Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

"Bộ trưởng lấy đá ghè chân mình"

"Có vụ trưởng nói: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không, đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có tham nhũng" - Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh nói tại buổi thảo luận tổ QH chiều 18/11 về dự luật Đầu tư công.
http://dantri4.vcmedia.vn/Ic3EyFHpPWFvMJOJFocc/Image/2013/10/1bui-quang-vinh-29e98.jpg
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

"Cứ nghĩ ra là làm thôi"

Bộ trưởng KH-ĐT cho rằng cần có quy định mới bởi hiện tại đang “mới mà rất cũ”.
“Thời UB Kế hoạch nhà nước không có chuyện xây dựng bừa bãi như bây giờ. Thời đó có ít công trình nhưng công trình nào ra công trình đó, có bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các địa phương và các bộ.

Mỗi một năm trong tổng mức đầu tư, chúng ta đều trích khoảng 20% để bố trí danh mục những công trình cho năm sau, năm sau nữa. Bây giờ không có chuyện này, không có chuẩn bị đầu tư, cứ nghĩ ra là làm thôi, không nghiên cứu” - ông Bùi Quang Vinh chỉ ra.

Ông cho hay, để quyết định một chủ trương cần phải nghiên cứu, cân nhắc rất nhiều yếu tố. Như làm nhà riêng hay được ví “3 năm chuẩn bị 1 năm làm nhà”, thậm chí có gia đình nghèo tới 10 năm chuẩn bị mới dám làm.

“Bây giờ chúng ta rất đơn giản. Ý chí một lãnh đạo địa phương cứ quyết là làm... Trong khi làm ra thì lãng phí, làm xong lại bị chỉ trích, đường làm xong không ai đi, chợ làm xong không ai họp.

Vì không ai đánh giá nghiên cứu, chỉ cần có chủ trương là bố trí vốn đầu tư làm luôn. Đây là điều phi thực tiễn và trái ngược với những gì chúng ta từng làm trước đây, trái ngược với thế giới người ta đang làm. Mỗi Việt Nam làm thế, tiền ít lại quyết rất đơn giản” - tư lệnh ngành Đầu tư than.

Ông cũng lo ngại sự lãng phí trong chủ trương đầu tư như sự lãng phí lớn nhất trong mọi lãng phí.

“Nếu gia đình có 10 đứa con, tiền chỉ đủ làm nhà cho 1 đứa, mà ông bố bảo các con đập nhà cũ đi, cho tiền cả 10 đứa xây mới, tới khi con đập hết nhà cũ, bố cho mỗi đứa một tí, đứa làm được cái móng, đứa xây được cái tường rồi để đó, khiến ai cũng không có nhà ở thì được không? Như vậy chủ trương đầu tư là vô cùng quan trọng”.

Ít tiền, không làm nhiều nữa

Bộ trưởng kiến nghị cần chuyển sang một bước đó là “không làm nhiều nữa” bởi tiền không có nhiều. Phải lựa chắc chắn công trình cần làm và “làm tới nơi tới chốn”, có đủ tiền chuẩn bị đầu tư cho địa phương, các bộ ngành nghiên cứu chuẩn bị đầu tư.

Nếu đó là nhóm công trình đặc biệt quan trọng (như công trình nhóm A có số vốn lên tới 2-3 chục nghìn tỉ đồng) phải trình QH đánh giá khả thi, bao giờ quyết định 100% cần làm thì mới làm…

Mỗi tỉnh hàng năm nên dự trù vốn đầu tư công, trình danh mục dự án và có báo cáo cụ thể về tính khả thi cụ thể từ sự cần thiết, tổng vốn chi và khả năng chuẩn bị vốn, hạ tầng kỹ thuật cơ sở thực hiện, hiệu quả kinh tế - xã hội để trình cơ quan thẩm quyền xét duyệt.

Nếu tiền của địa phương thì địa phương ở tự quyết do Sở KH-ĐT thẩm định, nếu dự tính sử dụng tiền của trung ương thì Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT thẩm định và báo cáo Thủ tướng.

Ông dẫn ví dụ trong một năm qua đầu tư “tràn lan”, hệ quả có đến 20 nghìn công trình mới phát sinh. Trong đó chỉ có đủ tiền rót cho 5 nghìn công trình mà sau khảo sát “trên dưới một lòng quyết định làm”.

Do đó, việc chuẩn bị kế hoạch đầy đủ, khả thi dựa trên cơ sở ngân sách thì không chỉ doanh nghiệp khỏe, Chính phủ khỏe, địa phương cũng khỏe, chủ động bởi vì không nợ đọng, mà linh hoạt trong đầu tư.

Về ngân sách đầu tư công, theo ông Vinh, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng hiện là người “tiêu tiền” nhiều nhất để làm đường, Bộ trưởng NN&PTNN Cao Đức Phát tiêu tiền nhiều thứ hai. Kế đến là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Tất cả đều ủng hộ dự luật Đầu tư công.

Nếu dễ dãi sẽ đưa đất nước xuống bờ vực thẳm

Khẳng định luật Đầu tư công là cần thiết, ông cho hay các quy định sẽ quy trách nhiệm cụ thể, “ai làm chủ trương sai, người đó chịu trách nhiệm” và có chế tài xử lý, các dự án sẽ phải thẩm định có đủ tiền mới được làm, không đủ tiền không được làm.

Để chặt chẽ, Bộ trưởng KH-ĐT cho hay mọi quy trình đầu tư công phải bài bản, không thể làm tùy thích, “đừng dễ dãi với nhau”. Nếu dễ dãi sẽ đưa đất nước xuống bờ vực thẳm.

"Có đồng chí mới lên làm chủ tịch tỉnh nghĩ phải để dấu ấn cho nhiệm kỳ của mình, đề nghị làm đại lộ thật hoành tráng, đập không biết bao nhiêu nhà cửa, giải phóng mặt bằng để chỉ làm mấy trăm tỷ, làm tượng đài ngàn tỷ giữa đồng không mông quạnh, xây dựng lãng phí vô cùng, chuyện như cổ tích nhưng có thật, suốt ngày tôi phải chịu áp lực những chuyện như vậy" - ông Vinh kể.

Ông khẳng định luật nếu ra đời sẽ góp phần kiểm soát lãng phí, thất thoát trong đầu tư công.

Đất nước cần sự minh bạch

Bộ trưởng KH-ĐT cũng nhấn mạnh sự minh bạch trong đầu tư công.

