Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Nguồn: http://boxitvn.wordpress....-l%E1%BB%9Bp-m%E1%BB%99t/

http://boxitvn.files.wordpress.com/2010/09/clip_image00144.jpg
Đại diện nhóm Cánh Buồm, từ trái qua phải, TS Nguyễn Thụy Anh, Nhà giáo Phạm Toàn, và TS Nguyễn Thành Nam tại buổi hội thảo.

Tạo ra một cái mẫu khả thi – thân phận của công việc nghiên cứu khoa học

Bài nói ngày 27 tháng 9 năm 2010 tại Trung tâm L’Espace


Thưa các bạn,

Lý ra bài nói này nên dùng tiếng Pháp để được trực tiếp ngỏ lời cám ơn ông giám đốc Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội Patrick Michel để tấm lòng người chịu ơn được diễn đạt dễ hiểu không qua phiên dịch. Tiếc rằng chúng tôi không đủ chữ nghĩa để làm công việc đó. Song diễn đạt tình cảm của mình bằng tiếng mẹ đẻ cũng là điều hay, nó giống như khi mỗi chúng ta gọi mẹ, thì không bao giờ chúng ta cần phiên dịch hết!

Thưa các bạn,

Đầu năm học 2010-2011 này, một bộ sách giáo khoa tham khảo cho học sinh lớp 1 đã ra mắt trẻ em, gồm các cuốn Sách học tiếng Việt, Sách học tiếng Anh, Sách học Văn, Sách học Tin học, Sách học Lối sống - hai cuốn Sách học Toán và Sách học Khoa học-Công nghệ sẽ ra đời muộn hơn vì chúng tôi muốn kéo dài thêm thời gian thực nghiệm. Mấy cuốn sách tuy bé bỏng, nhưng ra đời cũng chật vật, song may mắn là chúng đã ra đời, đó là nhờ sự giúp đỡ của giáo sư Chu Hảo và nhà xuất bản Tri thức, đó là nhờ sự nâng đỡ về vật chất và tinh thần của ông Nguyễn Trần Bạt (Tổng giám đốc Vietnam Invest Consult Group), và đó là nhờ sự giúp đỡ ban đầu của Chương trình Việt Nam thuộc Khoa Luật đại học Oslo (Na-Uy) để Đề tài biên soạn sách giáo khoa tiểu học của Nhóm Cánh Buồm có điều kiện ra đời và hoạt động.

Chúng tôi cũng chỉ biết học người đi trước, nhưng lại mang hy vọng là: cuộc Cải cách giáo dục đi theo chúng tôi xin hãy vượt chúng tôi – chúng tôi xin xung phong làm vài ba hòn đá nhỏ độn đường cho nghiệp lớn của dân tộc. (Trích)

Thế nhưng, hôm nay, tại Trung tâm L’Espace này, vẫn thấy cần nhắc đến sự giúp đỡ của công dân một dân tộc có trường Cao đẳng sư phạm Paris nổi tiếng – ông giám đốc Patrick Michel đã một lần giúp chúng tôi tổ chức Hội thảo Hiểu trẻ em – Dạy trẻ em (tháng 11 năm 2009). Tại Hội thảo đó, chúng tôi đã hứa với công chúng sẽ hoàn thành bộ sách giáo khoa tiểu học, bắt đầu từ sách lớp Một. Và chúng tôi đã giữ lời hứa. Để hôm nay, cũng vẫn ông giám đốc Patrick Michel lại thúc giục người Việt Nam tổ chức Hội thảo về chính bộ sách mới ra đời – vì sao vậy?
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Cuộc Hội thảo hôm nay gợi cho chúng ta về một cách làm việc - cách làm việc của người trí thức. Sự phản biện của người trí thức ở dạng tích cực nhất của mình không nằm ở việc chứng minh về những ý tưởng và những mong ước tốt đẹp, mà là chỉ ra cho xã hội thấy được một cái mẫu vận hành của một công việc – ở đây là công việc Cải cách giáo dục. Từ vô vàn đầu việc, nhóm Cánh Buồm chọn đưa trình ra trước xã hội một cái mẫu về sách giáo khoa. Người ta đã thảo luận nhiều, đã cãi cọ nhiều, chúng tôi tham gia thảo luận bằng việc trình ra một bộ sách giáo khoa. Trong bộ sách giáo khoa đó hiển hiện một cách trực quan những quan điểm mơ hồ nhất về triết lý giáo dục, về nội dung cải cách giáo dục, về tiến trình cải cách giáo dục, về sự thay đổi hệ thống giáo dục. Nói một cách giản dị, trong bộ sách giáo khoa mới được trình bày ra trước xã hội, chúng tôi muốn nói với từng người dân mà "chức danh" cao nhất là chức phụ huynh học sinh, rằng: các bạn hãy đòi hỏi cho con em mình được học theo cách như chúng tôi chỉ ra ở đây. Thậm chí, với bộ sách đó, các bạn còn có thể tự tay mình thực hiện cuộc cải cách giáo dục đó ngay từ trong gia đình mình. Nói một cách cực đoan, các bạn có thể dùng sách của nhóm Cánh Buồm để cứu con em mình trước khi chúng được xã hội cứu bằng một cuộc Cải cách giáo dục xứng tầm một dân tộc văn minh và thông minh.

Thưa các bạn,

Hôm nay nhóm Cánh Buồm chúng tôi chỉ có một vài ba cuốn sách lớp Một gửi tới xã hội. Nhưng thân phận của người trí thức là âm thầm làm ra những điều nhỏ bé như vậy. Hình như các nhà di truyền học cũng bắt đầu với con ruồi dấm drosophile nhỏ bé chứ không bắt đầu với việc nuôi voi. Chúng tôi cũng chỉ biết học người đi trước, nhưng lại mang hy vọng là: cuộc Cải cách giáo dục đi theo chúng tôi xin hãy vượt chúng tôi – chúng tôi xin xung phong làm vài ba hòn đá nhỏ độn đường cho nghiệp lớn của dân tộc.

Nhóm CÁNH BUỒM
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Tớ muốn đặt mua bộ sách hiếm này. Bạn hiền cho tớ cái địa chỉ nhé!
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Phong Lan

Đừng “bóp chết từ trong trứng”

Đăng bởi bvnpost on 28/10/2010

Lê Dân


Nguồn: http://boxitvn.wordpress....B%AB-trong-tr%E1%BB%A9ng/

http://www.tienphong.vn/Cache/523/26523_400.jpg

Sự ra mắt bộ sách “Chào lớp Một” của nhóm Cánh Buồm, mặc dù mới chỉ được thử nghiệm một cách tự nguyện của một số giáo viên, phụ huynh và học sinh, trong một phạm vi rất hạn hẹp là 21 học sinh một trường tiểu học dân lập, đã như một hiện tượng mới của nền giáo dục Việt Nam, gây nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến tán đồng, ủng hộ, có ý kiến phản bác, đề nghị không cho áp dụng trong thực tế vì “trái luật giáo dục”.

Về việc này, tôi mạo muội có vài ý kiến thô thiển sau:

Có thể nhiều kiến thức cụ thể trong sách của Cánh Buồm còn phải điều chỉnh, phải sửa. Có thể còn những phương pháp và thủ thuật dạy học cần phải hoàn thiện hơn. Có thể cần phải (hẳn rồi) thêm môn Toán. Có thể nhóm biên soạn cần phải khiêm nhường và cầu thị hơn trước mọi lời góp ý của giới chuyên môn và dư luận… Còn rất nhiều cái có thể nữa.


Điều đó là bình thường và cần thiết. Đến các bộ SGK của Bộ GD&ĐT với một đội ngũ GS, TS, GV hùng hậu, với kinh phí khổng lồ, với thời gian chuẩn bị dài lâu, được viết theo “chương trình”, “đáp án” có sẵn của Bộ, mà khi công bố vẫn không tránh khỏi chỗ này chỗ kia dở kém, lạc hậu, sai sót… thậm chí gây bức xúc cho nhiều GV và dư luận xã hội, đã từng được các nhà chuyên môn và dư luận xã hội góp ý phê bình khá nhiều và cũng đã phải chỉnh sửa, đính chính rất nhiều. Thế thì cũng nên thể tất cho những thử nghiệm có tính đổi mới này của một nhóm nhỏ các nhà giáo mà trang bị của họ ngoài tâm huyết cho GD thì hầu như không có sự hậu thuẫn nào đáng kể, kinh phí chỉ là do tài trợ xã hội hóa, thời gian công sức không nhiều do nhiều người kiêm nhiệm… Theo tôi chắc chắn nhóm biên soạn cũng nhận thấy còn cần phải sửa chữa nhiều, thậm chí phải thay đổi rất nhiều, mới đạt được cái mà họ và xã hội mong cầu. Nhóm Cánh Buồm đang bước vào một cuộc chơi đầy thử thách, mà nếu không bốc cháy thì họ nhất định sẽ bị khói hun.

Nhưng theo tôi, đó là những ý tưởng tuyệt vời. Nó đánh thức nền giáo dục đang ngủ gật của chúng ta.

Ý tưởng của GS. Hồ Ngọc Đại trước đây là tuyệt vời (dù cho có người đánh giá là “thất bại”). Ý tưởng của Cánh Buồm là tuyệt vời (dù cho có người đánh giá là “trái luật”). Tôi không ảo tưởng rằng các ý tưởng tuyệt vời trên đã thành công hay có thể dễ dàng thành công, ít nhất là lúc này. Trước đây GS Hồ Ngọc Đại đã thử nghiệm công nghệ giáo dục ở mấy chục trường trong cả nước, trong bao năm trời, có sự đồng ý của Bộ GD&ĐT, mà còn “thất bại”, thì Cánh Buồm có hy vọng gì dễ dàng thành công? Các ý tưởng đó dù có tuyệt vời đến đâu cũng không thể dễ dàng thành công trong mô hình GD của VN hiện thời. Đó là điều chắc chắn. Nhóm Cánh Buồm có lẽ hiểu rất rõ điều này.

Nhưng không thể vì những gì chưa được hoàn thiện đó và chưa dễ thành công đó mà chúng ta quay lưng lại với nó. Tôi bỏ phiếu tán thành ý tưởng của Cánh Buồm. Tôi cho rằng nếu luật mà không phù hợp với cuộc sống thì nên sửa/thay luật, cũng như nếu SGK mà không phù hợp với đối tượng thì nên sửa/thay SGK. Nhưng không thể xóa bỏ cái mới, dù chỉ là ý tưởng. Tôi nghĩ, Bộ GD&ĐT nên chủ động tạo những điều kiện tốt nhất cho những thử nghiệm này, để làm bài học kinh nghiệm (cả ở thành công và thất bại của nó) cho đổi mới GD sau này. Chúng tôi hi vọng có thể cùng Cánh Buồm “chào” tiếp nhiều lớp nữa.

Hãy để nó tồn tại ít nhất như một sự khác biệt, như một sự thử nghiệm, như một tiếng chuông ngân lên cảnh báo cần phải có sự ra đời của cái mới (không hẳn chỉ là Cánh Buồm), cần phải ra đi của cái cũ. Điều đó nhất định sẽ xảy ra, chỉ cách này hay cách khác, sớm hay muộn mà thôi. Bi kịch có thể đến với những cái mới chưa đủ điều kiện tồn tại, nhưng hài kịch cũng đang xảy ra với cái cũ, vì trước sau thì nhân loại cũng sẽ “tiễn đưa nó một cách vui vẻ”.

Xin đừng “bóp chết từ trong trứng” những ý tưởng tuyệt vời này.

L. D.

Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Có ai còn nhớ kẻ xích lô
Lãng mạng phong lưu thích đưa đò
Tóc bạc râu dài chừ thấm mệt
Nhìn thấy cháu đẹp chẳng dám ho ... he ... he
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (4 bài viết)
[1]