Trang trong tổng số 9 trang (82 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Cao Trung Nhan

 

Thôi! thôi! em xin hẳn mấy cái cờ trắng http://r25.imgfast.net/users/2511/12/50/00/smiles/961152.gifhttp://r25.imgfast.net/users/2511/12/50/00/smiles/961152.gifhttp://r25.imgfast.net/users/2511/12/50/00/smiles/961152.gif

Dù em vẫy vạn lá cờ
Cờ nào cũng của anh cho thôi mà.
Dù anh có thắng hay thua
Thì em vẫn cứ cắm cờ của anh!

:D
@ TTĐ:
Người cung cấp cờ
Cứ đòi lấy công
Chẳng ngại đeo bám
Có đáng sợ không!

Có nồi cháo thỏ
Em nấu nhanh xong
Để cho thanh thản
Hàng ai tuỳ lòng!
Đời là một chuỗi những ngạc nhiên
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Cờ

Cờ là danh dự, tự hào
Vinh quang, cay đắng, máu đào, mồ hôi.
Cờ còn hơn bản thân tôi
Trao em chẳng khác trao đời cho em!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@Gửi thành viên Nhật Lệ: Nếu chủ topic không duy trì được theo tinh thần của tên chủ đề, NT sẽ chuyển chủ đề vào chỗ diễn đàn Giới thiệu, làm quen và giao lưu. Vì cứ như thế này thì ở diễn đàn Thảo luận chung có vẻ không được phù hợp lắm!
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

Cám ơn bạn Nguyệt Thu đã nói giùm suy nghĩ của Nhật Lệ.
Nhật Lệ mở chủ đề "Bàn về việc sử dụng các biện pháp tu từ ngữ nghĩa trong Tiếng Việt trên Thi Viện" với mục đích mình cùng trao đổi , giúp nhau những mặt mạnh và cả những mặt còn non  kém trong sáng tác và cảm thụ văn chương trên mạng.
Nhật Lệ rất vui khi chủ đề vừa mở đã nhận được sự động viên , cổ vũ, tham gia nhiệt tình của các anh: Tường Thuỵ, Nguyễn Đăng Thuyết...;các bạn: Gã Ngốc Nghếch, Tuấn Khỉ, Cao Trung Nhân, Đan Hạ... Song có lẽ vì quá vui đùa, một số bạn đã gửi những bài xa đề hoặc lạc đề vào trang này. Nhật Lệ  đang suy nghĩ góp ý sao cho mọi người dừng cuộc chơi lại để tập trung vào đúng chủ đề thì may quá, Nguyệt Thu đã kịp thời nhắc nhở.
Mời các anh, các chị và các bạn tiếp tục trao đổi đề tài mà Nhật Lệ rất tâm đắc này. Hồi mới lên Thi Viện, NL chỉ tập nối thơ nên đối đáp giao lưu kiểu chóng vánh, không chú ý đến việc lựa chọn từ, đặt câu... Một bài dài từ 2 đến 10 câu chỉ viết trong vòng có 5 phút. Đó chưa phải là thơ. Đọc thơ của mọi người, nhìn lại bài viết của mình, NL tự thấy xấu hổ. Rất mong các anh, các chị và các bạn chỉ ra những cái dở trong các bài viết của Nl để NL tiến bộ. Dù khen hay chê không quan trọng , miễn là ta gặp nhau trong cùng một mục đích tốt đẹp: Góp ý giúp đỡ nhau sử dụng có hiệu quả sự trong sáng, đa dạng, phong phú của Tiếng Việt.
Xin chân thành cám ơn sự tham gia nhiệt tình của các anh, các chị và các bạn!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Bởi đề tài hóc búa
Nên cố phải vui đùa.
Chị cứ ra đề khó
Em Khỉ bái xin thua!

http://r25.imgfast.net/users/2511/12/50/00/smiles/651153.gif
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

