Trang trong tổng số 20 trang (198 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

tducchau

Xin hướng dẫn giùm!

Tôi muốn tham gia trao đổi-thảo luận thêm về tiểu sử của nhà thơ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, thì phải vào đâu a?

Nãy giờ tìm vòng vòng, hổng ra! Tôi không muốn mở topic mới.

Rất mong được hướng dẫn!
Xin cảm ơn!.
Trân trọng.
Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử vô tắc bỉ vô
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử diệt tắc bỉ diệt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@tducchau: Bạn có thể tham khảo ở trang này:

http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=FOvItidPjMKModgAy49buw

Ngoài ra, bạn có thể mở chủ đề để thảo luận trong diễn đàn Thảo luận chung về thơ Việt Nam, ở đây, bạn ạ:

http://www.thivien.net/forum_viewforum.php?ID=20&Page=2
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tducchau

@ Nguyệt Thu! Cảm ơn bạn!

tducchau đã tham khảo ở cả hai nơi, nhưng vẫn lúng túng quá, - Thôi thì, mình xin phép trình bày luôn ở đây -

Chính vì đã có tham khảo mục "Tiểu sử tác giả" thông tin về Thi sĩ Tản Đà nên mình mới có bức xúc, muốn được trao đổi thêm với các bạn về vấn đề nầy.

Mình không những mong muốn thông tin về nhà thơ phải được bổ xung, mà còn phải nên hiệu đính lại cho chính xác những thông tin hiện có có về tiểu sử của nhà thơ nầy.

Theo thông tin trên Thi viện thì nguồn thông tin về tiểu sử Tản Đà, các bạn "lấy" từ nguồn "Theo Wikipedia Tiếng Việt: http://vi.wikip...%90%C3%A0" - Nhưng mình thực sự thấy làm lạ, ngay bài nầy, đã chứa đựng những mâu thuẫn khó giải thích. Tỉ dụ: "Tản Đà (chữ Hán: 傘沱, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 tại Sơn Tây- mất ngày 17 tháng 6 năm 1939) tên thật Nguyễn Khắc Hiếu, là một nhà thơ, nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng của Việt Nam." ở đầu, thì phía dưới lại là "Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu sinh ngày 25 tháng 5 năm 1889 (20 tháng 4 năm Kỷ sửu, Thành Thái nguyên niên), tại làng Khê thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay là xã Sơn Đà, huyện Ba Vì, Hà Nội), nguyên quán ở làng Lủ (tức Kim Lũ) huyện Thanh Trì - Hà Nội." Rồi "Ngày 17 tháng 6 năm 1939, ông mất (51 tuổi) sau một thời gian chống chọi với bệnh gan, trên cái giường nát tại nhà riêng số 71 ngã tư Sở, Hà Nội, để lại vợ và tám đứa con. Di thể của ông được an táng tại nghĩa trang Quảng Thiện, Hà Nội."... Có lẽ là do Wikipedia Tiếng Việt là "mở", nên các thành viên có thể "thoải mái" đề chỉnh chăng?...

Và, dưới đây là một số thông tin khác:

. Trong phần Tiểu sử tác giả Tản Đà trên Thi Viện, có ghi là "Tản Đà tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây; nay là huyện Ba Vì (một thời thuộc ngoại thành Hà Nội, nay thuộc tỉnh Hà Tây)." Như thế, thông tin là sai so với nguyên gốc từ Wikipedia Tiếng Việt. (?)

. Trong TUYỂN TẬP TẢN ĐÀ, THƠ ĐƯỜNG 2 tập ( Nhà xuất bản Văn học) đã ghi Tản Đà sinh ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Sửu, tức 25-5-1889. Như vậy thì sai, vì ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Sửu lại là ngày 19-5-1889.

. Quyển TẢN ĐÀ VẬN VĂN đã ghi Tản Đà sinh năm 1888. Ghi như vậy cũng sai vì chính Tản Đà đã viết trong quyển GIẤC MỘNG CON là mình sinh năm Thành Thái nguyên niên (1889). Cũng bởi ở quyển nầy, Nguyễn Mạnh Bổng đã ghi sai là ngày 17-6-1889, nên có nhiều sách đã chép sai như vậy.

. Trong quyển THUNG MƠ HƯƠNG TÍCH, ông Trần Lê Văn ở trang 45 đã viết: "Mộ chí mang dòng chữ: THI SĨ TẢN ĐÀ, sinh năm 1888, mất ngày 20 tháng 4 âm lịch (17-6-1939)". Nếu mộ chí ghi như vậy thì sai cả về năm sinh và ngày mất, theo Dương lịch.

...

Như vậy là sao? Và phải thế nào mới có thể hiệu chỉnh lại cho đúng đắn các vấn đề nêu trên?...

Thật may mắn, trong quá trình tìm hiểu về thơ dịch của Thi sĩ Tản Đà, tducchau được tiếp cận với một tập di văn của nhà thơ Tản Đà do Thầy Nguyễn Quảng Tuân (Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nghiên cứu và Giảng Dạy Văn học Thành phố Hồ Chí Minh) biên soạn, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh và 50 năm ngày mất của Thi sĩ Tản Đà (1889-1989 và 1939-1989), với lời giới thiệu của Giáo sư Hoàng Như Mai (Chủ tịch Hội). Trong lời bạt của Giáo sư Trần Thanh Đạm cuối quyển nầy, có nêu là: "... có thể xem là một giai phẩm không chỉ có giá trị văn học mà có cả giá trị học thuật đáng tin cậy. Độc giả có thể dựa vào đây để hiệu đính một phần các sai sót xuất nhập ở các bản đã được xuất bản trước đây, kể cả các bản có uy tín của Nhà xuất bản Văn học Hà Nội như Thơ Đường 2 tập, Tuyển tập Tản Đà..." (Trích)

tducchau xin trình bày lại, nguyên văn nội dung về tiểu sử của Tản Đà trong quyển nầy, để tiện cho việc các bạn tham khảo, xem xét ...


TẢN ĐÀ
(1889 - 1939)

Nguyễn Khắc Hiếu, hiệu là Tản Đà, sinh ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Sửu tức là ngày 19 tháng 5 năm 1889, quán làng Khê Thượng, huyện Bất Đạt, tỉnh Sơn Tây (nay là Khê Thượng, thuộc huyện Ba Vì, ngoại thành Hà Nội).

Ông là con cụ Nguyễn Danh Kế, đậu cử nhân triều Tự Đức, làm quan tới chức Án sát, nên được gọi là "Ấm Hiếu".

Mẹ ông là một đào nương ở phố Hàng Thao, Nam Định.

Năm ông lên ba tuổi thì thân phụ qua đời. Ông được người anh khác mẹ là Nguyễn tái Tích, đậu phó bảng, nuôi dưỡng và cho ăn học chuyên về khoa cử.

Năm Nhâm Tý (1912), niên hiệu Duy Tân thứ sáu ông đi thi Trường Nam (tức Nam Định) với hy vọng nếu đỗ cử nhân thì sẽ kết duyên cùng nàng Đỗ thị ở phố Hàng Bồ Hà Nội.

Nhưng rồi thi hỏng và hôn nhân không thành: hai sự kiện đó đã có ảnh hưởng sâu xa tới đời ông.

Ông quay sang viết báo và làm sách nhưng chỉ nổi tiếng là một nhà thơ.

Các bài thơ của ông sau được tập trung in trong quyển TẢN ĐÀ VẬN VĂN.

Ông mất ngày 20 tháng 4 năm Kỷ Mão tức ngày 07 tháng 6 năm 1939 tại Ngã Tư Sở, Hà Nội, thọ 51 tuổi.

Năm 1963, di hài Tản Đà đã được cải táng đưa về chôn ở cánh đồng Cửu Quán, thôn Hội Xá (quê vợ của nhà thơ), xã Hương Sơn, Tỉnh Hà Tây.


Xin dừng lời tại đây. - Và như vậy, năm nay, cũng chính là năm kỷ niệm 120 năm ngày sinh và 70 năm ngày mất của Thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu - Xin thành kính tưởng niệm và gởi đến các bạn một thông tin quý.
Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử vô tắc bỉ vô
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử diệt tắc bỉ diệt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@tducchau: Cảm ơn bạn đã đưa thêm các thông tin về tiểu sử của tác giả Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu. Về ý kến của bạn, NT sẽ đề nghị Admin Vanachi quan tâm để có hồi đáp, bạn chờ nhé!:)
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vanachi

Cảm ơn bác tducchau, em đã đính chính và bổ sung một số điểm trong tiểu sử tác giả. Có điều không rõ cuốn sách bác nhắc tới là gì nên em không thể bổ sung vào phần "nguồn trích dẫn" được.
Lộ tòng kim dạ bạch,
Nguyệt thị cố hương minh.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

tducchau

A! Thành thực xin lỗi Vanachi!

Những thông tin trên được trích dẫn từ quyển: "THƠ ĐƯỜNG TẢN ĐÀ dịch. Nguyễn Quảng Tuân biên soạn. Sách liên kết xuất bản. Nhà xuất bản Trẻ - Hội Nghiên cứu và Giảng dạy Văn học TP. Hồ Chí Minh. 1989.

Trân trọng!
Thử hữu tắc bỉ hữu
Thử vô tắc bỉ vô
Thử sinh tắc bỉ sinh
Thử diệt tắc bỉ diệt
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam


Sao không thấy bài thơ VUA HIỀN TÔI GIỎI của vua LÊ Thánh Tông nhỉ?
Tôi chỉ thuộc bài thơ đã dịch ra chữ quốc ngữ thôi. Nếu chưa có thì có thể gởi bài thơ này vào đâu?
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyệt Thu

@letam: Tác giả Lê Thánh Tông được lưu trữ ở trang này, bạn có thể thấy danh mục các bài thơ đã được đưa vào lưu trữ.

http://www.thivien.net/viewauthor.php?UID=FSJg5-ivZkPUR1nhJkA6Fg

Để gửi lên các bài mới, chưa được đưa vào lưu trữ, bạn hãy chọn mục "Thêm bài thơ ..." ở dòng
bên cạnh tên tác giả Lê Thánh Tông, nhập các thông tin vào các đề mục yêu cầu ( xin lưu ý nêu nguồn trích dẫn ở ô chú thích) sau đó chọn vào ô "Thêm" là xong.
"Hương Giang nhất phiến nguyệt
Kim cổ hứa đa sầu"
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

letam

@ NT: Mình chỉ biết bản tiếng Việt này thôi, do hồi đó không lưu nên không biết nó thuộc nhóm nào. Mình chép trong báo NGƯỜI HÀ NỘI hay HÀ NỘI MỚI CHỦ NHẬT gì đó, lâu rồi. Mình gửi thử mà sao không được?  Bài này chắc nhiều người biết mà sao mình tìm không thấy nhỉ? Hay cứ chép đại ra đây, nhờ NT đưa giùm vậy, nếu có rồi thì xoá đi.

VUA HIỀN TÔI GIỎI

Cao đế anh hùng cái thế danh
Văn Hoàng chí dũng phủ doanh thành
Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo
Vũ Mục hung trung liệt giáp binh
Thập Trịnh đệ huynh liên quí hiển
Nhị Thân phụ tử bội ân vinh
Hiếu tôn Hồng Đức hoàng phi tự
Bát bách cơ Chu lạc thái bình.
 Vui là chính - Chính là vui!
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Nguyễn Dũng

Em có một số thông tin về tác giả Nông Quốc Chấn, không biết có hữu ích không, vì em thấy trong Thi Viên, tác giả Nông Quốc Chấn hiện chưa có hình và tiểu sử còn quá ít.

http://www.cinet.gov.vn/vanhoa/Vanhoc/vh-vietnam/tacgia/20/images/nhattinh.jpg

Nông Quốc Chấn (18 tháng 11, 1923 – 4 tháng 2, 2002) là một nhà văn người dân tộc Tày, Việt Nam. Ông là người dân tộc thiểu số đầu tiên "mang hơi thở núi rừng Tây Bắc vào thi ca". Ông được xem là cánh chim đầu đàn của những người cầm bút các dân tộc thiểu số. Ông cũng là một trong số ít người dịch thơ văn từ Tiếng Việt sang tiếng dân tộc.

Tiểu sử
Nhà thơ Nông Quốc Chấn tên thật là Nông Văn Quỳnh, sinh tại xã Cốc Đán, huyện Ngân Sơn, tỉnh Cao Bằng. Ông gia nhập Hội Nhà văn Việt Nam vào năm 1958.

Ông đã từng tham gia Mặt trận Việt Minh và tham gia du kích và giải phóng quân trước tháng 8 năm 1945. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ông vẫn tiếp tục hoạt động trong Mặt trận Việt Minh bắt đầu hoạt động văn hóa văn nghệ.

Em trai ông là nhà văn Nông Văn Toại cũng là hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Những vị trí và chức vụ ông đã từng làm :
Đại biểu Quốc hội.
Chủ tịch Hội Văn học – Nghệ thuật khu Việt Bắc.
Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn.
Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật toàn quốc.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa.
Hiệu trưởng Đại học Văn hóa Hà Nội.
Hiệu trưởng Trường Viết văn Nguyễn Du.
Chủ tịch Hội Văn hóa văn nghệ các dân tộc.
Phó Chủ tịch Ủy ban Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.
Ủy viên Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổng Biên tập Tạp chí Toàn cảnh sự kiện và dư luận.
Giải thưởng

Giải thưởng Văn học: Bài thơ Dọn về làng, Giải thưởng ở Đại hội Thanh niên, Sinh viên thế giới ở Béclin, 1951.
Giải thưởng của Hội Văn nghệ Việt Nam, 1954.
Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, 1958.
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

Tác phẩm

Thơ tiếng Việt (4 tập): Tiếng ca người Việt Bắc (1959), Dòng Thác, Bài thơ Pác Bó (1971), Suối và biển (1984)
Thơ tiếng Tày (6 tập): Việt Bắc đánh giặc, Dọn về làng (bài này đã từng được đưa vào sách giáo khoa phổ thông trung học), Đi Berlin về, Tiếng lượn cần Việt Bắc, Cần Phja Bjoóc, Dám kha Pác Bó.
Mười điều kháng chiến (1 tập). Tác phẩm tiếng Việt dịch ra tiếng Tày.
Tiểu luận - phê bình (3 tập).
Một vườn hoa nhiều hương sắc, Đường ta đi, tiểu luận.
Nhớ: bài thơ đã được phổ nhạc và được công chúng yêu thích.(Trích :"...Ai nhớ cứ nhớ/Ai đi cứ đi/Chiến trường súng nổ/Hết giặc lại về..." (1967).
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 20 trang (198 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [15] [16] [17] [18] [19] [20] ›Trang sau »Trang cuối