Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [83] [84] [85] [86] [87] [88] [89] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 10/01/2014 15:28
Có 16 người thích
Bình Sơn đã viết:Kinh Quốc đã viết:Bình Sơn đã viết:
Hoa vàng
Trước ngõ nhà ai hoa nở vàng
Bước chân người đó vẫn thênh thang
Bể dâu xuôi ngược tình không đổi
Đường cũ giêng hai cỏ biếc tràn.
4.1.2014 - BS
Đà Lạt Em về
Dã Quỳ độ ấy nở lan tràn
Rực rỡ hoa tươi nhuốm nắng vàng
Đà Lạt em về tan nỗi nhớ
Anh quên năm tháng sống lang thang.
Kinh Quốc 8.1.14
Dã quỳ
Giấu làm sao cái sắc vàng
Rải theo ven suối thu sang gọi mời
Dã quỳ dào dạt xinh tươi
Để cho anh nhớ nụ cười môi em.
9.1.2014 - BS
Nụ cười em
Anh mong được ở gần thêm
Như Dã Quỳ quấn bên em rực màu
Nụ cười tươi thắm trao nhau
Đằm sâu hương sắc bền lâu ân tình
Kinh Quốc 10.1.14
Ngày gửi: 10/01/2014 23:39
Có 14 người thích
Kinh Quốc đã viết:Huệ Huệ đã viết:
Hoa và em
Hương hoa thoả ngát thơm lừng
Để cho ong bướm tưng bừng vo ve
Con không đậu được gièm chê
Con chen đậu được thoả thuê cõi lòng
Em nào đâu khác loài bông
Cũng là thứ để lòng vòng chê khen...
1.9.2013
Hoa và đời
Muôn hoa làm đẹp cho đời
Thiên nhiên thắm sắc đất trời có hoa
Vạn loài quấn quýt giao hòa
Thiếu hoa Trái Đất mãi là đêm đen
Tình anh trao tặng hoa em
Đời vui kết trái đắm chìm trong nhau.
Kinh Quốc 8.1.14
Anh em và hoa
Anh đã trao em những nỗi niềm
Yêu thương thì nhớ giận hờn quên
Với hoa anh lại càng yêu mến
Trân trọng tình hoa trân trọng em
Có hoa trái đất hết đêm đen
Có em đời sẽ đẹp hơn lên
Anh với em luôn luôn gắn bó
Để hương hoa thơm ngát trăm miền
10.1.2014 HHH
Ngày gửi: 11/01/2014 19:54
Có 13 người thích
Kinh Quốc đã viết:
Ghen trăng
Anh nào muốn xa em luôn
Chỉ là một lúc dỗi hờn đó thôi
Thấy em nở nụ cười tươi
Để trăng nghiêng ghé hôn đôi má hồng.
Kinh Quốc 9.1.14
Trăng hôn
Tại anh hờn giận em buồn
Để cho lệ lã chã tuôn má hồng
Trăng thương trăng mới động lòng
Ghé môi hôn để cho nồng tình trăng.
11.1.2014 MHL
Ngày gửi: 13/01/2014 07:55
Có 11 người thích
Huệ Huệ đã viết:Kinh Quốc đã viết:Huệ Huệ đã viết:
Nỗi niềm hồ thác
Hồ em nước vẫn vẹn nguyên
Thác anh xối xả tới miền vô ưu
Giọt vui sớm giọt buồn chiều
Để dòng nước bạc ít nhiều tương tư
Tình chẳng thiếu nghĩa còn dư
Chảy ròng thác đổ chẳng từ nơi sâu
Biết rồi sẽ đến nơi đâu
Nỗi niềm hồ thác mãi sầu chuyện xưa.
17.4.2013 HHH
Nỗi niềm hồ thác (Y đề)
Thác anh dựng mấy tầng chót vót
Những chờ mong giữ nước hồ em
Trời làm mưa lũ cuồng điên
Thác anh nứt vỡ trôi miền xa xăm
Hồ từ đó nước ròng cứ cạn
Đá thác xanh mưa gặm tơi bời
Hang ngầm toang hoác mấy nơi
Tình thơ cố níu cuộc đời đôi ta?
Em hồ anh thác dần xa…
Cát bùn lấp kín hồ là sông khô.
Kinh Quốc 6.1.14
Sông khô
Sông kia trong đục bốn mùa
Lở bồi ai biết nắng mưa có còn
Ngày xưa dòng nước đỏ son
Đem phù sa tạo nước non cơ đồ
Cớ sao giờ lại cạn khô
Bởi chăng đã bị cát xô sóng dìm
Để bây giờ thác lặng im
Xa rồi là bởi phận duyên bẽ bàng.
Khát khao đời sẽ sang trang
Để hồ yêu thác nước tràn sông tươi...
7.1.2014 HHH
Sông tươi
Mưa nguồn sông bớt ngậm ngùi
Cây rừng xanh giữ bùn trôi ít dần
Xuân về dòng nước thanh tân
Trăm con suối ngập tình ngầm sông em
Thác anh đá dựng chắc bền
Tình yêu non nước gắn liền nứt xưa
Hồ tràn nước ngọt sông tươi
Thác hồ gắn bó đời đời vui ca.
Kinh Quốc 13.1.14
Ngày gửi: 13/01/2014 08:33
Có 11 người thích
Mai Hoàng Liên đã viết:Kinh Quốc đã viết:
Ghen trăng
Anh nào muốn xa em luôn
Chỉ là một lúc dỗi hờn đó thôi
Thấy em nở nụ cười tươi
Để trăng nghiêng ghé hôn đôi má hồng.
Kinh Quốc 9.1.14
Trăng hôn
Tại anh hờn giận em buồn
Để cho lệ lã chã tuôn má hồng
Trăng thương trăng mới động lòng
Ghé môi hôn để cho nồng tình trăng.
11.1.2014 MHL
Chân mây
Trăng vời em giống chị Hằng
Nhớ đừng ghen kẻo trở thành bơ vơ
Khác chi Từ Thức trông chờ
Khi về cảnh cũ xa mờ chân mây.
Kinh Quốc 13.1.14
Ngày gửi: 13/01/2014 09:58
Có 11 người thích
Những ngày không em
Đất thì gần trời lại xa
Ta và em đã từng là của nhau
Thế rồi vết nứt từ đâu
Tình thơ chưa trọn. Trao câu giã từ
Hay là ta giận ghen ư?
Mà sao hình bóng mịt mờ bay xa
Chiều nay máy mắt đờ ra
Phải chăng em nhắc gọi ta lúc này
Vẳng nghe tiềng nghẹn ứ đầy
Bâng khuâng trống trải…
Những ngày không em.
Kinh Quốc 9-13.1.14
Ngày gửi: 13/01/2014 11:37
Có 11 người thích
Bình Sơn đã viết:Kinh Quốc đã viết:
Trăng tan
Ngày xưa ta đã cùng nhau
Nắm tay anh dắt qua cầu vượt sông
Bây giờ sáo bỗng sổ lồng
Bay ngang vỗ cánh tang bồng cùng ai
Quên thề cho sắc trời phai
Cho trăng tan mảnh cho ai đắng lòng
Tại người để sáo lông bông
Nên trăng xưa chẳng cầm lòng phải tan.
8.1.2014 - BSKinh Quốc viết:
Sổ lồng…
Bao giờ nước lặng sóng yên
Trăng ngân đậu mãi giữa triền rừng cây?
Bao giờ gió chẳng còn bay
Mây trời xa ghé thăm đây một lần?
Bao giờ sáo lảnh lót ngân
Sổ lồng lại hót nét xuân thuở đầu?
Ta trao nhau mối tình sâu
Mặc trăng mây gió vượt cầu qua sông
Anh không là một chiếc lồng
Giữ em đời sáo sống không có hồn
Tình sông quý nước đầu nguồn
Sổ lồng sáo nặng yêu thương trở về.
Kinh Quốc 13.1.14
Ngày gửi: 14/01/2014 07:21
Có 9 người thích
LÊ THANH LONG-Chủ nhiệm Thi đàn bình thơ Trường Xuân (Hội Đá Quý Việt Nam) viết:
Lục bát vắt dòng và lục bát chấm câu
Thơ lục bát cũng như thơ Đường luật, thơ bảy chữ, tám chữ … thường đọc ngừng lại ở cuối câu. Gần đây người ta hay dùng cụm từ “lục bát vắt dòng” để chỉ việc người ta “cắt’ lục bát thành từng đoạn và đọc “vắt” từ dòng nọ sang dòng kia. Nhưng thực chất của công việc này là “ngắt nhịp lục bát”. Hay nói cách khác là biểu diễn nhịp điệu lục bát trên mặt giấy. Việc ngắt nhịp (xuống dòng) phải đúng với nhịp điệu lục bát, chứ không ngắt, xuống dòng tùy ý được. Ngoài ra, việc ngắt nhịp này, đôi khi còn để nhấn mạnh một từ quan trọng nào đó.
Cụm từ “lục bát vắt dòng” này là do chủ quan của các nhà thơ tự đặt ra, giống như thơ tự do vắt dòng. Tức là đọc vắt từ dòng nọ sang dòng kia, chứ không dừng lại ở cuối câu. Mục đích là để gây ấn tượng thị giác, chứ không phải gây ấn tượng thính giác như đọc thơ và ngâm thơ.
Từ trước đến nay, khi đọc các loại thơ Đường luật, thơ bốn chữ, năm chữ, bảy chữ, tám chữ, lục bát… người ta thường dừng lại ở cuối câu. Nhưng gần đây xuất hiện một loại lục bát chấm câu. Mà khi đọc người ta đọc và nghỉ ở dấu chấm câu. Tạm gọi là “lục bát chấm câu” và đọc “vắt dòng”. Nói là “lục bát chấm câu” và đọc “vắt dòng”, vì bắt buộc phải “đọc vắt dòng” do ngữ pháp chấm câu quy định. Tất nhiên các câu còn lại vẫn phải đọc theo nhịp điệu lục bát quy định.
Thời trước, người ta chấm phẩy câu thơ theo đúng ngữ pháp tiếng Việt và viết hoa ở đầu câu. Sau đó là thời kỳ trong câu thơ không chấm, không phẩy nữa, nhưng vẫn viết hoa ở đầu câu. Sau này trong câu thơ người ta bỏ luôn không chấm, không phẩy và không viết hoa ở đầu câu, nhưng vẫn viết mỗi câu thơ một dòng. Nghĩa là bỏ luôn ngữ pháp tiếng Việt. Mặc cho người đọc muốn hiểu thế nào thì hiểu. Ngay cả văn xuôi người ta cũng bỏ luôn chấm, phẩy viết một mạch mấy trang liền, không chấm phẩy. Văn phạm tiếng Việt đã khó lại càng thêm khó cho người đọc! Không biết đó là “sáng tạo”, “cải tiến” hay là “cải lùi” không biết nữa?! Viết như thế, thì không biết các thày giáo dạy tiếng Việt còn gì để mà dạy nữa?!
Gần đây, để đổi mới, các nhà thơ lại sử dụng rất nhiều dấu chấm câu. Việc làm này đem đến những mới mẻ, gây ấn tượng thị giác. Nhưng mục đích xa hơn, là làm cho câu thơ có thêm nhiều ý nghĩa. Nội dung câu thơ mở rộng hơn. Người đọc có thể hiểu theo nhiều cách. Một từ, hai từ cũng có thể hình thành một câu trọn vẹn. Chủ ngữ ẩn đi, và một số thành phần khác cũng ẩn đi. Vì vậy người đọc có thể đọc, hiểu theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, ta đọc bài thơ sau đây của Lê Huy Quang:
Về đi thôi gió
Về đi thôi. Gió. Đừng chờ,
Chẳng còn chi nữa. Mắt mờ tìm nhau.
Về đi. Thôi gió. Bay mau,
Chẳng còn em. Vẫn một màu. Phố xưa.
Về đi thôi. Gió đừng mơ,
Xa bàn tay ấy. Bất ngờ nỗi đau.
Về đi. Thôi gió. Chớ sầu,
Ngày mai xa lắm. Còn đâu sợi buồn.
Về đi thôi gió. Mưa tuôn,
Tóc nhòa bóng nước cội nguồn là em.
Về đi. Thôi gió. Là đêm,
Hương hoa sữa. Những êm đềm thời gian.
Về đi thôi gió nồng nàn,
Heo may gợn. Thoáng đầy tràn trong nhau.
Tôi không bình giải bài thơ này, mà chỉ đưa ra một số cách hiểu khác nhau, do chấm câu tạo ra.
Hai câu thơ đầu:
Về đi thôi. Gió. Đừng chờ,
Chẳng còn chi nữa. Mắt mờ tìm nhau.
Ai dục giã ai về? Gió là ai? Ở đây, gió có thể là anh con trai. Người con gái dục anh con trai trở về đi. Đừng chờ đợi nữa. Đừng tìm nhau làm gì nữa. Gió là anh con trai. Hay chính người con trai dục giã mình trở về. Đừng chờ đợi làm gì nữa. Vì người yêu không còn ở đấy nữa. Tình yêu không còn nữa.
Sang hai câu thơ tiếp theo, đã giải thích rõ cho điều này:
Về đi. Thôi gió. Bay mau,
Chẳng còn em. Vẫn một màu. Phố xưa.
Anh con trai tự nói với mình “Về đi. Thôi gió”, về nhanh đi, về ngay đi, cái phố xưa vẫn còn đấy, cảnh cũ vẫn thế, nhưng người mình muốn tìm là em thì không còn ở đấy nữa rồi. Tìm nhau mãi không thấy.
Bạn đọc tự tìm hiểu thêm những câu thơ tiếp theo.
Nhiều khi ta có cảm tưởng như tác giả chấm câu lung tung. Nhưng thực ra người viết có dụng ý nhất định trong việc chấm câu, nhằm hướng độc giả tới một ý nghĩa nào đó. Và cách chấm câu sẽ bắt độc giả phải suy nghĩ, nghiền ngẫm, tìm ra ý nghĩa đích thực của câu thơ.
“Lục bát vắt dòng” ở đây được quy định bởi chấm câu, chứ không phải “lục bát vắt dòng” theo nhịp điệu câu thơ lục bát. Lấy ví dụ câu:
Về đi thôi. Gió. Đừng chờ,
Chẳng còn chi nữa. Mắt mờ tìm nhau.
Ở đây ta chú ý đến dấu phẩy sau chữ chờ ở câu lục. Tác giả có dụng ý dùng dấu phẩy ở đây, vì tác giả vẫn giữ cách viết hoa ở đầu mỗi câu, dấu phẩy ở đây lưu ý người đọc, nếu đọc “vắt dòng theo dấu chấm câu”, thì phải đọc là:
Về đi thôi.
Gió.
Đừng chờ, chẳng còn chi nữa.
Mắt mờ tìm nhau.
Hay như câu:
Về đi. Thôi gió. Là đêm,
Hương hoa sữa. Những êm đềm thời gian.
Ta phải đọc “vắt dòng” như sau:
Về đi.
Thôi gió.
Là đêm, hương hoa sữa.
Những êm đềm thời gian.
Cách viết và đọc “vắt dòng” theo chấm câu gây được ấn tượng thị giác. Và cũng là một cách đổi mới cách viết thơ lục bát.
Ta lấy một ví dụ khác, bài thơ Mình về! của L.T.L.
Mình về!
Về đi em nhé! Ơi em
trái tim bốc lửa. Vừa đem nhúng bùn.
Về đi em nhé! Đừng buồn!
Băng tan giũ sạch. Mưa nguồn lại xanh.
Ngày mai em nhé! Cùng anh
chắt chiu một chút cỏ lành. Còn thơm.
Ngày mai sóng vỗ. Nguồn cơn.
Sông còn có lúc. Bồn chồn. Chia ly.
Ngày mai ở lại. Đừng đi!
Nắng lên tươi mới. Bờ mi em cười.
Ngày mai em nhé! Cuộc đời
sẽ xanh đến tận chân người mình yêu!
Ngày mai. Một chút nuông chiều
chẳng còn dấu vết. Cô Kiều tiễn đưa.
Mình về! Với nắng với mưa.
Mình về ủ lại men xưa. Chúng mình…
Bài thơ nói về cô gái điếm và anh thanh niên người yêu của cô. Anh thanh niên có một tình yêu tha thiết, có tấm lòng cao thượng, mong muốn cô rời bỏ nơi tối về với ánh sáng cuộc đời trong lành. Bài thơ mang đậm chất nhân văn cao cả của con người. Bài thơ này cũng như bài thơ trên sử dụng dấu chấm câu để mở rộng ý nghĩa bài thơ. Và dùng dấu chấm câu để quy định đọc “vắt dòng”. Nhưng khác với bài thơ trên, bài thơ này tác giả không viết hoa ở đầu câu, mà viết hoa sau dấu chấm câu.
Ví dụ câu:
Về đi em nhé! Ơi em
trái tim bốc lửa. Vừa đem nhúng bùn.
Sẽ được đọc và trình bày “vắt dòng” như sau:
Về đi em nhé!
Ơi em trái tim bốc lửa.
Vừa đem nhúng bùn.
Hay như câu:
Ngày mai em nhé! Cuộc đời
sẽ xanh đến tận chân người mình yêu.
Sẽ được đọc và viết “vắt dòng” như sau:
Ngày mai em nhé!
Cuộc đời sẽ xanh đến tận chân người mình yêu.
Việc chấm câu như vậy sẽ tạo ra một câu thơ dài đến mười chữ.
Trong câu:
Ngày mai em nhé! Cùng anh
chắt chiu một chút cỏ lành. Còn thơm.
Sẽ được đọc và viết “vắt dòng” như sau:
Ngày mai em nhé!
Cùng anh chắt chiu một chút cỏ lành.
Còn thơm.
Ngày mai, ngày chúng ta về với nhau. Chúng ta sẽ chắt chiu, giữ lấy những “cỏ lành” của quê hương thân yêu, giữ lấy những nếp sống trong sạch, trong sáng, mà xưa nay vẫn được mọi người nâng niu tôn trọng.
Hai từ “Còn thơm” tách thành một câu sẽ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, để cho người đọc tự suy ngẫm, chiêm nghiệm, tìm ra. Cái gì “còn thơm”? Cuộc đời còn thơm, còn đẹp lắm. Mặc dù trái tim em “vừa đem nhúng bùn” do một phút nông nổi, nhưng em không mất đi tất cả, mà em vẫn còn những cái quý giá khác.
Nếu viết:
Ngày mai em nhé!
Cùng anh chắt chiu một chút cỏ lành còn thơm.
Thì ý nghĩa của câu thơ bị giới hạn trong phạm vi hẹp hơn. Và không còn chỗ cho độc giả suy nghĩ, liên tưởng rộng ra. Đó là mục đích và cũng là ưu việt của việc chấm câu có dụng ý, mà tác giả muốn hướng tới.
Chưa có nhiều người viết và trình bày thơ lục bát theo cách chấm câu như trên đã trình bày. Bước đầu tìm hiểu và nêu ra để người yêu thơ tham khảo. Điều này cho thấy vẫn còn chỗ để ta làm mới lục bát, nếu chúng ta yêu mến và hết lòng với lục bát.Kinh Quốc viết:
Bay đi Em !
…”Giọt nắng cuối ngày rơi xuống tóc
Mà lời từ biệt … lên môi…”
Em say mê
Tiếng gọi mời
Líu lo
Quyến rũ
Chim trời bay bay
Quên rồi thề hẹn. Bao ngày
đã yêu thương. Chỉ một ngày
buồn tênh. Cái ngày anh nhận ra em
Tình theo gió
Giỡn cánh chuồn. Mây bay
Bao giờ mỏi cánh. Lẻ bầy.
Quê hương xa. Đợi. Quên ngày xưa đi
Với mình. Anh chẳng níu trì
Với em. Lỗi nhịp tim. Qui tụ đàn
Đã không giữ ngọc gìn vàng
Khơi dòng thơ chắn
Nước tràn
Bờ trôi
Vấn vương vào lúc chia phôi
Nắng chiều vụt tắt…Đường đời phân ly
Em bay đi!
Bổng lên đi!
Mong em dẻo cánh. Gió di.
Đảo tình.
Kinh Quốc 14.1.14
Ngày gửi: 14/01/2014 12:55
Có 6 người thích
Đừng lìa xa
Đêm đông lạnh lẽo bao nhiêu
Nỗi niềm day dứt là điều chẳng tin
Muốn rằng anh sẽ quên em
Như lời em nói không phiền lòng nhau
Hương tình ngày ấy còn đâu
Con tim lạc nhịp, tình đâu chơi vơi
Lặng im…Tủi phận em rồi…
Yêu thương bỗng chốc thành lời gió bay…
Nhớ anh. Em nhắc…Giờ này.
Chỉ yêu anh đấy có hay chăng mình?
Lời em chan chứa ân tình
Đã từng gắn bó ta mình đừng xa
Ôi lời nhắn gửi thiết tha
Niềm thương níu giữ đôi ta đừng lìa..
Kinh Quốc 14.1.14
Ngày gửi: 14/01/2014 14:06
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Kinh Quốc vào 14/01/2014 14:14
Có 6 người thích
Hương nhu em
Đoán anh thăm lại vườn xưa
Cành hồng tỉa gọn… Em vừa mới đi
Hương nhu lá biếc xanh rì
Dịu thơm ngọn gió thầm thì gọi anh
Quên hờn dỗi lại làm lành
Bàn anh làm việc cắm nhành hoa xinh
Lời em gửi lại chân tình
Xin em đừng tự trách mình lặng im.
Biết em đang trốn… Anh tìm
Hương nhu thơm mái tóc em chỉ đường
Một hai ba bốn... Rằng thương..
Kinh Quốc 14.1.14
Trang trong tổng số 100 trang (1000 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [83] [84] [85] [86] [87] [88] [89] ... ›Trang sau »Trang cuối