7 trang rồi mà chủ đề này mổ được mỗi một bài là sao nhỉ
Đề nghị chủ nhân cho mổ tiếp đi ạ
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tường Thụy

nhật lệ đã viết:
@Nguyệt Thu: Bạn chuyển mục này rất hợp lý và mở rộng được phạm vi bình luận sang cả lĩnh vực văn xuôi. Tối qua, NL viết vội nên sơ xuất. Xin chân thành cảm ơn bạn !
      Mình chưa biết sửa 2 chữ "tiếng việt" thành chữ hoa trong chủ đề ở đâu, Nguyệt thu hay anh, chị, bạn nào biét thì chỉ giùm với- xin cám ơn !
Bây giờ anh mới để ý đến mấy dòng này

Nhật lệ chọn bài đầu tiên của topic, nhấn vào nút sửa.
(chú ý là để sửa chủ đề thì chọn bài đầu tiên chứ không phải là bất kỳ bài nào)
Giá mà đừng lạc lá thư
Tôi đừng vụng dại, vần thơ đừng buồn


Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Gã ngốc nghếch

@ Chị Sơn: Cám ơn chị đã cung cấp những thông tin bổ ích. Nếu có thể được, Ngốc nghếch nhờ chị post bài về phúng dụ được không ạ. Cám ơn chị nhiều!
-------------------------------------
Bao nhiêu khờ khạo thế gian
Tôi gom hết lại để mang bên mình
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

buithison

@Gã ngốc nghếch: Mình gửi bài vừa tìm được để bạn tham khảo nhé!

Phúng dụ:

Phúng dụ hay nói bóng hoặc ám chỉ, là một biện pháp chuyển nghĩa trong nghệ thuật ngôn từ; một kiểu hình tượng, một nguyên tắc tư duy và tổ chức trong nghệ thuật nói chung.

Mục lục
1 Khu biệt khái niệm
2 Lịch sử
3 Đặc điểm
4 Ứng dụng
5 Tham khảo


* Khu biệt khái niệm
Có thể coi phúng dụ là dạng thức ẩn dụ nhưng với quy mô lớn hơn, không chỉ ở cấp độ câu, đoạn mà còn bao quát toàn bộ tác phẩm. Phúng dụ dựa trên cơ sở lối nói ngụ ý, bóng gió, biểu đạt một ý tưởng trừu tượng, khái quát bằng hình ảnh trực quan. Chẳng hạn câu Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao diễn tả một triết lý về sự đoàn kết.
*Lịch sử
Khái niệm phúng dụ (chữ Hy Lạp là allègoria) đã xuất hiện từ thời cổ đại. Nguyên tắc phúng dụ được dùng phổ biến trong mỹ học và nghệ thuật trung đại châu Âu. Đến đầu thời Phục Hưng, phúng dụ mất vai trò phổ quát trong tư duy nghệ thuật nhưng đến thế kỷ 16 lại được chú ý, được xem như hình thức diễn tả các giá trị tinh thần cao.

Ở mỹ học và nghệ thuật của chủ nghĩa cổ điển, phúng dụ được thừa nhận như một nguyên tắc cốt yếu của tư duy nghệ thuật, khi những đề tài và tính cách của văn học cổ đại Hy La được xem như mẫu mực toàn bích, được dùng để làm quy phạm biểu hiện những tư tưởng và lý tưởng cao cả. Mỹ học Khai sáng cũng chú ý đến khả năng phúng dụ trong việc truyền đạt những nội dung phổ quát. Đến mỹ học Hegel, phúng dụ được phân tích trong tương quan với tượng trưng. Các tác gia của chủ nghĩa lãng mạn phát triển theo phương hướng này, nhấn mạnh tính sơ lược nghèo nàn của phúng dụ so với tượng trưng. Ở một số xu hướng mỹ học thế kỷ 20, như chủ nghĩa hiện thực, phúng dụ được xem như một loại tượng trưng giả hiệu, không hoàn chỉnh, làm nghèo nghệ thuật. Tuy vậy, trong suốt thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, phúng dụ tiếp tục tồn tại như một biện pháp nghệ thuật và một nguyên tắc tổ chức chất liệu nghệ thuật.

*Đặc điểm
Thường gặp nhất của phúng dụ trong nghệ thuật là phương thức nhân cách hóa các loại tư tưởng bằng hình ảnh các sinh thể sống hoặc các định đề ẩn dụ. Chẳng hạn trong Thần thoại Hy Lạp, sự chiến thắng được miêu tả bằng hình ảnh nữ thần Nike với vòng nguyệt quế, công lý được mô tả bằng hình ảnh nữ thần Thémis có cặp mắt nghiêm khắc và đôi tay cầm chiếc cân, ý niệm về sức mạnh, sự quả cảm, sự sáng suốt thể hiện dưới dạng các con thú như sư tử, đại bàng, gấu v.v.

Tính chất ám chỉ, ngụ ý của phúng dụ bộc lộ tính hai mặt: mô tả một cái gì đó không trùng với nội dung đích thực của tác phẩm nhưng chính lối mô tả ấy lại là phương thức bộc lộ nội dung ấy. Bởi vì ở đấy hình tượng phúng dụ thể hiện hai lớp nghĩa: bề mặt và bề sâu. Hàm nghĩa phúng dụ của hình tượng nghệ thuật được hình thành trên cơ sở cái hàm nghĩa đã được cố định hóa nhờ truyền thống (thần thoại, nghệ thuật cổ điển, văn hóa dân gian, tôn giáo). Tuy vậy, vượt thoát giới hạn của hàm nghĩa cũ, ở phúng dụ vẫn có thể xuất hiện một nội dung mới, mang tính thời đại và thời sự hơn. Chẳng hạn hình ảnh trực quan về "cái ao" trong câu ca dao Việt Nam: ta về ta tắm ao ta/dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn theo truyền thống là sự ca ngợi tình yêu quê hương ruột thịt, tấm lòng thủy chung sắt son với những gì thân quen nhất của một con người dù cho những điều ấy có thể không hoàn hảo bằng thiên hạ. Tuy nhiên, đến thời hiện đại khi mối quan hệ giao lưu, mở cửa và hội nhập được đề cao, tư tưởng của câu ca dao ấy lại diễn tả triết lý bằng lòng với thực tại, không tham vọng cao xa, an phận thủ thường một cách tiêu cực.

* Ứng dụng
Phúng dụ là một thủ pháp nghệ thuật được ứng dụng đa dạng trong kiến trúc, điêu khắc, văn học, hội họa, lễ hội dân gian, điện ảnh v.v.. Với văn học, phúng dụ thường được sử dụng trong các thể loại như thơ, truyện ngụ ngôn, văn trào phúng, những sáng tác nghịch dị hay không tưởng v.v.

* Tham khảo
150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân chủ biên, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H. 2003. Trang 268-270
ƯỚC: vòng tay dài rộng bằng trời
Để ôm trọn vẹn muôn người mình yêu...
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

nhật lệ

@Anh Tường Thuỵ:
*Em vừa đi vùng xa về, nhận được hướng dẫn sửa chữ trong chủ đề của anh, em mừng quá mà chưa sửa được vì trang ấy lại chưa hiện lên mục sửa. Âu cũng là bất cập trong việc giao lưu trên Thi Viện: Lúc mình muốn nhấn nút cảm ơn thì lại  chỉ có mục "sửa", lúc mình muốn sửa thì lại chỉ có mục "cảm ơn". Chắc anh em mình phải có ý kiến với BĐH làm sao cho tiện dụng hơn anh nhỉ!
*Đúng là em cũng thấy rất áy náy khi chủ đề mở ra dài đến 7 trang mà mới "mổ" được mỗi một bài do em đầu têu, xuất phát từ gợi ý "vẽ đường cho hươu chạy " của anh thôi.

  -Trong lúc NL chưa kịp tìm ra bài để mổ , các anh, các chị và các bạn có thể tự chọn bất kỳ bài nào trên Thi Viện để "mổ", khen chê đều tốt, miễn là thành tâm, giúp nhau viết sao có hiệu quả hơn. NL đọc lại nhiều bài viết của mình thấy giống bài vè quá. Ai giúp  "mổ" những bài dở nhất của NL thì NL cám ơn nhiều lắm đó!
-Em cám ơn anh Tường Thuỵ  nhé!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (82 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối