(tiếp bài thơ đề núi Thạch môn của Phạm Sư Mạnh:
Hành dịch đăng gia sơn (7)
Kiều thủ vạn lý (8) thiên.
Đô bằng Nam minh ngoại,
Tân nhật Đông nhạc tiền.
Yên phụ (9) thiên (10) nhất ác,
Tượng đầu (11) nhận (12) cửu thiên.
Tằng tằng Tử tiêu vân,
Hội phỏng Yên kỳ tiên.
Hung hung Bạch-đằng (13) đào,
Tưởng tượng Ngô-vương (14) thuyền.
Ức tích Trùng hưng đế (15)
Diệu chuyển khôn, cán kiền.
Hải phố thiên môn đồng,
Giáp môn vạn tinh chiên.
Phản chưởng điện ngao cực,
Vãn hà tẩy tinh chiên.
Chí kim tứ hải dân
Do ký cầm Hồ (16) niên.
Tạm dịch:
Núi quê hành dịch trèo qua,
Ngửa trông trời thẳm bao la muôn trùng.
Biển Nam chim lớn vẫy vùng,
Non Đông mừng đón vừng hồng ló ra.
Đỉnh Yên phụ trời xa với được,
Ngọn Tượng đầu nhận ước chín nghìn.
Tử tiêu mây bọc liền liền,
Gặp Yên kỳ hỏi lên tiên đường nào?
Bạch -đằng lồng lộng ba đào.
Tưởng thuyền Ngô chúa thét gào năm xưa.
Trùng hưng nhớ đức hai vua.
Xoay vần trời đất có thừa tài hoa.
Ngàn thuyền Hải phố xông pha,
Giáp môn hàng vạn cờ đà tung bay.
Dựng cột trời, trở bàn tay,
Nước sông rửa sạch mọi bầy tanh hôi.
Đến nay bốn biển hoan hô.
Còn ghi công đức "cầm Hồ" năm nao!
Dưới đây là các chú thích của bài thơ trên:
(1)
Phan Phù Tiên: Người xã Đông ngạc (làng Vẽ), huyện Hoài Đức tỉnh Hà Đông, đỗ khoa minh kinh măm Thuận -thiên thứ 2(1429), tác giả bộ
Đại Việt Sử ký.
(2)
Cao đế: Tức Thái tổ Cao hoàng đế, miếu hiệu của Lê Lợi.
Văn đế: tức Thái tông Văn hoàng đế, miếu hiệu của Lê Nguyên Long, vua thứ hai triều nhà Lê.
(3)
Dương Đức Nhan: người xã Hà Dương, huyện Vĩnh-bảo tỉnh Hải dương, đỗ tiến sĩ năm Quang thuận thứ 4 (1463) làm quan đến Thị Lang.
(4)
Hoàng Đức Lương: người xã Ngọ-cầu, huyện Gia-lâm (Bắc ninh), đỗ Hoàng giáp khoa Mậu Tuất (1478), năm Hồng đức, đến năm Mậu Thân (1488) phụng mệnh sung sứ bộ.
(5)
Phạm Sư Mạnh: tên tự là Nghĩa-phu, hiệu Uý -trai, biệt hiệu là Giáp-thạch, người xã Giáp-sơn, huyện Kinh-môn, tỉnh Hải-dương cũ, đỗ thái học sinh, làm quan 3 triều Minh-tông, Hiến-tông và Dụ-tông đời nhà Trần đến Nhập nội hành khiển, phụng mệnh sang sứ nhà Nguyên biện bạch về việc
cột đồng.
(6)
Núi Thạch-môn: Ở huyện Giáp-sơn (nay là huyện Nam-sách) quê hương Sư Mạnh, nên ông gọi là "gia sơn".
(7)
Gia-sơn: xem chú thích (6)trên.
(8)
chữ "lý" trong
Lịch triều hiến chương loại chícủa Phan Huy Chú chép là "trung".
(9)
Núi Yên phụ: xã Tuyên-xá huyện Giáp-sơn, cao 320 trượng (Đại Nam nhất thống chí)
(10)Chữ "
thiên" trong
Lịch triều hiến chương loại chí chép là"
sơn".
(11)
Tượng-sơn có một tên nữa là núi Yên tử. Yên Kỳ sinh đắc đạo ở tại đấy( chú thích này là dịch những chữ chua trong nguyên văn)
(12)
Nhận: có thuyết nói là 8 thước cổ, có thuyết nói 7 thước, nhưng ở đây, ta chỉ nên hiểu chung chung, "nhận" là
tên một thứ dùng để đo từ thời cổ. Câu này và câu trên, tác giả hình dung hai ngọn núi cao, ý nói lên núi Yên phụ thì tay có thể với được trời và núi Tượng đầu cao đến chín ngàn
nhận.
(13)
Sông Bạch đằng: thượng lưu từ địa phận tỉnh Bắc ninh, phân lưu vào tỉnh Hải dương, chia ra làm hai chi, rồi hợp lại ở địa phận xã Đoan lễ, làm thành sông Bạch đằng, đổ ra cửa biển Nam triệu> Con sông này có nhiều lịch sử về việc chống giặc ngoại xâm.
(14)
Ngô vương: tức Ngô Quyền. Thời Ngũ-đại, Trung quốc, chúa Nam-Hán sai con là Hoằng Thao đem quân sang xâm lấn nước ta, Ngô Quyền đã đánh tan quân xâm lược Nam Hán ở sông Bạch -đằng, tự lập làm vương (937-944), nên gọi là Ngô-vương.
(15)
Trùng hưng đế: tức vua Nhân-tông nhà Trần, sau khi đánh tan quân xâm lược nhà Nguyên, Nhân tông đổi niên hiệu là Trùng-hưng (1285-1293).
(16)
Hồ: chỉ quân xâm lược nhà Nguyên. Hai chữ
"cầm Hồ" trong bài thơ này là lấy điển ở câu thơ "cầm Hồ Hàm-tử-quan" của Trần Quang Khải.
...
Все пройдет и печаль и радость
Все пройдет так устроен свет
Все пройдет только верить надо
Что любовь не проходит нет ..