngày xưa. Làng không giữ được nhà tôi. Cha bảo dọn nhà lên tỉnh cho đi học, cắt cỏ chăn trâu biết ngày nào khá khẩm. Cha học đâu được nghề lái và sửa xe hơi, tìm nhà trên tỉnh mở tiệm đổi đời. Cậu với mấy dì ở lại, bảo không làm được gì khác được ngoài nghề nông, rồi còn chăm mồ mả ông bà. Tháng tháng cha vẫn gửi tiền về, có khi má cho kèm theo kí nhãn, khi chút phấn, chút kem cho mấy dì, khi cái áo sơ mi cho cậu…

Ngày đi, cậu với cha uống vài li, gọi là tiễn biệt. Cậu lại hát, vẫn cái bài “Ghe chiếu Cà Mau…” xưa. Cha tôi không uống lâu, chỉ ngồi nói chuyện để dành sức lái xe. Cậu uống một mình hơn nửa lít. Nhà tôi lên xe, cậu lảo đảo tiễn ra đến cổng. Tiếng máy nổ vang rền trong một chiều oi bức, cậu dựa lưng vào cổng, ngân nga.

“Cái tình là cái tình chi
Mượn màu son phấn ra đi….”

Xe chạy vòng qua đồi San, bên phải có một ngôi nhà. Tôi chợt nhớ tới con bé nọ, cố tìm kiếm, nhìn khắp lượt xung quanh. Nhà bỏ không, sau này nghe kể lại nơi ấy có hai mẹ con, cũng một thuở nông dân cơ hàn. Sau người mẹ tái hôn, dọn lên thành phổ. Cô con gái cũng trạc chừng tuổi tôi. Thuở chăn trâu, cắt cỏ, nào ai nhớ hay thôi…

Xe vụt qua ngôi nhà trong tích tắc. Cái tích tắc ấy dài như cái chớp mắt của cậu khi nhìn lên mái ngói đỏ tươi. Tôi nghe như tiếng cậu vẫn đang âm vang vọng theo vòng xoay thời gian, vòng xoay cuộc đời:

“Cái tình là cái tình chi
Mượn màu son phấn ra đi…”

Ừ… Thì “Sầu lòng vậy, cầm lòng vậy!”
                                                                                                                                                  PP4e
P/S: Cảm ơn nhà văn Nguyễn Huy Thiệp vì các câu hát PandaKid trích từ các truyện: "Con gái thủy thần" và "Vàng lửa" của ông..."
Em về trắng đầy cong khung nhớ
Mưa mấy mùa
mây mấy độ thu...
              ***
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Khung trường tử đinh hương

Câu chuyện về tình mẹ hay thật đấy! Đọc xong không cầm được mắt :((
Này cô bé !
Em muốn làm tung tăng mây trắng ,
Hay muốn làm một vạt nắng xa xôi ?
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

qecun

hơ hơ
Truyện thứ 1 ko phải tên là 'Tình mẹ' mà tên chính thức là 'Mẹ Điên' made in China, tác giả Vương Hằng Tích, Dịch giả Trang Hạ

Không biết đã có tiêu thuyết 'Yêu anh hơn cả tử thần' của Tào Đình chưa nhỉ? Hay vô dối!
Côn Sơn suối chảy rì rào...
Có ông Nguyễn Trãi rít thuốc lào như điên!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Eros_Destiny đã viết:
PHẦN 2..."TÌNH MẸ"
Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị thằng Hỷ tránh được. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ thằng Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.


Mẹ vì tôi gây ra đại họa, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín.


Đây là những người do nhà thằng Hỷ nhờ tới, bố thằng Hỷ hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra". Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà thằng Hỷ, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ.Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu.


Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó.Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành họa đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.


Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp. Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi.


Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.

27/4/2003, lại là một Chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ
mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì.



Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông.
Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được.


Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!"
Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước.


Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi...
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề.Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..."
Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.


Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi.

Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "MẸ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, MẸ có nghe thấy không? MẸ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!".
                                                                   HẾT

Tôi đã dọc câu chuyện này hàng chục lần. Mỗi lần đọc lại thấm thêm những góc cạnh mới, có lẽ tác giả cũng không nghĩ đến khi viết nên nó. Một câu chuyện nửa hư, nửa thật nhưng khái quát nhiều điều trong cuộc sống mà người đời thường bỏ qua. Một người mẹ điên, bệnh tật, hay già cả, lú lẫn ... có lẽ cũng không khác nhau lắm về cách nhìn nhận của mỗi người con về vấn đề đó. Sự nhân văn, tha thiết cuộc sống cho con cái của những người mẹ bị gia đình, xã hội đẩy ra đường??? Quá đủ để người đời suy nghĩ và suy ngẫm trong sự quay cuồng tìm kiếm và hưởng thụ vật chất của xã hội hiện đại.
Khi tất cả mất hết rồi thì chỉ còn văn hóa giữ con người lại với thế giới. Đó là khi mỗi người cảm thấy rất cần đến nhau tự trong sâu thẳm của tâm hồn, của tiềm thức. Tất cả sự mưu mô, thủ đoạn giành giật trong đời cuối cùng đều để lại cho ma quỉ thụ hưởng.
Chúng ta chỉ cần một nụ cười của tình thương yêu.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 11 trang (104 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [8] [9] [10] [11]