Trang trong tổng số 16 trang (152 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 26/03/2011 10:20
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Gã ngốc nghếch vào 26/03/2011 11:48
Có 7 người thích
Ngày gửi: 02/04/2011 05:43
Có 3 người thích
Nguyễn Thiên Phúc đã viết:Bạn nguyễn Thiên Phúc thân mến , ML có chút ý kiến riêng nhé , vì là cũng đang học hỏi
ĐÁM CƯỚI NHÀ AI
Đám cưới nhà ai rộn nhánh sông
Hàng trăm thước pháo với đèn lồng
Xui gia hớn hở mừng vui tiếp
Bác họ hân hoan thoả đợi trông
Chú rể say tình môi ửng đỏ
Cô dâu bén mộng má uơm hồng
Ngoài kia có kẻ dưng thờ thẫn
Dấu ái xa rời bậu biết không?
thất đối
-------------------------------------------------------------------------
Có người cho rằng cặp từ trên là thất đối. Phúc post lên đây nhờ các cao nhân cùng cho ý kiến để cho thật sự khách quan (Nếu được xin cho sự phân tích...) Thật cảm ơn ạ!
Ngày gửi: 08/04/2011 16:28
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi đới chàn vào 08/04/2011 16:47
Có 4 người thích
Ngày gửi: 15/04/2011 08:20
Có 6 người thích
Ngày gửi: 25/04/2011 03:44
Có 9 người thích
Ngày gửi: 18/05/2011 19:00
Có 7 người thích
Ngày gửi: 14/07/2011 21:38
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Chằn Shrek vào 15/07/2011 04:01
Có 5 người thích
Ngày gửi: 19/07/2011 23:08
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Chằn Shrek vào 19/07/2011 23:47
Có 5 người thích
Bác Hà Như đã viết:Bài thơ trên nếu là thơ tự do còn có vấn đề nữa là thơ Đường LuậtMột..."nhà thơ" bàn về bài thơ Tình trăng đã viết:@ Chằn,Chằn tinh shrek đã viết:Về bài thơ của châu tiên sinh:
Tình trăng
(Của một người mang họ Châu đã tự nhận mình không rành rẽ về thơ Đường Luật)
Em biết chăng tình ta với em
Là tình thi sĩ với trăng đêm
Ta nhìn say đắm bên song cửa
Em sáng lung linh cách mái thềm
Em đến khi tròn khi lại khuyết
Em đi lúc sớm lúc về khuya
Hồn ta thao thức cùng tinh tú
Thơ đính Ngân Hà lấp lánh kia.
Cùng các bạn yêu thơ Đường luật. Bài thơ trên có người cho là hay là đúng, có người cho rằng sai(dù ý hay)nên đưa vào thể thơ tự do, để cho trung thực. Tôi post lên đây và cùng bàn luận về việc bài thơ đúng chỗ nào và sai chỗ nào. Xin các cao thủ cùng vén tay áo "bàn thơ" mà không cần phải nể mặt ạ!
TÌNH TRĂNG
Em biết chăng tình ta với em
Là tình thi sĩ với trăng đêm
Ta nhìn say đắm bên song cửa
Em sáng lung linh cách mái thềm
Em đến khi tròn khi lại khuyết
Em đi lúc sớm lúc về khuya
Hồn ta thao thức cùng tinh tú
Thơ đính Ngân Hà lấp lánh kia .
Châu Thạch
Đó là một bài thơ tình lãng mạn gây được cảm xúc cho người đọc. Tác giả có những ý không mới nhưng đầy chất THƠ đến tuyệt vời:
"Hồn ta lấp lánh cùng tinh tú,
Thơ đính ngân hà lấp lánh kia" (chữ ĐÍNH, theo tôi, rất hay)
(Tay này bơm mà không biết ngượng miệng...)
Cặp trạng và luận khá vững vàng và nhất là tự nhiên, không gó bó gượng ép, không cố NHÉT CHỮ váo cho đối để rồi làm người đọc khó chịu.
Duy chỉ có VẦN là không được chỉnh (lạc vận): em/khuya. Tuy nhiên, có nhiều bài thơ của những bậc thầy về thơ Đường của VN thậm chí cả cá thi gia đời Đường cũng không ít bài bị lạc vận! (thậm chí có khi sai luật)! Như vậy, ta không thể nói rằng các bậc tiền bối đó không rành về luật, vận thơ Đường! Mà có lẽ quí vị ấy không muốn ÉP CHỮ để làm cho câu thơ mất tánh tự nhiên, đồng nghĩa làm mất hay cho bài thơ?
