Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]

Ảnh đại diện

dangvanhoan

Dõi theo sử sách vạn niên
Biết bao nhiêu cuộc vương quyền đổi thay;
Trò đời, Tạo hoá vần xoay;
Ngai vàng bỗng chốc sang tay, chuyển thời.
Triều đình Nhà Lý rối bời:
Những bày phản loạn khắp nơi tung hoành;
Binh tàn, lực kiệt giao tranh,
Hoàng thái tử Sảm chạy quanh Hồng Hà;
May nhờ trợ lực Trần gia,
Hương binh Lưu Xá mới qua hiểm nghèo.
Họ Trần hộ giá sớm chiều;
Tự Khánh, Thủ Độ góp nhiều chiến công.
Giữ nghề chài lưới trên sông,
Trần Thừa, anh cả lánh vòng binh đao;
Anh hai, Tự Khánh trí cao;
Thị Dung, em út, đưa vào hậu cung;
Đa mưu, túc trí, lạ lùng,
Tài như Thủ Độ, chắc không dễ tìm?(1)
Chẳng thông một chữ Thánh hiền;
Làm nhiều, biết hết, chẳng kiêng việc gì;
Đầu triều, nắm giữ quyền uy;
Giơ tay gõ trán, việc chi chẳng thành?
Một lòng phò tá triều đình;
Trung quân, ái quốc phân minh, rạch ròi.
Huệ Tôn, vua Lý hiếm hoi,
Sinh hai công chúa, thiệt thòi triều trung;
Lấy ai kế vị bệ rồng?
Nhà vua đau yếu, nhọc lòng lo toan.
Thuận Thiên hiền dịu, chăm ngoan;
Phật Kim, em gái đảm đang, thật thà;
Truyền ngôi? Rối dạ vua cha;
Lại e Thủ Độ gian tà cướp ngôi.
Mấy lần vua Lý ướm lời:
- “ Trẫm nay già yếu, ai người đăng cơ?
Hay là khanh nhận giùm cho?
Giang sơn chờ đợi, tiền đồ cậy trông”
Thẳng ngay, Thủ Độ tỏ lòng:
- “ Thần xin được lấy chữ “Trung” làm đầu;
Chẳng còn công chúa đấy sao?
Xưa nay, nữ kiệt biết bao nhiêu người.
Danh thơm truyền tụng ở đời,
Bà Trưng, Bà Triệu rạng ngời sử xanh;
Ỷ lan nhiếp chính lừng danh
Tiền triều Nhà Lý, rành rành đâu xa?”
Thân vương họ Lý lân la,
Nhăm nhe ngôi báu, chẳng qua hão huyền.
Ngón tay gõ trán nhiều thêm:
- “ Đàn bà nhiếp chính chẳng nên chút nào!
Muốn quang minh đoạt ngôi cao,
Nấc thang công chúa biết bao diệu kỳ.”
Lặng thầm giữ kín nghĩ suy,
Trăm mưu, ngàn kế cũng vì muôn dân

Trần Thừa chài lưới lập thân,
Thiên Bồi, đất tốt, làm dân bán điền;
Sinh thành hai trẻ thiếu niên:
Trần Liễu, Trần Cảnh - Trai hiền giỏi giang.
Thủ Độ cân nhắc kỹ càng:
Trần Cảnh hầu cận Chiêu Hoàng Phật Kim
( Bởi ngôi vua đã ban truyền;
Cô công chúa út đã lên ngai vàng);
Hoàng cung Thị vệ, sắc ban,
Trần Liễu đảm nhận, mở mang uy quyền
Một hôm, cảnh được vời lên,
Thủ Độ hỏi cháu:- “ Việc chuyên là gì?”
-“Vua sai bê nước cọ kỳ
Rửa chân, rửa mặt, nhiều khi nô đùa:
Vua cho té nước, phun mưa,
Vua té trả lại, ướt - chưa chịu dừng;
Có khi vua sà vào lòng;
Khác gì cung nữ trong vòng tay vua;
áo bào cũng cởi ra đưa;
-“ Ta thích làm hậu, làm vua chán phè”!”
Độ cười vang, thích thú nghe;
Con đò ta lái đến khi cập bờ?
Độ tìm huynh trưởng Trần Thừa
Bàn mưu giành giật ngôi vua chu toàn.
Rụng rời, Thừa vội khuyên can:
-“ Việc này phản phúc, chớ làm mà sai!”
Độ rằng:-“ Chẳng của riêng ai;
Giang sơn, xã tắc đợi người đức nhân;
Lý triều để khổ muôn dân
Trời cho con cháu Nhà Trần đảm đang;
Nếu ta lẩn tránh không làm
Tức là đắc tội, chẳng ngang trái nào?”
Mười hai tháng chạp xôn xao(2)
Hoàng cung ắng lặng, ai vào mà hay?
Chiêu Hoàng, Trần Cảnh thơ ngây
Chơi trò té nước, Cảnh dây ướt đầm;
Thiết triều, tiếng trống vang ngân;
Thủ Độ vào trước, quần thần theo sau;
Chiêu Hoàng cởi tấm áo bào
Khoác cho Trần Cảnh đón chào bá quan.
Vội vàng, Thủ Độ hô vang:
-“ Nhà vua trao nước! Nước sang Nhà Trần!”
Liền tay bế Cảnh rời sân
Đặt lên ngai báu;
Quần thần quỳ hô:
-“ Đức vua vạn tuế!” vang to;
Chiêu Hoàng như tỉnh cơn mơ, cũng quỳ
Chuyện truyền ngôi báu lan đi;
Trò chơi té nước lạ kỳ, tài ba;
Chuyển giao, giành giật sơn hà,
Nhẹ nhàng, hoàn hảo, khó mà có hai.
Khen ai thiết kế đại tài;
Vua Trần tám tuổi, hơn người, anh minh;
Sắc phong hợp lý, vẹn tình;(3)
Người người tâm phục, cúi mình ngợi ca.

Chiêu Hoàng kế vị vua cha,
Nay thành hoàng hậu hiền hoà, dễ thương.
Nhớ thời vua Lý Huệ Tôn
Có hai công chúa là con cưng chiều;
Nuôi thêm cháu họ yêu kiều
Tên Trần Thị Nguyệt, đủ điều nết na;
Chị em gắn bó, đậm đà;
Lại cùng Trần Liễu thiết tha, mặn nồng;
Chung vui, đóng giả vợ chồng
Tuổi già, vua Lý hài lòng, tái xuân.
Thị Dung, hoàng hậu, họ Trần;
Một nhà ( Công chúa, Mẫu thân) xum vầy.
Tơ duyên đã buộc cổ tay,
Trần Liễu, Thị Nguyệt tràn đầy yêu thương.
Lý vương đau yếu thất thường,
Nhường ngôi -
Con út, thánh vương Chiêu hoàng.
Huệ Tôn tĩnh tại, tâm an;
Sức dần hồi phục, để mang hận sầu:
Ngón tay Thủ Độ gõ đầu,
Tìm ra quyết sách, có đâu nhân từ?
-“ Thượng hoàng mau sớm đi tu
Cầu cho Nhà Lý nghìn thu hùng cường!”
Hại thay: ở chốn Phật đường,
Công thần triều Lý lại thường đến nơi.
Vội vàng, đã trót lỡ rồi…
Một hôm Thủ Độ vào chơi, thăm chùa;
Huệ Tôn đang mải say sưa
Nhặt từng ngọn cỏ dư thừa, tả tơi,
Chợt nghe Thủ Độ cất lời:
-“ Nhổ cỏ tận gốc, kẻo rồi cỏ lan!”
Mở xem giỏ lộc Độ ban,
Thấy dải lụa trắng gọn gàng bên trong.
Huệ Tôn hiểu ý, đau lòng:
-“ Thiên hạ Nhà Lý đã trong tay người;
Sao còn cố ép chết tôi?
Ác giả, ác báo! ắt Trời chẳng tha!”
Sáng sau, tin tức lan ra:
Huệ Tôn, hoà thượng băng hà hồi đêm.
Thái sư tất bật, lệnh truyền
Kíp lo tang lễ, tỏ niềm xót đau:
-“ Vong linh Tiên đế nơi đâu?
Thần nguyền phò tá mạnh giàu giang sơn!”
Nghẹn ngào, nước mắt trào tuôn;
Trung quân, ái quốc làm gương cho đời.
Từ khi Trần tộc nối ngôi,
Giang sơn Đại Việt an vui, mạnh giàu;
Đồng lòng sát cánh cùng nhau;
Tiếng đàn, tiếng hát,đâu đâu cũng cười;
Ra đường, không nhặt của rơi,
Nhà nhà ngỏ cửa khi Trời tối đêm
Người người đọc sách Thánh hiền,
Nước non đổi mới, bình yên, giao hoà.
Thăng Long, cung điện nguy nga;
Thiên Trường, nay cũng như là kinh đô.
Trần triều giữ vững cơ đồ;
Sử vàng chói lọi, ước mơ huy hoàng.

Thái sư Thủ Độ giỏi giang;
Cũng khi quyết đoán vội vàng, vô tâm:
Mộ vua đang ngát hương trầm,
Thị Dung, thái hậu đang khăn tang chồng;
Thái sư đã đến thư phòng
Bàn lo lễ cưới mà lòng khát khao.
-“ Vội gì? Chàng chẳng ngại sao?
Quần thần đàm tiếu, lẽ nào bỏ qua?”
-“ Trượng phu, việc lớn, trông xa
Cần gì e ngại dăm ba lời đàm?”
-“ Chàng nên bàn với Thượng hoàng
Đẹp lòng gia nội, trấn an trong ngoài!”
Độ rằng: - “ Nàng nghĩ chẳng sai!”
Liền mời huynh trưởng đến khai tiệc trà;
Anh em, con cháu trong nhà;
Vua Trần tám tuổi, cũng là cháu con,
Thị Dung e lệ, u buồn
Tình xưa còn chút vấn vương, thẫn thờ
Trà vơi, Độ mới nhỏ to:
-“ Chủ hôn, huynh trưởng giúp cho Độ này
Với nàng Dung cũng ngồi đây
Nên duyên chồng vợ tháng ngày ấm êm!”
Trần Thừa nghe nói, lặng im;
Chuyện này, từ cổ chí kim chưa từng;
Dân chài lưới cũng ngại ngùng:
Chị em thúc bá, có bưng được nào?
Luân thường, dẫm đạp cả sao?
Bốn phương, thiên hạ trông vào, khó coi.
ậm ừ, huynh trưởng nước đôi:
-“ Hãy suy cho kín! Chuyện rồi quyết sau!”
Thanh danh dòng họ dài lâu;
Gia phong bại hoại, nỗi đau khó kìm;
Ngang tàng, Trần Liễu đứng lên;
Những lời khảng khái như xiên vào lòng:
-“ Thúc phụ hãy giữ gia phong!
Đừng vì nữ sắc, đành lòng bỏ qua!
Xin hoàng Thái hậu thứ tha;
Người nên thủ tiết, xót xa Tiên hoàng!”
Trái tim Thủ Độ sắt gang
Mà nghe nói cũng bàng hoàng, ngạc nhiên;
Thị Dung cúi mặt, lặng yên;(I)
Nét hoa ngấn lệ, nỗi niềm đầy vơi
Trần Thừa hoảng hốt, cất lời:
-“ Cái quân nghịch tử hãy thôi nói càn!”
Cho dù “Hội nghị” dở dang,
Người như Thủ Độ, ai can được nào?
Tiệc mừng lễ cưới mâm cao;
Thăng Long tráng lệ, ồn ào đông vui;
Thiên Trường, kẻ ngươc, người xuôi,
Tránh sao cho hết những lời vào ra.
Nhiều người e ngại, lo xa:
Loạn ngôn, Trần Liễu chắc là khó yên.
Bỗng đâu, có sắc ban truyền:
Tác thành Trần Liễu, Thuận Thiên một nhà.
Duyên nồng, chẳng ngại tay ba;
Thuận Thiên, Thị Nguyệt vốn là tình sâu.
Thái sư chẳng phải gõ đầu;
Bởi chưng chuyện vặt, ngài đâu bận lòng;
Lại là một việc khoan dung;
Hãy làm bổn phận tôi trung đàng hoàng.

An Lạc là đất vua ban;
Sách xưa ghi lại rõ ràng chẳng sai:
-“ Đất này sẽ sinh Thiên tài
Cứu nhân độ thế, trần ai thoát vòng!”
Bao quanh, có mấy dòng sông;(4)
Thứ thiếp thị Nguyệt sống trong ấp này.
Thuận Thiên, chính thiếp gần đây,
Trong cung Thiên Phúc ở ngay Thiên Trường;
Thăng Long, nơi ở của vương;
Ba nơi một dạ yêu thương, nghĩa tình.
Đích tôn Trần Doãn trước sinh:
Thị Nguyệt vật vã, hãi kinh nhớ đời.
Tưởng chừng đã mãn nguyện rồi;
Hay đâu phúc lộc, ơn Trời, còn thêm.
Lạ lùng thay giấc mơ tiên:
Đầu năm nhân dịp ở trên quê nhà;
Đêm Xuân vời vơi cao xa,
Ngàn tia lấp lánh, thật mà như mơ;
Gấm bào, phẩm phục đợi chờ,
Rồng đưa, hạc tiễn, hội thơ cung đình;
Ngọc hoàng, Thiên tướng, thiên binh…
“Thiên tướng” Trần Liễu lặng thinh đứng hầu;
Chợt nghe hàng tả văn tâu:
-“ ở dưới hạ giới, sự đâu lạ lùng:
Nguyễn thị giao hợp Giao long;
Phương Nam Đại Việt chắc không yên bình?
Giặc thù, loạn lạc phát sinh…”
Ngọc hoàng tra xét, sự tình quả nhiên.
Lệnh truyền: -“ Đồng tử thanh tiên
Xuống hương An Lạc, danh biên họ Trần,
Mang theo phi kiếm thiên thần,
Ngũ tài, Tam bảo…giúp dân dẹp thù!”
Trần Liễu bừng tỉnh cơn mơ;
Muôn ngàn tia sáng, hương đưa khắp phòng.
Dưới ban thờ ở chính cung,
Thị Nguyệt tươi tắn bái trông Phật đường;
Kể rằng: -“ Sự lạ khác thường-
Đêm qua, ánh sáng vàng ươm khắp phòng;
Hương thơm toả ngát dịu lòng;
Thiếp mơ có một tiểu đồng đến bên,
Tự xưng Đồng tử Thanh tiên,
Ngỏ lời xin thiếp nhận liền làm con;
Rồi như thiếp có thai luôn;
Vội vàng thức giấc, dâng hương Phật đài!”
Mơ tiên: như một mà hai;
Vợ chồng kể lại, chẳng sai chỗ nào.
Lập ngay nhang án trên cao,
Tạ ơn Tiên Thánh, lạy chào Thần linh.
Lại nghe Thày Nguyễn Chí Thành
Đêm qua đột tử, tái sinh sớm ngày.
Sang thăm, thày kể cho hay:
-“ Tôi lên Thượng giới, gặp ngay Ngọc hoàng;
Có người tâu: Chốn Trần gian,
Con buôn Nguyễn thị hợp càn Giao long,
Là điềm loạn lạc, thương vong;
Phải nhờ Thiên tướng dốc lòng dẹp yên.
Ngọc hoàng lập tức lệnh truyền:
-“ Thanh tiên Đồng tử toàn quyền giúp dân,
Hãy ngay lập tức giáng trần
Làm con của một vương thân, đợi chờ!”
Tôi mừng, mở mắt thật to,
áo quần khâm liệm, vội nhờ cởi ra.”
Ngẫm xem Thiên mộng - cả ba-
Cùng trong đêm ấy thật là giống nhau.

Nhớ khi “ vượt cạn” lần đầu:
Vài ngày vật vã, quặn đau bất kỳ;
Sinh con, kiệt sức, thiếp đi;
Phải tên, nay đã sợ vì cành cong.
Lần này, sao thấy lạ lùng:
Đêm xuân huyền diệu vợ chồng cùng mơ
Mang thai trọng tử, Trời cho,
Nàng càng mạnh khoẻ, vô lo, nhẹ nhàng;
Lại càng diễm lệ đoan trang;
Tươi như Tiên nữ giáng phàm, kiêu sa;
Long lanh, đôi mắt hiền hoà;
- Đặng Văn Hoan -
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangvanhoan

Tâm thành niệm Phật, thiết tha sách đèn;
Mong con hưởng hết tinh nguyên
Ngàn năm qua sách Thánh hiền chắt chiu.
Ngày mười tháng chạp cao siêu(5)
Giờ Dần vừa điểm, bao nhiêu điềm lành:
Đầy Trời sao sáng long lanh;
Vang rền sấm động, uy linh rạng ngời;
Thiên binh, vạn mã lưng Trời
Long, ly, quy, phượng khắp nơi du hành
Thực hư ở chốn mông mênh;
Đất Trời An Lạc bồng bềnh trong mơ.
Một đêm thao thức đợi chờ-
Trong phòng- bà đỡ, gia nô mỏi rời;
Chợt nghe tiến khóc chào đời
Vang rền như sấm, người người tung hô;
Thôn trang nổi trống, phất cờ
Lệnh truyền khao cỗ: Mổ bò, giết trâu
Khách mừng nô nức nối nhau
Tưởng đi trẩy hội, ồn ào, say sưa
Hoàng hôn, khi khách đã thưa,
Có môt hoà thượng như vừa đến nơi;
Đòi đưa trọng tử cho coi;
Phán rằng: -“…Quý tướng! ắt rồi hiển vinh
Giúp dân, cứu nước trọn tình
Ngàn năm sau, mãi lưu danh cho đời!”
Liễu nghe, khôn xiết mừng vui;
Lệnh bày tiệc rượu đãi người phương xa.
Quay vào, lập tức quay ra;
Định chào hoà thượng, người qua đâu rồi?
Chắp tay, ba vái tạ Trời;
Nhân đà cao hứng, đọc lời tâm thơ.
-“Tên con, xin hãy đặt cho!”
Phu nhân nhắc nhở, đợi chờ phu quân.
-“ Tên là Quốc Tuấn, họ Trần!
Các ngươi xem hộ: Có cần đổi thay?”
Tiếng reo vang dậy đó đây
Chúc mừng trọng tử: Tên hay có rồi.
ấu nhi ánh mắt sáng ngời
Nhìn cha, sung sướng mỉm cười, đáng yêu.
Quả là sự lạ, cao siêu:
Mới một ngày tuổi, đã điều cảm thông.

Trần Liễu bám trụ Thăng Long;
Tình riêng- nhung nhớ, việc công bộn bề.
Hai con thơ ở hương quê,
Thuận Thiên, Thị Nguyệt chở che, chẳng rời;
Lại thêm lão Bộc tuyệt vời
Họ Chu, tên Sỹ trông coi chu toàn.
Vốn xưa hầu hạ Thượng hoàng;
Trần Thừa coi lão ngang hàng tâm giao;
Chuyên cần đèn sách, trí cao;
Ham mê võ nghệ, ai nào hơn đây?
Liễu vương coi lão là thày,
Song toàn văn võ, lại đầy uyên thâm;
Lòng trung khiến lão toàn tâm
Trở thành sức mạnh tinh thần của vương.

Hoàng giang phẳng lặng như gương(6)
Xa xa, dưới cánh buồm giương, giọng hò:
-“ Dòng giang xanh thẳm đôi bờ
Sông sâu cá lặn, ai chờ đợi ai?”
Lạ kỳ: Vương tử thứ hai,
Tuổi thơ đã sớm tỏ oai Người Trời;
Ngủ, ăn…giờ giấc hẳn hoi,
Ba tháng, đặt xuống, để ngồi, ngồi yên;
Đầy tuổi, lẫm chẫm đi tìm,
Sà vào lòng mẹ, kìn kìn bú ngay;
Chín tháng, chẳng học mà hay;
Vừa đọc, vừa viết- Sự này quả nhiên-
Mới nghe xong, đã nhớ liền
( Chu Bộc kinh hãi, ngạc nhiên, bần thần)
Lớn nhanh như đoá hoa xuân,
Cách xa một tháng, dễ lầm là ai.

Đường đời quả lắm chông gai;
Mệnh Trời đã định, có sai bao giờ?
Mấy ai học được chữ “ ngờ”?
Biết bao hy vọng đợi chờ ấu nhi.
Tai bay, vạ gió bất kỳ;
Ma đưa, quỷ dẫn, bước đi lần mò.
Chiêu hoàng, Trần Cảnh cùng lo
Bởi chung chăn gối, đợi chờ đã lâu-
Mười hai năm, có ít đâu?-
Hoàng hậu vẫn chẳng mang “bầu” như ai
Thuận Thiên đang lúc mang thai;
Trần Liễu chờ đón con trai sau này.
Ngày đêm, Thủ Độ giơ tay
Gõ lên vầng trán vốn đầy suy tư,
Bàn cùng Quốc mẫu Linh từ;
Thị Dung ngần ngại, thư thư bảo chồng:
-“ Xưa nay, thiếp đã thoả lòng;
Hai con gái thiếp, ở trong tay chàng;
Nỡ đâu sắp đặt trái ngang?”
-“ Ta vì xã tắc mà làm! Ngại chi?”
Lệnh truyền: -“ Trần Liễu kíp đi
Đông Triều, tổng quản, tức thì chiều nay!”
Vội vàng, Liễu trở về ngay;
Thăm con- Quốc Tuấn vừa đầy 5 năm.
Một chiều định mệnh tối tăm:
Chiêu Thánh, hoàng hậu lỗi lầm chi đâu?
Tội vì chẳng thể mang “ bầu”;
Giáng làm công chúa, u sầu lãnh cung.(II)
Thuận Thiên, được lệnh sắc phong,
Nhập cung Hoàng hậu, thai rồng đợi sinh.(III)
Trần Liễu uất hận, bất bình,
Cho rằng Thủ Độ trị mình chi đây;
Ngang tàng, bất chấp xưa nay,
Thề có Trời Đất: Ra tay rửa hờn.
Uất lên, máu miệng trào tuôn;
Mối thù khắc cốt, ghi xương khó kìm.
Bàn cùng tướng sỹ, anh em
Tung hoành thiên hạ- Dưới trên đồng lòng.
Chọn người, sắp đật, phân công;
Hiểm nguy, ai cũng xung phong dẫn đầu.

Tuỳ tùng thân tín từ lâu,
Cao to, mạnh khoẻ, dãi dầu gió sương?
Nguyễn Vú, tay kiếm, tay thương;
Bạn bè quen gọi “ Vân Trường đệ đây”;
Ngang tàng, phóng khoáng xưa nay,
Rượu tu cả hũ, vài ngày uống luôn;
Uống xong, tỉnh táo bình thường;
Không uống vài tháng, chẳng vương vấn gì;
Hồng hào, khí phách, ai bì?
Là tim, gan với tứ chi của Trần.
Nhận lời Thái uý cát phân,
Đem theo Trần Doãn, lập quân Đông Triều.
Lệnh truyền, Chu Bộc tuân theo:
Cùng dân An Lạc, sớm chiều tận tâm,
Chăm lo trọng tử, phu nhân
Thiên Trường, Tổ miếu Tộc Trần, Liễu sang;
Viết lời cáo thị rõ ràng,
Là lời tuyên chiến, đàng hoàng gửi ngay;
Thăng Long, bốn cửa dán đầy;
Thái sư Thống quốc gõ tay lên đầu;
Họ hàng, chú cháu quần nhau;
Nhân danh- hư thực-có đâu như lời.
Cháu đòi luân lý, đạo Trời;
Chú phao tin cháu cướp ngôi, tranh quyền.
Trên đời, bao chuyện đảo điên?
Người nghi thì ít, kẻ tin thì nhiều.
Ở Thiên Trường với Đông Triều,
Dân binh đã tỏ những điều trái oan.
Toàn quân Đại Việt mơ màng,
Biết ai phải trái, dọc ngang thế nào/
Thái sư đặt thưởng thật cao:
Một nghìn lạng bạc sẽ trao tức thời
Khi đầu Trần Liễu vừa rơi;
Lại thêm tước chiếu của người thác đi.
Trong tay đã nắm quyền uy,
Tiền thừa, bạc sẵn việc chi chẳng làm?

-“ Khởi tranh huynh đệ tương tàn
Bạch Đằng ngưng đọng, lệ tràn hoàng cung”
Thuận Thiên đọc tự đáy lòng;
Đã đành giữ đạo tam tòng xưa nay;
Đạo quân thần, biết sao đây?
Cam lòng yên vị, dở hay cũng đành.
Đào tơ, liễu yếu, mong manh,
Lại dày ơn, phục tấm tình nhà vua:
Bao dung, độ lượng đã thừa;
Bởi vì Thống quốc mà vua cũng buồn.
_” Hãy cho thiếp trước sinh con…”
Nhà vua buồn bã, ưng luôn, đáp lời:
-“ Chỉ khi nàng thuận mà thoi;
Trẫm không gò ép; Có Trời chứng cho:
Trẫm dù mất cả cơ đồ;
Còn huynh trưởng, trẫm giữ cho đến cùng!”
Bởi vua độ lượng, bao dung
Thuận Thiên giữ phận tôi trung, an bài.(IV)

Vàng là con chó thính tai;
Thật hiền mà cũng thừa oai giữ nhà.
Mỗi khi dân ấp vào ra,
Vẫy đuôi mừng đón như là người thân.
Nhưng khi người lạ vào sân,
Chó như một chú hổ gầm lao ra.
Chẳng bao giờ chịu rời xa
Phu nhân, trọng tử,…giữ nhà tận trung…
Đang nằm, trọng tử gác chân,
Bỗng nhiên chồm dậy, bội phần mừng vui;
Miệng kêu “ăng ẳng” thay lời;
Kéo ngay cậu chủ ra coi người về:
Hoài vương, Trần Liễu đứng kia;
Tay thương vẫn chắc, liệu bề phòng thân;
Chu Bộc reo đón chủ nhân;
Trần Liễu đang lúc phân vân, hỏi liền:
-“ Con ta đâu? Hãy gọi truyền!”
-“ Cha về?”, Quốc Tuấn đứng bên cất lời;
Chắp tay vái lạy một thôi,
Vụng về, khởi nếp ra người lễ nghi.
Phu nhân trang phục chỉnh tề,
Bước ra chào đón, nét huê dịu dàng:
-“ Đây là Trọng tử của chàng!”
Hoài vương sung sướng, ngỡ ngàng ôm con;
Khó ngờ Trọng tử lớn khôn,
Mới năm sáu tuổi, như hơn chín mười.
-“ Trời cho Trần tộc ta rồi!”
Nhìn ra Nguyễn Vũ xích voi, gọi vào.
Đôi voi thuần phục hôm nào;
Một con, một mẹ chẳng bao giờ rời;
Xuất quân những lúc tối trời,
Cả hai chủ tớ cưỡi voi cũng nhàn.
Giờ đây, rượu thịt sẵn sàng;
Lệnh truyền canh ngõ, con vàng ra ngay;
Thấy đôi voi cọc ở đây,
Gầm gừ, quyết một phen này trổ oai;
Lại như hoảng sợ thua tài.
Vũ bèn nói với cả hai, dàn hoà
Rằng -“ Đây là bạn một nhà!”
Chó, voi chừng đã hiểu ra, tỏ tình:
Chó thì “Ăng ẳng” quẩn quanh;
Voi thì “ Hy hý”, hiền lành đưa chân.
Vào nhà, chủ tớ cùng ăn;
Tiệc tàn, Liễu gặp phu nhân, ngỏ lời:
-“ Bây giờ, ta phải đi rồi!
Thực lòng, ta cũng muốn ngơi ở nhà;
Nhưng đành phải tạm chia xa;
Sau này, chắc sẽ toàn gia sum vầy!”
Đang khi bịn rịn chia tay,
Vương nhi tỉnh dậy, chạy ngay ra đường;
Thấy hai con vật lạ thường,
Nhìn voi con đứng, bước luôn lại gần.
Nguyễn Vũ sợ hãi, thất thần,
Định ào chạy tới, để ngăn thảm sầu;
Đã nghe “ Khanh khách” trên đầu,
Ung dung, Quốc Tuấn ngồi vào lưng voi.
Thì ra voi đã cuộn vòi
Nâng bổng Quốc tuấn đặt nơi lưng mình.
Liễu rằng -“ Chu Bộc tiên sinh!
Trông nom Trọng tử, gia đình cho ta.
Voi con, nay để ở nhà,
Tuấn nhi thêm bạn để mà đùa chơi!”

Liễu cùng Nguyễn Vũ một voi;
Đêm khuya, chiếu đất, màn trời, khác đâu?
Tháng ngày, chú cháu quần nhau,
Hao binh, tổn sức, gươm đao khó lường.
Cháu kêu chú loạn luân thường;
Chú tuyên cáo cháu tìm đường cướp ngôi.
Hai bên đều đã mất người;
Trần Liễu không muốn thiệt thòi đến dân,
Bèn khuyên binh lính ra quân;
Trong tay chàng cứ bớt dần chiến binh.
Một lòng cố tránh giao tranh;
Sát thương binh lính triều đình làm chi?
Cốt sao áp sát, cận kề,
Tiêu diệt Thủ Độ, đã nghe thoả lòng.
Thái sư ra sức truy lùng;
Hoài vương vẫn cứ thoát vòng nguy nan.
Được dân che chở, cưu mang;
Thoắt đi, thoắt đến, lẹ làng con thoi.
Quân binh Thủ Độ khắp nơi
Vẫn không biết được là người ở đâu.
Luôn tay gõ trán, vò đầu;
Thái sư kế hiểm, mưu sâu khó lường:
-“ Nếu không bắt được Hoài vương,
Bắt con, dụ bố! Dễ thường lại hay?
Nghĩ rồi, Độ hỏi vua ngay:
-“ Trọng tử của Liễu lúc này phương nao?”
Vua rằng: -“ Trẫm biết làm sao?”
Vội tìm hoàng hậu để trao lệnh rồng:
-“ Cháu ta, biết có khoẻ không?
ở nơi kín đáo, yên lòng được chăng?
Có ai giúp trẫm đến thăm?”
Hậu nghe vua hỏi, băn khoăn, rối bời:
-“ Vậy thì Trọng tử nguy rồi!”
Hậu bèn lập tức cho vời A Thu-
A hoàn tâm phúc, vô tư,
Bảo đi An Lạc, kể như cứu người;
Sang tai Thị Nguyệt mấy lời:
-“ Hãy đưa Quốc Tuấn tìm nơi an toàn!”
A Thu lập tưc hoá trang,
Nhằm hướng An Lạc, vội vàng đi ngay;
Trông như bà lão ăn mày;
Vào nhà rồi mới giãi bày nguyên do.
-“ Hãy đưa Trọng tử đi cho!
Đêm nay còn kịp, chần chờ, ắt nguy!”
Chuyện trò bao nỗi vân vi;
Hỏi Chu Bộc: -“ Có kế gì chưa đây?”
-“ Phiền cô lại phải đi ngay
Đông Triều gặp chủ dở hay liệu bề;
Nhắc ngài: An Lạc đừng về,
Tìm nơi dân chúng chở che ra vào!”
Thoắt nghe, nàng đã vượt rào-
Ban mai, cổng khép, ai nào tỏ hay.
-“ Lão thu xếp để đi ngay!”
-“ Phu nhân nán đợi! Ban ngày người soi!”
Đang khi nắng lửa, Trời oi,
Mây đen kéo đến, mưa rơi rào rào.
Bỗng nghe đầu ấp xôn xao:
Quan quân Thống Quốc đang vào rất đông.
Phu nhân tái mặt, hãi hùng:
-“ Chắc là Thống Quốc đến lùng bắt con?”
-“ Sợ gì?”, Quốc Tuấn bảo luôn:
-“ Ra tìm lũ bạn vẫn thường vào đây!”
Giấu voi, Chu Bộc đi ngay;
Lát sau, lũ trẻ đã đầy trong sân;
Cùng nhau: Tất cả cởi trần,
Nô đùa, chạy nhảy, toàn thân nhuộm màu-
Bùn dây từ chân tới đầu;
Dáng người thanh nhã nào đâu có còn?
Phu nhân đã hiểu ý con,
Cho tuỳ chạy nhảy, sân trơn, ngã nhào
Quan quân Thống Quốc bước vào;
Lệnh đòi: -“ Quốc Tuấn nơi nào, ra ngay!”
Phu nhân: -“ Xin hãy nương tay!
Hai con tôi đã đêm ngày theo cha!”
-“ Hãy mau đưa Trọng tử ra
Về triều nuôi dưỡng, ai mà không thông?”
- Đặng Văn Hoan -
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangvanhoan

-“ Cháu xin về có được không?”
Hò reo, lũ trẻ hởi lòng, hỏi chơi.
Viên quan trừng mắt, ngắt lời:
-“ Chúng bay làm loạn? Ta thời tống giam!”
-“ Tha cho lũ trẻ bần hàn!”
Phu nhân nói đoạn, quay sang dặn dò:
-“ Tạnh mưa, các cháu về cho!”
ồn ào, lũ trẻ reo hò, chạy ra.
Lệnh truyền: -“ Khám xét toàn gia!”
Bặt tăm Quốc Tuấn - Con nhà thanh cao;
Nghe đâu da giẻ hồng hào?
Chừng năm sáu tuổi, biết bao cưng chiều
Mà trong đám trẻ con nghèo
Toàn sáu bảy tuổi, hò reo vỡ Trời;
Lại thêm một đứa chín mười,
Nô đùa, nghịch ngợm, đầy người lấm lem
Có đâu Quốc Tuấn mà tìm?
Quan quân thất bại, lặng im vội chuồn.
Về triều, Thống Quốc cũng “ thương”,
Xẻo tai trị tội, làm gương lâu dài;
Một bày từng trải chông gai,
Thua mưu trẻ nhỏ, hỏi tài ra sao?

Bỗng nghe ngoài cổng vọng vào:
-“ Thánh thượng giá đáo!”
-“ Kẻ nào chó săn?”
Lạy vua, Thủ Độ nghĩ thầm.
Vua rằng: -“ Thống Quốc tình thân trong nhà!
Nghe tin người đón cháu ta
Về nuôi thay Liễu? Thật là bao dung.
Hãy xin cho trẻ nhập cung;
Cử người dưỡng dục, thoả lòng trẫm đây!”
-“ Chuyện gì, chúng nó cũng hay?”
Thống Quốc nghĩ tiếp: -“ Chuyện này ý chi?
Hay là nó biết được gì,
Qua đây chế diễu, giảm uy tín mình?”
Độ rằng: -“ Việc đã chẳng thành!
Ta đón Trọng tử cốt dành yêu thương;
Tiếc rằng Liễu đã cùng đường,
Đưa con ra chốn chiến trường khổ đau!”
Nói rồi nức nở tuôn châu.
Vua cùng hoàng hậu nhìn nhau mừng thầm.
Ngón tay Thống Quốc băm vằm,
Gõ vào vầng trán nếp nhăn bộn bề;
Lần đầu thất bại ê chề;
Mưu sâu, kế hiểm, dễ gì buông tha.
Lệnh truyền cho lũ sai nha
Quay lại An Lạc, chắc là thành công.
Ban mai vừa mới ửng hồng,
Tiếng gà gáy sáng rộn dòng Châu giang;
Tiếng trâu gõ mõ đi làm;
Tư dinh Trần Liễu rộn ràng đông vui.
Quan quân Thống Quốc đến nơi,
Phu nhân, trọng tử đã rời đi đâu?
Lại thêm một vố thua đau:
Giả danh bọn cướp xông vào tư dinh;
Con vàng lồng lộn giao tranh;
Thương đao loạn xạ, không nhanh bằng vàng.
Tiếng kêu: -“ Cướp! Cướp!” xa vang;
Tù và, trống mõ, dân làng xôn xao;
Người người tay cuốc, tay dao;
Kẻ cung, người gậy, ùa vào vây quanh.
Quan quân Thống Quốc thất kinh,
Giơ tay chịu trói, dấu mình sai nha.
Xã trưởng chẳng cần khảo tra;
Chỉ nghe giọng nói, biết là quan quân;
Vẫn vờ như đã hiểu lầm,
Tờ trình Bắt cướp kíp dâng về triều.

Bước đường lưu lạc, dạt xiêu;
Mẹ con Thị Nguyệt gặp nhiều gian nan.
Đêm qua, khi đã bình an,
Chu Bộc dặn vợ vội vàng đôi câu.
Thương cho Vú Mỹ mang bầu(V)
Tiễn chồng, mếu máo, u sầu chia tay;
Một mình ở lại nơi đây
Trông coi trang ấp cùng bầy gia nhân.
Đường trường tăm tối, lặng thầm;
Bành voi, Trọng tử, phu nhân cùng ngồi;
Lão Chu cưỡi ngựa, trông coi
Tư trang, hành lý, tìm nơi an toàn.
Thuỷ chung, tình ngĩa, con vàng
Bước đi lầm lũi, ngỡ ngàng theo sau.
Xuống voi, Thị Nguyệt xoa đầu:
-“ Vàng ngoan ở lại! Trước sau giữ nhà!”
Vàng quỳ, nước mắt trào ra,
Gục đầu bái lạy, mãi mà chẳng thôi.
Phu nhân: -“ Ta biết cả rồi!
Hãy cùng vú Mỹ trông coi, giữ gìn!”
-“ Gâu gâu!”, tiếng chó cất lên;
Lời chào tạm biệt thân quen nhớ đời.
Gập gềnh, lầy lội, tối Trời
Vô phương, lạc hướng, đâu nơi nương nhờ?
Vương nhi nửa tỉnh, nửa mơ
-“ Đường đi, xin cứ mặc cho voi tìm!”
Phu nhân, lão Bộc lặng im
Vừng Dương ló sáng đang lên dần dần.
Trọn đêm đi chẳng dừng chân;
Thâm sơn, cùng cốc đã gần đâu đây.
Đã từ Đông, chuyển sang Tây;
Con đường độc đạo đến đây đã cùng;
Hết đường, voi ngựa phải dừng,
Trông lên dãy núi ven sông xanh rờn.

Phu nhân âu yếm nhìn con
Rằng: -“ Đây, không biết núi non chốn nào?”
-“ Chùa Bà Đanh ở trên cao;
Trấn Sơn Nam Thượng, mời vào nghỉ chân!”(VI)
Nhà sư đang bước lại gần,
Đã nghe tiếng của phu nhân, đáp lời.
Đêm qua, ánh sáng đầy Trời,
Lung linh, huyền ảo, xa vời bao quanh;
Hương thơm ngào ngạt, yên lành;
Bát nhang bốc cháy, sáng xanh khắp chùa.
Kim Đồng, Ngọc Nữ đến thưa:
-“ Tiên Thánh hạ thế, đang vừa giáng lâm!”
Nhà sư choàng tỉnh, tĩnh tâm,
Cầu kinh niệm Phật Trời dần ban mai.
Voi gầm, ngựa hý lọt tai;
Quay ra, vừa lúc đón ai lên chùa.
Liệu đem tâm nguyện trình thưa;
Thiền môn rộng mở, muối dưa qua ngày.

Mùa Xuân đã đến rồi đây!
Vương nhi khôn lớn, đổi thay bội phần;
Giỏi giang như một Thiên thần;
Ham mê đọc sách, chuyên tâm luyện rèn.
Cảnh chùa vui nhộn hẳn lên:
Hoà thượng, chú tiểu, nay thêm ba người.
Bỏ ra mười lạng vàng mười,
Phu nhân công đức sửa nơi Phật đường;
Lòng thành, tô tượng, đúc chuông…
Ngày càng đông khách thập phương đến chùa.
Lão Chu lo liệu sớm trưa
Bữa ăn, con cá, con cua, rau đồng;
Văn chương, chữ nghĩa đầy lòng,
Lão truyền vương tử đã không còn gì.
Bù đầu bởi tại vương nhi
Muốn nghe binh pháp, đợi khi giúp đời.
Tuấn rằng: -“ Hãy nói nghe coi:
Việc học, khó nhất ở nơi môn nào?”
-“ Điều này, vương tử nghĩ sao?”
-“ Học làm người khó! Lẽ nào hoài nghi?
Làm người thường, chẳng nói chi:
Mưu sinh, lập nghiệp, có gì khó khăn?
Làm quan, trị nước, cai dân
Dẫu không được học, cũng dần biết thôi!
Làm người giúp ích cho đời,
Vì dân, vì nước, chớ ngơi học hành!”
Lão Chu tự nhủ một mình:
-“ Phải tìm thày dạy nổi danh hiền tài!”
Lạ kỳ, có một, không hai,
Trẻ thơ sáu tuổi, có ai ngang tầm?
Tư duy, suy nghĩ như Thần
Sâu sa, dễ hiểu, chẳng lầm ở đâu.
Tài phi thạch cũng nhiệm màu:
Chim bay cao vút, nối nhau rụng liền;
Bởi vì viên sỏi búng lên;
Chẳng cần phải dụng cung tên rườm rà.
Bắt Đại bàng - Quá tài ba;
Tề Thiên Đại Thánh, chắc là không hơn?
Một tờ giấy bản vo tròn
Phun lên, giấy mở, bọc luôn cả đầu;
Mịt mù, nhìn được nữa đâu?
Chim rơi xuống đất, hò nhau chộp liền.
Quả là tài Thánh, phép Tiên;
Nhà sư uý nạo, lời khen khẽ khàng:
-“ ấn quyết thu phục Đại bàng,
Tài như công tử, trần gian khó tìm!”
Thưa rằng: -“ Xin chớ quá khen;
Việc này, ai cũng làm nên cả mà!
Có đâu ấn quyết, trừ tà?”
Chuyện lành đồn khắp gần xa nức lòng:
-“ Đai bàng pháp thuật tinh thông,
Dò la thám thính lập công đã nhiều.
Quả là sự lạ cao siêu”
Chùa Bà Đanh đã sớm chiều đông vui;
Thiếu gì kẻ ngược, người xuôi?
Thái sư nghe chuyện, đánh hơi mừng thầm.

Sang Đông, giá rét căm căm;
Lạnh từ núi đá, lạnh dần tới xương.
Phu nhân lo lắng, u buồn:
Vương nhi bảy tuổi còn đương li bì,
Từng cơn cảm sốt hiểm nguy
Mặt hồng chín mọng, tứ chi rã rời
Hoà thượng bước đến tận nơi
Sờ đầu vương tử, lựa lời giải phân:
-“ Phu nhân, xin hãy thư tâm!
Yếu đau, cảm cúm sẽ dần vượt qua;
Bởi vì lạnh quá sinh ra;
Nước gừng giải nhiệt, ắt là khỏi ngay!”
Quay ra: -“ Có chuyện chi đây?
Mà tiểu đến tận giờ này còn đi”
-“ Hay là trắc trở điều gì?
Lão nô đi đón, chuyện chi sẽ tường!”
Chu Bộc xin phép đi luôn.
Nước gừng đã ngấm, tiểu vương đỡ dần.
Chẳng qua, một lúc vô tâm,
Me rừng lạ miệng, đã ăn quá nhiều;
Lại còn luyện võ sớm chiều,
Âm dương cùng lạnh, một chiêu cảm hàn.
Hoà thượng thả chim Đại bàng:
-“ Bay đi quan sát rõ ràng chuyện chi!”
Đại bàng lập tức bay đi;
Trở về, như có điều gì, kêu vang.
-“ Chắc là gặp chuyện trái ngang?”
Hoà thượng lẩm bẩm: -“ Biết làm sao đây?
Hay là tiểu gặp tai bay?”
Đành chờ Chu Bộc, dở hay liệu bề.
Kịp khi lão đã quay về:
-“ Quan quân Thống Quốc bốn bề bủa vây!
Khi tôi nấp dưới rặng cây,
Còn nghe tiểu nói: -“ Trong này không ai
Có tên Trần thị lạ tai,
Vương nhi Quốc Tuấn đoái hoài chi đây?”
Vương nhi đứng phắt lên ngay:
-“ Họ tìm ta ở chốn này làm chi?”
Hoà thượng nghe nói, vội quỳ:
-“ Thái sơn trước mắt, tôi y như mờ!”
Thực đây, mà cứ tưởng mơ;
Lời đồn nghe mãi, bây giờ mới hay;
Thanh Tiên Đồng Tử ở đây;
Đã từng gần gũi, bấy nay cận kề;
Biết bao nhiêu chuyện thần kỳ
Na Tra giáng thế, có gì không tin?
Cả ngay cáo thị truy tìm,
Hoà thượng xuống núi, đã nhìn tận nơi;
Trần Liễu tội nặng tày Trời,
Vương nhi Quốc Tuấn tưc thời bắt ngay,
Nộp về, trọng thưởng trao tay
Vậy mà sự đến lúc này mới thông.
Phu nhân rành rọt tỏ lòng:
-“ Bây giờ độc đạo, sơn cùng, sông sâu;
Mẹ con ta thoát làm sao?”
-“ Tĩnh tâm liệu kế, lẽ nào bó tay?”
Lão Chu cố trấn an ngay,
Hoà thượng lập tức tỏ bày quyết tâm:
-“ Bần tăng, võ nghệ có phần,
Cũng vì vương tử, quyết ngăn, không rời!”
Phu nhân: -“ Dù có trăm người;
Đường cùng khó thoát, tội Trời nặng thêm:
Một khi Thủ Độ khùng điên,
San bằng bản tự, tuyệt nhiên bởi mình.
Để ta lừa chúng lui binh,
Trói ta mang nộp, sự tình liệu sau!”
-“ Chúng không trúng kế nữa đâu!”
Vương nhi chững chạc, thỉnh cầu phu nhân:
-“ Cho con xin phép mẫu thân,
Ra chào Thủ Độ, xem căn cớ gì?”
Quát rằng: -“ Không được liều chi!”
Lão Chu khẩn khoản: -“ Hãy đi tức thời!
Thời gian đã gấp lắm rồi;
Vượt sông, có mảng giấu nơi ven bờ;
Bởi tôi đã sớm đợi chờ,
Có ngày dùng đến, mới lo đóng bè!
Ngựa, voi cứ thả ra khe!”
Vương nhi thoăn thoắt vỗ về vật yêu.
Phu nhân chẳng kịp nghĩ nhiều;
Chào sư, lạy Phật, đôi điều trình thưa;
Dắt con ra phía sau chùa
Xuống bè Chu Bộc đã lùa sông sâu.

Thái sư Thống Quốc vò đầu:
Việc trừ Trần Liễu bấy lâu chưa thành?
Lần này vây chùa Bà Đanh,
Một nghìn người ngựa, tinh binh oai hùng;
Gươm đao sáng quắc khép vòng,
ấu nhi Quốc Tuấn đừng hòng thoát thân.
í Trời, đâu dễ can ngăn?
Cho dù lưới thép, cũng lần được ra.
Vào chùa, hăm doạ, hỏi tra
Suốt đêm lục soát, cũng là công toi.
-“ Bên kia sông có sự rồi!”
Sáng ra, Thống Quốc đón lời trình lên.
Kiên cường đấu trí suốt đêm,
Hoà thượng nghe báo, nỗi niềm bất an:
-“ Cầu cho vương tử vẹn toàn,
Vượt vây thoát nạn, Trời ban phước lành!”

Đêm qua, một trận giao tranh,
Bờ sông nhuộm máu, tan tành thịt xương;
Heo may lạnh lẽo, u buồn;
Mặt sông mờ mịt, dặm trường âu lo;
Sang ngang, bè mới chạm bờ,
Hơn mười bó đuốc bất ngờ sáng trưng;
Tiếng hô vang động núi rừng:
-“ Đứng im chịu trói! Coi chừng thac oan!”
Nào ngờ vương tử kiên gan,
Cắm đầu xuống nước, vội vàng bơi xa.
Lão Chu tuốt kiếm xông pha;
Phu nhân nhún bước, lấy đà song phi.
Một mình vương tử bơi đi;
Đêm khuya giá buốt, hiểm nguy khôn lường.
Đang khi mất hướng, lạc phương,
Đại bàng kịp đến, dẫn đường cho bơi:
Vưa bay chầm chậm trên Trời,
Vừa kêu “heng héc” cho người bơi theo;
Tưởng rằng đã thoát hiểm nghèo;
Lại nghe như tiếng mái chèo đâu đây?
Đến gần, Quốc Tuấn mới hay:
Cả voi lẫn ngựa đã ngay cạnh mình.
Hai con vật vốn nặng tình,
Đánh hơi vương tử, quẩn quanh chẳng rời;
Nghe chim “ heng héc” trên Trời,
Vội vàng đạp nước, quyết bơi đi tìm.
Vòi voi đưa tiểu chủ lên;
Vừng Dương ló sáng, bóng đêm lui dần.
-“ Mau quay lại cứu mẫu thân!”
- Đặng Văn Hoan -
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangvanhoan

Đại bàng dẫn lối, voi tầm bờ sông;
Vương nhi cưỡi ngựa dốc lòng,
Rừng sâu vững bước, cố công tìm tòi.

Phu nhân võ nghệ tuyệt vời,
Giật cây thương địch, tiến lui tung hoành;
Lão Chu song kiếm giao tranh,
Tả xung, hữu đột, quyết dành thế ưu.
Mấy tên lính đã dính chiêu,
Kêu la thảm khốc, bọt bèo thiệt thân;
Hai người cố sức cản ngăn,
Giữ cho vương tử đang dần bơi xa.
Dần dần, Trời đã sáng ra;
Một bày người ngựa liệu đà khép vây
Tưởng như tận số rồi đây?
Voi từ đâu, bỗng lao ngay đến gần;
Ngưa trông, bủn rủn khuỵu chân;
Vòi quăng, chân đạp…voi thần xung phong.
Mấy tên lính nhảy xuống sông,
Bị voi quật ngã, không hòng chạy xa;
Những tên cưỡi ngựa mất đà;
Ngựa đang rủn vó, lăn ra cùng người;
Nhiều tên gan dập, ruột lòi,
Thiệt thân theo bước chân voi xéo dày.
Mấy tên sống sót chắp tay:
-“ Phu nhân tha mạng! ơn này nhớ ghi!”
Đang tay giết chúng làm chi?
Lão Chu lôi dậy, trói ghì gốc cây;
Thả ra một đứa: -“ Đi ngay!
Báo cho Thống Quốc tỏ hay ý Trời!”

Nắng chiều nhợt nhạt, đơn côi;
Một người, một ngựa dưới Trời mưa giông;
Vương nhi mệt mỏi, đói lòng,
Từ đêm qua, vốn đã không ăn gì!
Tay ôm cổ ngựa, lả đi;
Rừng sâu, núi thắm, đến khi cùng đường.
Màn đêm đã lại vội buông;
Gầm gừ, tiếng Hổ bất thường đâu đây.
Tay quờ vách đá, mới hay
Một khoang trống rỗng, đẩy ngay ngựa vào;
Lá khô, vun một đống cao,
Đập đá đánh lửa, thú nào chẳng lui?
Đợi cho hổ dữ đi rồi,
Bước ra đỉnh núi, cất lời hét vang;
Phu nhân, Chu Bộc bình an,
Cưỡi voi, hướng núi, vội vàng đi ngay;
Chợt nghe: -“ Quốc Tuấn ở đây!”
Con voi mừng rỡ, như bay tìm người.
-“ Con ta đã thoát nạn rồi!”
Phu nhân bái lạy Đất Trời, reo lên.
Lão Chu rưng rức tự nhiên;
Quá mừng, khó nén nỗi niềm, khóc vui.

Tột cùng sung sướng qua rồi;
Sinh tồn kế sách, ai người không lo?
Quả cây, cũng lộc Trời cho;
Rừng sâu nào biết bao giờ thoát ra?
Đaị bàng tình nghĩa khó xa,
Lưng voi, lưng ngựa lại sà xuống chơi.
-“ Bây giờ, ta phải đi rồi!
Đại bàng hãy trở lại coi trông chùa!”
Vương nhi âu yếm tiễn đưa,
Chim bay về để giữ chùa bình yên.(VII)
Rừng sâu, núi hiểm triền miên;
Phu nhân gày rộc, nỗi niềm băn khoăn;
Lão Chu như tuổi tám lăm?
Chỉ riêng vương tử thêm phần tinh nhanh,
Đoán mưa, báo nắng đã sành;
Củ măng đắng, cũng cố tình nuốt trôi,
Cốt sao thân mẫu được vui;
Con cua, con cá lần hồi kiếm thêm.
Lão Chu bày tỏ ưu phiền
Rằng khi xuống núi, không tiền để mua;
Vương nhi khanh khách cười đùa:
-“ Tiền rừng, bạc biển, Còn chưa hài lòng?
Măng khô, mộc nhĩ, mật ong
Đổi chi chẳng được? Sao không thức thời?”
Quả là tài trí hơn người,
Còn mình lẩm cẩm- Già rồi hay sao?
Trái ngon, có lúc dồi dào;
Vương nhi trèo hái, khác nào Ngộ Không
Tưởng chừng đã tạm yên lòng;
Mà sao tai hoạ chất chồng, chẳng yên?
Trèo cây, lượm quả đã quen;
Cành cao, Chu Bộc leo lên nhẹ nhàng;
Với tay hái quả chín vàng;
Rắn xanh nằm cạnh, quay sang đợp liền;
Một lời không kịp thốt lên,
Vực sâu rơi xuống, hồn thiêng chầu Trời.
Thương thay cho một kiếp người
Đức tài, nhân nghĩa, trọn đời thuỷ chung.
Vương nhi đau đớn khôn cùng;
Phu nhân than khóc, đầy lòng xót thương;
Ngựa, voi cũng nhỏ lệ buồn
-“ Vì đâu nên nỗi tai ương thế này?”
Nghe lời mẹ những đắng cay;
Vương nhi rút kiếm, hạ ngay ác xà.
Hãy đưa Chu Bộc ra xa,
Tránh nơi núi đá để mà chôn thây.
Trời đêm lạnh lẽo heo may;
Mặc cho voi, ngựa rạch cây tìm đường.
Phu nhân cố nén đau thương,
Lòng riêng bao nỗi dặm trường âu lo:
Đường rừng tăm tối, lần mò;
Cầu Trời, niệm Phật độ cho an toàn.

Một đêm lặn lội gian nan,
Đến nơi rừng trúc bạt ngàn, xanh tươi;
Vưà khi có ánh mặt Trời,
Mới hay dưới bước chân voi: Đất màu!
Mẹ con xuống ngựa, bảo nhau
Cố công khoét một hố sâu chôn người.
Moi lên từng dúm đất rời;
Công việc nặng nhọc, cả đời chưa quen
Bất ngờ: Trong đất moi lên
Một thanh kiếm báu ( Ai quên nơi này?)
ánh xanh loé sáng, vừa tay
“ Phi Thiên Thần Kiếm” đề ngay đốc vàng.
Vung lên, bổ dọc, chém ngang-
ào ào gió nổi, ngàn ngàn đá bay,
Rừng xanh rung chuyển, lắt lay
-“ Trời ban Thiên kiếm!”Hét ngay giữa rừng;
Đoạn lo nốt việc nửa chừng;
Mẹ con moi huyệt,ròng ròng mồ hôi;
Qua gần cả một ngày trời,
Huyệt sâu đủ chỗ cho người nghỉ yên.
Ngựa, voi vun đất lấp lên;
Xác thân Chu Bộc gửi miền trúc xanh.
Mồ cao xếp đá chung quanh;
Tấm bia nặng nghĩa, trọn tình dựng ngay.
Mỗi người năm vái chia tay,
Mẹ con than khóc tỏ bày xót thương
Củi khô cháy sáng thay hương;
Vong linh siêu thoát, thuận đường quy Tiên.

Phu nhân mệt mỏi, ưu phiền,
Giữa nơi hoang dã, biết tìm đi đâu?
Ôm con, bao nỗi lo âu;
Vương nhi vừa mới gục đầu thiu thiu;
Ngồi nghe ngọn gió đìu hiu;
Hoàng hôn xuống núi, ráng chiều dần tan;
Bỗng nghe giọng nói nhẹ nhàng:
-“ A Di Đà Phật!” rõ ràng cạnh bên;
Phu nhân trố mắt đứng nhìn
Cao tăng, hoà thượng như Tiên giáng Trần,
Thanh cao, đôn hậu, từ tâm:
-“ Tôi chờ vương tử, phu nhân lâu rồi!
Đây là tiền định, duyên Trời!”
Bảy năm trước đã nghe lời tiên tri;
Nhân ngày sinh của Trọng nhi
Đoán rằng: -“ Sau ắt cứu nguy giúp đời!”
Bây giờ được gặp lại người,
Chuyện Chu Bộc chết đầu đuôi giãi bày.
Phán rằng: -“Thiên định là đây!
Không sao cưỡng được, sự này thông cho!”
Dẫn về ngọn núi bên hồ,
Am “ Giang lâm tự” nương nhờ, nghỉ ngơi.
Vài ngày lại sức, hoàn hơi;
Tiếp tục leo núi, tìm nơi an toàn,
Lánh sâu trong một toà am,
Chung quanh, rừng trúc bạt ngàn, bình yên.
Giao làm biển tự, đặt tên;
Vương nhi cầm bút viết liền một thôi:
“ Trúc Lâm Tự” có tên rồi; (VIII)
Khen thay nét chữ tuyệt vời tài ba.
Nơi này nhìn rộng, trông xa,
Cưỡi mây, đón gió, như là cõi Tiên.
Tạm thời gác bỏ niềm riêng,
Chiêu kinh, niệm Phật, bình yên đợi chờ,
Phu nhân cứ tưởng đang mơ;
Vương nhi quốc Tuấn chăm lo học hành,
Miệt mài binh pháp tinh anh,
Đợi ngày cứu nước, lưu danh muôn đời.

Khác gì dựng cột chống Trời?
Đang khi tốt xấu đầy vơi, mập mờ;
Lòng trung, ai đã hiểu cho?
Lại mang tiếng có ý đồ cướp ngôi,
Hoài vương Trần Liễu lẻ loi;
Quan quân Thống Quốc khắp nơi truy lùng.
Hiểm nguy đến bước đường cùng,
Dân binh giải thể, quyết không luỵ phiền,
Không vì chuyện hận thù riêng
Để dân chịu hoạ nhãn tiền, điêu linh;
Chỉ riêng Nguyễn Vũ nặng tình,
Vẫn luôn sát cánh bên mình đó đây.
Bao lần giải nạn, phá vây,
Cùng nhau, chủ tớ, rủi may một lòng.
Nhớ khi Nguyễn Vũ thành chồng,
A Thu thành vợ, mặn nồng sớm hôm;
Cũng nhờ Trần Liễu chủ hôn;
Lại thêm đã sớm sinh con nối dòng,
Đặt tên “Dã Tượng” tinh thông
Dạy voi, luyện võ chắc không kém tài.
Rừng sâu, đâu dễ gặp ai?
Vẫn lo phòng tránh mắt tai xét dò;
Một khi nắm đấm Vũ giơ,
Lợn rừng, gấu núi cũng cho toi đời;
Khi no, khi đói quen rồi!
Bữa thừa, bữa thiếu không lời kêu ca.
Hoài vương muốn ghé thăm nhà;
Vợ con lưu lạc, biết là ở đâu?
Đã ra công suốt bấy lâu,
Tìm mà chẳng thấy, nỗi đau chất chồng:
-“ Làm cha! Có cũng như không;
Đã vô tích sự, làm chồng mà chi?”
Lại lo Thủ Độ bức truy;
Chắc gì Chu Bộc giải nguy an toàn?

Thương thay thân phận con vàng;
Lưng cơm, củ sắn miên man đói lòng:
Khi củ chuối, bữa củ dong
Kho đầy thóc gạo, quyết không đụng vào (7)
Giơ xương, gày guộc chẳng nao;
Canh nhà, giữ của, lúc nào cũng siêng.
Lại thêm Vú Mỹ lành hiền,
Con cua, con tép kiếm tìm chạy ăn;
Củ khoai, cú sắn nuôi thân,
Con trai Chu Sỹ, giành phần chó ngoan.
Biết bao vui sướng, ngỡ ngàng:
Vương gia, Nguyễn Vũ đã đang trong nhà.
Chủ nhân sao đã quá già?
Tóc râu Nguyễn Vũ, ai mà biết ai?
Hoài vương trông thấy bé trai,
Hỏi rằng: -“ Đứa bé con ai đến nhà?”
Thưa rằng: -“ Báu ngọc vương gia
Ban cho Chu Sỹ, cháu là con con!”
Hỏi tên , vương lại nói luôn:
-“Cao kều, ta tặng tên thường: Yết Kiêu!”
Quay sang con chó đáng yêu,
Vương rằng: -“ Mi cứ ăn nhiều cho ta!
Phải lo khoẻ để trông nhà;
Bây giờ ra cổng giúp ta canh chừng!”
Vương nghe Vú Mỹ, hởi lòng
Chuyện quân Thủ Độ săn lùng ra sao?
Vương nhi lừa chúng thế nào?
Cưỡi voi ngụp lặn, xôn xao cả làng.
Vương nghe, khoan khoái cười vang;
Hỏi rằng: -“ Vương tử đi đàng nào đây?”
-“ Dạ thưa, đi theo hướng Tây!”
Trầm ngâm, Trần Liễu đoán ngay tức thì:
-“ Hoặc Trường Sơn, hoặc Ba Vì!
Bây giờ đến lúc ta đi tìm người!”
Dúi cho một thỏi vàng mười,
Mấy đồng bạc lẻ, lựa lời khuyên răn:
-“ ở nhà cố gắng dưỡng thân,
Đợi ngày Chu Sỹ, Phu nhân quay về!”