Theo Bộ trưởng, đầu tư công cho trung hạn, không phải quyết định làm công trình nào từng năm một, mà quyết cho cả giai đoạn, ví dụ năm 2014 tới đây quyết cho 5 năm 2016 -2020 là một "bước đột phá", "sự dũng cảm của Bộ KH-ĐT".

"Lẽ ra người khác nói 'phải làm đi' thì còn có lý, còn ở đây chính chúng tôi đặt ra mục tiêu này để minh bạch, không có chạy chọt, không có chuyện tham nhũng trong này.

Có đồng chí vụ trưởng lâu năm nói với tôi: Thưa Bộ trưởng, Bộ trưởng đang lấy đá ghè chân mình. Minh bạch thế này thì còn ai phải đến Bộ KH-ĐT nữa. Tôi bảo: Không. Đất nước này cần sự minh bạch, đất nước này cần không có sự tham nhũng" - Bộ trưởng Vinh nói.

Ông cũng kiến nghị minh bạch hóa ngân sách đầu tư công, công bố bộ ngành, địa phương sử dụng nguồn vốn, kế hoạch chi tiêu sử dụng nguồn vốn đó của từng bộ, ngành, địa phương.

Theo T.Lý - X.Quý - H.Anh - T.Lâm - H.Nhì - T.An
...

Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam!
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Giáo dục VN - Đập bỏ và xây mới?



Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc xệch do được chắp vá từ những nguyên liệu không đồng bộ.

Vậy giải pháp nào khả thi để giải quyết tận gốc vấn đề này?

Thông lệ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, mỗi khi xảy ra thay đổi tại một thể chế chính trị cầm quyền thì chỉ có những biến động liên quan tới bộ máy quân sự và chính trị. Riêng hệ thống hành chính và dân sinh đang hoạt động ổn định sẽ được giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh đôi chút để tiếp tục phục vụ việc phát triển đất nước.

Thế nhưng tại Việt Nam, ngay từ sau 1954, hệ thống giáo dục ở miền Bắc do kế thừa hệ thống giáo dục Pháp đã bị đập bỏ để nhường chỗ cho hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Miền Nam sau 1975 cũng chung số phận. Cần nhắc lại, từ những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam đã có những trường dành riêng cho nam sinh và nữ sinh, trường dành cho học sinh ngoại quốc.

Riêng tại Hà Nội đã có trường Bưởi là trường Tây duy nhất tại Đông Nam Á dành cho học sinh bản địa bằng giáo trình song ngữ Pháp- Việt. Qua tiếp xúc với những người lớn tuổi thuộc thế hệ học trò từ trước thập niên 70, ai cũng cho rằng chương trình học tập khi đó khác hiện nay rất nhiều, gọn gàng hơn và thực tế hơn.

Suốt một giai đoạn lịch sử dài, rất nhiều sinh viên được xét vào đại học không bởi trình độ học vấn, mà do thành phần lý lịch giai cấp gia đình quyết định, ngành sư phạm cũng không có ngoại lệ. Người giáo viên từ thời chế độ cũ không được trọng dụng, nhất là tại phía nam, thay vào đó là những thầy cô được điều từ miền Bắc vào thay thế.

“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, tới thập niên 90, sư phạm là nghành cuối cùng được sinh viên lựa chọn do điểm chuẩn thấp nhất và thu nhập thấp. Với những thực tế đó, thực khó lòng đòi hỏi chất lượng đầu ra của những người làm nghề giáo dục.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/10/20/131020121853_vietnam_304x171_giaoducvn.jpg
Giới chức nói nhiều về "bệnh thành tích" dưới mái trường XHCN.



Tư duy yếu kém
Chiến tranh kết thúc đã gần 40 năm, rất nhiều thế hệ học trò được đào tạo dưới mái trường chế độ xã hội chủ nghĩa đã ra đời. Nhưng cho tới tận bây giờ những người lãnh đạo vẫn loay hoay với mớ bòng bong cải cách giáo dục. Từ cải cách chữ viết, cải cách sách giáo khoa, cải cách phân ban… theo mục tiêu nhồi nhét kiến thức, bằng chị kém em với các nước trong khu vực. Học sinh vô tình bị biến thành những con chuột bạch để người làm giáo dục thỏa sức thử nghiệm.

Những cải cách sách giáo khoa đã dẫn tới kết quả tiêu diệt khả năng tự học của học sinh, khiến học sinh bị buộc phải lệ thuộc vào giáo viên. Điều này đã biến học sinh trở thành những là nô dịch trong giáo dục.

Những điều đơn giản như việc rèn luyện cho học sinh khả năng phản biện, kỹ năng nhìn nhận mọi vấn đề bằng con mắt đa chiều… cũng chưa hề được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm. Học sinh không có quyền được nói lên chính kiến của mình. Cứ khác ý thầy cô các em sẽ được xếp luôn vào thành phần hỗn, láo. Chính truyền thống Khổng Giáo còn ảnh hưởng nặng nề trong ngành giáo dục Việt Nam ngày nay đã khiến hầu hết học sinh được đào tạo theo phương pháp học vẹt, và nói lên tư duy yếu kém của những người làm nghề giáo dục.

Những lãng phí không thể đo đếm
20% là con số được công bố trong tổng ngân sách nhà nước được chi cho giáo dục hàng năm, nhưng vẫn không đủ để bộ máy giáo dục hoạt động trơn tru nếu như không có sự đóng góp của gia đình học sinh theo chủ trương xã hội hóa. Vấn đề là, việc tiêu tốn ấy lại rơi vào những hạng mục xây dựng cơ bản, vào những chuyến tham quan du lịch của quan chức ngành, những công trình cấp nhà nước về giáo trình và nghiên cứu giáo dục, vào chi phí mua sắm những thiết bị rất đắt tiền nhưng không dùng đến, chờ thanh lý…

Có những thông tin cho rẳng để có một chỗ đứng trên bục giảng, các giáo viên phải mua bằng những số tiền lớn nhỏ tùy theo địa phương và vị trí của trường. Vậy là để thu hồi khoản tiền đầu tư ban đầu và có được thu nhập đủ sống, người giáo viên phải dùng mọi cách buộc mọi đối tượng học sinh phải “tự nguyện” học thêm nhằm kiếm thêm thu nhập.

Trên thế giới, chuyện học sinh năng lực kém phải học thêm để bồi dưỡng kiến thức là chuyện bình thường, nhưng tỷ lệ luôn rất nhỏ. Riêng tại Việt Nam, học sinh phải mất rất nhiều thời gian và chi phí tốn kém cho việc học thêm, nhưng chưa chắc mang lại lợi ích gì cho nhân cách và kỹ năng lao động.

