Gửi HBB, bạn có viết để thắc mắc:
@ Các bạn: Một lần HBB tình cờ đọc được 2 bản dịch khác của bài thơ Nguyên tiêu, cũng do Xuân Thuỷ dịch, câu thứ hai của mỗi bản có 3 chữ xuân, nhưng 2 bản dịch này người ta chỉ đưa ra để tham khảo, không đưa vào Sách giáo khoa:
1) Rằm tháng giêng trăng tròn sáng tỏ
Hoà sông xuân nước xuân trời xuân
Nơi khói sóng luận bàn quân sự
Khuya, thuyền về ăm ắp trăng ngân.
Hà Như nghĩ mãi,
Bài này còn chưa biết tác giả dịch theo thể thơ gì nữa, mà có cấu trúc là 3/2/2, chắc chắn không phải do Cụ Xuân Thuỷ rồi.
câu 2 không thể đọc vào được, do vần điệu.
nếu không đưa vào Sách giáo khoa là may cho các cháu lắm đấy.
Hà Như
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
@ Bác Hà Như: Cháu không thắc mắc vì nó không được đưa vào sách giáo khoa, chỉ là thấy vậy chép lên vậy để tham khảo thôi. Vì cháu cũng thấy 2 bản dịch này không hay bằng bản dịch đã đưa vào SGK. Dù không am hiểu về thơ nhưng cháu cũng thấy bài bác nói trên đây về thanh và vần đều khó đọc. Hai bản dịch đó cháu đọc được trên một bài báo (lâu quá cháu quên là tờ báo nào)và chép vào sổ tay, cháu chép cẩn thận lắm, bài báo có tựa là "Ba bản dịch khác nhau của bài thơ Nguyên tiêu" và có nói là của Xuân Thuỷ. Không biết sau đó họ có đính chính gì không vì cháu không đọc những số tiếp theo. Bản thân cháu cũng thấy lạ, nhưng sau đó lại bị cuốn vào những công việc khác, không có dịp tìm hiểu. Nếu bác có thông tin gì về những bản dịch này thì viết lên đây cho cháu cùng mọi người hiểu thêm nhé bác. Kính bác! Chúc bác luôn khoẻ!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook