Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] ... ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Hồ Chí Minh: NHÀ CHÍNH TRỊ và CON NGƯỜI viết hoa

Bài đăng trên Thanh Niên 19/05/2012 3:22

Nhân dịp kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông E.Glazunov, Chủ tịch danh dự Hội hữu nghị Nga - Việt, đã có bài viết riêng cho Thanh Niên nêu rõ những phẩm chất cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là tấm gương đạo đức của Người. Báo Thanh Niên trân trọng giới thiệu dưới đây.

... Hồ Chí Minh là một con người thông thái, nhà văn hóa lớn, có một sức hút cá nhân đặc biệt, luôn ủng hộ tinh thần tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân. Sự chú ý và thân mật với người đối thoại luôn tạo ra một không khí thoải mái và thân thiện cho những người tiếp xúc với Người. Tôi nhớ đến một nhận xét thú vị của Hồ Chí Minh trong buổi tiếp nhà du hành vũ trụ anh hùng Liên Xô Gherman Titov, khi ông đến thăm Việt Nam năm 1962. Khi chào mừng Titov và đánh giá cao chuyến bay vào vũ trụ lịch sử của ông, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam và trong cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, chúng ta phải học tập những phẩm chất cao đẹp của đồng chí Titov, vốn hiểu biết sâu rộng, lòng dũng cảm, tính khiêm tốn và ý chí sắt đá vượt qua mọi khó khăn và trở ngại để hoàn thành nhiệm vụ được giao”. (Báo Nhân dân 22.1.1962). Nói một cách khác, Hồ Chủ tịch đã vận dụng trường hợp cụ thể này để nói với nhân dân, trước hết là với thế hệ trẻ phải giáo dục trong mình những phẩm chất tốt đẹp đó.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/MinhNguyet/thang5/HoChiMinh2.jpg
Ông E.Glazunov (bìa phải) thăm nhà sàn...



Và hôm nay một lần nữa tôi lại muốn nhắc lại rằng cuộc đời của Người là một tấm gương sáng chói về phục vụ nhân dân của mình. Người sinh ra giữa lúc việc giải phóng nhân dân khỏi ách áp bức của thực dân vẫn còn là một giấc mơ xa vời, và khi Người mất thì rất nhiều nước thuộc địa cũ đã giành được độc lập dân tộc và đi trên con đuờng tự chủ về chính trị…

Nhà thơ Xô Viết nổi tiếng Konstantin Simonov, người có quen biết với Hồ Chí Minh, đã viết vào năm 1979: “Bản thân trong con người của Hồ Chí Minh đã chứa đựng chất thơ. Người đồng thời là lãnh tụ của nhân dân mình, nhà cách mạng quốc tế kiên định, con người của lý thuyết và hành động, nhà chiến lược và chiến thuật trong chiến tranh, một con người có kiến thức sâu rộng, Người không chỉ biết nhiều thứ tiếng mà còn viết những tác phẩm bằng nhiều thứ tiếng, nhưng đồng thời với tất cả những điều trên, trong tiềm thức của nhân dân Việt Nam, Người vẫn là “Bác Hồ”, một ông già thông thái, sống đâu đó ngay bên cạnh mình, một con người có khả năng hiểu được một cách dễ dàng nhân dân mình, dù đó là người nhiều tuổi, thanh niên, phụ nữ hay trẻ em” (Hồ Chí Minh, Tuyển tập thơ, Moscow 1985, trang 5). Không thể nói về Người hay hơn thế.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/MinhNguyet/thang5/HoChiMinh3.jpg
...và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - Ảnh do tác giả cung cấp



Một người Việt Nam quen biết với tôi nói rằng, trong mỗi một con người tồn tại hai sự khởi đầu luôn đứng cạnh nhau, luôn song hành một cuộc đấu tranh với nhau - đó là cái thiện và cái ác. Mỗi một người cần phải thường xuyên duy trì cảnh giác, giữ cho tâm hồn mình trong sạch, đánh giá đúng những hành động của mình, không để cho cái ác trong con người mình thắng cái thiện. Nếu theo cách suy luận như vậy thì có thể nói rằng Hồ Chí Minh là một ví dụ sáng chói về việc Người luôn luôn nghiêm khắc với bản thân mình. Người luôn luôn khiêm tốn trong cuộc sống riêng tư của mình, với các đồng chí của mình và người khác nói chung.

Nhà báo Pháp nổi tiếng Leo Figer, khi đánh giá những phẩm chất tuyệt vời của Hồ Chí Minh như một nhà hoạt động chính trị và một con người hiểu biết rộng, đã viết: “Hồ Chí Minh bằng uy tín của mình dựa trên nền tảng đạo đức và văn hóa cao đã góp phần củng cố sự đoàn kết dân tộc, đồng thời nhà yêu nước nhiệt thành. Hồ Chí Minh còn là một chiến sĩ quốc tế cộng sản kiên định”. (Hồi ức về Hồ Chí Minh, Hà Nội 1980).

Mỗi một dân tộc đều có những cá nhân, những người để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử của dân tộc đó. Nếu như dấu ấn này dẫn dắt nhân dân, đất nước đến tiến bộ, đến cuộc sống tốt đẹp hơn thì tên tuổi của con người này sẽ mãi mãi trường tồn trong trí nhớ của nhân dân. Những con người như thế thường hội tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc mình. Hồ Chí Minh nằm trong số những con người như thế. Hồ Chí Minh đã có công lao to lớn trong việc củng cố uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Người là chiến sĩ nhiệt thành trong sự nghiệp chống chủ nghĩa đế quốc và thực dân, chống chiến tranh và chống quân xâm lược. Tính khiêm tốn, cần cù, tính nhân văn sâu sắc, giản dị gần gũi với nhân dân - tất cả những phẩm chất này được kết hợp hài hòa trong tính cách, trong con người Hồ Chí Minh. Nhiều người đã nhận thấy điểm đặc biệt trong tư duy Hồ Chí Minh: Người luôn luôn tìm ra được những điểm mạnh, điểm tích cực của con người, hiện tượng, tình thế để mở ra con đường phát triển, hướng tới tương lai. Tên tuổi của Hồ Chí Minh gắn liền với tất cả những thành tựu của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thực dân, trong kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Chúng ta nhận thấy điểm quan trọng là Hồ Chí Minh luôn coi việc giáo dục thế hệ trẻ đạo đức cách mạng luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chính trị - tư tưởng của Đảng. Những tư tưởng của Người cho đến ngày hôm nay vẫn là ngôi sao sáng dẫn đường của Đảng Cộng sản Việt Nam, và những thành tựu của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội ngày hôm nay - chính là hiện thực hóa vào cuộc sống di chúc của Hồ Chí Minh - Người luôn mong mỏi nhìn thấy đất nước mình được độc lập và phồn vinh, chiếm vị trí xứng đáng trên trường quốc tế.

Một con người vĩ đại trong sự giản dị của mình và thật giản dị trong tầm vóc lớn lao, Hồ Chí Minh mãi mãi khắc sâu trong ký ức của những người đã từng biết đến Người như một CON NGƯỜI và NHÀ CHÍNH TRỊ được viết bằng chữ hoa.

Để kết thúc bài viết của mình, tôi chúc những độc giả trẻ của báo, những người mong muốn hiểu biết lịch sử đất nước mình, hãy thường xuyên hơn đọc những bài báo, lời phát biểu của Hồ Chí Minh. Mặc dù những tư liệu đó liên quan đến công việc và những sự kiện của những năm tháng rất xa, nhưng nếu các bạn đọc kỹ và tư duy sâu nội dung những tư liệu đó thì nó sẽ rất hữu ích cho công việc hiện nay của các bạn.

E.Glazunov

Ông E.Glazunov sinh ngày 4.4.1931 ở Altaisky (Nga), từng công tác tại Ban Đối ngoại T.Ư Đảng (Đảng Cộng sản Liên Xô). Ông gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu vào năm 1962 và có nhiều lần trực tiếp hoặc gián tiếp được tiếp xúc, làm việc với Bác trong những năm sau đó. Hơn nửa thế kỷ gắn bó với Việt Nam, với Chủ tịch Hồ Chí Minh và các cộng sự của Người, ông Glazunov đã lưu giữ lại nhiều hình ảnh, tư liệu quý về Bác, về đất nước và con người Việt Nam và đã trao tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh vào cuối năm 2011.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Sai phạm vẫn được bổ nhiệm làm cục trưởng

Bài đăng trên Thanh Niên 20/05/2012 3:38

Tổng công ty hàng hải (Vinalines) dưới thời ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐTV Vinalines hoạt động thua lỗ, kém hiệu quả, thất thoát vốn nhà nước, nhưng cơ quan chủ quản là Bộ GTVT lại có quyết định bổ nhiệm ông này lên làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN.

http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/HNam/11/Cong_bo_quyet_dinh.jpg
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (phải) tại lễ công bố
quyết định bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN - nguồn: Cục Hàng hải VN



Ngày 7.9.2011, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý và sử dụng vốn, tài sản tại Vinalines. Thời hạn thanh tra là 75 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra tại đơn vị. Thời kỳ thanh tra bắt đầu từ 1.1.2007 đến 31.12.2010 đối với hoạt động đầu tư dài hạn. Quyết định thanh tra được đưa ra sau khi Vinalines lần đầu tiên công bố con số lỗ 660 tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2011 (trong đó số lỗ của các đơn vị thuộc Vinalines là 507 tỉ đồng, riêng 5 đơn vị chuyển từ Vinashin sang lỗ 153 tỉ đồng).

