Vodanhthi đã viết:
Một cái vòng luẩn quẩn... hãi hùng
Các cuộc cãi nhau về thơ phú ở cái xứ Việt Nam là cái vòng luẩn quẩn... hãi hùng. Nhưng theo tôi, đó không phải là tranh luận mà là chửi nhau. Bản chất của các cuộc gọi là tranh luận thơ này đúng là như dzậy.
Khi ông Tô Hoài chê thơ Hữu Thỉnh thì bị Trần Mạnh Hảo choảng cho một đòn. Khổ thân Tô Hoài già rồi mà vẫn dại. Trần Mạnh Hảo viết bài bênh vực ca ngợi thơ Hữu Thỉnh lên tận mây xanh. Sau đó, Trần Mạnh Hảo lại chửi thơ Hữu Thỉnh đến không còn lời lẽ nào hơn nữa.
Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng đập thơ Nguyễn Quang Thiều liêu xiêu, tóe máu. Ai bảo giải thưởng với lại hội thảo. Lại có thần đồng Trần Đăng Khoa ma lanh xúi đểu Đỗ Hoàng nốc ao thơ Nguyễn Quang Thiều. Trần Đăng Khoa trước mặt Đỗ Hoàng thì khen thơ Đỗ Hoàng có tư tưởng và sẽ sống mãi. Nhưng ở một quán ăn, Trần Đăng Khoa bảo : đừng dính vào tay Đỗ Hoàng, tư cách vớ vẩn lắm.
Đỗ Hoàng chửi thơ Hoàng Quang Thuận nhưng lại trong ban tổ chức hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận, cũng nhận tiền bồi dưỡng, hihi..., rồi lại khăn áo chỉnh tề đón khách đến dự hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận. Trần Trương (nhà thơ, không phải Trần Trương trông coi Yên Tử) nói Đỗ Hoàng nát rượu, nhếch nhác... lại cứ đi phán thơ ca với đạo đức.
Lethieunhon.com ca ngợi Trần Đăng Khoa là người tài giỏi như là xứ Việt hết người tài rồi nhưng lại cho comment chửi Khoa là “phường bẩn thỉu” khi tung hô Nguyễn Bình là thần đồng.
Nguyễn Bình là con trai ông Nguyễn Hòa. Lethieunhon.com đăng bài ông Nguyễn Hòa mắng thơ Hoàng Quang Thuận nhưng lại cho comment giấu tên chửi con Nguyễn Hòa.
Nguyễn Hiếu kiện không được giải thưởng nhà nước. Sau khi không được giải thì lại quay ra chửi Hội Nhà Văn như chửi kẻ bất lương. Nguyễn Hiếu viết sách dày hàng mét nhưng tào lao không được một đoạn văn nào ra hồn. Nguyễn Hiếu không biết làm thơ nhưng chửi những nhà thơ khác như điên như khùng.
Đỗ Ngọc Yên cũng chửi bọn làm thơ được giải hội nhà văn như Từ Quốc Hoài không bằng thơ học sinh lớp 6. Nhưng lại thức cả tháng quên ăn quên ngủ để viết một tham luận 16 trang A4 ngợi ca ngất trời đấng thi thánh Hoàng Quang Thuận lưu manh, lừa lọc. Yên là hội viên hội nhà văn với tư cách là nhà phê bình. Việt Nam mạt vận nên người như Yên mới trở thành nhà lý luận phê bình.
Dương Kỳ Anh chấm thi thân thể gái đẹp mấy chục năm. Không biết thế nào lại nhìn Hoàng Quang Thuận có lẽ tưởng là gái, liền lạnh người khi đọc thơ Thuận. Minh Diện là cấp dưới của Dương Kỳ Anh, viết một loạt bài trực tiếp và gián tiếp mắng Dương Kỳ Anh như mắng phường giá áo túi cơm.
Phạm Viết Đào khi còn làm cho Hữu Thỉnh suốt ngày xin Thỉnh tiền tài trợ. Khi không còn làm nữa thì cứ nhắm đầu Thỉnh mà ném đá. Thỉnh uất lắm những chưa tìm ra cách trị lại. Tất nhiên, Đào là kẻ lẩm cẩm số 1 ở hội nhà văn. Ăn nói lăng nhăng chẳng đâu vào đâu. Thế nên khi nói đến Đào thì bọn nhà văn ngồi nhậu bĩu môi : bàn làm đ... gì thẳng này. Mất ngon. Uống đi.
