Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 11/12/2007 16:01
Đã sửa 7 lần, lần cuối bởi Kim Diệu Hương vào 12/12/2007 13:54
|
Ngày gửi: 23/04/2008 06:22
Ngày gửi: 14/06/2008 09:36
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 14/06/2008 12:41
Con chim bạt gió lạc loài kêu thương
Ngày gửi: 10/08/2008 01:34
I. THỂ LOẠI TỪ CỦA TRUNG QUỐC ÐƯỢC DU NHẬP VÀO VIỆT NAM TỪ BAO GIỜ ?
Sách Thiền uyển tập anh 禅 苑 集 英 (1) có đoạn chép về nhà sư Khuông Việt 匡 越 như sau: Khuông Việt (933 - 1011) người hương Cát Lị 吉 利, huyện Thường Lạc 常 樂 (Tĩnh Gia 静 嘉 , Thanh Hóa 清 化 ), họ Ngô 吳, tên Chân Lưu 真 流, là con cháu đời sau (hậu duệ) của Ngô Thuận Đế 吳 順帝(2). Ông dáng mạo khôi ngô, tính tình phóng khoáng, có chí hướng cao xa. Thuở nhỏ theo học Nho, lớn lên theo học Phật... Năm 40 tuổi, danh tiếng vang dội đến triều đình. Vua Đinh Tiên Hoàng 丁 先 皇 vời ông về Kinh đô (Hoa Lư) hỏi chuyện. Nhà sư đối đáp hợp với ý vua, được vua phong cho chức Tăng thống 僧 統 . Năm Thái Bình thứ hai (971), ông được ban tên hiệu là Khuông Việt Đại Sư 匡 越 大 师 . Đến triều Lê Đại Hành, ông đặc biệt được vua kính trọng ; phàm các việc lớn trong nước, ông đều được tham gia bàn luận... Năm Thiên Phúc thứ tám (987), nhà Tống sai Lý Giác 李觉 sang sứ nước ta (Việt Nam)(3). Bấy giờ Pháp sư Đỗ Thuận 杜 順 cũng có danh tiếng lớn, được vua sai cải trang thành Giang lệnh 江 令 (người quản lý đường sông) ra bến sông đón tiếp sứ giả. Lý Giác thấy Giang lệnh có tài nói chuyện, bèn làm thơ tặng, trong có câu “Thiên ngoại hữu thiên ưng viễn chiếu 天 外 有 天 應 遠 照 (Ngoài trời còn có trời, nên soi thấu). Vua bảo Đỗ Thuận đưa thơ của sứ giả cho Khuông Việt xem. Khuông Việt xem xong, nói: “Sứ giả nước phương Bắc tôn kính bệ hạ không kém gì vua Tống”. Khi Lý Giác về nước, Khuông Việt làm bài từ theo điệu Nguyễn Lang quy 阮 郎 歸 để tặng tiễn, nguyên văn như sau :
祥 光 風 好 錦 帆 張
神 仙 复 帝 鄉
千 重 萬 里 涉 沧 浪
九 天 歸 路 長
情 惨 切
對 離 觴
攀 戀 使 星 郎
愿 將 深 意 為 邊 疆
分 明 奏 我 皇.
“Tường quang phong hảo cẩm phàm trương
Thần tiên phục Đế hương
Thiên trùng vạn lý thiệp thương lang
Cửu thiên quy lộ trường
Tình thảm thiết
Đối ly thương
Phan luyến sứ tinh lang
Nguyện tương thâm ý vị biên cương
Phân minh tấu ngã Hoàng.”
(Trời đẹp, gió thuận, giương cánh buồm gấm
Bậc thần tiên trở lại chốn Đế đô
Nghìn trùng muôn dặm vượt qua sóng biếc
Đường về nơi cung thất xa xôi
Lòng bịn rịn
Chén biệt ly
Lưu luyến vin xe sứ giả
Mong đem ý nghĩa sâu xa về chuyện biên cương
Tâu lại rành mạch với Hoàng đế chúng ta)(4).