Những bài thơ đó đến nay vẫn còn truyền tụng, được ca ngợi, cũng như bài thơ của Châu tiên sinh, dù lạc vận, nhưng không làm mất đi CÁI HAY của nó.
Với hai bài thơ của Võ tiên sinh và Thanh tiên sinh, dù rằng vần rất chỉnh ( ), nhưng lại làm người đọc khó hài lòng vì sự gượng ép đến khó hiểu cùa nó:
Tình trăng
Võ Làng Trâm
Lâu ngày phố thị chẳng xem trăng
Nên phải về quê ngắm chị Hằng .
Em dậy em đi mây lởn vởn ,
Anh ngồi anh thấy gió xua văng .
Đồng không dõi mắt rời không nỡ ,
Nhà vắng lìa chân mãi chặng đằng .
Vẫn cứ ôm hoài cơn ấm ức ,
Giận sao mây gió cứ đùa hăng !
Võ Làng Trâm
Những chữ in xiêng vốn đã không đối mà rất tối nghĩa: gió xua văng, mãi chẳng đằng. như vậy, thì xét ra vần chỉnh ở trường hợp nầy lại không bằng lạc vận ở trường hợp của Châu Thạch tiên sinh!
TRĂNG Ở THÀNH ĐÔ
THANH HẢI VŨ
Sống ở thành đô chẳng có trăng
Làm sao thêu dệt chuyện cô Hằng .
Lôi thơ Đường Luật tra vần xếp
Bám cửa phi thuyền nhặt cuội văng
Đáo thị thượng đăng soi áng phú
Lai môn vọng nguyệt rọi hoa đằng
Ơ hờ Hậu Nghệ giương cung ngắm
Nhớ bậu nên lòng nổi máu hăng
THANH HẢI VŨ
Với bài thơ của Thanh tiên sinh, cũng với những chữ in xiêng, tôi thầy bài thơ khá xa thực tế (bám cửa phi thuyền (!)) và khó hiểu (hoa đằng (?)). Và trừ hai câu đầu, 6 câu sau của bài thơ dường như hơi đi xa với tựa bài thơ: Trăng Ở Thành Phố!
Câu 8: “Nhớ bậu nên lòng nổi máu hăng” thì thiếu hẳn chất THƠ!
“Đáo thị thượng đăng soi áng phú
Lai môn vọng nguyệt rọi hoa đằng”
Một câu thơ mà nửa ta nửa Tàu như vậy làm cho câu thơ…ba rọi! Theo chúng tôi, không cần thiết phải “khoe chữ” như vậy!
Về comment của Thanh tiên sinh:
“…Xem qua bài thơ của bạn. Tại hạ có nhận xét thế này:
-Xét về niêm, bằng trắc, hai cặp thực luận, vế đối thì đây là bài thơ ĐL.
-Toàn bài thơ có 5 chữ EM, 3 chữ TA, 2 chữ TÌNH (Thơ ĐL không cho phép), 2 chữ KHI và 2 chữ LÚC thì chấp nhận vì đó là một cách đối hay mà không phải ai cùng thực hiện tốt.(A)
- Loạt vần EM, ĐÊM, THỀM, KHUYA, KIA không đúng luật nên gọi là THẤT VẬN
Với một loạt điệp từ, thất vận thì đây không thể là thơ ĐL được. Nếu về thơ tự do thì đây đúng bài thơ hay..(B)
Nhìn qua thì thấy có lẽ bạn có thói quen làm thơ gieo vần theo kiểu đến đâu hay đến đó, vì thế khi nghĩ ra một ý hay thì tiếc nên ép vần...(C)
Lời khuyên:
- Bạn nên làm bài xướng thơ ĐL theo cách HẠN VẬN. Có nghĩa là bạn ra 5 vần trước. TD: EM, ĐÊM, THỀM, THÊM, MỀM chẳng hạn. Tựa (chủ đề) bài thơ bạn ra trước rồi theo đó làm thì không thể xảy ra việc thất vận trên...Vài hàng chia sẻ. Cẩn bút...” (C)
Chúng tôi góp ý:
1/. VỚI (A),TS nói thơ đường luật “không cho phép” điệp từ thì có lẽ phải coi lại! Theo chúng tôi, trong thơ (hay văn), người viết có thề cho điệp từ (thậm chí “điệp” cả vần- thơ ĐỘC VẬN cũng là một hình thức ĐIỆP TỪ ở vần) thoải mái, miễn sao những chữ “điệp” nầy KHÔNG DƯ là được. ĐIỆP TỪ CÓ KHI LẠI LÀM CHO CÂU VĂN HAY HƠN.