Và giải pháp cái búa!
Tại Canton Neuchatel (Thụy Sỹ), nơi tôi hiện đang cư trú, toàn bộ chi phí cho giáo dục được trích từ nguồn thuế ngân sách, không ai phải đóng góp thêm gì cho học sinh tới 16 tuổi. Từ 13 tuổi trở xuống học sinh được học chủ yếu là kỹ năng sống, chương trình học khá nhẹ nhàng và không thấy tình trạng ganh đua thành tích giữa học sinh hoặc giáo viên.

Tới 13 tuổi, học sinh trải qua kỳ thi toán, tiếng Pháp, tiếng Đức để phân loại ngay khi các em chuyển qua bậc trung học. Những em hạng A (section de maturité) sẽ nhận chương trình cấp 3 chính thức với giáo trình nặng hơn, bù lại chắc chắn các em có quyền lên thẳng một trường đại học theo nhu cầu mà không phải trải qua kỳ thi nào.

Học sinh xếp hạng C (préprofessionnel) được học giáo trình rất nhẹ nhàng, nhưng sẽ được hướng học nghề để trở thành những công nhân chất lượng cao. Hạng B (moderne) sẽ được đào tạo giáo trình trung bình, và việc có thể trở thành một trong hai thứ hạng ở trên hay không sẽ phụ thuộc vào chính sự cố gắng và nỗ lực của các em.

Rất nhiều học sinh chọn cách học nghề để nhanh chóng có thu nhập, nhưng cánh cửa đại học vẫn rộng mở cho các em nếu các em có nguyện vọng học lên cao sau đó.

Mô hình giáo dục trên của Neuchatel cũng đang phải điều chỉnh do có những ý kiến cho rằng chúng tạo ra sự phân biệt đối xử giữa chính các học sinh. Nhưng về mặt xã hội lại nhận được sự đồng thuận cao khi tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của cả bộ máy đào tạo lẫn người đi học, đồng thời đáp ứng được thực tế nhu cầu lao động của xã hội.

Trở lại câu hỏi để giải quyết tận gốc các vấn đề về giáo dục Việt Nam ngày nay, có lẽ chỉ có phương pháp “cái búa” là khả thi nhất, nếu coi ngành giáo dục là hình ảnh giống như ngôi nhà. Nếu những chắp vá, sửa chữa chỉ làm cho ngôi nhà xấu xí thêm, thì nên chăng cần dũng cảm đập bỏ và xây mới?

Nếu như những người điều hành không có khả năng tự thiết kế nên một ngôi nhà mới, thì có thể chọn giải pháp nhìn ngó xung quanh các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… Sao không coi thử có công trình nào đã được chứng minh bởi tính hiệu quả khả thi, và phù hợp với khả năng của mình hơn để cứ thế bê vào áp dụng?

Một mô hình hiệu quả như câu chuyện giáo dục tại Neuchatel cũng không phải bất khả thi và tốn kém.

HƯƠNG VŨ    (Gửi tới BBC từ Neuchatel - Thụy Sỹ)
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Lại Gia

"Giáo Dục Việt Nam-Đập bỏ và xây mới?".Đây cũng là câu hỏi bức xúc của rất nhiều người quan tâm đến ngành giáo dục hiện nay của chúng ta.Nếu nhìn vào thực tế thì không khó để nhận ra rằng chúng ta đang thực hiện cải cách theo xu hướng nhất quán dần dần thay đổi phương pháp dạy và học nhằm thích nghi một cách tốt nhất có thể.Tránh và hạn chế những sai sót trong quản lý chất lượng,đánh giá kết quả học tập.Tích cực áp dụng đưa lý thuyết sát với thực tiễn để giáo dục tư duy thực dụng khoa học với đời sống hàng ngày.Việc cải cách tất nhiên là dựa theo nền tảng cũ có chỉnh sửa,bổ sung những cái mới thiết thực hơn cho việc học và thực hành chứ không phải chúng ta "đập bỏ" rồi "xây mới".Có thể hình dung giáo dục không khác gì chúng ta xây một ngôi nhà vậy.Móng nhà vững chắc,kiên cố thì mới hy vọng tường nhà,mái nhà,...không lo sập đổ dù xây nhà một tầng,hai tầng,...hay cao tầng.Dĩ nhiên là độ cao rộng,nội thất ngôi nhà tới đâu là tuỳ thuộc vào chủ nhân ngôi nhà ấy.Vì vậy giải pháp giáo dục ở các nước khác trong khu vực hay trên thế giới chưa chắc đã là đúng đắn khi áp dụng vào giáo dục ở nước ta.Tuy nhiên đó lại là những mô hình giáo dục để chúng ta tham khảo,học hỏi phần nào đó mà phù hợp với điều kiện,hoàn cảnh môi trường cũng như phong tục tập quán của nước mình.Thân-Lại Gia
Nhất tự vi sư,bán tự vi sư
Tam môn diệc duệ,ai môn diệc duệ
(thiên,địa,nhân)
Nam Bang Nhất Lại.Tả Hữu Trung Thần.Nghĩa Khí Vạn Kiếp.Hiền Tài Muôn Đời
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Vodanhthi đã viết:

Giáo dục VN - Đập bỏ và xây mới?



Ngành giáo dục Việt Nam hiện nay có thể được so sánh với hình ảnh một ngôi nhà long móng tốc mái, tường cửa xộc xệch do được chắp vá từ những nguyên liệu không đồng bộ.

Vậy giải pháp nào khả thi để giải quyết tận gốc vấn đề này?

Thông lệ ở bất cứ nơi đâu trên thế giới, mỗi khi xảy ra thay đổi tại một thể chế chính trị cầm quyền thì chỉ có những biến động liên quan tới bộ máy quân sự và chính trị. Riêng hệ thống hành chính và dân sinh đang hoạt động ổn định sẽ được giữ nguyên hoặc chỉ điều chỉnh đôi chút để tiếp tục phục vụ việc phát triển đất nước.

Thế nhưng tại Việt Nam, ngay từ sau 1954, hệ thống giáo dục ở miền Bắc do kế thừa hệ thống giáo dục Pháp đã bị đập bỏ để nhường chỗ cho hệ thống giáo dục xã hội chủ nghĩa. Miền Nam sau 1975 cũng chung số phận. Cần nhắc lại, từ những năm đầu thế kỷ trước, Việt Nam đã có những trường dành riêng cho nam sinh và nữ sinh, trường dành cho học sinh ngoại quốc.

Riêng tại Hà Nội đã có trường Bưởi là trường Tây duy nhất tại Đông Nam Á dành cho học sinh bản địa bằng giáo trình song ngữ Pháp- Việt. Qua tiếp xúc với những người lớn tuổi thuộc thế hệ học trò từ trước thập niên 70, ai cũng cho rằng chương trình học tập khi đó khác hiện nay rất nhiều, gọn gàng hơn và thực tế hơn.

Suốt một giai đoạn lịch sử dài, rất nhiều sinh viên được xét vào đại học không bởi trình độ học vấn, mà do thành phần lý lịch giai cấp gia đình quyết định, ngành sư phạm cũng không có ngoại lệ. Người giáo viên từ thời chế độ cũ không được trọng dụng, nhất là tại phía nam, thay vào đó là những thầy cô được điều từ miền Bắc vào thay thế.

“Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm”, tới thập niên 90, sư phạm là nghành cuối cùng được sinh viên lựa chọn do điểm chuẩn thấp nhất và thu nhập thấp. Với những thực tế đó, thực khó lòng đòi hỏi chất lượng đầu ra của những người làm nghề giáo dục.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/10/20/131020121853_vietnam_304x171_giaoducvn.jpg
Giới chức nói nhiều về "bệnh thành tích" dưới mái trường XHCN.



Tư duy yếu kém
Chiến tranh kết thúc đã gần 40 năm, rất nhiều thế hệ học trò được đào tạo dưới mái trường chế độ xã hội chủ nghĩa đã ra đời. Nhưng cho tới tận bây giờ những người lãnh đạo vẫn loay hoay với mớ bòng bong cải cách giáo dục. Từ cải cách chữ viết, cải cách sách giáo khoa, cải cách phân ban… theo mục tiêu nhồi nhét kiến thức, bằng chị kém em với các nước trong khu vực. Học sinh vô tình bị biến thành những con chuột bạch để người làm giáo dục thỏa sức thử nghiệm.

Những cải cách sách giáo khoa đã dẫn tới kết quả tiêu diệt khả năng tự học của học sinh, khiến học sinh bị buộc phải lệ thuộc vào giáo viên. Điều này đã biến học sinh trở thành những là nô dịch trong giáo dục.

Những điều đơn giản như việc rèn luyện cho học sinh khả năng phản biện, kỹ năng nhìn nhận mọi vấn đề bằng con mắt đa chiều… cũng chưa hề được các nhà giáo dục Việt Nam quan tâm. Học sinh không có quyền được nói lên chính kiến của mình. Cứ khác ý thầy cô các em sẽ được xếp luôn vào thành phần hỗn, láo. Chính truyền thống Khổng Giáo còn ảnh hưởng nặng nề trong ngành giáo dục Việt Nam ngày nay đã khiến hầu hết học sinh được đào tạo theo phương pháp học vẹt, và nói lên tư duy yếu kém của những người làm nghề giáo dục.

Những lãng phí không thể đo đếm
20% là con số được công bố trong tổng ngân sách nhà nước được chi cho giáo dục hàng năm, nhưng vẫn không đủ để bộ máy giáo dục hoạt động trơn tru nếu như không có sự đóng góp của gia đình học sinh theo chủ trương xã hội hóa. Vấn đề là, việc tiêu tốn ấy lại rơi vào những hạng mục xây dựng cơ bản, vào những chuyến tham quan du lịch của quan chức ngành, những công trình cấp nhà nước về giáo trình và nghiên cứu giáo dục, vào chi phí mua sắm những thiết bị rất đắt tiền nhưng không dùng đến, chờ thanh lý…

Có những thông tin cho rẳng để có một chỗ đứng trên bục giảng, các giáo viên phải mua bằng những số tiền lớn nhỏ tùy theo địa phương và vị trí của trường. Vậy là để thu hồi khoản tiền đầu tư ban đầu và có được thu nhập đủ sống, người giáo viên phải dùng mọi cách buộc mọi đối tượng học sinh phải “tự nguyện” học thêm nhằm kiếm thêm thu nhập.

Trên thế giới, chuyện học sinh năng lực kém phải học thêm để bồi dưỡng kiến thức là chuyện bình thường, nhưng tỷ lệ luôn rất nhỏ. Riêng tại Việt Nam, học sinh phải mất rất nhiều thời gian và chi phí tốn kém cho việc học thêm, nhưng chưa chắc mang lại lợi ích gì cho nhân cách và kỹ năng lao động.

Và giải pháp cái búa!
Tại Canton Neuchatel (Thụy Sỹ), nơi tôi hiện đang cư trú, toàn bộ chi phí cho giáo dục được trích từ nguồn thuế ngân sách, không ai phải đóng góp thêm gì cho học sinh tới 16 tuổi. Từ 13 tuổi trở xuống học sinh được học chủ yếu là kỹ năng sống, chương trình học khá nhẹ nhàng và không thấy tình trạng ganh đua thành tích giữa học sinh hoặc giáo viên.

Tới 13 tuổi, học sinh trải qua kỳ thi toán, tiếng Pháp, tiếng Đức để phân loại ngay khi các em chuyển qua bậc trung học. Những em hạng A (section de maturité) sẽ nhận chương trình cấp 3 chính thức với giáo trình nặng hơn, bù lại chắc chắn các em có quyền lên thẳng một trường đại học theo nhu cầu mà không phải trải qua kỳ thi nào.

Học sinh xếp hạng C (préprofessionnel) được học giáo trình rất nhẹ nhàng, nhưng sẽ được hướng học nghề để trở thành những công nhân chất lượng cao. Hạng B (moderne) sẽ được đào tạo giáo trình trung bình, và việc có thể trở thành một trong hai thứ hạng ở trên hay không sẽ phụ thuộc vào chính sự cố gắng và nỗ lực của các em.

Rất nhiều học sinh chọn cách học nghề để nhanh chóng có thu nhập, nhưng cánh cửa đại học vẫn rộng mở cho các em nếu các em có nguyện vọng học lên cao sau đó.

Mô hình giáo dục trên của Neuchatel cũng đang phải điều chỉnh do có những ý kiến cho rằng chúng tạo ra sự phân biệt đối xử giữa chính các học sinh. Nhưng về mặt xã hội lại nhận được sự đồng thuận cao khi tiết kiệm được thời gian, tiền bạc của cả bộ máy đào tạo lẫn người đi học, đồng thời đáp ứng được thực tế nhu cầu lao động của xã hội.

Trở lại câu hỏi để giải quyết tận gốc các vấn đề về giáo dục Việt Nam ngày nay, có lẽ chỉ có phương pháp “cái búa” là khả thi nhất, nếu coi ngành giáo dục là hình ảnh giống như ngôi nhà. Nếu những chắp vá, sửa chữa chỉ làm cho ngôi nhà xấu xí thêm, thì nên chăng cần dũng cảm đập bỏ và xây mới?

Nếu như những người điều hành không có khả năng tự thiết kế nên một ngôi nhà mới, thì có thể chọn giải pháp nhìn ngó xung quanh các nước Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc… Sao không coi thử có công trình nào đã được chứng minh bởi tính hiệu quả khả thi, và phù hợp với khả năng của mình hơn để cứ thế bê vào áp dụng?

Một mô hình hiệu quả như câu chuyện giáo dục tại Neuchatel cũng không phải bất khả thi và tốn kém.

HƯƠNG VŨ    (Gửi tới BBC từ Neuchatel - Thụy Sỹ)
Vấn đề ở chỗ thực sự người ta muốn giáo đục, đào tạo ra con người VN như thế nào? Nếu chỉ muốn tiếp tục tạo ra những thế hệ tuyệt đối trung thành với đảng của Stalin, Mao Trạch Đông...thì còn luôn luôn cải cách giáo dục.Còn luôn hô hào, thí nghiệm...để tiêu được nhiều tiền thuế của dân.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

25-11-2013

Liệt sĩ trở về dọa kiện “nhà ngoại cảm” phán bậy


http://1.bp.blogspot.com/-_sM6yyDijK8/UpMKDdnyx2I/AAAAAAAAS10/EzSMue_uEno/s320/liet-sy-tro-ve.jpg
Ông Thuấn bên “ngôi mộ” của mình
“Liệt sĩ” đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy “hài cốt” mang về chôn cất, nhưng bất ngờ trở về...

Ông Thuấn bị thất lạc trong trận chiến ác liệt, đồng đội ngỡ ông đã hy sinh nên thông báo giấy báo tử về gia đình. Đau đáu vì chưa tìm được phần mộ người thân, gia đình liền mời “nhà ngoại cảm” tìm giúp phần mộ.


Bằng điện thoại, “nhà ngoại cảm” "phán răm rắp" vị trí chôn cất hài cốt “liệt sĩ”. Gia đình rớt nước mắt khi tìm được hài cốt người thân sau gần 40 năm thất lạc, cẩn thận đưa về mai táng và thờ cúng.
Nào ngờ, vài năm sau, ông Thuấn trở về nhà bằng da bằng thịt khiến ai nấy đều ngỡ ngàng.

Hành trình nhờ vả “nhà ngoại cảm”

Ông Nguyễn Viết Thuấn (SN 1951, ngụ làng An Thọ, xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) là anh cả trong gia đình có 5 anh em trai. Ngày nhỏ, ông Thuấn đi học nhưng chẳng mấy chú tâm nên không biết chữ. Bù lại, người thanh niên ấy tính tình khảng khái, gan dạ.

Chàng trai trẻ tình nguyện làm đơn đi bộ đội năm 1971. Chiến tranh bom đạn tơi bời, gia đình mất luôn liên lạc với ông từ đó. Sau chiến tranh, tháng 3/1976, gia đình ông Nguyễn Viết Tuynh (em trai ông Thuấn, ngụ địa chỉ trên) bàng hoàng nhận giấy báo tử của anh trai.

Ông Tuynh cho biết, tháng 6/2008, với mong muốn làm tròn trách nhiệm với người anh đã hi sinh, ông tìm đến “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, ngụ phố Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhờ tìm phần mộ cho anh trai.

“Chúng tôi đến vào sáng sớm nhưng nơi làm việc của ông Phụng đã khá đông khách. Sau khi đặt lễ và ít tiền khấn, tôi ra bàn viết phiếu. Tiếp đó, một người đàn ông bảo tôi tùy tâm đặt tiền lễ chỗ ban thờ.

Tôi điền thông tin bản thân, tên liệt sỹ cần tìm và nơi hy sinh vào phiếu. Xong xuôi, một người đến cầm tờ phiếu của tôi chuyển cho ông Phụng đang ngồi trên gác.

Chứng kiến nhiều người tìm đến nhờ “thầy” giúp, tôi càng thêm niềm tin vào khả năng của “nhà ngoại cảm””, em trai của “liệt sĩ” kể lại.

Ông Tuynh kể tiếp, xem thông tin tìm liệt sỹ của gia đình ông, ông Phụng mở một cái máy giống như máy thu thanh có bộ đàm lên, bấm đầu bấm tai lẩm bẩm: “Liệt sỹ Nguyễn Viết Thuấn, hy sinh tại mặt trận phía Nam đang nằm ở đâu? Chỗ nào?”.

Đồng thời, “nhà ngoại cảm” này lấy một tờ giấy khổ A4 rồi lại tiếp tục “độc thoại”: “Sơ đồ ở huyện nào, xã nào?”. Miệng nói, tay ông chấm những chấm nhỏ rồi vẽ sơ đồ nghĩa trang huyện Bình Long (Bình Phước) cùng vị trí ngôi mộ.

Mừng rỡ vì không ngờ “nhà ngoại cảm” “cao siêu” đến thế, ngay trong tháng 6/2008, gia đình ông Tuynh vượt 2000 km mang “báu vật” sơ đồ này tìm đến nghĩa trang huyện Bình Long, gọi điện ra cho “nhà ngoại cảm” Phụng.

Nói qua điện thoại với người nhà, “thầy” Phụng chỉ dẫn tỉ mỉ ngôi mộ ở phía sau tượng đài Tổ quốc ghi công. “Trên ngôi mộ ấy có mấy cọng cỏ dại và một vết nứt chéo. Người quản trang nơi liệt sĩ Thuấn đang nằm là đàn bà và có nuôi hai con bò”, ông Tuynh thuật lại lời chỉ dẫn.

Thực hiện theo lời chỉ dẫn, gia đình ông Tuynh tìm được “hài cốt” người anh trong sự vui mừng khôn tả. “Thú thực, thấy “nhà ngoại cảm” ngồi ở Hà Nội lại có thể “trên thông thiên văn, dưới tường địa lí” đến từng “chân tơ kẽ tóc” tại một nghĩa trang xa tít tắp, khiến chúng tôi phục sát đất.