Đoạn văn vừa dẫn cho thấy, muộn nhất là vào thế kỷ X, thể loại từ của Trung Quốc đã truyền tới Việt Nam, được người bản địa sử dụng để sáng tác. Người soạn ra bài từ là một nhà sư, và bài từ này của Ngô Chân Lưu về sau đã trở thành một trong những tác phẩm mở đầu cho dòng văn học viết bằng chữ Hán của Việt Nam sau ngày độc lập tự chủ.
II. CÁC CHẶNG ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VIỆT NAM
Hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn cho rằng thể loại từ sau khi truyền vào Việt Nam, đã không có đất để phát triển. Một là vì muốn sáng tác được từ, phải am hiểu từ luật, mà từ luật thì rất khó nắm. Đến như một ông vua sính văn chương ở Việt Nam như Tự Đức mà còn phải kêu lên rằng: “Tại sao từ luật cứ bám vào các thanh thượng, khứ, nhập mà không xê dịch được ? Gò gẫm quá, khó triển khai” (何 词 律 乃 拘 拘 上 去 入 不 可 移, 则甚 局 促 , 難 展 )(5). Hai là bởi các nhà Nho đời sau thường coi trọng văn, xem nhẹ từ, cho từ là “hại đạo”: “Văn là để chở đạo. Trong lòng không thành thực thì không thể hiện được ra bên ngoài. Cho nên Vọng Khê không mấy quan tâm đến thơ, cho là hại đạo, huống chi là từ” (文 以 載 道 . 非 誠 於中 ,不 形 於 外 . 故 望 溪 不 屑 留 心 於 詩 ,以 為 害 於 道 , 况 詞 乎 哉 ! )(6).
Nhưng trên thực tế, tình hình chưa hẳn là như vậy. Sau nhiều năm sưu tầm, góp nhặt, hiện trong tay tôi đã có được một khối lượng tác giả, tác phẩm về từ rất đáng khích lệ và tự chúng đã vạch nên một lịch sử phát triển về từ Việt Nam gồm nhiều giai đoạn, đại để như sau:
Các giai đoạn phát triển | Tác giả | Từ tập, từ tuyển ... | Số lượng bài | Bị chú |
( I ) TK.XV trở về trước ( Đinh - Lê - Lý - Trần - Lê sơ ) |
1. Ngô Chân Lưu 吳 真 流 (933 - 1011) | 1 | Hiện chép trong Thiền uyển tập anh 禅 苑 集 英 VHv.1267 | |
2. Lương Như Hộc 梁 如 鵠 ( TK.XV ) | Cổ kim chế từ tập 古 今 制 詞 集 | ? | Theo Nghệ văn chí 藝 文 誌 của Lê Quý Đôn. Sách hiện chưa tìm thấy. | |
( II ) TK. XVIII (Lê Trung hưng ) |
1. Đoàn Thị Điểm 段 氏 点 (1705 - 1740) | 5 | Hiện chép trong Truyền kỳ tân phả 傳 奇 新 譜 , A.48 | |
2. Khuyết danh | 9 | Hiện chép trong Hoa viên kỳ ngộ tập 花 園 奇 遇 集, A.2829 | ||
3. Khuyết danh | 1 | Hiện chép trong Truyện ký trích lục 傳 記 摘 录 , A.2895 | ||
4. Khuyết danh | 5 | Hiện chép trong Việt Nam kỳ phùng sự lục 越 南 奇 逢 事 錄 , A.1006 | ||
( III ) TK. XIX ( Nguyễn ) |
1. Tương Giang Mai Cát Phủ 湘 江 枚 吉 甫 (? - ?) | 1 | Hiện chép trong Đào hoa mộng ký 桃 花 夢 記 , VHv.2151 | |
2. Phan Huy Chú 潘 輝 注 (1782-1840) | 8 | Hiện chép trong Hoa thiều ngâm lục 華軺 吟 錄 , A.2041 | ||
3. Nguyễn Miên Thẩm 阮 綿 审 (1819-1870) | Cổ duệ từ 鼓 枻 詞 | 104 | ||
4. Nguyễn Hoàng Trung 阮 黄 中 (? - ?) | 22 | Hiện chép trong Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập. Trường đoản cú 阮黄中詩 杂 集 . 長 短 句 , A.2274 | ||
5. Khuyết danh | Cổ điệu ngâm từ 古調吟詞 A. 2262 | 64 | ||
6. Lật Viên 栗 园 (? - ?) | Điền từ 填 詞 | ? | Cổ duệ từ 古 枻 词 có bài Đề Lật Viên Điền từ quyển hậu 題 栗 園 填 詞 卷 后. Sách hiện chưa tìm thấy. | |
7. Trịnh Phong Nhân 鄭 楓 人 (? - ?) | Ngọc Điền Thảo Đường từ 玉 田 草 堂詞 | ? | Cổ duệ từ 古 枻 詞 có bài Dư nhã hữu... nhân họa Trịnh Phong nhân vận 余 雅 有 … 因 和 鄭 楓 人 韵 . Sách hiện chưa tìm thấy. | |
8. Tử Dụ 子 裕 (? - ?) | Từ thoại 詞 話 | ? | Vi Dã hợp tập. Văn 3. Dữ Trọng Cung luận điền từ thư 葦 野 合 集. 文 三 .與 仲 恭 論 填 詞 書 . Sách hiện chưa tìm thấy. | |
9. Khuyết danh | Từ tuyển 詞 選 | ? | Vi Dã hợp tập. Văn 3. Miên Trinh có viết bài Từ tuyển bạt 绵 , 詞 选 跋 . Sách hiện chưa tìm thấy. |
Bảng thống kê về tác giả, tác phẩm trên đây cho thấy từ của Việt Nam có thể đã phát triển qua 3 giai đoạn. Giai đoạn đầu từ Đinh - Lê - Lý - Trần đến Lê sơ, gồm 2 tác giả, 1 từ tập, với số lượng bài từ hiện sưu tầm được là 1 bài. Giai đoạn thứ hai chủ yếu là thời Lê Trung hưng, gồm 4 tác giả, với số lượng bài từ hiện sưu tầm được là 20 bài. Giai đoạn thứ ba chủ yếu là thời Nguyễn, gồm 9 tác giả, 3 từ tập, với số lượng bài từ hiện sưu tầm được là 199 bài. Tổng cộng số bài từ sáng tác qua cả 3 giai đoạn hiện sưu tầm được là 220 bài.
Có thể nói thể loại từ của Trung Quốc sau khi du nhập Việt Nam, không những không bị thui chột, mà trái lại, đã ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả; chủng loại sách biên soạn, cũng như số lượng các bài từ làm ra mỗi ngày một dồi dào hơn.
III. ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ LOẠI TỪ ĐỐI VỚI VĂN HỌC BẢN ĐỊA
1.Thể loại từ của Trung Quốc sau khi du nhập Việt Nam, đã cung cấp thêm cho giới sáng tác một dạng thức biểu đạt mới thuộc lĩnh vực văn vần, tiếp sau thể thơ và thể phú đã được truyền vào Việt Nam từ mấy thế kỷ trước đó.
Như chúng ta đều biết, bài thơ cổ nhất của Việt Nam là bài Điếu Pháp sư Đạo Hy 吊 法 師 道 希 của Đại Thừa Đăng 大 乘 灯 người Ái Châu (Thanh Hóa, Việt Nam), học trò của Huyền Trang 玄奘 (602 - 664), Trung Quốc. Tác phẩm này hiện chép trong Đại Đường Tây vực cầu pháp Cao tăng truyện 大 唐 西 域 求 法 高 僧 傳 . Bài phú cổ nhất của Việt Nam là bài Bạch vân chiếu xuân hải 白 雲 照 春 海 của Khương Công Phụ 姜 公 輔 (TK. VIII), cũng người Ái Châu, hiện chép trong Toàn Đường văn 全 唐 文, Q.446. Còn về từ thì như trên đã đề cập, tác phẩm cổ nhất của Việt Nam là bài từ làm theo điệu Nguyễn lang quy của Ngô Chân Lưu tặng sứ giả nhà Tống Lý Giác vào năm 987.