2/. VỚI (B), ts nói vì “một loạt” điệp từ và thất vận nên bài thơ của Châu Thạch ts không thể gọi là thơ Đưởng luật được, thì không biết ts căn cứ vào đâu?
3/. Với (C), Ts khuyên người ta nên chọn vần trước rồi hãy làm thơ sau. Điều nầy không biết ngoài ts, còn có ai theo phương pháp nầy không?!
Dù thế nào đây cũng là ý kiến nông cạn của chúng tôi, có chi sai trái, xin quí vị ts và quí bạn đọc thứ lỗi.
Chằn viết:
Tình trăng
Em biết chăng tình ta với em
Là tình thi sĩ với trăng đêm
Ta nhìn say đắm bên song cửa
Em sáng lung linh cách mái thềm
Em đến khi tròn khi lại khuyết
Em đi lúc sớm lúc về khuya
Hồn ta thao thức cùng tinh tú
Thơ đính Ngân Hà lấp lánh kia.
Về bài này bác ạ! Bài này lỗi quá nặng đối với một bài Đường Luật phải không bác?
Đúng, bài này chỉ là bài thơ thể tự do. Mà thơ thể tự do thì khó bàn lắm, hoặc chẳng có gì để bàn.
1- Đầu tiên, khi tiếp xúc một bài thơ kiểu như vậy, hãy hỏi tác giả có định làm thơ Đường luật không đã.
2- Nếu tác giả đề nghị xem và góp ý về Đường luật, thì ta xem qua niêm luật, rồi xem hai câu đối.
3- Ngoài ra Đường luật có nhiều cấp độ chơi khác nhau,
Đúng Niêm Luật Đối Vần mới là sạch nước cản, như trong chơi cờ.
Sau nữa là Điệu, Ý, Tứ, Điển cố (không cứ là phải của Tàu), Liên tưởng ... để có cái gì đấy nằm ngoài con chữ.
ít nhất phải làm được như kiểu học trò đi thi ngày trước, xin xem các bài mẫu của các thầy dạy học trò, mà Hà Như thấy Nguyễn Khuyến rất chuẩn.
4- Các nhà thơ giỏi không coi trọng Đường luật lắm, mặc dù họ thừa sức làm, nhưng để tránh tiếng với lũ học trò, họ cố tình "phá luật", còn câu đối của họ thì chuẩn lắm. Trong Thơ đời Đường, tỉ lệ thơ Đường luật không phải là cao; ông Tống Chi Vấn là người chủ trương và đưa vào thi cử, cũng không có nhiều bài.
5- Có bài nào đấy, Chằn cho là Hoạ thơ là cách chơi bậc cao nhất, có phải không nhỉ ? Nhưng không phải là tất cả, càng không phải là nhiều.
Kiểu Phan Văn Trị và Tôn Thọ Tường mới dám liệt vào hàng "chơi".
Các bài Hoạ của những người chưa đủ kiến thức, chỉ qua là Bài tập, rất khó thành Tác phẩm.
6- Mong rằng, trong ta đây, kể cả Chằn và Lão mỗ, hãy cố gắng gọt dũa lấy một số bài để sau này, bạn đọc có thể đọc trong phần lưu trữ của Thi viện, chứ không chỉ trong diễn đàn.
Hà Như
Ngày gửi: 31/07/2011 09:42
Có 5 người thích
vịt anh đã viết:Hà NHư đã đọc bài này.
Cái này Vịt mới chôm được,đem về cho mọi người đọc
......
Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” câu 5,6 đối như sau:
Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát
Hoa nhài thao thức chút hương phôi.
Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa.
.....
Nguyễn Văn Thụ Chủ nhiệm CLB thơ đường Hà Nội - Mỹ Đức - Hà Nội[/color]
Ngày gửi: 16/08/2011 22:25
Có 2 người thích
Trang trong tổng số 16 trang (152 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] ... ›Trang sau »Trang cuối