Võ Thị Xuân Hà tổ chức hội thảo thơ Hoàng Quang Thuận. Khi Thuận bị lên án đạo văn, thì Hà trả lời phỏng vấn, nói ngốc không chịu được : “không biết ai đạo văn của ai”. Đúng là mắt mũi kèm nhèm, hiểu biết lem nhem. Hà vừa thích đi với Hồng Vinh lại vừa thích đi với Hoàng Quang Thuận. Chẳng biết cái bà này là thứ gì.
Trần Nhuận Minh, anh trai Trần Đăng Khoa, trước kia hay được lethieunhon.com ngợi ca, nay viết bài khen thơ Thuận nức nở lại bị lethieunhon.com đưa comments chửi chẳng còn mặt mũi nào. Hai anh em họ Trần này góp phần không nhỏ làm sục bùn văn chương trong nước.
Ôi... kể chuyện đến đây mệt quá. Ông này chửi ông kia, ông kia chửi ông nọ, vừa khen đấy lại chửi ngay... cứ gọi là loạn hết lên. Cái xứ Việt này loạn mọi thứ, chẳng còn tư cách gì nữa.
Xin các ông bà lý giải giúp cái trò như tôi tạm kể ở trên là cái trò gì ở cái xứ Việt Nam này?
Chỉ biết thấy chóng mặt và buồn nôn.
Xin các bậc trượng phu lý giải giùm một chút hỉ.
NGUYỄN THẢO
Cảm ơn bác Vodanhthi đã cho biết một bài hay! Hoá ra bài này mới đăng trên Tiền Vệ ngày 2/9/2012. Bạn nào cần xem bản gốc có thể theo dõi qua link sau:
http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=15318
Xin đưa một ý kiến giải thích và phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này:
Cái vòng luẩn quẩn hãi hùng
(Sau khi đọc "Một cái vòng luẩn quẩn... hãi hùng"
của Nguyễn Thảo đăng trên http://www.tienve.org)
Cái vòng luẩn quẩn hãi hùng
Bởi vì đóng cửa lùng nhùng với nhau.
Nhân dân, đại chúng biết đâu
Mấy nhà văn sỹ nông sâu viết gì.
Đưa cho dân chúng đọc đi
Ai hay, ai dở tức thì biết ngay.
Thơ văn đóng cửa trưng bày
Vì lo tởm lợm nó bay ra ngoài.
Vừa rồi khen đến ngứa tai
Lọt ra một ít mùi hoai hoải buồn
Trần gian đã thấy nao nôn
Nếu đưa ra hết chắc còn gớm ghê.
Chao ôi, mãn tính tự phê
Thơ Nam, văn Việt trò hề quá lâu!
Khôn thì hãy sửa mau mau!☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tôi là khách vãng lai, Thường xuyên vào thư viện đọc thơ lưu trữ. Lời đầu tiên, tôi trân trọng cảm ơn ban quản trị diễn đàn vì có những bài thơ tìm khắp nơi không thấy, nhưng lại có trên diễn đàn.
Tôi đã đọc chủ đề này rồi, trước khi viết bài này, tôi đã đọc thơ của các tác giả Nguyệt Thu, Tuấn Khỉ, galangthang, huongnhu và vịtanh. Tôi mạo muội có đôi lời nhận xét theo cảm nhận cá nhân:
Những gì Nguyệt Thu, Tuấn Khỉ và galang thang viết đều đọc được có lý có tình ở các mức độ khác nhau. Còn huongnhu và vitanh viết không đọc được, khó nghe. Các bạn hãy cố gắng viết thơ của mình theo đúng nghĩa của một bài thơ trước đã, sau mới nói đến chuyện bình phẩm thơ của người khác!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
lenamhp đã viết:
Các bạn hãy cố gắng viết thơ của mình theo đúng nghĩa của một bài thơ trước đã, sau mới nói đến chuyện bình phẩm thơ của người khác!
Quyền bình phẩm thơChẳng phải ai cũng có thể làm thơ
Thơ hay lại càng ít ai làm nổi
Nhưng ai cũng có quyền đọc và nói
Dù biết làm hay chẳng giỏi làm thơ.
Bất cứ ai có thể đọc được thơ
Đều có thể luận về thơ được cả.
Chỉ cần xem phim là có quyền đánh giá
Đạo diễn, diễn viên, tác giả, quay phim...
Chẳng phải đàn bà vẫn hiểu được về em!☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
lenamhp đã viết:
Tôi là khách vãng lai, Thường xuyên vào thư viện đọc thơ lưu trữ. Lời đầu tiên, tôi trân trọng cảm ơn ban quản trị diễn đàn vì có những bài thơ tìm khắp nơi không thấy, nhưng lại có trên diễn đàn.
Tôi đã đọc chủ đề này rồi, trước khi viết bài này, tôi đã đọc thơ của các tác giả Nguyệt Thu, Tuấn Khỉ, galangthang, huongnhu và vịtanh. Tôi mạo muội có đôi lời nhận xét theo cảm nhận cá nhân:
Những gì Nguyệt Thu, Tuấn Khỉ và galang thang viết đều đọc được có lý có tình ở các mức độ khác nhau. Còn huongnhu và vitanh viết không đọc được, khó nghe. Các bạn hãy cố gắng viết thơ của mình theo đúng nghĩa của một bài thơ trước đã, sau mới nói đến chuyện bình phẩm thơ của người khác!
Hihi, thơ tui viết cho vĩ nhơn đọc mà!
Biết được bao nhiêu mà nhận xét thơ người?!
Hãy cố gắng hoàn thiện mình đi đã, rồi hẳn đi nhận xét thơ người khác!
Thế nhân một đoá Vô thường, hiếm hoi!
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ngắn nhất, súc tích nhất, thơ mười bốn chữ Thơ ngắn trong thế giới là những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt của Trung hoa, 28 chữ. Ngắn hơn nữa là ngũ ngôn tứ tuyệt 20 chữ. Ngắn nhất và được công nhận cho tới nay, là thể Haiku ở Nhật : 17 chữ.
Ít ai ngờ rằng thể thơ ngắn nhất trong thế giới là thơ Việt Nam : 14 chữ. Thể thơ lục bát. Kho tàng ca dao, với những người làm thơ vô danh nơi thôn dã bình dân, khi bắt chớp tứ thơ, ghi chụp hình ảnh, tung mở tư duy, họ thể hiện ngắn gọn, sinh động và tràn đầy qua dòng thơ lục bát 14 chữ. Mà thôi.
Con người bước vào cuộc nhân sinh bằng bằng một hơi thở chứa ngầm thi tính. Mỗi ngày chúng ta thở 21.000 lần. Nhưng lần thứ nhất, lần đầu khi sinh ra, hơi thở đầu dẫn dắt sự sống ra đi. Mỗi hơi thở là một câu lục bát. Những câu ca dao hay nhất, hàm ý nhất còn lại nơi trí nhớ gợi nhắc trong ta, bao giờ cũng chỉ hai câu 14 chữ. Phải không ?
Chỉ khi nào cần kể chuyện, cần trình bày một tình tự, một ước mơ hay phê phán, người làm thơ mới vượt ra ngoài sự sống — là hơi thở — kéo dài thành nhiều hơi thở liên tục kể chuyện đời, chuyện nước non, tình tự như một trường ca. Truyện Kiều là chứng cớ thiên tài sự phát triển ấy.
Đồng mà dị. Trong cái giống có cái khác. Thơ 14 chữ bộc lộ sự sống, cách sống, thế sống. Nhuần trọn một hơi thở. Ở đó biên cương sinh tử được khép kín. Khi 14 chữ ấy dùng vần làm sợi dây chuyền kéo dài thành một đoạn nhiều câu thơ, hay truyện thơ, thơ trở thành sự kể lể, nói năng. Sự thế hiện đổi ra cuộc trình bày. So sánh trên, không cốt đánh giá cái nào hay hay dở, mà chỉ phân tích hai thế đứng của thơ.
Vào các thời đại an bình, lúc lòng người tự tại, tinh thần minh mẫn sảng khoái, thơ thường ngắn và cô đúc. Tình nồng nhưng đã nén, không cho nổ trên câu, mà để mỗi chữ nổ tung giữa lòng người đọc. Khí mạnh đã được dằn, không ồn náo trên lời viết, vẫn khiến người đọc thấy lòng hồn nhiên phơi phới. Đó là chất vàng ròng trong thơ. Hai chiều sâu và rộng đứng xuống thơ, như đôi chân chim mảnh mai viết xuống cát phẳng những tín hiệu giải tích hư vô. Gặp thời loạn ly, thơ thường nhiều và dài. Con người cần bộc lộ những cay đắng, tủi hờn. Họ biện minh. Họ chinh phục. Người làm thơ rời xa con tim ưu ái xuống hạ lưu biến động của mười ngón tay. Viên than hồng vô ngôn đã tro bạt thành đống chữ lạnh lùng.
Xem thơ biết người. Nhìn người biết thời đại. Sự tác dụng qua lại ảnh hưởng nhau mà thay đổi, chuyển hóa. Cõi loạn tưởng và nỗi điêu linh kia, biết đâu không nhờ cái trầm tĩnh, minh khiết và phiêu nhiên của các nhà thơ mà thanh hóa, để sửa dọn lại cõi nhân sinh ?
Sao ta không thử tìm về nguồn lục bát 14 chữ khơi dòng nhỉ ? Gạn bớt những ồn kênh, cho đáy lòng thức dậy tiếng nguyên đầu. Mỗi hơi thở tự nó chưa nói hết khúc nôi của đời và thế giới, như một bài thơ dài. Song lạ thay, dường như hơi thở đó ngang nhiên hà động suốt tử sinh. Như ánh đèn nhỏ, bước đi tửng bước nơi vũ trụ không mặt trời. Ánh sáng chẳng là ngọn đèn pha nghìn lực chọc thủng màn đêm. Nhưng không gian đều được thắp sáng theo từng bước tràn tới suốt dãy hư vô tịch mịch.
Đó là ý nghĩ thời tôi sáng tác tập thơ Rằm năm 1973 ở Andalusia bên Tây Ban Nha.
Xin chọn đôi bài từ 108 bài trong tập thơ “Rằm” để nói lên cung cách ấy làm quà với kẻ tri âm.
THƯỢNG DU
Mẹ đi
ngựa gõ
đèo cao
Con nằm bụng mẹ
núi nhào
bồng theo.
LỮ HÀNH
Em đi
dòng tóc chảy nhanh
Một vườn sương
khóc
lá chanh thơm hoài.
CHIM
Chuông khuya
từng giọt
gieo sương
Chim sa nhịp hót
nghe mường tượng
Kinh.
NƯỚC
Con chim
hót
một tràng sông
Nụ cười bản trạch
thơm nồng
cõi xa.
HERRADURA
Sao em móng phượng
để dài
khiến ta đi khuất
còn sai
mộng về.
NI CÔ
Em về
phơi áo trên cồn
Qua đêm
trăng cháy
một hồn anh sông.
QUÊN LỜI
Người về cồn nhỏ
chăn sao
Muôn trùng chiếu lạnh
tuôn trào vũng trăng.
XUÂN
Mùa xuân
ngồi nắn xương rồng
Một tay
điểm nhãn
một bồng
xuân sau.
ANGKOR
Chân sen
vọng
suốt đá ong
Múa bay
cười nụ
rừng chong lá
nhìn.
TÀU LỬA
Con tàu
chở
những sân ga
Song song đuổi bướm
chạy sà vào sương.
LINH MỤ
Bao năm
máu suối
bom rừng
Tiếng chuông Linh Mụ
rửa từng
vết thương.
KIM LUÔNG
Chiều chiều
gàu nước múc lên
Đợi em
bên giếng
rửa chân
bụi ngày.
BERLIN
Xây nhà
xây phố
xây đền
Một hôm chỗi dậy
nghe rên
trường thành.
THƯƠNG CON
Thương con
trời đất vô cùng
Một mai
khuất núi
bao dung ai người ?
QUÊ CŨ
Vì ai
hay bởi vì cha
Con ba tuổi lớn
đứng phà
đợi sông.
XIN NGỪNG
Tay bưng dĩa muối
chấm gừng
Ba mươi năm
hận
thôi ngừng
trò chơi.
ỦA
Soi mình giọt lệ
nửa đêm
Rung rinh hoa nở
đầu thềm
chim kêu.
GIÀU
Tinh sương
thức gọi sắc màu
Người buôn chiến trận
Ta giàu chim ca.
Thi Vũ (trích tập thơ “Rằm” chưa xuất bản)
Thứ sáu, 12 Tháng 10 2012 06:34
Nguồn: gio-o.com...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Tại hạ qui ẩn nhưng cũng có hiểu chút ít văn với thơ hiện thời,có mấy câu lẩm cẩm:
VĂN NHẦM THƠ LỘNQuân tử loằng ngoằng,tiểu nhân lẫn lộn
Mĩ nhân loá mắt phân vân biết chọn ai
Vén màn trướng thử xem tài
Một câu vế đối mấy trai chạy dài!
Bấy lâu kén rể công khai
Đào,mai,cúc,phượng,...há quai chê...quèn
Cái thì được nọ,mất kia
Người phong nhã,kẻ râu ria đầy mình
Anh hùng nào biết hoa xinh
Chỉ mong son sắc,chung tình mà thôi!Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
☆☆☆☆☆ Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook