Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối

Ảnh đại diện

Vodanhthi

Vì sao sách giáo khoa kém?



TT - Ai cũng biết thiếu sách giáo khoa (SGK) hoặc SGK kém chất lượng thì giáo dục rất khó phát triển. Thật không may, trong nhiều năm qua SGK luôn là một khâu yếu của giáo dục chúng ta.

http://images.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/274/674274.jpg
Không nên quy định chỉ có duy nhất bộ sách giáo khoa cho mọi trường học trong cả nước - Ảnh: Như Hùng



Mặc cho rất nhiều cố gắng cải tiến việc biên soạn, xuất bản, phát hành và phổ biến SGK, đến nay những khó khăn, bất cập kinh niên của công tác này vẫn còn đó.

Ngược quy trình
Trong một hội thảo mới đây về SGK, nhiều nhà giáo, chuyên gia đã góp ý kiến nhiệt thành về cách biên soạn SGK như thế nào để có những SGK tốt. Song phải thẳng thắn nhìn nhận hình như chúng ta đang làm ngược quy trình.

Trong mọi trường hợp, SGK phải dựa vào chương trình cho nên bàn về SGK trước khi xác định chương trình có lẽ chưa thật hợp lý đối với một số môn, nhất là về khoa học xã hội. Hơn nữa, hội thảo lại chỉ tập trung bàn về những nguyên tắc cải tiến cách biên soạn SGK: nào là phải lấy học sinh làm trung tâm, nào là phải nhằm phát triển kỹ năng, không chạy theo kiến thức...

Đành rằng ở đâu cũng vậy, sách dở là do biên soạn tồi, song ở ta hình như vấn đề không phải chỉ đơn giản như vậy.

Cho nên vấn đề cấp bách cần bàn chưa phải là những vấn đề về kỹ thuật, phương pháp biên soạn như là đề tài chính trong hội thảo vừa qua.

Tôi tin chắc trong hàng chục năm qua, các tiểu ban biên soạn SGK ở Bộ GD-ĐT cũng đã bàn thảo nghiêm túc về các vấn đề đó, vậy mà chất lượng cũng chỉ đến thế thôi, thì nguyên nhân ắt phải tìm ở những vướng mắc về tổ chức, chính sách, cơ chế.

Nếu những yếu tố này không sửa đổi thì dù các tiểu ban do bộ lập ra có giỏi giang và cố gắng gì đi nữa, sớm muộn cũng sẽ lặp lại những bất cập kinh niên như đã thấy trong nhiều thập kỷ qua.

Ở đây cũng như trong nhiều vấn đề khác, khó khăn chủ yếu là do ta đi sau mà lại coi thường kinh nghiệm của các nước đi trước, khư khư bám giữ tổ chức và tư duy cũ kỹ, làm chẳng giống ai lại cứ tự ru ngủ với những thành tích giả tạo hoặc tưởng tượng.

Cho nên bàn về SGK trước hết cần rà soát lại những gì còn chưa ổn, cần thay đổi trong tư duy, cách hiểu và các quan niệm cơ bản về tính chất, chức năng SGK. Từ đó mới có thể xây dựng một cơ chế biên soạn và xuất bản SGK hợp lý, không có độc quyền, trái lại khuyến khích sự tham gia tích cực của thầy cô giáo, từ việc biên soạn cho đến việc cạnh tranh lành mạnh để qua sàng lọc khách quan có được những bộ SGK thật sự tốt.

Không nên độc quyền
Chung quy có mấy quan niệm cơ bản sau đây về SGK cần xác định lại cho rõ.

Thứ nhất, không cần thiết và không nên quy định chỉ có duy nhất bộ SGK cho mọi trường học trong cả nước. Về chuyện này cách đây 30 năm khi tôi làm chủ tịch hội đồng duyệt sách SGK toán ở Bộ GD-ĐT, tôi đã đề xuất nên cho phép có nhiều bộ SGK về mỗi bộ môn.

Theo chủ trương đó, về môn toán chẳng hạn, có thời chúng ta đã có hai bộ SGK toán do hai nhóm biên soạn tự nguyện, một ở miền Bắc, một ở miền Nam. Nhưng thật đáng tiếc, chỉ vài năm sau chủ trương đó đã bị bác bỏ, với suy nghĩ đơn giản đất nước đã thống nhất thì SGK cũng phải thống nhất, chỉ có thể cho phép có một bộ SGK chung cho cả nước!

Thứ hai, vì chỉ cần có duy nhất bộ SGK nên theo chế độ quản lý tập trung bao cấp đương nhiên bộ SGK ấy phải do Nhà nước (Bộ GD-ĐT) chịu trách nhiệm biên soạn và xuất bản. Chính đó là sai lầm đưa tới nhiều hệ lụy không tốt, ngày càng rõ nhưng càng khó khắc phục.

Trước đây, mỗi lần cải cách giáo dục đều có một ban tu thư để biên soạn bộ SGK mới phù hợp chương trình mới. Với tình hình kinh tế - xã hội lúc bấy giờ, khó có thể làm khác được. Lỗi của chúng ta là lầm tưởng đó là cách làm thời nào cũng đúng nên đã duy trì nó quá lâu, trong khi tình hình và điều kiện đều đã thay đổi cơ bản và yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu, buộc chúng ta phải thay đổi mới có thể thích nghi được.

Thứ ba, vì SGK do Bộ GD-ĐT thống nhất biên soạn nên dẫn tới quan điểm không đúng coi SGK là “pháp lệnh”, bắt buộc thầy giáo phải dạy đúng y theo SGK, thậm chí đến thi cử mà thí sinh trả lời không theo đúng SGK cũng bị mất điểm.

Nên từ bỏ quan điểm đó, cần xác định chỉ có chương trình là bắt buộc phải theo đúng, còn thực hiện chương trình như thế nào thì tùy thầy giáo, có thể tự soạn riêng giáo trình, hay dùng SGK nào thích hợp nhất cho đối tượng học sinh cụ thể của mình. Như thế mới khuyến khích thầy giáo suy nghĩ sáng tạo trong cách giảng dạy, đồng thời thúc đẩy sự cạnh tranh gữa các SGK khác nhau để nâng cao chất lượng.

Hơn nữa, trong một nền giáo dục mà người thầy bị gò bó bởi quá nhiều quy định không cần thiết - phải dạy theo đúng SGK (dù biết sai sót cũng phải theo), rồi còn soạn giáo án, làm báo cáo thi đua, hàng đống sổ sách... trong khi đồng lương eo hẹp buộc phải bươn chải kiếm thêm thu nhập, thì xu hướng tất yếu là nhắm mắt làm theo, còn đâu thì giờ, tâm trí để cải tiến nghiệp vụ.

Thứ tư, SGK không nhất thiết phải bó hẹp nội dung trong các vấn đề thuộc phạm vi chương trình, mà có thể bao gồm một nội dung rộng hơn, sâu hơn tuy vẫn trong tầm tiếp thu của học sinh các lớp tương ứng.

Như thế học sinh khá, giỏi có thể dùng SGK tự bồi dưỡng thêm kiến thức, kỹ năng, tập cho các em biết tự học, tự tìm cách mở rộng hiểu biết. Mặt khác, tuy chương trình cần tương đối ổn định trong khoảng 10-15 năm, nhưng kinh nghiệm cho thấy trong khoảng thời gian ấy, chương trình thường vẫn có thể có những điều chỉnh nhất định.

Khi đó nếu SGK chỉ bám sát đúng chương trình thì có thể không đáp ứng yêu cầu, có khi phải soạn lại mới dùng được. Cho nên, để giữ cho SGK có thể dùng tương đối lâu dài thì thường nó phải có nội dung đủ rộng, dĩ nhiên ở mức độ thích hợp. Như thế một mặt tránh được sự lãng phí lớn hằng năm hoặc vài ba năm lại phải chỉnh sửa, in lại SGK rất tốn kém, mặt khác do SGK có thể dùng ổn định trong 10-15 năm nên trong gia đình SGK của anh có thể để lại cho em dùng, hoặc bán lại với giá rẻ cho người khác.

Đồng thời, nhà trường có thể sắm đủ SGK để hằng năm cho học sinh mượn dùng hoặc thuê với giá rẻ. Đó là cách làm phổ biến từ lâu ngay cả ở nhiều nước giàu. Dân ta còn nghèo mà sử dụng SGK như ta chẳng những quá lãng phí mà còn gây nhiều khó khăn cho người học.

Thứ năm, không nên trao độc quyền biên soạn và xuất bản SGK cho bất cứ một cá nhân hay một tổ chức nào, kể cả của Bộ GD-ĐT. Cần cho phép bất cứ ai cũng được quyền biên soạn, xuất bản SGK.

Tuy nhiên để bảo đảm chất lượng tối thiểu cần thiết, chỉ những SGK nào đã qua sự thẩm định của một hội đồng có thẩm quyền của Bộ GD-ĐT mới được phép dùng trong trường học. Như vậy sẽ có nhiều bộ SGK được phép dùng và qua cạnh tranh thực tế các SGK sẽ được cải tiến, sửa chữa những sai sót, nâng cao dần chất lượng về cả nội dung lẫn hình thức trình bày.

Khuyến khích biên soạn SGK
Đương nhiên việc tổ chức công tác SGK theo hướng trên sẽ không dễ dàng vì sức ỳ bảo thủ và cũng không loại trừ vì lợi ích nhóm. Cho nên phải có thời gian và một lộ trình chuyển tiếp để có thể xử lý suôn sẻ nhiều vấn đề cụ thể.

Dù thế nào trước hết phải đầu tư xây dựng chương trình cho tốt, thể hiện được tinh thần khai sáng của giáo dục, có thể giữ tương đối ổn định trong khoảng mươi năm (chính vì thế phải xây dựng cẩn trọng, có tính chuyên nghiệp cao).

Sau khi chương trình đã được xác định thì công bố cho mọi người biết và khuyến khích các cá nhân và tổ chức tham gia biên soạn SGK.

Riêng Bộ GD-ĐT cần chuẩn bị một bộ SGK để tạm dùng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên về sau bộ SGK này sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với những SGK do các nhóm tác giả khác biên soạn.

Thật ra, về nhiều môn học (chẳng hạn toán và các môn khoa học tự nhiên) chương trình chỉ có thể thay đổi trong một phạm vi nhất định. Do đó ngay bây giờ cũng nên khuyến khích những nhóm nghiên cứu biên soạn SGK mới, như nhóm Cánh Buồm ở Hà Nội hay nhóm tác giả sách vật lý vừa ra mắt ở TP.HCM.

Nhiều người có thể lo ngại rằng những đổi mới trên đòi hỏi người thầy phải có trình độ vững, điều mà hiện ta còn thiếu. Dĩ nhiên trình độ người thầy càng vững thì thực hiện những đổi mới trên càng phát huy hiệu quả.

Và vì thế, việc thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ của thầy giáo luôn luôn phải được coi trọng. Nhưng chính những đổi mới này, thực hiện đồng bộ với những giải pháp khác, sẽ tạo cơ hội cho thầy giáo nâng cao nghiệp vụ, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục.

Chờ cho thầy giáo nâng cao trình độ mới thực hiện những đổi mới cần thiết thì chẳng bao giờ đổi mới được và cũng chẳng bao giờ nâng cao được chất lượng giáo dục.

GS HOÀNG TỤY


Cải tiến hoài mà... vẫn dở
Trong khi ở nhiều nước, các bộ SGK lưu hành ở mỗi thời kỳ là kết quả một quá trình cạnh tranh lành mạnh để sàng lọc trong nhiều năm thì ở ta chỉ có một bộ SGK, do Bộ GD-ĐT tổ chức và đảm nhận việc biên soạn và xuất bản. Chính vì sự khác nhau đó mà SGK của ta cứ cải tiến hoài mà chất lượng vẫn không lên, sách vẫn dở, chẳng những không đáp ứng tốt yêu cầu mà lại rất tốn kém cho học sinh, trong lúc đất nước còn rất nghèo.


"Kinh nghiệm ở các nước cho thấy qua quá trình sàng lọc thường chỉ tồn tại vài ba bộ SGK có chất lượng để dùng cho nhiều năm. Thậm chí có trường hợp một SGK tốt tồn tại qua mấy thập kỷ chỉ lâu lâu mới có những chỉnh sửa không đáng kể cũng là nhờ quá trình sàng lọc tự nhiên, chứ không phải do ưu ái độc quyền"

GS Hoàng Tụy
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

CƯỜI, CƯỜI CÁI Đ…GÌ?

Lampard là người Anh sang Việt Nam theo dạng du lịch Tây ba lô. Anh gặp và yêu một cô gái Việt Nam rồi định cư ở Sài Gòn đã hơn 10 năm nay. Anh dạy tiếng Anh cho người Việt ở Trung tâm Anh ngữ, lại sống rất hoà đồng dân dã, nên rất giỏi tiếng Việt. Có người biểu Lampard giỏi tiếng Việt hơn cả người Việt. Mấy ông bạn Việt nghe thế còn khoái, chả ai tự ái với anh hết.

Bữa nay Lampard ngồi nhậu với mấy ông bạn Việt, vui nổ trời. Hứng chí, ông đầu đinh biểu:
- Nè Lampard, tui đố ông diễn đạt câu tiếng Việt này của tụi tui bằng tiếng Việt của ông cho dễ hiểu hơn nha.
Lampard:
- Chơi luôn, tui mần được, ông chung nguyên thùng Ken, Ok?
Đầu đinh giơ ngón tay cái lên trời và đọc:
“ Bữa hổm, qua nói qua qua, mà qua hổng qua. Bữa nay qua nói qua hổng qua, mà qua lại qua”
Suy nghĩ giây lát, Lampard choang choác:
- Đây là câu nói của ông già gân Nam Bộ. Ông xưng QUA với bạn, tương tự như người ta xưng TÔI ở nơi khác. Ông nói với bạn ông rằng: Bữa trước tôi nói tôi qua nhà ông chơi, nhưng kẹt đột xuất, tôi không qua được. Bữa nay tôi nói tôi không qua nhà ông chơi được, thì tôi lại qua đây này.
Cả bàn nhậu đứng dậy vỗ tay tán thưởng. Lampard kêu:
- Ê, cho thùng Ken lẹ, chủ quán!
Đầu đinh:
- Từ từ Lampard, còn câu này nữa, mần tiếp nghe:
Ngày 23.10.2013, tại kì họp Quốc hội thứ 6, khoá 13, đại biểu Ngô Văn Minh chất vấn về việc các Nhà máy Thuỷ điện xả lũ làm chết dân, gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, ai chịu trách nhiệm? Ông Bộ trưởng Bộ Công thương trả lời như sau:” Quy hoạch thủy điện trải qua nhiều thời kỳ là quy hoạch chung của cả nước chứ không phải quy hoạch riêng của Chính phủ hay Bộ Công thương. Chúng ta nói về chúng ta chứ không phải chúng ta nói về Chính phủ, cũng không phải chúng ta chỉ nói về bộ, ngành này hay bộ, ngành khác mà chúng ta nói về chúng ta…”.

Lampard ngồi rất lâu, vò đầu bứt tai rồi… đực mặt ra. Tất cả cười ồ, cười rần rần. Bỗng Lampard đập tay xuống bàn cái rầm, giọng giật cục:
- Mấy cha là người Việt, cha nào giỏi giải thích lẹ giùm tui xem ông Bộ trưởng nói gì coi. Tui nói thiệt nghe, ông Bộ trưởng ấy chưa chắc đã hiểu mình nói gì, chứ đừng nói tui, đừng nói mấy cha hiểu. Ai hiểu được, tui chết liền. Bố tui cũng chịu chết. Mất cha bày đặt cười nhạo, cười đểu…
Cười cái đ…gì?
Hí…hí…

Vũ Duy Chu
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thư ngỏ gửi ông Dương Chí Dũng

Đồ Văn Ngoách Thứ năm ngày 5 tháng 12 năm 2013 4:31 PM
Kính gửi đại ca họ Dương!

Tôi chưa một lần có diễm phúc được gặp ông. Chỉ nhìn thấy cái bản mặt ông vênh vênh trên mạng cũng đủ khâm phục ông đến ba đời. Một nhà nước XHCN, một nền kinh tế định hướng tuyệt vời như vậy mà bị ông bịt mắt, coi rẻ  thì quả là ông vĩ đại, tài tình hơn cả con khỉ Tôn Ngộ Không, có tới 72 phép thần thông biến hóa. Họ đề bạt cất nhắc ông đúng quy trình, ông phá đi, đớp đi hàng nghìn tỉ cũng đúng quy trình vì “cái nước mình nó thế”. Ông là người con ưu tú  cái gì cũng đúng quy trình. Từ khi làm quan đến trước khi bị bắt, ông là người tuyệt vời ưu tú, trung thành  có thèm tham ô ăn cắp gì đâu!
Tôi nghe nói người ta sắp đem ông ra xử tội. Vụ án này rồi cũng rất đúng quy trình.Tôi nghĩ ông chẳng có tội gì. Tội nặng trước tiên là tội của cái cơ chế đẻ ra ông, của đường lối phát triển kinh tế, Tin nghĩ rằng đằng sau ông còn có lắm kẻ phá phách, tham ô ăn cắp bằng vạn ông. Có điều nó chưa bị lộ vì được cả hệ thống và “nhóm lợi ích” bảo kê. Mà nói cho cùng, số ông là số bốc cứt, lấy thúng úp voi giấu không nổi mới ra nông nỗi. Còn biết bao nhiêu kẻ ăn vụng xong chùi mồm cái ngoách sạch trơn thì vẫn yên vị vênh vang nói phét thành thần, đã ai làm gì được họ. Dân biết cả đấy nhưng phải ngậm miệng mà sống yên thân kẻo bị coi là thế lực thù địch, diễn biến...



Tôi tin rằng khi ông đang chức quyền, vận may lên như diều gặp gió, có rất nhiều đứa được ông cho đớp, rồi đút lót, chia chác, bợ đỡ…Đến bây giờ, ông chả dại gì mà chịu tội một mình. Cứ việc phản cung, nói toẹt mẹ nó hết ra để chúng nó dơ mặt, rồi “chết” cùng “chết”.  Chắc chắn khoản tiền khổng lồ mà ông phá đi, ăn tiêu đi, vứt đi…không phải một mình ông thực hiện. Đồng bọn trong vụ này chắc chắn chưa lộ mặt hết.Tay chúng nó cũng nhúng chàm cả rồi, không thể để nó chạy thoát để mình ông phải chịu tội.
Thấy dân chúng đoán ông sẽ lãnh án tử hình.Tôi nghĩ đếch phải! Đồng bọn chắc chắn sợ ông cùn lên mà khui ra những chuyện thâm cung bí sử, sẽ không dám xử nặng. Sẽ vẫn là những bản án “bỏ túi” mà thôi, chả việc gì mà ông phải sợ!
Chúc ông hãy cứ hiên ngang, vênh mặt lên mà nhìn lũ sâu bọ, không bao giờ sợ chết ! Cái thời buổi thằng có tội cũng như thằng không, thật giả lẫn lộn thế này thì dân chúng tôi tin rằng ông không bao giờ bị xử chết! Hãy vững tâm và can đảm lên! Chúng tôi không trông chờ vào sự chính xác, công bằng, minh bạch trong vụ án này.
                             Chào ông!
                             Đồ Văn Ngoách
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Vodanhthi

'Phương Uyên không lùi bước vì bị đuổi học'



Nữ sinh Phương Uyên vừa lên tiếng nói quyết định của nhà trường đại học, nơi cô tu nghiệp tới năm thứ ba trước khi bị bắt giữ và ra tòa, buộc cô phải thôi học là một quyết định 'bất công' đối với cô.  

Trao đổi với BBC hôm thứ Bảy, 07/12/2013 từ quê nhà ở huyện Hàm Thuận Bắc, Bình Thuận, Nguyễn Phương Uyên nói cô sẽ chất vấn với Đại học Công nghệ Thực phẩm TP Hồ Chí Minh về căn cứ mà trường này dựa vào để đuổi học cô.

Nữ sinh sinh năm 1992 nói: "Tất nhiên đây là một việc bất công đối với tôi vì quyền được đi học của tôi đã bị tước bỏ bởi cái quyết định buộc thôi học này của nhà trường,

"Bên cạnh việc cảm thấy mình bị tước bỏ quyền được đi học là việc cảm thấy mình bị xâm phạm quyền con người."

Phương Uyên cho rằng trường Đại học đã mượn việc thông báo quyết định này tới toàn thể nhà trường để 'bôi nhọ danh dự' của cô.

Cô nói: "Tôi nghĩ rằng họ chỉ lợi dụng việc này để bôi nhọ danh dự và nhân phẩm, cũng như là hình ảnh từ xưa đến giờ của tôi trong mắt của bạn bè."

Theo cô, quyết định buộc thôi học này đã trái ngược với cam kết mà chính quyền nói sẽ đảm bảo quyền trở lại học tập của cô.

Cô nói: "Trong tống đạt ngày 26/9 họ phổ biến cho tôi theo điều 61, 62, năm 2000, của Nghị định Chính phủ, họ phổ biến là họ phải tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiếp tục học , thì ngày giờ này đây, cái quyết định gửi tới cho tôi đã đi ngược lại hoàn toàn với điều mà họ đã nói."

Quyết định buộc thôi học sinh viên do Hiệu trưởng Đặng Vũ Ngoạn, ký ngày 29/11, tại điều I, ghi rõ lý do đuổi học Phương Uyên:

"Buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên - nguyên là sinh viên của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM... lớp 10 CDTP1, khóa 2010-2013, do vi phạm pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam."

Văn bản ghi rõ quyết định được thông báo tới toàn trường và gửi tới địa phương nơi cư trú của Nguyễn Phương Uyên.

'Quyết định vô nhân đạo'  
Hôm thứ Năm, blogger Nguyễn Tường Thụy nhận xét về quyết định của chính quyền trên blog của mình:

"Luật thi hành án hình sự không hề có điều khoản nào cấm người đang thi hành án treo tiếp tục học tập. Ngược lại còn bỏ ngỏ khả năng họ có thể được theo học phổ thông, đào tạo nghề. Điều 65, khoản 3 qui định:

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/12/07/131207155116_nguyen_phuong_uyen_304x304_blognguyentuongthuy_nocredit.jpg
Quyết định của Đại học Công nghệ Thực phẩm TPHCM buộc thôi học với Phưong Uyên



"Người được hưởng án treo được cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp tiếp nhận học tập thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sở đó.

"Trong khi đó, quyết định của trường ĐHCNTP TP HCM buộc thôi học đối với Nguyễn Phương Uyên là vĩnh viễn."

Và ông kết luận: "Đây là một quyết định vô nhân đạo, nhằm bịt kín tương lai của sinh viên Nguyễn Phương Uyên khi cuộc đời của Uyên tất cả còn ở phía trước, mặc dù không biết Phương Uyên có ý định theo học nữa hay không."

Trong một trao đổi từ trước với BBC về tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bà Phạm Chi Lan từng lên tiếng quan ngại về trường hợp của nữ sinh Nguyễn Phương Uyên, người mà theo bà không đáng bị chính quyền đối xử với những biện pháp khắc nghiệt như vậy vì cô còn trẻ, lại là phụ nữ, đồng thời chỉ 'biểu lộ tình cảm yêu nước của mình'.

Tuy thế, tại phiên phúc thẩm hôm 16/8/2013 do Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh tổ chức ở tỉnh Long An, nữ sinh này đã bị tuyên 3 năm tù cho hưởng án treo, kèm 52 tháng thử thách vì tội 'Tuyên truyền chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Hôm thứ Bảy, Bấm bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên cho BBC hay từ ngày Phương Uyên trở về nhà cô bị an ninh theo dõi chặt chẽ, chính quyền còn cô lập bằng cách 'phong tỏa' hàng xóm, láng giếng tiếp xúc vớ gia đình của bà.

Bà cũng nhắc lại sự việc hôm 25/9 đã bị an ninh hành hung cùng với con gái khi họ ra Hà Nội và bị áp giải một cách 'thô bạo' về địa phương cư trú.

Bà nói với BBC: "Cái việc ngày 25/9 mà mẹ con tôi bị hành hung, cũng như nhiều người bị hành hung, thì không có ai vi phạm cái gì cả, kể cả con gái tôi chưa có một quyết định nào ràng buộc để mà cấm đi ra khỏi địa phương,

"Ngày 25/9 cơ quan tư pháp của nhà nước mới ra quyết định thi hành án và ngày 26/9 mới có tống đạt."

'Nguyện vọng được học tiếp'

Bà Nhung phản ánh hàng xóm, láng giềng và người dân địa phương ở gần nơi gia đình bà và Phương Uyên sinh sống, người dân hiện 'rất sợ hãi'.

Bà nói: "Hầu như cơ quan chức trách họ cố tình gán cho gia đình chúng tôi một cái mác 'phản động', vì thế ai đến gần có người vận động rằng 'đừng có đến gần', 'đừng có đến thăm gia đình', cũng như đừng có quan hệ gì hết."

Trở lại với bản quyết định buộc thôi học của trường đại học với mình, nữ sinh Phương Uyên nói cô sẽ "yêu cầu họ trả lời rõ ràng về cái quy chế của học sinh sinh viên" mà nhà trường đã dựa vào để cáo buộc cô vi phạm.

"Nếu mà nó đúng, tôi chấp nhận mình bị thôi học ở một đất nước và một xã hội dưới chế độ như thế này, còn nếu nó được dùng cho một ý định xấu khác bôi nhọ danh dự của tôi, thì tôi sẽ yêu cầu bồi thường về mặt danh dự và nhân phẩm của tôi."

Hiện tại, thay vì đến trường học tập, nữ sinh này hàng ngày phải ra đồng để làm công việc đồng áng, một phương cách duy nhất để duy trì cuộc sống của gia đình cô ở tỉnh Bình Thuận.

Hôm thứ Bảy 07/12/2013, BBC đã tìm cách liên lạc với Đại học Công nghệ Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh để tìm hiểu thêm về bản quyết định, nhưng chưa liên lạc được.

Về phần mình, tối cùng ngày, nữ sinh Phương Uyên cho biết về cuộc sống hiện tại và nguyện vọng tiếp tục được học hành của cô.

"Từ sáng cho đến xế chiều, tôi giúp mẹ trồng cải, đi ra ruộng coi lúa, vì nhà tôi đang bị ngập lúa, buổi tối, tôi học Anh văn, và làm bài tập Anh văn để củng cố kiến thức để tìm một môi trường nào đó, được học tập ở một môi trường tốt hơn," cô nói với BBC sau khi vừa ra đồng làm việc trở về.

BWS
Mở mắt thì chạy theo cảnh
  Nhắm mắt thì chạy theo mộng.
                 (Ngọc Tuyền Hạo)
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

32 năm nữa mới giải ngân xong gói 30.000 tỷ
Theo số liệu mới nhất từ NHNN, tính đến ngày 30.11.2013, 5 ngân hàng là Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank và MHB mới chỉ giải ngân được 470,8 tỷ đồng trong gói 30.000 tỷ cho 1.236 khách hàng.
Cụ thể, đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng Vietinbank đã giải ngân cho 314 khách hàng với dư nợ 68,1 tỷ đồng. Vietcombank đã giải ngân cho 360 khách hàng với dư nợ 98,8 tỷ đồng.
BIDV đã giải ngân cho 389 khách hàng với dư nợ 98,9 tỷ đồng. Agribank giải ngân cho 122 khách hàng với dư nợ 23,8 tỷ đồng. Cuối cùng là MHB giải ngân cho 46 khách hàng với dư nợ 5,05 tỷ đồng.
Với khách hàng doanh nghiệp, 3 ngân hàng là BIDV, Vietcombank, Agribank đã ký hợp đồng tín dụng với 10 doanh nghiệp với tổng số tiền cam kết 1.110 tỷ đồng. Tuy nhiên, 3 ngân hàng này mới chỉ giải ngân được cho 5 doanh nghiệp với số tiền 176,07 tỷ đồng.


Như vậy, sau 6 tháng triển khai, số tiền giải ngân mới chỉ đạt 1,56%. Và với tốc độ này, theo tính toán cần phải mất thêm 32 năm nữa thì số tiền 30.000 tỷ mới giải ngân xong.
Còn nhớ trước đó, mục tiêu mà NHNN và Bộ Xây dựng đề ra là chậm nhất trong vòng 36 tháng kể từ ngày 1.6.2013, phải hoàn thành việc giải ngân gói 30.000 tỷ. Tuy nhiên sau 6 tháng triển khai, tốc độ giải ngân mới chỉ đạt 1,56%, và cần thêm 32 năm nữa thì may ra mục tiêu này mới hoàn thành.
Gói 30.000 tỷ đã thất bại vô cùng thảm hại
"Vào tháng 7, tháng 8 vừa qua tôi đã nói rất nhiều về sự thất bại của gói 30.000 tỷ, và cho đến ngày hôm nay, nếu có nói tiếp sự thất bại thì cũng bằng thừa. Có chăng là gần 4 tháng trước, tôi nói gói 30.000 tỷ thất bại, còn bây giờ là thất bại rất thảm hại, vô cùng thảm hại chứ không còn từ nào hơn" - ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành đau đớn tâm sự.
Theo ông, nguyên nhân khiến cho gói 30.000 tỷ thất bại là do Nghị quyết 02 và gói 30.000 tỷ đã ra đời muộn mất 2 năm. Khi thị trường BĐS mới bất đầu "lâm bệnh" thì vẫn còn có khả năng chữa trị. Nhưng vì ai cũng đều che dấu, cũng lạc quan nên đợi đến khi BĐS chìm nặng trong bệnh tật thì việc cứu chữa là đã muộn màng.
"Bây giờ chẳng còn gì để mà cứu chữa nữa vì đã quá trễ rồi. Trí tuệ của cả nước đều tập trung để cho ra đời Nghị quyết 02, giống như một liều thuốc để cho rất nhiều người hy vọng, nhưng cuối cùng lại thất bại.
Năm 2013 này là liệu pháp cuối cùng để trị bệnh nhưng không thành, nên 2014 sẽ đổ vỡ hàng loạt thôi" - ông Đực nói.

Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/...g-g%C3%B3i-092453948.html
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

http://soha.vn/xa-hoi/kin...non-20131217083935086.htm
http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/3-imageview-1387244078512.jpg

Trước mặt phụ Huynh
*************************************************************************
Và đây là sau lung....

http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/4-imageview-1387244078522.jpg
http://sohanews2.vcmedia.vn/2013/5-imageview-1387244078530.jpg
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào Nam

http://image2.tin247.com/pictures/2013/12/17/auj1387286010.jpg

Khoa học, công nghệ chẳng lo
Giáo dục bỏ xó, thụt thò ăn chơi
Thể thao hăng máu nửa vời
Đất đai, chứng khoán chỉ trời khuyên hay...
Nhìn xung quanh xấu hổ thay
Công thần một thuở, nỗi đày ngàn năm.
Dụng nhân nhất tiện, thiên tri hữu
Lưu nghiệp muôn niên, vạn cốt dư
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Đến mùa kết nạp hội viên mới.

Huỳnh Đông Dụ

Chuẩn bị đến mùa kết nạp Hội viên mới và mùa giải thưởng văn học của Hội Nhà văn Việt Nam, Dụ tôi, là một hội viên mới kết nạp được vài năm nay xin hiến các bạn đang có đơn đứng ở cổng Hội Nhà văn kinh nghiệm của bản thân mình. Tôi cho rằng đây là kinh nghiệm xương máu, mà suốt bao nhiêu năm chờ chực, cuối cùng tôi mới học được và thành công.Khi thành công rồi, tôi mới hiểu câu mà một quan chức Hội Nhà văn nói với tôi trước đây: “ Vào Hội Nhà văn khó thì rất khó và dễ thị lại cũng rất dễ”. Tôi đi vào vấn đề luôn.
http://badamxoevietnam2.files.wordpress.com/2013/10/316.jpg?w=450&h=279
3

Điều kiện:


- In hai tập sách ( Nếu là văn vần thì đề là thơ. Nếu là văn xuôi thì không cần đề gì cả.

- Điều tra để biết rõ tên tuổi, địa chỉ của 16 Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn và 9 uỷ viên trong Hội đồng ( Hội đồng mà mình xin vào: thơ, văn xuôi, hoặc lý luận phê bình ).

- Chuẩn bị một số kinh phí.

Sau khi đã nộp đơn, hồ sơ cho Ban Tổ chức Hội viên ( Địa chỉ: Ban Tổ chức Hội viên- Hội Nhà văn Việt Nam- số 9 Nguyễn Đình Chiểu – Hà Nội) thì tìm hiểu cách tiến hành.Có hai cách cơ bản:

- Cách thứ nhất:Tìm đến CÒ. Giao kính phí cho CÒ theo yêu cầu của CÒ. CÒ sẽ tính toán cụ thể và lo liệu. Thường thì CÒ lấy ½ số tiền trước. Xong việc, mình phải giao nốt. Làm cách này nhàn thân, nhưng kinh phí cũng tốn kém vì phải chi thù lao cho CÒ. Tuỳ theo tài năng của đối tượng mà CÒ đòi tiền nhiều hay ít. Ví dụ thơ phú mình chả ra gì thì thường phải chi nhiều tiền.

- Cách thứ 2: Cách này chia làm hai kiểu.

+ Kiểu 1:  Thường thì cuối năm Hội tổ chức họp tổng kết một lần. Thời gian khoảng 2-3 ngày. Trong mấy ngày đó Hội đồng chuyên môn bỏ phiếu kết nạp Hội viên mới, được ai thì ngay hôm sau, Ban Chấp hành họp bỏ phiếu vòng hai- Thế là xong. Vì vậy mình chỉ bỏ ra khoảng 4-5 ngày ra Hà Nội tập trung lo việc này.

Trước hết đi đến từng địa chỉ của 9 Hội viên Hội đồng chuyên môn. Không cần phải dài dòng văn tự, chỉ nói mấy câu rồi đưa cho họ một chiếc phong bì khoảng từ 2-3 triệu đồng 1 người ( nên biếu kèm theo 1 cuốn tác phẩm của mình cho lịch sự). Riêng Chủ tịch Hội đồng thì phải nhiều hơn: 3-4 triệu- tuỳ theo mức quen thân).

Xong, nằm chờ. Khi Hội đồng vừa bỏ phiếu xong, phải có chân trong báo ngay xem có lọt được vào vòng Ban Chấp hành không. Nếu đủ phiếu vào được vòng này, thì ngay lập tức hôm đó, thậm trí đi cả đêm gặp 16 Uỷ viên Ban Chấp hành ( lúc này các vị tập trung hết về Hà Nội rồi) cũng làm như gặp Uỷ viên Hội đồng chuyên môn. Chỉ khác là tiền trong phong bì nhiều hơn ( khoảng từ 3-4 triệu đồng. Riêng Chủ tịch khoảng 5- 7 triệu đông. Nếu là đại gia có thể 10 triệu). Thế là OK.

Lưu ý: Nếu ít tiền thì khi đi gặp Hội đồng chuyên môn, hoặc Ban chấp hành không cần gặp đầy đủ. Chọn quá bán cũng có thể được. Ví dụ 9 vị thì đi 6 vị chắc ăn là được. ( Năm nay Hội đồng văn xuôi còn có 8, vì  Y Ban bỏ cuộc chơi. Ban Chấp hành 16 vị thì đi 10 vị cũng có thể được nhưng phải chắc ăn).

+ Kiểu 2: Kiểu này đã có một số người làm nhưng cũng không ít người thất bại. Nhưng cũng có người thành công. Đó là gửi tiền qua bưu điện đến các địa chỉ uỷ viên Hội đồng và Uỷ viên Ban Chấp hành (Nếu biết được tài khoản của các vị thì chuyển qua cũng được). Cách này hơi tù mù vì gửi trước cho các uỷ viên Hội đồng thì được. Nhưng đến Ban chấp hành thì gửi không kịp. Do đó, tốt nhất là làm theo kiểu 1 hay hơn.

Lưu ý: Có một số trường hợp nhận tiền vẫn không bỏ phiếu, nhưng thông tin cho đối tượng là “ Chú chỉ được mấy phiếu, trong đó có phiếu của tớ. Vẫn không quá bán, thôi để sang năm”. Và có một vài trường hợp trả lại tiền không nhận ( trường hợp này có hai lý do: Một là họ liêm khiết, hai là họ có liên quan đến đồng nghiệp, cấp dưới, thân quen …nên sợ lộ mà mang tiếng).

Cơ chế này nếu không có gì thay đổi thì chắc chắn còn tồn tại hai năm nữa. Vì tháng 7 năm 2015 Đại hội nhiệm kỳ, nếu bác Hữu Thỉnh còn làm chủ tịch thì yên tâm. Chỉ sợ người khác làm thay bác Hữu Thỉnh họ dẹp đi thôi.Vì vậy còn hai năm nữa, các đồng nghiệp hãy cố lên.

Vài kinh nghiệm bản thân ngõ hầu các chiến hữu. Chúc các chiến hữu hãy thành công!

H. Đ.D
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Rào-Nam

Thật hay đùa vậy bác TTT

Vô tình thu vắng lung linh nắng vàng
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook
Ảnh đại diện

Thái Thanh Tâm

Thật 1000/100. Cứ hỏi nhà văn Huỳnh Đông Dụ hoặc các nhà văn mới vào hội gần đây thì rõ.
Trên đời này, chuyện gì cũng có thể xẩy ra-Thái Thanh Tâm
Chưa có đánh giá nào
Chia sẻ trên Facebook

Trang trong tổng số 9 trang (88 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [4] [5] [6] [7] [8] [9] ›Trang sau »Trang cuối