Lại xa trang ấp, hương quê;
Thương con, thương vợ bộn bề trong tâm.
Dải Trường Sơn, đã đến chân;
Tìm nơi hàng quán, hỏi thăm, lần mò;
Lựa lời khôn khéo, nhỏ to
Vừa tìm tung tích, vừa lo trông chừng;
E khi tai vách, mạch rừng,
Liệu bề ẩn hiện, chớ đừng dây dưa.
Tâm thành, Thần tiễn, Thánh đưa,
Hoài vương, Nguyễn Vũ lên chùa Bà Đanh;
Gió đêm lay động lá cành;
Đại bàng vỗ cánh, chao quanh một vòng;
Tiếng kêu đã lọt vào trong,
Báo cho hoà thượng đề phòng hiểm nguy.
-“ A Di Đà Phật! Việc chi?
Đêm khuya, ai đó? Cần gì đến đây?”
Khêu đèn, hoà thượng hỏi ngay.
-“ Lỡ đường, Phật tử vào đây nương nhờ!
Bẩm xin hoà thượng thứ cho!”
Hoài vương ngoài cửa, đợi chờ vào thăm.
Thấy người từ tốn, thành tâm;
Tiểu ra mở cửa, bớt phần hoài nghi.
Hoài vương, Nguyễn Vũ vội quỳ,
Hỏi thăm vương tử lánh đi phương nào?
Chuyện xưa, cơ sự ra sao?
Nhà sư kể lại, xiết bao ân tình:
-“ Vương nhi, khí chất thông minh,
Tên là Quốc Tuấn, tinh anh hơn người;
Lão nô Chu Sỹ tuyệt vời;
Phu nhân đức độ sáng nơi cửa Thiền
Mệnh Trời đã dứt chuân chiên?
Ba người, nay biết ở miền nào đây?”
Hoài vương nức nở khóc ngay:
-“ Vợ con ta khổ nhường này hay sao?”
Giật mình, hoà thượng vái chào:
-“ Bần tăng có mắt mà sao như mờ?
Xin ngài hãy xá tội cho!”
Cơm chay đãi khách vội lo chu toàn.

Thày trò Nguyễn Vũ quá giang,
Băng rừng, vượt núi, gian nan chẳng sờn;
Quyết tâm tìm vợ, kiếm con,
Hoài vương bao nỗi tủi hờn, đắng cay:
Vừa lo dò hỏi đó đây;
Vừa lo phòng vệ thoát vây kẻ thù.
Bặt tăm, tin tưc mịt mù;
Đường trường trắc trở, đèn cù quẩn quanh.
Thăng Long, trở lại nội thành;
Cho dù hy vọng mong manh chẳng còn!
Đêm nằm suy nghĩ thiệt hơn:
Muôn dân phồn thịnh, giang sơn vững bền;
Non sông Đại Việt bình yên,
Lời ca vang khắp mọi miền thôn quê,
Ơn vua, lộc nước tràn trề
Riêng mình chui lủi, bộn bề hờn căm?
Xét ra trong đạo quân thần,
Lệnh vua, phép nước muôn dân thi hành.
Bởi chưng Thủ Độ nhân danh,
Vua ban sắc chỉ - cũng đành chẳng sai.
Thuận Thiên, nay đã an bài
Bởi vua Trần Cảnh đức tài, có tâm.
- Đặng Văn Hoan -
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

dangvanhoan

Vương nhi cùng với phu nhân
Chắc đang lẩn quất xa gần đâu đây?
Tử sinh, chẳng đáng lo thay;
Chỉ lo việc học sau này ra sao?
Trọng nhi trí lớn, tài cao
Đang cần thày giỏi, lẽ nào bỏ qua?
Nếu không vướng việc con ta,
Quyết liều cùng lão cáo già quân sư.
Hoài vương bao nỗi ưu tư;
Bàn cùng Nguyễn Vũ: -“ Hận thù gác bên,
Đi tu, cầu sự bình yên
Để cho nhi tử được chuyên học hành.
Anh em ta vốn thâm tình;
Chắc là Trần Cảnh không đành hại ta!”
Thăng Long, lần nữa rời xa!
Tìm lên Yên Tử xuất gia, tu hành.

Ngày ngày gõ mõ, cầu kinh;
Trần Liễu xuống tóc, không đành bỏ râu;
Đôi khi gợn sóng u sầu;
Cửa Thiền tĩnh tại, nỗi đau nguôi dần.
Một ngày kia, bỗng vua Trần
Đến chùa Yên Tử thành tâm nguyện cầu.
Tăng ni, sư sãi nối nhau,
Bước ra nghênh tiếp, cúi đầu chào vua.
Trần Liễu chẳng nói, chẳng thưa,
Vẫn ngồi niệm Phật như chưa thấy gì;
Trong tay đã sẵn quyền uy,
Nhà vua bái Phật, có chi khác thường?
Rõ ràng một đấng minh vương;
Mà sao nét mặt u buồn, băn khoăn?
Như đang tìm chốn tĩnh tâm,
Vua truyền:-“ Ta muốn nương thân cửa chùa!”
Cơm chay, vừng muối, rau dưa;
Bạc tiền chu cấp cho chùa sửa sang;
Tiếng hô “Vạn tuế” âm vang;
Ai ai cũng được vua ban thưởng quà.
Tấm lòng nhân ái bao la
Trần Liễu biết hết, nhưng mà lặng im.
Hôm sau, vua đến ngồi bên;
Trần Liễu thấp giọng: -“ Cửa Thiền thanh cao
Là nơi Phật tử ra vào;
Cớ chi Thánh thượng phải bao nhọc lòng?”
-“ Làm vua, khanh tưởng thong dong?
Thanh nhàn cửa Phật, trẫm mong đã nhiều;
Khi nghe nhịp mõ ban chiều,
Ta biết hoà thượng có nhiều trái ngang!”
Trần Liễu mạnh dạn, khẽ khàng:
-“Huynh trưởng bệ hạ vẫn đang mong người!”
Dâng kinh, Trần Liễu mỉm cười;(I X)
Cốt cho vua biết những lời nói ra:
-“ Nửa đêm, giờ Tý, canh ba
Giữa dòng sông lớn là nhà gặp nhau!”
Vua nghe, xao xuyến hồi lâu;
Tạ ơn Phật Thánh, phòng sau đi nằm.
Nửa đêm, thuyền xuôi Bạch Đằng;
Dòng sông cuồn cuộn, hàng trăm thuyền chài.
Nhà sư hẹn chắc không sai?
Mà sao tìm khắp, vẫn hoài hư không?
Canh tư, bống thấy xuôi dòng,
Một con thuyền nhỏ đang vòng đến nơi;
Lái thuyền đứng dậy, cất lời;
-“ Hoàng đệ hạ cố vẫn ngồi đợi ta?
Chốn này, Tổ nghiệp ông cha!”
-“ Hoàng huynh!” Trần Cảnh ôn hoà tiếp theo:
-“ Vì em, huynh đã khổ nhiều!”
Ôm nhau bật khóc, bao nhiêu tâm tình
Thuyền đâu đến bất thình lình,
Chục thuyền đầy ắp quan binh vây tròn;
Vung gươm, Thủ Độ thét luôn:
-“ Giết thằng giặc Liễu, rửa hờn bấy lâu!”
Đẩy huynh trưởng ra phía sau,
Nhà vua che chắn, ngẩng đầu hét vang:
-“ Thôi đi! Ai dám làm càn?
Hoàng huynh của trẫm! Chớ toan hại người!”
Mấy lần Thủ Độ nhắc lời,
Giơ gươm, một mực cứ đòi ra tay.
Ôm anh, Trần Cảnh nói ngay:
-“ Phụng Càn vương đã đến đây xin hàng!
Cớ chi huynh đệ tương tàn?
Anh em hoà mục, rỡ ràng Tổ tông.
Vua tôi vững trí, đồng lòng,
Ngàn năm nghiệp đế chắc không phai mờ.
Thái sư nếu chẳng hiểu cho,
Trước xin giết trẫm! Trẫm chờ xuống gươm!”
Sụt sùi, Thủ Độ khóc luôn:
-“ Ta là con chó săn thường mà thôi!
Biết đâu huynh đệ các người
Hợp tan, thuận nghịch, ngược xuôi thế nào?”
Trần Liễu bước đến vái chào;
Thủ Độ không nói, bước vào thuyền ngay.

Hai năm lánh nạn về đây;
Vương nhi đã biết núi này “Tản Viên”;
Phu nhân quen chốn cửa thiền;
Chuông chùa vọng đến, bình yên cõi lòng.
Vương nhi nuôi trí anh hùng,
Thi thư, binh pháp cố công học thày.
Thích Tâm, hoà thượng nơi đây
Đã hơn trăm tuổi, ân dày, đức cao,
Uy nghiêm, phúc hậu, hồng hào,
Tinh thông đạo pháp, xít sao binh quyền,
Lại thêm pháp thuật siêu nhiên
Dốc bầu tâm huyết dạy truyền vương nhi.
Tiếp thu nhanh nhậy lạ kỳ,
Tiểu vương Quốc Tuấn việc chi cũng sành;
Quả là tuyệt đỉnh tinh anh:
Thiên văn, địa lý, giao tranh trận đồ,
Ngũ phương bát quái vô bờ
Mai ngày đã chắc chỉ chờ lập công.
Sớm nay, gọi đến thư phòng,
Hoà thượng căn dặn, đầy lòng yêu tin;
-“ …Sau này, con chớ có quên:
Hãy đi thăm thú mọi miền non sông;
Địa đồ ghi chép dày công;
Phò dân, giúp nước, chắc không có thừa?
Ta nghe hoàng tộc nhà vua
Binh đao đã dứt, tình xưa yên hoà;
Con lo xuống núi tìm cha,
Anh em gặp gỡ, cả nhà đoàn viên!
Học hành là việc thường xuyên;
Phải lo tích luỹ, cần chuyên cả đời!”
Vương nhi bật khóc:-“ Thày ơi!”
Vừa quỳ bái lạy, thì người đã “đi”.
Nhân duyên tiền định thần kỳ;
Hợp tan, muôn sự có gì ngẫu nhiên?
Trai đàn niệm Phật suốt đêm,
Hoả thiêu, chọn đỉnh Tản Viên táng người.

Mẹ con vương tử về xuôi;
Càng gần An Lạc, niềm vui càng đầy.
Yên Sinh vương đã ở đây(8)
Vẫn đang nhức nhối những ngày buồn đau:
Phu nhân, vương tử ở đâu?
Mà nguồn tin vẫn bấy lâu mịt mờ.
Ngày đêm trằn trọc đợi chờ;
Chi bằng: Các nẻo lại lo đi tìm?
Bỗng nghe náo nức ngoài hiên,
Tiếng hò reo cứ rộ lên tràn trề:
-“ Phu nhân, Trọng tử đã về!”
Bà con cô bác thôn quê đón mừng.
Cả nhà nhộn nhịp, tưng bừng;
Trần Liễu bối rối, tưởng chừng đang mơ.
Phu nhân lẳng lặng, thẫn thờ
Đến bên Vú Mỹ, bất ngờ khóc vang;
Vương nhi cử chỉ nhẹ nhàng,
Giơ tay vuốt mái tóc vàng Yết Kiêu.(9)
Nhận ra thân phụ kính yêu,
Vương nhi quỳ xuống, nói điều trong tâm:
-“ Vì con làm khổ phụ thân!”
Ôm con, Trần Liễu cười ầm, nói ngay:
-“Con ta khôn lớn nhường này;
Thảo nào Thống Quốc bó tay thiệt người!”
Ngoài sân ngợp ánh mặt trời;
Con vàng, con ngựa, con voi nô đùa.(10)
Làng quê thoang thoảng hương đưa;
Đồng xanh hẹn một vụ mùa bội thu.
Đoàn viên, trút bỏ ưu tư,
Vài tuần trăng sáng, đã thư nỗi niềm.
Hôm nay, Quốc Tuấn thưa lên:
-“ Theo lời sư phụ Tản Viên hôm nào,
Con đi một chuyến xem sao?
Địa hình Đại Việt, thấp cao tỏ tường;
Xong rồi ngược Tản Viên sơn,
Thăm mồ Lão Bộc, thắp hương viếng thày;
Xuống Thăng Long ở ít ngay
Bái yết Thánh thượng, đó đây họ hàng!”
Sau hồi suy nghĩ miên man,
Phụ thân cho phép lên đàng hôm sau.
Đến Thăng Long chưa bao lâu,
Đi thăm Thống Quốc, lên chầu Nhà vua;
Đàng hoàng, lễ phép chào thưa,
Nói năng khúc chiết - Tuổi chưa đến mười,
Mà sao thông tuệ tuyệt vời?
Giải trình kế sách dùng người, dưỡng dân
Nghe xong, Thủ Độ ôm chầm,
Tay xoa đầu cháu, có phần ngất ngây:
-“Giang sơn, xã tắc sau này
Trông nhờ ở cháu ta đây cả rồi!”

Những trang lịch sử rạng ngời:
Cả ba lần đánh tơi bời Nguyên Mông(11)
Quân dân, tướng sỹ đồng lòng;
Muôn đời vọng lại chiến công huy hoàng.
Sống là tướng giỏi Trần gian;
Thác đi là Thánh dẫn đàng cho đân.
Kế bền thắng giặc ngoại xâm
Là lo “ Khoan thứ sức dân” diêt thù.
Sử vàng lưu giữ nghìn thu;
Tài thơ không đáng nửa xu, vẫn liều!

Ngày 19 - 9 - 2015
Tức ngày 7 - 8 ất Mùi

Đặng Văn Hoan


Chú thích:

(1)- Trần Thủ Độ: thời vua Lý Huệ Tôn, giữ chức Điện tiền chỉ huy sứ; Đến thời vua Trần Cảnh ( Vua Nhà Trần đầu tiên), được phong Thái sư Thống Quốc hành quân vụ chinh thảo sứ.
(2)- Ngày Mậu Dần, 12 -12 ất Dậu (1225), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh 8 tuổi trở thành hoàng hậu.
(3)- Vua Trần Cảnh (8 tuổi) phong Trần Thủ Độ làm Thái sư Thống Quốc hành quân vụ chinh thảo sứ; Phong thân phụ, Phụ Quốc Thái uý Trần Thừa là Thượng hoàng; Phong huynh trưởng Trần Liễu là Thái uý;
Phong Trần Thị Dung ( Nguyên là Hoàng hậu triều Lý Huệ Tôn,rồi làm Hoàng Thái hậu) là Thiên Cực công chúa.
(4)- Ba dòng sông là Sông Hồng ở phía Đông; Sông Long Xuyên ở phía Tây; Sông Lấp ( Sông Châu Giang ngày nay) ở phía Bắc.
(5)-Ngày 10 tháng chạp Nhâm Thìn(1232), Trần Quốc Tuấn chào đời.
(6)- Hoàng giang tức sông Châu giang ngày nay.
(7)- Truyền thuyết đã thành hiện thực: Dân làng Bảo Lộc ngày nay ( Trang ấp xưa của An Sinh vương) rất yêu quý con chó:Không ai ăn thịt chó; Con chó nào chết thì đem chôn; cũng không bán chó. Ai đi xa, trót ăn thịt chó, khi về làng sẽ không được vào Đền thờ An Sinh Vương và Trần Hưng Đạo.
(8)- Khi vua Trần Cảnh gặp huynh trưởng Trần Liễu ở Yên Tử, đã ban cho Trần Liễu đất Yên Phụ, Yên Dưỡng, Yên Sinh, Yên Hưng, Yên Bang làm đất thang mộc và ban tên hiệu là Yên Sinh Vương
(9)- Yết Kiêu ( Con Chu Sỹ và Vú Mỹ), Dã Tượng ( Con Nguyễn Vũ và A Thu) sau này là những hổ tướng thân cận của Đức Thánh Trần trong suốt những năm kháng chiến chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13.
(10)- Con voi thân thiết này đã đưa Đức Thánh Trần qua bao nhiêu trận mạc,
Khi vượt sông Hoá, ngăn giặc bảo vệ Nhà vua, voi bị sa lầy, chìm xuống. Ngậm ngùi từ biệt con voi thân yêu, Đức Thánh Trần rút kiếm chỉ lên Trời xanh thề: - Trận này không phá xong giặc Nguyên, thề không về đến sông này nữa.
(11)- Năm 1283 ( Thiệu Bảo thứ 5), nhận sắc phong Quốc công Tiết chế nhân vũ Hưng Đạo Đại vương trực tiếp chỉ huy quân Đại Việt chống quân Nguyên lần thứ hai rồi lần thứ ba ( Lần thứ nhất, ngài tham gia đánh quân Nguyên Mông với tư cách chỉ huy một cánh quân). Ngài về Trời năm 1300.
Yên Sinh Vương Trần Liễu tạ thế năm 1251, thọ 41 tuổi, được truy phong Khâm Minh Đại vương.
Yên Sinh Vương Phu nhân Trần Thị Nguyệt nhận sắc phong từ Thiên Đạo phu nhân lên hàng Thiên Đạo Quốc mẫu ( Ngang hàng với bà Trần Thị Dung, phu nhân của Trần Thủ Độ).


Phụ lục:

(I)- Trần Thị Dung, trước là hoàng hậu, vợ vua Lý Huệ Tôn, lấy Trần Thủ Độ, sau được Trần Cảnh phong là Linh từ Quốc mẫu. Bà sinh cho Thủ Độ được Phụng Dương Công chúa. Phụng Dương Công chúa là vợ của Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải. Trần Quang Khải là con thứ của vua Trần Cảnh. Hiện có đền thờ Phụng Dương Công chúa tại xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.
(II)- Chiêu Thánh Hoàng hậu bị giáng, giam vào lãnh cung tại Vĩnh Tường ( Làng Vĩnh Tường, xã Lộc Vượng ngày nay) nhưng sau, Trần Thái Tôn ( Trần Cảnh) là vị vua nhân từ, đã gả nàng cho Lê Phụ Trần. Ông bà sinh được một con trai, bốn con gái; Trong đó, con trai Trần Bình Trọngđã làm quân giặc run sợ, để lại tiếng thơm muôn đời.
(III)- Lý Thuận Thiên sinh con đầu lòng ( Giọt máu của Trần Liễu) đặt tên là Trần Quốc Khang. Các con về sau của Trần Cảnh đều mang tên là Chiêu Minh vương, Chiêu Quốc vương, Chiêu Thánh vương, Chiêu Văn vương. Con thứ hai của Lý Thuận Thiên nối ngôi Trần Cảnh, gọi là Trần Thánh Tôn ( Con cháu của Trần Liễu đều mang tên đệm Quốc
(IV)- Hoàng hậu Lý Thuận Thiên sinh cho vua Trần Cảnh bốn người con trai, trong đó, Trần Hoảng ( Trần Thánh Tôn) là vị vua anh minh làm rạng rỡ non sông Đất Việt: Ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13; Các con bà đều là trụ cột của vương triều Trần như Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải, Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật, Chiêu Quốc vương Trần ích Tắc. Riêng Trần ích Tắc đã để lại tiếng xấu ở đời vì chủ hàng quân Nguyên Mông. Sau này, quân Nguyên Mông thất bại, ích Tắc xấu hổ, chết ở đất Bắc.
(V)- Theo truyền thuyết ở Bảo Lộc, bà Mỹ có lòng bảo vệ An Lạc hồi đầu Nhà Trần nên khi qua đời, vua Nhân Tông sắc phong Thượng Đẳng Thần. Dân làng truyền khẩu: Bà là Thiên Tiên Thánh Mẫu,
Thượng Đẳng Thần, Thành hoàng An Lạc ấp. Nay có phủ thờ bên cạnh đền thờ Đức Thánh Trần.
(VI)- Chùa Bà Đanh ở địa phận Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, có thể vì địa thế hiểm trở nên ít có người đến; Do đó có câu: Vắng như chùa Bà Đanh
(VII)- Hình ảnh con chim Đại bàng khắc sâu vào trái tim người anh hùng. Trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, cảm động trước lòng trung nghĩa của các tướng sỹ, Hưng Đạo Đại vương trìu mến nói với họ: Chim hồng hộc sở dĩ bay cao được là nhờ có bộ lông cánh mạnh.Ta không có các ngươi thì cũng như chim hồng hộc không có lông cánh vậy.
(VIII)- Vua Trần Nhân Tông, con rể Đức Thánh Trần và những người tu lập phái Trúc Lâm, bắt nguồn từ việc Đức Thánh Trần đặt tên chùa mà mình theo học là chùa Trúc Lâm ( Vì chùa ở rừng trúc). Từ đời Trần Nhân Tông, Phật phái Trúc Lâm trở thành quốc đạo mà Nhà Trần và Đại Việt khởi dựng.
(I X)- Trần Liễu dâng kinh, đọc câu sấm truyền:
Nhất sắc khuynh thành khởi chiến tranh
Kỵ long đăng vị tự nhiên thành
Giai do thiên mệnh nhân tâm thuận
Bách quỹ đồng quy hướng đại danh
- Đặng Văn Hoan -
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 1 trang (5 bài viết)
[1]