2. Sau khi được người Việt Nam tiếp nhận, thể loại từ đã nhanh chóng tạo ra cho mình một số sân chơi. Từ tham gia vào việc bang giao, như trường hợp tác phẩm của Ngô Chân Lưu. Từ đi vào cung đình, như bài Tảo triều 早 朝 làm theo điệu Yết kim môn 謁 金 門 và bài Ngọ triều 午 朝 làm theo điệu Hạ thánh triều 賀 聖 朝 trong Cổ điệu ngâm từ. Từ được soạn ra để phổ nhạc, như Tự Đức từng cho biết: “Lời của một số bài hát ở nước ta là soạn theo điệu từ của Trung Quốc, như điệu từ Liêm ngoại 帘 外 chẳng hạn mà bấy lâu nay ta vẫn dùng” (Vi Dã hợp tập. Văn 1. Tờ 38b-39a,b). Nhưng nhiều nhất vẫn là những bài từ không liên quan gì tới nhạc, được soạn ra để giao tiếp, tặng đáp, tỏ bày chí hướng, cung cấp món ăn tinh thần cho bạn đọc v.v. mà ta dễ dàng bắt gặp trong các từ tập như Cổ duệ từ, Cổ điệu ngâm từ, hay trong các cuốn tiểu thuyết như Hoa viên kỳ ngộ, Đào hoa mộng ký, v.v.
3. Theo thống kê sơ bộ của tôi, các tác giả Việt Nam đã sử dụng cả thảy 125 điệu từ khác nhau của Trung Quốc để sáng tác, một con số quả tình không nhỏ, điều này nói lên khả năng và trình độ “điền từ” của người nước ta. Mặt khác, trong số 125 điệu từ ấy, những điệu từ được dùng nhiều nhất là Tây giang nguyệt 西 江 月 (7 lần), Lâm giang tiên 臨 江 仙 (7 lần), Hành hương tử 行 香 子 (6 lần), Ức Tần Nga 憶 秦 娥 (5 lần), Cán khê sa 浣 溪 沙 (5 lần), Vọng giang nam 望 江 南 (5 lần) v.v. Những điệu từ được dùng ít nhất là Nhất diệp lạc 一 叶 落 (1 lần), Thượng tây lâu 上 西 樓 (1 lần), Phong nhập tùng 風 入 松 (1 lần), v.v. Điều này nói lên thị hiếu của công chúng Việt Nam đối với các làn điệu từ mà Trung Quốc đã có. (Xem “Bảng thống kê các điệu từ của Trung Quốc được người Việt Nam sử dụng để sáng tác” bên dưới).
Lần đầu sưu tập và tìm hiểu ảnh hưởng của các làn điệu từ của Trung Quốc được người Việt Nam sử dụng để sáng tác, sự nhầm lẫn, sai sót là khó tránh khỏi, mong các vị thức giả vui lòng chỉ vẽ cho.
Trần Nghĩa
BẢNG THỐNG KÊ CÁC ĐIỆU TỪ CỦA TRUNG QUỐC ĐƯỢC NGƯỜI VIỆT NAM SỬ DỤNG ĐỂ
SÁNG TÁC
*Ký hiệu về nguồn sách (Xếp theo trình tự số lượng các bài từ
từ nhiều đến ít):
A : Cổ duệ từ 鼓 枻 詞
B : Cổ điệu ngâm từ 古 調 吟 詞 , A.2262
C : Nguyễn Hoàng Trung thi tạp tập 阮 黃 中 詩 雜 集 , A.2274
D : Hoa viên kỳ ngộ tập 花 園 奇 遇 集 , A.2829
E : Hoa thiều ngâm lục 華 軺 吟 錄 , A.2041
G : Việt Nam kỳ phùng sự lục 越 南 奇 逢 事 錄 , A.1006
H : Truyền kỳ tân phả 傳 奇 新 譜 , A.48
I : Truyện ký trích lục 傳 記 摘 錄 , A.2895
K : Ðào hoa mộng ký 桃 花 夢 記 , VHv.2152
L : Thiền uyển tập anh 禪 苑 集 英 , VHv.1267
Bảng thống kê :
TT | Tên điệu từ | Nguồn sách và số lần xuất hiện của điệu từ trong sách | ||||||||||
A | B | C | D | E | G | H | I | K | L | Tổng số | ||
1 | Bồ tát man 菩 薩 蠻 (蠻 或 作 鬘 ) | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||||