Do đó, khi xương cốt đào lên, chúng tôi bỏ qua công đoạn xét nghiệm ADN, tin tưởng tuyệt đối là hài cốt người thân. Gia đình tin tưởng quá, bỏ qua luôn cả nghi vấn không biết “thầy” có hệ thống “chân rết” thông tin từ xa, sắp đặt từ trước hay không”, em trai “liệt sĩ” nhớ lại.

Ngay lập tức, gia đình “liệt sĩ” hoàn tất các thủ tục rồi đưa “hài cốt” anh trai về quê, tổ chức an táng trong thể tại nghĩa trang liệt sỹ xã An Khánh.

“Khi đó, cả gia đình tôi phần nào nhẹ lòng vì làm được một phần trách nhiệm với người thân biệt tích 37 năm qua. Hàng ngày, việc thăm nom hương hỏa ngôi mộ được cả gia đình làm rất chu đáo. Lúc đưa hài cốt anh về, tôi đã xúc động đến rơi nước mắt vì từ nay anh trai mình không phải lạnh lẽo một mình ở miền đất xa lạ nữa”, vẫn lời người em.

Được biết, chi phí phải trả cho “nhà ngoại cảm” lên đến mấy chục triệu. Tính cả kinh phí gia đình lặn lôi vào Bình Phước bốc mộ, số tiền đến gần trăm triệu.

Sững sờ “liệt sĩ” trở về bằng xương bằng thịt

Đầu năm 2013, qua một người quen trong miền Nam, ông Tuynh bất ngờ được biết một người ở ấp An Thịnh, thị trấn An Phú (huyện An Phú, An Giang) có đặc điểm nhận dạng giống hệt anh trai mình.

Thông tin từ miền Nam báo ra người này đã lấy vợ và có con, vợ bán hàng ăn vặt, chồng làm thuê làm mướn sinh nhai. “Anh tôi đã có giấy báo tử, đã được “nhà ngoại cảm” tìm thấy mộ, thấy hài cốt, nên lúc nhận được tin này chúng tôi vừa mừng vừa lo.

Mừng là trong trường hợp nào, người thân của mình còn sống thì cũng là điều hạnh phúc vô bờ bến. Lo là chẳng lẽ mình lại “mắc nỡm” “nhà ngoại cảm”. Thế nên phải dò xét cho xác thực”, lời người em.

Ngày 19/5/2013, năm năm sau khi tìm thấy “hài cốt anh trai”, ông Tuynh cùng hai người thân một lần nữa lặn lội vào Nam, tìm đến địa chỉ trên. Đến đúng địa chỉ ghi trong giấy, ông thấy một người đàn bà đang bán bún buổi sáng. Căn nhà lụp xụp được chắp ghép bằng nhiều mảnh gỗ và tôn. Đưa mắt tìm kiếm một lượt, không thấy bóng dáng người đàn ông.

Tạt sang căn nhà phía đối diện, ông sững người khi nhìn một người đàn ông khuôn mặt rất quen. Người này lò dò đưa ra hai chiếc ghế, nói giọng Nam đặc sệt: “Anh Hai vô ghế ngồi. Anh Hai quê đâu đấy?”.

Ông Tuynh nói là người ngoài Bắc vào, có họ hàng thất lạc bao năm nay nên vào tìm.

Thấy khuôn mặt người đối diện có những nét giống cha mình như lột, nhưng ông Tuynh vẫn chưa dám nói ra vì biết đâu có chuyện nhiều người trên quả đất này giống nhau. Ông vờ như vô tình kể chuyện quê mình, nhà mình, cặn kẽ từ tên bố mẹ, các em trai; tả từ cái giếng, cái ao.

Ông kể chuyện hồi ấu thơ hai anh em mò cua bắt ốc, nhổ mạ cấy lúa với cha mẹ. Người đàn ông kia đang thẫn thờ, đột nhiên ngắt lời: “Nhà bác ruột có chiếc cổng cổ, dưới có bụi tre, chỗ rẽ ra ao làng?”.

“Tôi bật khóc vì tôi biết chắc chắn đây là anh Thuấn. Chúng tôi ôm chầm lấy nhau, hai người đàn ông chỉ biết khóc nức nở. Vừa khóc trong tiếng nấc, anh tôi vừa trách “Sao em vào còn thử anh như thế?”.

Anh lý giải do thất lạc đơn vị, không biết chữ, mù mịt đường về nên sau chiến tranh không tìm về nhà được. Từ ấy đến nay nhà nghèo, vợ con có khi còn thiếu ăn, có khi nào dư dả tiền để lần mò tìm kiếm quê”, người em trai xúc động nhớ lại.

Ở lại chơi ít ngày, người em trai dẫn vợ chồng anh trai và các cháu trở về quê hương. Dân làng biết tin kéo đến chật nhà. Mấy người bạn đồng ngũ thì bắt tay mừng mừng tủi tủi.

Trước sự việc hy hữu này, lãnh đạo địa phương đã mời gia đình ông Tuynh tới gặp mặt. Gia đình cũng đã nộp lại giấy báo tử, bằng Tổ quốc ghi công.

Tên “liệt sĩ” Thuấn được gỡ khỏi ngôi mộ “nhà ngoại cảm” tìm thấy, thay vào đó là dòng chữ “người chưa biết tên”. Hiện gia đình con trai ông Thuấn đã chuyển hẳn về quê Hoài Đức, Hà Nội sinh sống.
Còn ông Thuấn về quê hơn một tháng thì trở vào An Giang để thu xếp mọi việc trước khi đưa hẳn vợ con ra Bắc định cư trong thời gian sắp tới.

Ông Nguyễn Huy Hoán, Phó Chủ tịch xã An Khánh xác nhận sự việc “liệt sỹ” Thuấn trở về là có thật. Gia đình đã có đơn đề nghị xin cấp đất cho ông Thuấn. Xã đang báo cáo huyện để xem xét giải quyết. “Rõ ràng trong việc này, “nhà ngoại cảm” có dấu hiệu lừa dối gia đình anh Tuynh”, vị phó chủ tịch xã nói.

“Nhà ngoại cảm”: Ai bảo nhà nước báo tử sai?

Một người em trai của “liệt sĩ” cho biết: “Sau khi anh trai trở về, tôi gọi cho nhà ngoại cảm đã tìm mộ cho gia đình nhưng người này không bắt máy. Gia đình tôi hết sức bức xúc vì sự lừa dối này.
Liệt sĩ trở về dọa kiện “nhà ngoại cảm” phán bậy | Ngoại cảm, Tìm mộ liệt sỹ, Nhà ngoại cảm lừa đảo, Lừa đảo, Nguyễn Văn Thuấn, Liệt sỹ trở về

http://image1.xahoi.com.vn/news/2013/11/25/25/lietsytrove1jpg1385348446.jpg
Em trai “liệt sĩ” Thuấn khẳng định gia đình mình đã bị “nhà ngoại cảm” lừa đảo.

Tôi khẳng định “nhà ngoại cảm” đã dựng kịch bản, tạo ngôi mộ giả hoặc mộ người khác rồi chỉ cho gia đình chúng tôi. Chắc chắn, trước đó “nhà ngoại cảm” đã cho người vào khảo sát rồi sau đó lừa dối chúng tôi."

Phóng viên đại đã liên lạc với “nhà ngoại cảm” Nguyễn Đức Phụng, đề nghị làm rõ vụ tìm mộ “liệt sĩ” Thuấn. Trong suốt cuộc trò chuyện, ông Phụng không hề nhận trách nhiệm khi tìm sai mộ, thậm chí đẩy trách nhiệm cho người nhà “liệt sĩ” Thuấn. Những thông tin của gia đình ông Tuynh và “nhà ngoại cảm” đưa ra khá vênh nhau.

Ông Phụng lý giải cho việc tìm sai mộ: “Quy trình chúng tôi là “tìm từ xa”, không đi thực địa bất cứ ngôi mộ nào. Gia đình ông Tuynh chỉ thực thi công đoạn 1.

Khi vào nghĩa trang, gia đình này không hề liên hệ với chúng tôi để hướng dẫn công đoạn 2 nên tôi bó tay. Khi đi tìm thấy ngôi mộ, đúng hàng, cây cỏ, gia đình họ cứ bê ra, không báo lại cho tôi. Trên đời nhiều người trùng họ tên lắm”.

Không những phủi trách nhiệm, ông Phụng còn thản nhiên cho rằng: “Cái sai này trước hết do việc báo tử sai”.

Ông Phụng còn cho rằng: “Sau vài tháng khi gia đình ông Tuynh bốc mộ về, tôi đã biết là bốc sai”. Hỏi sao ông không liên hệ với phía ông Tuynh thông báo, “nhà ngoại cảm” đáp: “Người nhà ông Tuynh không thèm liên hệ với tôi”.

Khi phóng viên đề cập đến vấn đề lương tâm đạo đức khi “phán” sai, khiến người nhà ông Tuynh thờ cúng “xương cốt” người lạ, ông Phụng im lặng, không trả lời.

Trong khi đó, em trai “liệt sĩ” khẳng định: “Khi chúng tôi vào Bình Phước thì “lạ nước lạ cái”, chỉ có duy nhất bản sơ đồ “nhà ngoại cảm” vẽ làm căn cứ, sao dám làm sai.

Trong quá trình xác định vị trí mộ, nhất cử nhất động tôi đều xin chỉ đạo của “thầy” qua điện thoại. Sau khi tìm ra anh trai còn sống, chúng tôi cũng nhiều lần liên lạc với ông Phụng nhưng không được”.

Gia đình ông Tuynh cho biết, đang xem xét các thủ tục, cân nhắc kiện ông Phụng ra tòa
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

Viết sau ngày 20



TT - Tôi không muốn ghi lại những dòng này sau khi dự lễ kỷ niệm 31 năm Ngày nhà giáo Việt Nam tại nơi mình công tác. Tôi sợ chính mình đã góp phần làm nhòe đi ý nghĩa của từ “cao quý” trong giáo dục. Nhưng tôi lại thấy buồn vì những điều chứng kiến và trải qua tại nơi này...

Đi dạy hơn 10 năm, ngày tôi mới ra trường, ngôi trường này còn nghèo, ở một xã vùng sâu của huyện, cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhiều thiếu thốn, học sinh vào dịp 20-11 rất nhiều em mang hoa hồng nhựa tặng thầy cô. Xung quanh trường là cỏ, là cây dại mà đôi khi cao hơn nửa người, nhưng ngày ấy rất ấm cúng, ít ai tư lợi, ngụy tạo...

Theo thời gian và sự đầu tư của Nhà nước, của xã hội, cách đây ba năm trường đã được xây mới khang trang, rộng rãi. Lãnh đạo mới được chuyển về vào những ngày ngôi trường bắt đầu quá trình xây cất mới. Nhiều thứ đổi thay: chỉ có ở đây phòng làm việc của hiệu trưởng mới được gắn máy lạnh tươm tất. Những hạng mục “phụ” cũng được lãnh đạo tiến hành cho xây dựng, là hồ cá, non bộ, những thảm cỏ lá kim chỉ dành trồng trong các sân golf, các tảng đá cao hơn đầu người được khắc những dòng chữ theo ý tưởng của người đứng đầu đơn vị... Chi phí cho những khoản ấy là từ đóng góp của phụ huynh học sinh, con em họ thì phải ra công đào đất, san lấp mặt bằng... Các ý tưởng này được thực hiện với số tiền lên đến ngót 50 triệu đồng. Tất cả được cho là “đầu tư cho văn hóa là sự đầu tư lâu dài nhất”!

Nhìn từ ngoài đây cũng được xem là một trong số vài ngôi trường xếp vào hàng đẹp nhất tỉnh. Thế nhưng ít ai biết để góp phần vào việc tạo nên vẻ mỹ quan ấy chính là nhà giáo chúng tôi mà ngoài công việc chuyên môn, chúng tôi phải tham gia lau dọn các phòng chức năng theo phân công, hai chữ “chế tài” luôn lởn vởn trong đầu nếu không hoàn thành nhiệm vụ dọn dẹp.

Nhiều người cũng ngơ ngác hỏi nhau: Nhiệm vụ dọn, lau có phải là của giáo viên, hay đó là vai trò của tạp vụ? Tạp vụ trường tôi được “đặc cách” làm nhiệm vụ khác ngoài dọn dẹp, trà nước. Để trường không phải xấu xí vì rêu bám sau những đợt mưa dài ngày, giáo viên chúng tôi phải theo học trò chà rửa. Có hôm gần đến 20-11, lớp hạng chót thi đua tháng được giao phải làm sạch cả sân trường gần 1.000m2. Các em về nhà rất trễ, bàn tay nhăn lại vì ngâm nước quá lâu suốt mấy giờ... Ít ai biết học sinh nơi này rất vất vả vì nhiệm vụ lao động, vệ sinh mà nhà trường giao.