Trao đổi với Thanh Niên, một cán bộ lãnh đạo của Vinalines cho biết, trong quá trình thanh tra và khi đưa ra kết luận, Thanh tra Chính phủ cũng đã làm việc với Vinalines và đơn vị này đã có những giải trình về kết luận thanh tra. Tuy nhiên, đầu tháng 2.2012, tức gần 2 tháng sau khi quy trình thanh tra kết thúc, ông Dương Chí Dũng sau khi có quyết định thôi chức Chủ tịch HĐTV, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã bổ nhiệm ông Dũng làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN. Như vậy, thời điểm ông Dũng được bổ nhiệm lên làm lãnh đạo một cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, thông qua kiến nghị và quá trình thanh tra của Thanh tra Chính phủ, đơn vị chủ quản là Bộ GTVT đã có các thông tin về những sai phạm của ông Dũng trong quá trình lãnh đạo tại Vinalines. Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà Bộ trưởng Bộ GTVT vẫn bổ nhiệm ông Dũng giữ chức vụ đứng đầu một ngành?

Đáng lưu ý, không chỉ riêng ông Dương Chí Dũng, ông Mai Văn Phúc, nguyên Tổng giám đốc Vinalines - người cũng chịu trách nhiệm chính trong các sai phạm về mua, bán, cho thuê đội tàu, đầu tư cảng, đầu tư tài chính dài hạn..., sau khi “hạ cánh” khỏi Vinalines đã được điều chuyển về làm trợ lý cho ông Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng GTVT nhiệm kỳ 2006-2010, sau đó được bổ nhiệm làm Vụ phó Vụ Vận tải, Bộ GTVT.

Trong khi đó, ở một diễn biến khác, ông Đào Văn Hưng, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) đầu tháng 2.2012 đã phải nhận quyết định miễn nhiệm chức vụ do công tác điều hành yếu. Thời gian ông Đào Văn Hưng giữ chức vụ tại tập đoàn, hoạt động của EVN trong nhiều lĩnh vực chưa thực sự hiệu quả. Một trong những ví dụ là yếu kém trong việc kinh doanh, sản xuất của EVN Telecom. Quyết định này được đưa ra sau khi Kiểm toán Nhà nước công bố kết quả kiểm toán báo cáo tài chính năm 2010 của EVN, cho thấy nhiều dấu hiệu sai phạm, lãng phí trong công tác quản lý, thiếu hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn tài sản của nhà nước.

Theo quyết định của Chính phủ, ông Đào Văn Hưng tạm thời chưa được bổ nhiệm vào vị trí công tác khác (tại Bộ Công thương - PV), mà phải chờ kết luận kiểm điểm trách nhiệm cụ thể từ phía EVN và Bộ Công thương, thực hiện theo đúng các quy định của Đảng và Chính phủ.

Khó hiểu!

Theo điều kiện bổ nhiệm, trình tự bổ nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo được quy định tại điều 6, điều 7 Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ công chức lãnh đạo (ban hành kèm theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg) ngày 19.2.2004 của Thủ tướng Chính phủ. Người được bổ nhiệm phải đạt tiêu chuẩn chung, không bị thi hành kỷ luật từ hình thức khiển trách đến cách chức. Với nguồn nhân sự từ nơi khác, tập thể lãnh đạo cơ quan phải lấy ý kiến, tìm hiểu và xác minh lý lịch...

Bà Lê Thị Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, theo quy trình bổ nhiệm cán bộ, khi bổ nhiệm một chức vụ mới, khâu thẩm tra lý lịch, kiểm điểm nhận xét quá trình công tác là điều phải làm. Việc bổ nhiệm cán bộ cấp Cục thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ, mà ở đây là Bộ trưởng Bộ GTVT. Theo bà Thu Ba, việc bổ nhiệm cán bộ với ông Dương Chí Dũng trong thời điểm Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc và phát hiện nhiều sai phạm liên quan tới điều hành, lãnh đạo của ông Dương Chí Dũng là “không nên và khó hiểu”.

Bày tỏ nỗi buồn khi đọc tin “khởi tố Cục trưởng Cục Hàng hải VN”, ông Chu Quang Thứ, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải VN cho rằng, tổ chức cán bộ phải biết rõ quá trình hoạt động dưới cương vị quản lý của ông Dương Chí Dũng cũng như ông Mai Văn Phúc, nếu biết rõ những sai phạm trong quá trình này thì phải dừng khâu bổ nhiệm. Theo ông Thứ, Cục Hàng hải VN là bộ mặt quốc gia về hàng hải. Tuy nhiên, việc điều động cán bộ không hợp lý đã dẫn tới kết quả khởi tố, lệnh bắt giam ông Dương Chí Dũng khi đang đương nhiệm vị trí Cục trưởng Cục Hàng hải VN. “Dù tội danh khởi tố, bắt tạm giam ông Dũng xuất phát từ những sai phạm trong quá trình lãnh đạo Vinalines, nhưng hình ảnh của Cục Hàng hải VN, một cơ quan nhà nước quản lý về hàng hải đã ít nhiều bị ảnh hưởng”, ông Thứ nói.  

Phát lệnh truy nã ông Dương Chí Dũng

Hôm qua 19.5, Cơ quan cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với bị can Dương Chí Dũng (55 tuổi, ngụ ở Q.Đống Đa, TP.Hà Nội), nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), Cục trưởng Cục Hàng hải VN (bị đình chỉ công tác ngày 18.5).

Trước đó, ông Dũng bị khởi tố về hành vi “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, thời điểm Bộ Công an tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh khám xét, bắt tạm giam thì ông Dương Chí Dũng không có mặt tại nhà cũng như nơi làm việc. Cục Hàng Hải cũng xác định ngày 18.5, ông Dũng đã không đến cơ quan và cũng không có kế hoạch đi công tác đột xuất.

Ông Dương Chí Dũng được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc Vinalines từ tháng 8.2005. Cuối năm 2006, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐQT Vinalines. Đến tháng 7.2011, ông được bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch HĐTV Vinalines và đến đầu tháng 2 năm nay thì thôi chức này để chuyển sang giữ chức Cục trưởng Cục Hàng hải.

Thái Uyên

Đầu tư lãng phí

Một trong những sai phạm lớn của ông Dương Chí Dũng thời ở Vinalines là quyết định mua ụ nổi No83M thuộc dự án đầu tư nhà máy sửa chữa tàu Vinalines phía Nam.

Theo đề nghị của Vinalines, Thủ tướng Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho phép Vinalines triển khai lập dự án đầu tư xây dựng một nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam (bằng nguồn vốn tự huy động) theo đúng các quy định hiện hành, giao Bộ GTVT cập nhật dự án trên vào quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, đến nay chưa có văn bản nào quyết định bổ sung xây dựng nhà máy vào quy hoạch phát triển tổng thể ngành công nghiệp tàu thủy theo Quyết định số 1055/QĐ-TTg ngày 11.11.2002 của Thủ tướng Chính phủ (về quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy VN đến năm 2010).

Việc mua ụ nổi No83M của Vinalines có dấu hiệu làm trái quy định pháp luật về đầu tư gây lãng phí vốn đầu tư phát sinh đến 30.4.2010 là 489,6 tỉ đồng đã được Báo Thanh Niên phản ánh trong các số báo trước. Như vậy, trong quá trình phải tiến hành cập nhật dự án trên vào quy hoạch ngành, Bộ GTVT không thể không biết những sai phạm liên quan đến dự án.

Vũ Vân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Năm... an toàn...!

Bài đăng trên Tầm Nhìn Thứ bảy, 19/5/2012 17:02 GMT+7

(Tamnhin.net) - Vụ tai nạn giao thông thảm khốc vừa xảy ra khi chiếc xe khách 50 chỗ ngồi trên đường từ Đắc Lắc xuống TP Hồ Chí Minh đã đâm xuống sông Sêrêpôk từ độ cao 18 mét làm 34 người chết và 21 người bị thương đang gây chấn động dư luận, gây nên nỗi đau thương không những cho những người thân của các nạn nhân.

http://tamnhin.net/Uploaded/thanhlongtn/Images/2012/thang%205-2012/2/xe-khach-tai-nan.jpg



Anh bạn tôi đau đớn kêu lên:

Ôi năm an... toàn...!

Ấy là anh muốn nói năm 2012 được lấy làm năm an toàn giao thông! Có lẽ  mấy năm gần đây chưa có vụ tai nạn giao đường bộ nào thảm khốc hơn, kinh hoàng hơn, số người bị thương và tử nạn nhiều hơn…vụ này.

Thật đau lòng.

Cách đây chưa lâu, anh bạn tôi phấn khởi gọi điện cho bạn bè rủ nhau đi du lịch Bắc Nam vì nghĩ năm nay đi đường sẽ an toàn hơn, ai mà ngờ được!

Chỉ mấy tháng  đầu năm, nào ra quân, rút quân, lại ra quân, hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, hết đổi giờ làm, sang đổi giờ học, đề xuất thu phí đường bộ, đường... bao nhiêu tuyên bố gây sốc trên công luận về năm an toàn, cho nên ai cũng nghĩ, năm nay an toàn thật, đường thông thoáng thật, không còn ùn tắc giao thông thật, tai nạn giao thông thủy bộ giảm đi, ít đi... Ấy vậy mà báo chí vẫn cứ đưa hàng ngày ùn tắc chổ này, tai nạn chổ khác... liên miên…

Theo thống kể, mỗi năm ở Việt Nam số người chết vì tai nạn giao thông là trên một vạn người (Hơn 11 ngàn người). Thật đau lòng và cũng thật kinh hoàng vì số người chết và bị thương cao hơn cả một cuộc chiến tranh đang xảy ra hiện nay ở một số nước trên thế giới!

Đường vừa làm xong đã hỏng. Cầu vừa sửa xong đã hư. Chỉ một đoạn đường quốc lộ mấy chục mét chiều dài mà ổ trâu, ổ voi... làm người đi qua khốn khổ vẫn cứ tồn tại năm này qua năm khác ở ngay ngoại thành Hà Nội...

Thế mà nhiều năm nay, ở cái Bộ, cái nghành chịu trách nghiệm an toàn này chẳng ai làm sao cả!

Đúng là an... toàn!

Cho nên anh bạn tôi mới kêu lên: Thôi, ta chọn cái năm không an toàn mà đi du lịch có khi lại an toàn... hơn!

Ôi! năm an... toàn!


Hà Xuân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

... cho nên ai cũng nghĩ, năm nay an toàn thật, đường thông thoáng thật, không còn ùn tắc giao thông thật, tai nạn giao thông thủy bộ giảm đi, ít đi... Ấy vậy mà báo chí vẫn cứ đưa hàng ngày ùn tắc chổ này, tai nạn chổ khác... liên miên…

Hà Xuân

Nếu ai cũng nghĩ như Hà Xuân thì tại nạn càng ngày càng nhiều hơn.(TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

chao chang

http://vn.news.yahoo.com/...1-t%C3%A1c-045900006.html

" KHÔNG THỂ ĐỂ TRUNG QUỐC TƯ TUNG TƯ TÁC TRÊN BIỂN ĐÔNG "


VnExpress.netVnExpress.net – Thứ tư, ngày 16 tháng năm năm 2012

  
http://i1099.photobucket.com/albums/g381/anton_hoa7x/THUONGNGH.jpg   

Thượng nghị sĩ John McCain phát biểu trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm 20/1. Ảnh: Phan Lê


Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain tuyên bố Washington ủng hộ các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc tại Biển Đông.
Phát biểu tại cuộc hội thảo của Viện Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, Thượng nghị sĩ McCain cho rằng Mỹ cần bảo đảm Trung Quốc không thể "muốn làm gì thì làm" trong lúc các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại, TTXVN cho hay. Ông nhấn mạnh Washington cần phải ủng hộ các nước đối tác trong ASEAN, để họ có thể hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương nhằm giải quyết các vụ tranh chấp một cách hòa bình.

Tuyên bố của nghị sĩ đảng Cộng hòa Mỹ được đưa ra trong lúc tình hình căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines tiếp diễn ở bãi đá . Từ ngày 8/4 đến nay, tàu của hai nước liên tục hoạt động tại khu vực này. Cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền với bãi đá này, đồng thời không có dấu hiệu nhượng bộ.

Trrước đó trong chuyến thăm Việt Nam hồi đầu năm nay, ông McCain và Thượng nghị sĩ Joseph Lieberman cũng nói tới vấn đề Biển Đông. "Đang có căng thẳng gia tăng với Trung Quốc liên quan tới vấn đề Biển Đông và những vấn đề khác, nhưng chúng tôi cho rằng phương pháp tiếp cận đa phương với Trung Quốc, cũng như là việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam sẽ giúp giải quyết những vấn đề này", Thượng nghị sĩ McCain phát biểu mở đầu buổi họp báo tại Hà Nội tối 20/1.

Thượng nghị sĩ Lieberman thì cho rằng Việt Nam và Mỹ rõ ràng có những mối quan ngại chung về việc Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông. "Đây là điều không chấp nhận được đối với cả Việt Nam và Mỹ", Thượng nghị sĩ Lieberman khẳng định. "Ở một khía cạnh nào đó, chúng tôi là đồng minh của Việt Nam và kể cả Philippines, vì chúng tôi không chấp nhận sự khẳng định chủ quyền của một cường quốc trên Biển Đông".

Theo vị thượng nghị sĩ bang Connecticut, việc khẳng định chủ quyền phải thông qua biện pháp thương lượng hòa bình hoặc thông qua luật pháp quốc tế. "Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi với lãnh đạo Việt Nam, chúng tôi thấy họ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò lãnh đạo của khối ASEAN", ông Lieberman nói.

Trong diễn biến mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị hôm qua tiếp tục phản đối lệnh cấm đánh bắt cá mà Trung Quốc đơn phương áp đặt tại Biển Đông trong hai tháng rưỡi (từ 16/5 tới 1/8). “Lập trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/01/2012. Việt Nam phản đối quyết định đơn phương này của Trung Quốc và coi quyết định này là không có giá trị”, ông Nghị nêu rõ.

Phan Lê
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Tuấn Khỉ

Chỉ mong được… bình thường

Bài đăng trên Tiền Phong 08:17 | 20/05/2012

TP - Mô hình trường Thực nghiệm thực chất cũng chỉ là việc trả lại sự bình thường cho học sinh.

Nghĩa là không phải học thêm, không phân chia lớp tốt lớp thường, không tạo áp lực chạy theo điểm số thành tích, học sinh dù mới bậc tiểu học nhưng được thầy cô giáo tôn trọng ý kiến để các em được là chính con người mình, có không gian học hành, vui chơi tốt…

Toàn những điều đã thành kinh điển của mọi nền giáo dục, kể cả nền giáo dục của ta từ mấy chục năm về trước khi đất nước còn vô vàn nghèo khó, lạc hậu.

Nhưng điều tưởng đơn giản ấy lại trở nên bất thường, thậm chí phi thường, trở thành mơ ước của nhiều người trong cuộc sống đang quá thiếu sự bình thường như hiện nay.

Vụ chiếc xe khách ở Đắk Lắk chất người quá tải, húc bay thành cầu lao xuống sông khiến 36 người thiệt mạng cùng lúc, trong đó có cả hai tài xế rõ ràng quá không bình thường.

Phải chạy với một tốc độ bất thường với một tâm lý không bình thường của người điều khiển, mới tạo được một sức công phá khủng khiếp đến như vậy.

Đem lại bao nhiêu cái chết bất thường cho người vô tội, với nỗi đau đớn không thể nào trở lại bình thường cho bao nhiêu gia đình, mẹ già con thơ. Trong khi ai cũng muốn, thậm chí khát khao mỗi khi lên xe là được “đi đến nơi về đến chốn” một cách bình thường.

Cháy xe liên tục, nhưng phải luần quần mãi mới chịu hướng việc điều tra vào nghi can xăng rởm. Nghiên cứu và kết luận liên quan đến xăng lại do một nhóm các nhà nghiên cứu của một trường đại học đứng ra, trong khi các cơ quan chức năng của nhà nước ngoài cuộc.

Một ông Bí thư tỉnh ủy đứng ra giải quyết ổn thỏa vụ kiện cáo đất đai của dân được báo chí và cộng đồng mạng hoan hô. Trong khi lẽ ra đó phải là chuyện rất bình thường với mọi cấp địa phương, chính quyền biết lấy an dân làm gốc, dập tắt những xáo trộn bất ổn cho xã hội.

Đương nhiên chuyện chấp nhận “thua dân” phải dựa trên cơ sở luật pháp và các quy định, chứ không phải chỉ nhằm mị dân. Nhưng trên thực tế, kể cả đã sai, nhiều nơi vẫn cố tình “thua đủ” với dân.

Chẳng ai muốn cái ác, cái xấu trở thành “chuyện bình thường” như trong xã hội hiện nay. Nhưng nhiều khi chính sự “bất thường”, thậm chí cong queo trong việc thực thi luật pháp ở không ít vụ việc, đã khiến tội ác, tội phạm “nhờn thuốc”, ngang nhiên sinh sôi nảy nở.

Chợt liên tưởng tới những “thần đồng” mới có mấy tuổi đã viết những cuốn sách dày cộp, đã vẽ tranh siêu thực rất đỉnh. Lại có cô bé mang năng lượng kỳ bí đốt cháy mọi thứ xung quanh.

Có “lạ” thật không? Lạ chứ ! Đó đem lại thêm hương vị mới cho đời sống, dù khoa học chưa thể giải thích cặn kẽ. Thời đại nào cũng có những hiện tượng như vậy.

Nhưng có thứ bệnh lạ đang tấn công người dân miền tây Quảng Ngãi, thì chỉ bởi cung cách xử lý không bình thường của ngành y tế với bệnh, khiến nó trở nên “lạ” mà thôi.

Trí Quân
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Khi điều bất thường trở thành chủ đạo thì điều bình thường trở thành một giấc mơ sa sỉ.(TTT)
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

TS Nguyễn Đức Thành, giám đốc trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR

Tự do – quyền năng của cuộc sống thị trường



SGTT.VN - Sinh năm 1977, là thành viên trẻ nhất trong nhóm chuyên gia kinh tế cấp cao của Chính phủ, báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2012 “Từ bình ổn vĩ mô đến cải cách cơ cấu” mà anh là đồng tác giả đã đưa ra những đề xuất cụ thể thúc đẩy cải cách nền kinh tế một cách mạnh mẽ, quyết tâm hướng đến một nền kinh tế thị trường đích thực.

http://sgtt.vn/ImageHandler.ashx?ImageID=173437
1999: tốt nghiệp đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành tài chính, ngân hàng. 2001: hoàn thành chương trình cao học kinh tế phát triển liên kết giữa Việt Nam và Hà Lan. 2007: nghiên cứu viên cao cấp nhóm Tư vấn chính sách – bộ Tài chính. 2008: nhận bằng tiến sĩ kinh tế phát triển tại viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS). Lĩnh vực nghiên cứu: lý thuyết kinh tế vĩ mô, kinh tế phát triển, kinh tế học về chảy máu chất xám và dịch chuyển lao động, mô hình cân bằng tổng thể. Giảng viên môn lý thuyết kinh tế và kinh tế vĩ mô tại đại học Kinh tế (ĐHQG Hà Nội) và đại học Kinh tế quốc dân. Thành viên hiệp hội Kinh tế Đông Á (EAEA).



Nghiên cứu sâu về chủ nghĩa tự do (kinh tế) theo hướng kinh tế học, kết hợp với những trải nghiệm của chính mình về một đất nước đang chuyển mình, anh chiêm nghiệm được điều gì?

Lịch sử tiến hoá lâu dài của loài người ở khắp mọi nơi đều đi theo chiều hướng làm cho sự tự chủ động trong đời sống mỗi cá thể ngày càng dễ dàng và khả thi hơn. Rõ ràng trong sâu thẳm cá thể mỗi con người, dù ở bất cứ thời đại nào, đều mong muốn đạt được sự tự do cá nhân, mà chúng ta có thể nhận thấy thông qua sự biểu hiện đa dạng của triết học, tôn giáo, nghệ thuật hay văn hoá dân gian.

Tôi nghĩ tiến trình phát triển và hiện đại hoá của Việt Nam cũng không nằm ngoài khuynh hướng chung này. Tuy nhiên, Việt Nam có nhiều điểm cá biệt của một nước nhỏ, chịu ảnh hưởng, có lúc mềm mại có khi bạo tàn, từ những nền văn hoá lớn khác, nên tiến trình tự do hoá đôi khi lại đi theo đường vòng. Ý tôi là, người Việt vốn xuất phát từ một dân tộc rất tôn trọng tự do cá nhân, và có một đời sống vật chất cũng như tâm hồn rất phóng khoáng, nhưng trong quá trình tồn tại đã bị áp đặt nhiều tư tưởng từ bên ngoài khiến sự tự do bị đẩy sâu xuống phía dưới, đôi khi ra khỏi đời sống chính thức của họ (nhưng không bao giờ mất đi), và họ buộc phải sống trong một thế giới với nhiều định kiến, ràng buộc, trong tâm lý cũng như trong cách tổ chức xã hội. Chẳng hạn ý thức hệ Nho giáo và gần đây là hệ quan điểm chủ nghĩa xã hội thô sơ về kế hoạch hoá tập trung, đều là những áp đặt mới, tương đối xa lạ với người Việt chúng ta. Đặc điểm của những hệ thống này là có khuynh hướng thủ tiêu tự do cá nhân, đề cao một nhà nước bao bọc toàn bộ cuộc sống cho các cá thể. Bây giờ nhờ kinh tế thị trường, những nền tảng của sự tự do này đang dần được bồi đắp lại. Nhưng cái tư duy dựa dẫm vào nhà nước, tập thể luôn còn ở khắp nơi. Thêm vào đó, khi kinh tế thị trường và tư duy nhà nước còn đang lẫn lộn vào nhau, các giá trị cũng chưa được thiết lập dứt khoát hoặc hiểu cho đúng, dẫn đến nhiều bất cập từ hành vi đạo đức tới hoạt động kinh tế và quyền tài sản, nhiều điều nhức nhối trong xã hội.

Khi quá đề cao cái tôi, quyền của cá nhân, quyền tư hữu tài sản, thị trường tự do trao đổi và tất cả những hệ quả của nó… con người liệu có đánh mất lòng vị tha?

Tôi nghĩ rằng quyền của cá nhân, mà một biểu hiện mang tính nền tảng là quyền tư hữu tài sản và quyền tự do trao đổi, là cơ sở để cho phép con người có điều kiện vật chất nhằm nuôi dưỡng một tâm hồn lương thiện. Đó hẳn là điều kiện để mỗi cá nhân trưởng thành có được một không gian riêng nhằm tự suy nghiệm về bản thân, và lắng nghe những rung động thực sự trong lòng mình, là cái “lương tri” mà triết gia Vương Dương Minh ngày xưa hay nhắc tới. Khi nghe theo những rung động trong lòng mình, người ta mới hành động vị tha một cách dứt khoát được, nếu không chỉ là hành động theo hình thức, để đẹp lòng tập thể nhằm mưu cầu một việc khác. Tôi tin chắc xã hội càng thịnh vượng và tự do thì phần đông con người sẽ càng tốt đẹp hơn. Như một số nhà tư tưởng đã chỉ ra, thị trường tự do tạo ra “bàn tay vô hình” để dẫn dắt hành động những con người duy lý và vị kỷ thực hiện những hành động vị tha và hữu ích cho cộng đồng, thì cũng chính thị trường đó, khi tạo dựng được cơ sở vật chất ổn định cho các cá nhân, sẽ tạo ra “trái tim vô hình” để dẫn dắt con người sống cuộc sống biết thương xót và vị tha, nhằm thoả mãn cái “lương tri” sâu thẳm trong họ. Nhưng nếu chúng ta thất bại trong việc tạo ra một đời sống kinh tế thịnh vượng và ổn định về các quyền căn bản của cá nhân, thì “lương tri” ấy sẽ luôn bị che lấp bởi cái hỗn độn hàng ngày của một xã hội mất trật tự và bản năng tự vệ phải căng ra nơi mỗi cá nhân.

Trong giai đoạn những bất cập từ chính sách vĩ mô đã làm tổn thương sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế, làm thế nào để có một đội ngũ chuyên gia đủ mạnh có thể tư vấn hữu ích cho Chính phủ? Từ kinh nghiệm của nhóm chuyên gia Thứ Sáu, anh nhìn nhận thế nào về tinh thần lắng nghe của người làm chính sách?

Các chuyên gia có vai trò rất quan trọng, theo đúng nghĩa của từ “chuyên gia”, chứ không như cách dùng rất dễ dãi hiện nay. Dù về trình độ chuyên môn có nhiều mức rất khó bàn, nhưng tôi thấy điều quan trọng một chuyên gia cần có là phương pháp luận nhất quán, tiếp cận vấn đề một cách khoa học và không bị chi phối bởi các động cơ cá nhân như chính trị hay quyền lực. Các chuyên gia tư vấn cho Chính phủ thì cần có thái độ và tinh thần độc lập với Chính phủ, đơn giản là để cho công việc của họ hiệu quả hơn. Hiện nay tôi thấy điều kiện để các chuyên gia, dù là đơn lẻ, gây ảnh hưởng tới xã hội là khá lớn, nhờ có bộ máy khuếch đại của truyền thông. Tuy nhiên, đích hướng tới của các chuyên gia là các nhà thực thi chính sách. Vì thế, thái độ của người làm chính sách là rất quan trọng, và có ảnh hưởng qua lại tới các chuyên gia. Nếu người làm chính sách bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, thì rõ ràng họ không muốn lắng nghe, thậm chí coi chuyên gia chỉ là kẻ phá bĩnh.

Nhóm Thứ Sáu quả là trường hợp hiếm có trong lịch sử, khi có sự mong muốn lắng nghe thực sự với quyết tâm hành động quyết liệt của người thực thi chính sách. Bài học của nhóm Thứ Sáu cho thấy khía cạnh cầu thị của người nghe rõ ràng rất quan trọng, vì nó tạo cảm hứng nhiều hơn nữa cho các chuyên gia và họ càng đóng góp được nhiều hơn. Một số thành viên trong nhóm Thứ Sáu có nói với tôi rằng, trong khi tình hình đất nước chuyển biến rất nhanh, họ phải vừa làm vừa học hỏi, và đưa ra những gợi ý tư vấn tốt nhất trong khả năng đó. Điều ấy cho thấy lúc đó chuyên môn hay sự bài bản chưa chắc đã quan trọng bậc nhất, mà chính là nhiệt huyết với một tinh thần chung vì đất nước. Tuy nhiên, tôi phải lưu ý rằng, việc như thế sẽ khó áp dụng và cũng không nên áp dụng trong bối cảnh hiện nay ở nước ta, khi sự phát triển của xã hội và thị trường đã rất đa dạng và phong phú. Số lượng chuyên gia trong các ngành, các lĩnh vực đã đông đảo hơn nhiều. Vì thế, đây là lúc cần tạo ra cơ chế xã hội để các chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia độc lập được phát huy ảnh hưởng, và sự đúng sai hay mức độ chính xác của họ được thẩm định thông qua chính cơ chế cạnh tranh trong lĩnh vực tư tưởng, quan điểm. Người làm chính sách cần biết lắng nghe và gạn lọc, tránh bị che khuất bởi những lợi ích nhóm mà họ rất dễ bị trói buộc vào.

(Còn tiếp một kỳ)

thực hiện phỏng vấn: Kim Yến
chân dung hội hoạ: Hoàng Tường
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Hoa Sơn

Tuấn Khỉ đã viết:


http://www.thanhnien.com.vn/Pictures20125/HNam/11/Cong_bo_quyet_dinh.jpg
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng chúc mừng ông Dương Chí Dũng (phải) tại lễ công bố
quyết định bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Hàng hải VN - nguồn: Cục Hàng hải VN




 
Ầm ĩ công bố bổ nhiệm
đầy tớ theo quan điểm Bác Hồ
Hình như cây chuối đang trồng ngược
Học theo gương Bác mà thế ư?
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm. Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

anh là đồng tác giả đã đưa ra những đề xuất cụ thể thúc đẩy cải cách nền kinh tế một cách mạnh mẽ, quyết tâm hướng đến một nền kinh tế thị trường đích thực.

....

Mấy cái anh lày ăn lói ninh tinh quá ! Đảng bảo nà nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN cơ mà ?
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [39] [40] [41] [42] [43] [44] [45] ... ›Trang sau »Trang cuối