2 | Bộ bộ kiều 步 步 嬌 | 1 | 1 | |||||||||
3 | Bộ thiềm cung 步 蟾 宮 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
4 | Bốc toán tử 卜 算 子 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
5 | Cách phố liên 隔 浦 蓮 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
6 | Cán khê sa 浣 溪 沙 | 4 | 1 | 5 | ||||||||
7 | Canh lậu tử 更 漏 子 | 1 | 1 | |||||||||
8 | Chiêu Quân oán 昭 君 怨 | 1 | 1 | |||||||||
9 | Chúc Anh Đài cận 祝 英 台 近 | 1 | 1 | |||||||||
10 | Chuyển ứng khúc 轉 應 曲 | 1 | 1 | |||||||||
11 | Chương Đài liễu 章 台 柳 | 1 | 1 | |||||||||
12 | Cô loan 孤 鸞 | 1 | 1 | |||||||||
13 | Dạ hành thuyền 夜 行 船 | 1 | 1 | |||||||||
14 | Du thanh Mộc lan hoa 偷 聲 木 蘭 花 | 1 | 1 | |||||||||
15 | Dương Châu mạn 揚 州 慢 | 2 | 2 | |||||||||
16 | Dương liễu chi 楊 柳 枝 | 2 | 2 | |||||||||
17 | Dương quan dẫn 陽 關 引 | 1 | 1 | |||||||||
18 | Đa lệ 多 麗 | 1 | 1 | |||||||||
19 | Đào hoa khúc 桃 花 曲 | 1 | 1 | |||||||||
20 | Đào nguyên ức cố nhân 桃 源 憶 故 人 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
21 | Đảo luyện tử 搗 練 子 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
22 | Đạp sa hành 踏 莎 行 | 1 | 1 | |||||||||
23 | Điểm giáng thần 點 絳 唇 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
24 | Điệp luyến hoa 蝶 戀 花 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
25 | Giá cô thiên 鷓 鴣 天 | 2 | 2 | 4 | ||||||||
26 | Giải bội lệnh 解 佩 令 | 1 | 1 | |||||||||
27 | Giảm tự mộc lan hoa 減 字 木 蘭 花 | 2 | 1 | 3 | ||||||||
28 | Giang thành mai hoa dẫn 江 城 梅 花 引 | 1 | 1 | |||||||||
29 | Giang thành tử 江 城 子 | 1 | 1 | |||||||||
30 | Hạ tân lang 賀 新 郎 | 1 | 1 | |||||||||
31 | Hạ thánh triều 賀 聖 朝 | 2 | 2 | |||||||||
32 | Hải đường xuân 海 堂 春 | 1 | 1 | |||||||||
33 | Hành hương tử 行 香 子 | 4 | 1 | 1 | 6 | |||||||
34 | Hảo sự cận 好 事 近 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
35 | Hậu đình hoa 後 庭 花 | 1 | 1 | |||||||||
36 | Hiệt phương từ 襭 芳 詞 | 1 | 1 | |||||||||
37 | Hoa phi hoa 花 非 花 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
38 | Hoa tâm động 花 心 動 | 1 | 1 | |||||||||
39 | Họa đường xuân 畫 堂 春 | 1 | 1 | |||||||||
40 | Khốc tương tư 酷 相 思 | 1 | 1 | |||||||||
41 | Kim nhân bổng lộ bàn 金 人 俸 露 盤 | 1 | 1 | |||||||||
42 | Lãng đào sa (cũng gọi là Mại hoa thanh) 浪 淘 沙 (賣 花 聲 ) | 2 | 1 | 1 | 4 | |||||||
43 | Lâm giang tiên 臨 江 仙 | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 | 7 | |||||
44 | Liên lý chi 連 理 枝 | 1 | 1 | |||||||||
45 | Liễu sảo thanh 柳 梢 青 | 2 | 1 | 3 | ||||||||
46 | Luyến tú khâm 戀 繡 衾 | 1 | 1 | |||||||||
47 | Lưỡng đồng tâm 兩 同 心 | 1 | 1 | |||||||||
48 | Mai hoa khúc 梅 花 曲 | 1 | 1 | |||||||||
49 | Mại bi đường 邁 陂 塘 | 1 | 1 | |||||||||