Ngày 20-11, một trong những biểu hiện của sự tri ân thầy cô chính là tiết mục học sinh tặng hoa cho tất cả cán bộ, giáo viên lẫn đại biểu dự lễ. Các em được huy động gần trăm, xếp hàng và theo thứ tự đứng đối diện rồi trao tận tay người nhận một nhánh hoa hồng. Trông rất trang trọng, nhưng tôi lại day dứt vì những hình thức phải có trong lễ lạt: ngay chính Bộ GD-ĐT cũng kiên quyết không nhận hoa tặng, quà tặng trong ngày quan trọng đối với ngành mình thì tại một trường vùng sâu, vùng xa học sinh còn nghèo, đi học thiếu thốn, phụ huynh 3g sáng đã phải bắt đầu công việc một ngày mới, liệu có nên “lập trình” như thế cho học sinh?

Trước quan khách dự tiệc, nhà trường tuyên dương những giáo viên đạt thành tích, có danh hiệu cao trong thi đua của năm học trước, nhiều bằng khen, giấy khen đã được phát ra trước đó, vào ngày khai giảng năm học mới, được nhà trường mượn lại để tiếp tục “trao lại” cho chính những chủ nhân của nó khi đọc tên và đề nghị họ lên sân lễ nhận thưởng. Các nhà giáo này sau khi thực hiện phần việc của mình lại nhanh chóng mang bằng khen vào bên trong trả lại ban tổ chức để tiếp tục trao cho những người còn lại. Bên dưới là những tràng pháo tay nồng nhiệt của người dự khán, còn “người trong cuộc” thì thấy ngài ngại. Và những ai thấy “ngại” chính là những người thầy từng dạy học trò phải biết trung thực, đừng sống giả dối. Họ rất biết là bằng khen họ nhận tại buổi lễ này đang “đánh lừa” học sinh mình bên dưới...

Tự nghĩ: Ngày nhà giáo là ngày mà giáo giới ôn lại những vui buồn trong nghề, là thời khắc mỗi người chở chữ lắng mình lại hơn khi nhận về phía mình hai tiếng cao quý mà cả xã hội tôn vinh. Lẽ ra, buổi lễ sẽ khó quên hơn nếu nhà trường không quá chú trọng hình thức.

A. Q.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Sách đồng dao thế này ư ?

http://trannhuong.com/Uploads/2/2013/11/Sach%20mythuat.jpg
TNc: NXB Mỹ thuật cả gan dám làm việc vô lối này mà các anh tuyên giáo, quản lý xuất bản, các vị hội đồng nọ kia tai mắt để đâu rồi nhỉ. Có lẽ các bác chăm chăm soi thằng "diễn biến", "thù địch" mà chả để ý đến chăng ?

Đến như lũ phản động muốn phá hoại chế độ, bôi nhọ chế độ cũng không dám nghĩ và viết ra những lời gọi là đồng dao như thế.
Quái đản làm sao đây lại là ấn phẩm của NXB Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).
Cuốn sách được mang tên: SÁCH ĐỒNG DAO CHO TRẺ CON.

Những ai biên soạn sách này, với cái kiểu đồng dao bệnh hoạn,vô văn hóa, vô học, tiêm thuốc độc vào trẻ thơ là ai? Và ai đã đồng lõa?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

.
http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Education%20funny/569629.jpg

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Giao%20duc%20VDT/00a_zps90e4e7e1.jpg

http://i739.photobucket.com/albums/xx31/vodanhthi_photos/Funny%20stuff/Education%20funny/954756_10151524994802307_1529762635_n_zps9f907e5f.jpg
.
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

BÀI HỌC VỀ THỨ KHÔNG MUA ĐƯỢC BẰNG TIỀN

Có một người rất keo kiệt, lúc nào cũng chắt bóp chẳng dám ăn tiêu gì. Tích cóp cả đời, anh ta để dành được cả một gia tài lớn.
Không ngờ một ngày, Thần Chết đột nhiên xuất hiện đòi đưa anh ta đi. Lúc này anh ta mới nhận ra mình chưa kịp hưởng thụ chút gì từ số tiền kia.
Anh ta bèn nài nỉ:
- Tôi chia một phần ba tài sản của tôi cho Ngài, chỉ cần cho tôi sống thêm một năm thôi.
- Không được.
– Thần Chết lắc đầu.
- Vậy tôi đưa Ngài một nửa. Ngài cho tôi nửa năm nữa, được không?
– Anh ta tiếp tục van xin.
- Không được.
– Thần Chết vẫn không đồng ý.

Anh ta vội nói:
- Vậy… tôi xin giao hết của cải cho Ngài. Ngài cho tôi một ngày thôi, được không?
- Không được.
– Thần Chết vừa nói, vừa giơ cao chiếc lưỡi hái trên tay.

Người đàn ông tuyệt vọng cầu xin Thần Chết lần cuối cùng:
- Thế thì Ngài cho tôi một phút để viết chúc thư vậy.
Lần này, Thần Chết gật đầu.
Anh run rẩy viết một dòng:
- Xin hãy ghi nhớ: “Bao nhiều tiền bạc cũng không mua nổi một ngày”.

Hãy sống vui, sống khỏe, sống có ích bạn nhé
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thái Thanh Tâm đã viết:
Sách đồng dao thế này ư ?

http://trannhuong.com/Uploads/2/2013/11/Sach%20mythuat.jpg
TNc: NXB Mỹ thuật cả gan dám làm việc vô lối này mà các anh tuyên giáo, quản lý xuất bản, các vị hội đồng nọ kia tai mắt để đâu rồi nhỉ. Có lẽ các bác chăm chăm soi thằng "diễn biến", "thù địch" mà chả để ý đến chăng ?

Đến như lũ phản động muốn phá hoại chế độ, bôi nhọ chế độ cũng không dám nghĩ và viết ra những lời gọi là đồng dao như thế.
Quái đản làm sao đây lại là ấn phẩm của NXB Mỹ thuật ấn hành năm 2012 (số đăng ký KHXB: QĐ.87-2011/CXB/36-04/MT ngày 12.10.2011).
Cuốn sách được mang tên: SÁCH ĐỒNG DAO CHO TRẺ CON.

Những ai biên soạn sách này, với cái kiểu đồng dao bệnh hoạn,vô văn hóa, vô học, tiêm thuốc độc vào trẻ thơ là ai? Và ai đã đồng lõa?
Nói nhiều, nghĩ nhiều rụng tóc bác TT Tâm à, hiện nó là như thế.

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối