Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 11/02/2009 21:17
Ngày gửi: 11/02/2009 23:58
Hoàng Hà Tĩnh đã viết:Rất vui vì thấy có thêm các bạn khác và bạn Hoàng Hà Tĩnh hưởng ứng chủ đề này...Mình yêu thơ Quang Dũng từ cái hồi chưa biết anh chiến sĩ cách mạng là như thế nào kia! Với mình, thời thiếu nữ, không phải là Xuân Diệu hay Huy Cận gây ấn tượng thơ mà chính là Quang Dũng với Tây Tiến và Đôi mắt người Sơn Tây, Hữu Loan với Màu tím hoa sim!
Thật tình cờ khi đọc được những suy nghĩ của các ban về bài thơ Tây tiến- tuyệt tác của Quang Dũng. Khi nào các ban đọc thêm về tiểu sử của tác giả chắc sẽ thấy Quang Dũng là một nhà thơ có cuộc đời trầm lặng bình dị rất nhiều. Có lẽ thiên tài nằm trong sự đơn giản chứ không phải sự phô trương.
Rất mừng vì NPD có quan tâm đến nhừng dòng thơ tiền chiến, những người như NTD của tuổi teen ít còn người nhớ đến những Quang Dũng, Xuân Diệu... ngày xưa lắm. Nhiều người thời nay (mong rằng là số ít thôi) đọc thơ chỉ như là đọc tài liệu để trả bài mà ít có cảm xúc như Nguyệt Thu... Khi đã yêu thơ rồi thì thơ sẽ thành suy nghĩ, tâm tư của chính mình. Tây tiến là một khúc hùng ca, bi tráng và lãng mạng-Áo bào thay chiếu anh về đất. Sông Mã gầm lên khúc độc hành. Tây tiến là tiếng gầm bi hùng của cố thi sĩ Quang Dũng.
Ngày gửi: 11/02/2009 23:59
Ngày gửi: 12/02/2009 19:33
Ngày gửi: 12/02/2009 20:27
Đã sửa 3 lần, lần cuối bởi Nguyệt Thu vào 12/02/2009 20:31
Hoàng Hà Tĩnh đã viết:@ Hoàng Hà Tĩnh:
Gửi bạn Nguyệt Thu.
Lúc trước tôi thường nghĩ đến Quang Dũng với các bài hát Đôi mắt người Sơn Tây qua giọng ca của Sỹ Phú ( chắc Nguyệt Thu biết rất rõ bài hát này và không chừng có lẽ Nguyệt Thu là người xứ Huế ?). Từ đó tôi mới tìm đọc thơ Quang Dũng với những Tây tiến, Đôi bờ, Kẻ ở...và càng đọc càng thấy Quang Dũng có một chất thơ ngọt ngào lãng mạn, sâu lắng trữ tình, đậm chất hùng ca.
Tôi rất ngạc nhiên vì có năm bài Tây tiến đã được ra trong đề thi tốt nghiệp phổ thông và cũng thật bất ngờ khi báo chí đưa tin có nhiều thí sinh làm bài mà diễn tả địa danh sông Mã tận ở nơi đâu đó ngoài đất Việt. Buồn thật nhiều phải không bạn. Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Không thể phê bình lớp trẻ được vì hôm nay có quá nhiều điều để học, có quá nhiều phương tiện để nghe nhìn. Thị hiếu thực dụng không đi cùng với thi ca. Cơm áo không đùa với khách thơ mà. Ngày xưa ta nghe nhạc chứ không có Tivi để xem ca sỹ trình diễn nên nghe nhạc bằng tai và hiểu nó bằng tâm hồn có thể vì vậy mà thơ và nhạc quyện vào nhau làm giai điệu trở thành khó quên mà lời thơ thì ăn vào ngôn ngữ của chính mình.
Rất cảm ơn ban NPD đã có chủ đề này để có thể bọc bạch vài điều.
À mà sao bạn Nguyệt Thu lại chọn câu thơ Chinh phụ ngâm để tỏ tâm tình của mình vậy. Đọc nghe da diết lắm!
Ngàn dâu xanh ngắt một màu.
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Ngày gửi: 12/02/2009 23:26
Ngày gửi: 13/02/2009 00:49
PandaKid đã viết:@PandaKid: Quanh khái niệm "tiền chiến-hậu chiến" vẫn còn nhiều ý kiến bàn cãi. Nhưng theo nghĩa thông thường nhất, trong Tiếng Việt, "tiền chiến" được dùng để chỉ những năm đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam cho tới 1945, khi xảy ra chiến tranh Việt-Pháp. Nó được dùng nhiều, khi để nói đến một điểm mốc phân chia lịch sử thi ca, văn học, âm nhạc... của Việt Nam trong thế kỷ 20.
Mình chưa hiểu lắm về khái niệm tiền chiến - hậu chiến. Tiền chiến là trước cuộc chiến tranh chống Pháp hay chống Mĩ ạ? Bài "Tây tiến" Quang Dũng viết trong chiến dịch, sao HHT lại gọi là tiền chiến?
Ngày gửi: 13/02/2009 08:17
Ngày gửi: 15/02/2009 21:02
Trang trong tổng số 5 trang (49 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ [1] [2] [3] [4] [5] ›Trang sau »Trang cuối