50 | Mãn đình phương 滿 庭 芳 | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||||
51 | Mãn giang hồng 滿 江 紅 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
52 | Mô ngư nhi 摸 魚 兒 | 2 | 2 | |||||||||
53 | Mô ngư tử 摸 魚 子 | 1 | 1 | |||||||||
54 | Mộc lan hoa 木 蘭 花 | 2 | 2 | |||||||||
55 | Mộc lan hoa mạn 木 蘭 花 慢 | 1 | 1 | |||||||||
56 | Mộng Giang Nam 夢 江 南 | 1 | 1 | |||||||||
57 | Nam kha tử 南 柯 子 (hay Xuân tiêu khúc 春 宵 曲 , Bích song mộng 碧 窗 夢 ) | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||||
58 | Nam hương tử 南 鄉 子 | 1 | 1 | |||||||||
59 | Nghê thường trung tự đệ nhất 霓 裳 中 序 第 一 | 1 | 1 | |||||||||
60 | Ngọc lâu xuân 玉 楼 春 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
61 | Ngọc lậu trì 玉 漏 遲 | 1 | 1 | |||||||||
62 | Ngu mỹ nhân 虞 美 人 | 2 | 1 | 3 | ||||||||
63 | Nguyễn lang quy 阮 郎 歸 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
64 | Ngư gia ngạo 漁 家 傲 | 1 | 1 | |||||||||
65 | Nhãn nhi mị 眼 兒 媚 | 1 | 1 | |||||||||
66 | Nhân nguyệt viên 人 月 圓 | 1 | 1 | |||||||||
67 | Nhất chi xuân 一 枝 春 | 1 | 1 | |||||||||
68 | Nhất diệp lạc 一 葉 落 | 1 | 1 | |||||||||
69 | Nhất tiển mai 一 翦 梅 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||||
70 | Như mộng lệnh 如 夢 令 | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||||
71 | Niệm nô kiều 念 奴 嬌 | 1 | 1 | |||||||||
72 | Pháp giá đạo dẫn 法 驾 導 引 | 1 | 1 | |||||||||
73 | Pháp khúc hiến tiên âm 法 曲 獻 僊 音 | 1 | 1 | |||||||||
74 | Phong lưu tử 風 流 子 | 1 | 1 | |||||||||
75 | Phong nhập tùng 風 入 松 | 1 | 1 | |||||||||
76 | Phượng hoàng các 鳳 凰 閣 | 1 | 1 | |||||||||
77 | Phượng hoàng đài thượng ức xuy tiêu 鳳 凰 臺 上 憶 吹 簫 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
78 | Quy tự dao 歸 自 謠 | 1 | 1 | |||||||||
79 | Quyện tầm phương 倦 尋 芳 | 1 | 1 | |||||||||
80 | Sơ liêm đạm nguyệt 疏 簾 淡 月 | 2 | 2 | |||||||||
81 | Sương thiên hiểu giác 霜 天 曉 角 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
82 | Tái đoàn viên 再 團 圓 | 1 | 1 | |||||||||
83 | Tấm viên xuân 沁 園 春 | 1 | 1 | |||||||||
84 | Tây Giang nguyệt 西 江 月 | 3 | 1 | 1 | 1 | 1 | 7 | |||||
85 | Thạch châu mạn 石 州 慢 | 1 | 1 | |||||||||
86 | Thái tang tử 采 桑 子 | 1 | 1 | |||||||||
87 | Thái thường dẫn 太 常 引 | 1 | 1 | |||||||||
88 | Thanh bình lạc 清 平 樂 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
89 | Thanh ngọc án 青 玉 案 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
90 | Thanh thanh mạn 聲 聲 慢 | 1 | 1 | |||||||||
91 | Thành đầu nguyệt 城 頭 月 | 1 | 1 | |||||||||
92 | Thế nhân kiều 人嬌 | 1 | 1 | |||||||||
93 | Thiềm cung khúc 蟾宮曲 | 1 | 1 | |||||||||
94 | Thiên thu tuế lệnh 千秋歲令 | 1 | 1 | |||||||||
95 | Thiên tiên tử 天仙子 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
