Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 19/10/2008 10:39
Số lượt xem: 1741
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi sabina_mller vào 15/11/2008 11:16
Ngày gửi: 20/10/2008 02:14
Ngày gửi: 26/10/2008 10:03
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Tam Diệp Thảo vào 26/10/2008 10:06
thánh thơ đã viết:Ý của Jokpin ở 3 câu đầu là sau khi có được ngôi nhà - nghĩa là "cuộc sống" thì những mơ ước trong cuộc đời bạn là gì! Rồi thì Jokpin bảo là "Ước mơ ấy nhỏ bé thôi: được về nhà thưởng trà cùng hoàng hôn" - tức ước mơ đơn giản và nhỏ nhoi là tìm về cái lặng, cái thiền của cuộc sống.
Ngôi nhà có ước mơ dần bé nhỏ
Tôi chỉ cần ngắm bóng hoàng hôn trôi
Ngồi bên cửa nhậm trà hồn nhẹ thổi
Ước mơ dày làm đời thêm chật chội"Ah, cita-cita." Ở đây, Jokpin chợt than lên "Ôi, ước mơ" với nghĩa: "Sao chỉ là ước mơ giản đơn mà cũng không thể đạt được" chứ nếu hiểu "ước mơ dày" thì xem ra hoàn toàn trái nghĩa. Sở dĩ Jokpin bật kêu như vậy vì ba câu thơ sau, nhà thơ đã vẽ lên cái cuộc đời thật sự: "mỗi ngày, con người càng lao mình vào công việc, ham muốn vật chất, chen lấn nhau đến nỗi khiến cho con đường tắc nghẽn." Ở đây bạn dịch là "Vình hoa cụt có cần thêm gấp bội", xem ra cũng đúng ý nhưng hơi chệch nghĩa và câu thơ đã tinh lại đến độ mất ý tác giả.
Vình hoa cụt có cần thêm gấp bội
Trễ về nhà ngỡ lạ lẫm thân tôiỞ hai câu sau, ý của Jokpin là khi lao vào dòng tắc nghẽn của cuộc sống đó, nhân vật "tôi" trong thơ chẳng thể đạt được cái ước mơ nhỏ nhoi của mình: "uống trà cùng hoàng hôn" vì "sự trở về nhà" - tức sự quay về bản ngã, nhìn nhận lại chính mình của "tôi" lúc này chỉ đơn giản là một sự ghé thăm - "sống vội", chỉ là một giấc ngủ ngắn ngủi để ngày mai lại tiếp tục lao vào dòng chảy công việc, vật chất tắc nghẽn kia. Nếu bạn dịch "Tôi thả lòng tâm ngả nhẹ thảnh thơi" thì xem ra đã ngược lại nghĩa của nhà thơ.
Tôi thả lòng tâm ngả nhẹ thảnh thơi
Phúc đâu rồi ôi hỡi thời gian hỡiĐến bốn câu sau này thì mình cũng chưa hiểu rõ lắm để phân tích cho bạn (hì, bên này vẫn đang nghiên cứu tập thơ của Jokpin). Nhưng thảo sơ qua thì thế này:
Ngôi nhà to đắp hỗn loạn của đời
Âm thầm vinh mẹ mang niềm vui mới
"Dành cho con nơi mặt trời vui tươixem ra vừa không khớp nghĩa, vừa xa lạ hoàn toàn với câu chữ của nhà thơ nhỉ ":) Trong bản dịch của tớ:
Chiều hoàng hôn trong ấm cũng nụ cười"
"Phía tây trong con, hang ổ mẹ đàotớ cố tình sử dụng chữ "đào" để nói đến "đào huyệt" đấy (^.^) chứ trong nguyên tác, chữ "buatkan" chỉ mang nghĩa chung chung là "tạo ra, làm ra" mà thôi, không dịch sát được. Và "ấm" ở đây nghĩa là cái-tĩnh-lặng-mãi-mãi đó đang nằm đợi chờ đấy, rất thoải mái dù con có vội vã với cuộc đời-vật chất, không hề muốn về uống trà cùng nó (hờ hờ, nghe giống truyện kinh dị nhỉ ^.^). Tóm lại, bốn câu thơ cuối là một lời khuyên răn-cảnh tỉnh-nhắc nhở của Jokpin đến người đọc: mọi người theo thời gian sẽ lớn lên và rồi sẽ chết, dù muốn dù không, thế thì chớ nên lao vào những con đường tắc ngẽn của cuôc đời nữa làm gì. "Hãy cố về nhà sớm vào buổi hoàng hôn để thưởng trà bạn ạh!"
cho hoàng hôn đang nằm vùi ấm cúng."
Ngày gửi: 27/10/2008 04:21
Ngày gửi: 27/10/2008 08:19
Ngày gửi: 27/10/2008 09:01
Ngày gửi: 01/11/2008 08:31
Ngày gửi: 01/11/2008 09:09
Đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Tam Diệp Thảo vào 01/11/2008 10:21
Nguyệt Thu đã viết:Hì, trước hết rất cảm ơn tỷ đã tham gia cho vui nhà vui cửa ":) Giờ thì làm công việc của một chủ nhà đây: phân tích bài thơ của tỷ Nguyệt Thu. Nhưng trước đó, phải nói về bản dịch của bạn Prochel1 cái đã:
Rốt cuộc rồi mình cũng viết được một bản dịch thơ cho "Cita-cita", rất chi là...tàm tạm! . Cũng không dám chắc là đã đúng ý thơ của tác giả, thôi thì cứ gọi là đã viết bằng cả tấm lòng và bản dịch này cũng là một cách thức để học hỏi thêm vậy!
Ước mơ
Xây được nhà rồi, lòng còn ước mơ chi?
Bé nhỏ thôi! Ước cứ mỗi chiều về...
Bên cửa sổ, kịp cùng hoàng hôn đối ẩm
Chén trà...thong thả đếm giờ đi...
Ôi ước mơ! Nào dễ cùng đời thực!
Mải miết đua chen với bạc tiền
Lối nghẽn, tắc đường, lê gót nhọc
Về nhà như khách lạ tìm quên!
Hỡi thời gian, người đã ban phúc cho tôi!
Qua mấy buồn-vui, sướng-khổ thành người...
Tôi đã thấy trong ngôi nhà thân thuộc
Mẹ thời gian đang chờ đợi, khẽ lời:
"Hoàng hôn ghé xuống trời tây ấy
Ấm cúng cho con cuối cuộc đời"
Huế,26/10/08
proche01 đã viết:Những đoạn mình in đậm và in nghiêng trong bản dịch của bạn là những đoạn, nếu bạn có hứng thú muốn viết lại một bản dịch khác thì, cần chú ý hơn:
Ngôi nhà có, ước mơ dần bé nhỏ
Tôi chỉ cần ngắm bóng hoàng hôn trôi
Ngồi bên cửa nhậm trà hồn nhẹ thổi,
trong lòng tôi tĩnh lặng đến tuyệt vời,
Ước mơ nhỏ mà sao không đạt nổi
Vật chất tham chật chội góc thảnh thơi
Trở về nhà ngả lòng sao quá vội
Nằm nơi đây chưa ấm đã buông lơi
Mẹ thời gian dạy khắc mãi trong tôi
Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời
Thời gian lớn nhưng hồn tôi cũng lớn
Thì thào gọi mẹ thời gian khẽ nói:
"Ở nơi ấy phía tây bên con đấy
Luôn mời con, chôn ấm cúng, quên đời"
Nguyệt Thu đã viết:Nếu so với bản dịch của em thì (không nịnh nhé ":) thơ hơn và nếu so với bản dịch của Prochel1 thì gần với nguyên tác hơn. Tuy nhiên: "vẫn còn dựa trên phần diễn nghĩa ^.^ tỷ ơi"! Những phần in đậm là hơi phóng tác, còn những in nghiêng thì đồng ý nghen : tỷ diễn nghĩa. Vẫn biết là khi chuyển dịch một bài thơ từ một ngôn ngữ khác, khó có thể tuân 100% theo nguyên tác nhưng trong bài thơ, ví dụ: "từ hỗn loạn trong tôi, người dựng lớn ngôi nhà / nơi có mẹ đợi chờ. Người-mẹ-thời-gian thầm khẽ," thì có những hình ảnh: "hỗn loạn", "ngôi nhà", "(xây) dựng lớn", "nơi đợi chờ bởi mẹ", blah...blah...blah... là tác giả đã cố ý lựa chọn để diễn ý của mình đến người đọc. Đó âu cũng là một nét đẹp của bài thơ, không chỉ cái ý thơ mà còn là con chữ, là hình ảnh mà tác giả đã gửi gắm. Thế, nếu tỷ, cũng như bạn Procel1 (ví dụ: "[b]]Mẹ thời gian dạy khắc mãi trong tôi/ Mẹ chậm thôi con hưởng phúc trọn đời/ Thời gian lớn nhưng hồn tôi cũng lớn[/b]") chỉ dịch lại thơ dựa trên cái ý mà bỏ quên câu chữ thì âu bài thơ cũng giảm mất cái hay của nó, phải không! Xét về phía người đọc, một bài thơ khiến họ phải suy nghĩ nhiều, đọc lại nhiều lần, lần mò từ những con chữ để tìm ra cái ý-của-riêng-mình đối với cái-ý-tác-giả-gửi-gắm thì vẫn hay hơn một bài thơ chỉ đọc lướt qua đã biết, "Àh, ra ý ổng là vậy...". Thế, chẳng khác nào dịch "hoa hồng đỏ" thành "tình yêu".
Ước mơ
Xây được nhà rồi, lòng còn ước mơ chi?
Bé nhỏ thôi! Ước cứ mỗi chiều về...
Bên cửa sổ, kịp cùng hoàng hôn đối ẩm
Chén trà...thong thả đếm giờ đi...
Ôi ước mơ! Nào dễ cùng đời thực!
Mải miết đua chen với bạc tiền
Lối nghẽn, tắc đường, lê gót nhọc
Về nhà như khách lạ tìm quên!
Hỡi thời gian, người đã ban phúc cho tôi!
Qua mấy buồn-vui, sướng-khổ thành người...
Tôi đã thấy trong ngôi nhà thân thuộc
Mẹ thời gian đang chờ đợi, khẽ lời:
"Hoàng hôn ghé xuống trời tây ấy
Ấm cúng cho con cuối cuộc đời"
Ngày gửi: 04/11/2008 06:46
Trang trong tổng số 2 trang (12 bài viết)
[1] [2] ›Trang sau »Trang cuối