96 | Thiếu niên du 少年游 | 1 | 1 | |||||||||
97 | Thu ba mị 收波媚 | 1 | 1 | |||||||||
98 | Thủy điệu ca đầu 水調歌頭 | 1 | 1 | |||||||||
99 | Thủy long ngâm 水龍吟 | 1 | 1 | |||||||||
100 | Thụy giá cô 瑞鷓鴣 | 1 | 1 | |||||||||
101 | Thước kiều tiên 鵲橋僊 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
102 | Thượng tây lâu 上西樓 | 1 | 1 | |||||||||
103 | Tích ngân đăng 銀 燈 | 1 | 1 | |||||||||
104 | Tích phân phi 惜 分 飛 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
105 | Tiểu đào hồng 小 桃 紅 | 1 | 1 | |||||||||
106 | Tiểu trùng sơn 小 重 山 | 1 | 1 | 1 | 3 | |||||||
107 | Tô mạc già 蘇 幕 遮 | 1 | 1 | |||||||||
108 | Trà bình nhi 茶 瓶 儿 | 1 | 1 | |||||||||
109 | Triều thiên tử 朝 天 子 (子 ,原 文 作 惜 ) | 1 | 1 | 2 | ||||||||
110 | Trùng điệp kim 重 疊 金 | 1 | 1 | |||||||||
111 | Trường tương tư 長 相 思 | 1 | 2 | 1 | 4 | |||||||
112 | Túy hoa âm 醉 花 陰 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
113 | Túy hoa gian 醉 花 間 | 1 | 1 | |||||||||
114 | Túy xuân phong 醉 春 風 | 2 | 2 | |||||||||
115 | Tứ tự lệnh 四 字 令 | 1 | 1 | |||||||||
116 | Ức cố nhân 憶 故 人 | 1 | 1 | |||||||||
117 | Ức Hán nguyệt 憶 漢 月 | 1 | 1 | |||||||||
118 | Ức Tần Nga 憶 秦 蛾 | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | ||||||
119 | Ức vương tôn 憶 王 孫 | 2 | 2 | 4 | ||||||||
120 | Vọng giang nam 望 江 南 | 1 | 1 | 1 | 2 | 5 | ||||||
121 | Vũ trung hoa 雨 中 花 | 1 | 1 | |||||||||
122 | Xú nô nhi lệnh 醜 奴 兒 令 | 1 | 1 | |||||||||
123 | Xuân quang hảo 春 光 好 | 1 | 1 | 1 | 3 | |||||||
124 | Ý nan vong 意 難 忘 | 1 | 1 | |||||||||
125 | Yết kim môn 謁 金 門 | 1 | 1 | 2 | ||||||||
Cộng | 104 | 64 | 22 | 9 | 8 | 5 | 5 | 1 | 1 | 1 | 220 |
(1) Thiền uyển tập anh: một cuốn sách Phật giáo Việt Nam, ghi chép các tông phái Thiền học và sự tích các vị thiền sư nổi tiếng từ cuối thời Bắc thuộc đến đời Đinh, Lê, Lý.
(2) Ngô Thuận Đế: tên thụy của Ngô Quyền. Theo gia phả họ Ngô (吳 氏 世 譜 ), Ngô Chân Lưu là con Ngô Xương Tỉ, cháu Ngô Xuân Sắc. (Dẫn theo Bd. Thiền uyển tập anh, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga dịch và chú thích, Nxb. Văn học, 1990, tr.42, chú thích 2).
(3) Đây là lần thứ hai Lý Giác sang sứ Việt Nam. Lần thứ nhất là vào năm Thiên Phúc thứ bảy (986).
(4) Thiền uyển tập anh. Đệ tứ thế. Khuông Việt Đại sư. Sđd, tr.44.
(5) Vi Dã hợp tập 苇 野 合 集 , Văn 1, Đáp chiếu trát tử 答 诏 子 , tờ 38b - 39ab.
(6) Vi Dã hợp tập, Văn 3, Dữ Trọng Cung luận điền từ thư 與 仲 恭 論 填 辞 書, tờ 34b-36a.
Ngày gửi: 09/02/2009 08:07
Ngày gửi: 09/02/2009 08:14
Ngày gửi: 19/07/2009 13:01
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vanachi vào 20/07/2009 09:54
Trang trong tổng số 6 trang (58 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] ›Trang sau »Trang cuối