Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối
Ngày gửi: 23/05/2010 01:15
Có 3 người thích
Vodanhthi đã viết:Thực ra, vấn đề theo mình là ở chỗ, bố mẹ gửi con vào các trường QT, thấy thế là tròn trách nhiệm của ông bố bà mẹ tốt rồi (chỗ học đắt tiền, phát triển toàn diện thế cơ mà!!!), tin tưởng và giao phó hoàn toàn cho nhà trường..., mà không bỏ thời gian gần gũi con, đôi khi lại cho con đi học cả thứ 7, CN để... đỡ phải trông. Một thời gian ngắn thôi, lối sống này sẽ tạo nên khoảng cách giữa con và cha mẹ, giữa trẻ và môi trường gia đình. Mình nghĩ, bản chất vấn đề là ở chỗ ấy chứ không phải vì học kiểu Tây là mất gốc đâu. Bao nhiêu người ngày xưa học trường Tây mà vẫn rất Việt Nam... Hơn nữa, ngay ở Tây, mình thấy họ có đòi hỏi sự thẳng thắn trong tranh luận với người trên, nhưng cũng vẫn xử sự một cách có giáo dục và tinh tế, chứ không nhất thiết cứ là Tây thì hỗn láo với người trên đâu.
Tôi đọc được hai bài viết trên Web, khiến chúng ta có nhiều liên tưởng và suy nghĩ về văn hóa. Vì mỗi bài khá dài, nên tôi chỉ trích đăng một đoạn.
Trích đoạn bài Phụ huynh sốc vì con bị 'Tây hóa'
(Bài của HẢI DUYÊN)
Mỗi lần đi học về, bé Linh lại vẫy tay reo từ cổng "Hello mẹ", "Hello bà". Cô bé có thể nói, viết tiếng Anh thông thạo, nhưng viết chữ Việt lại bập bõm.
Chị Lê Châu, mẹ của bé Linh cho biết, từ nhỏ đã cho con đi học tại trường mầm non quốc tế. Từ lớp mẫu giáo, bé đã tiếp xúc với chương trình dạy tiếng Anh, nên khi nhập học lớp 1, ngoại ngữ của Linh đã khá tốt. Chị Châu giải thích, cho con học như vậy vì muốn lớn lên, cháu có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ.
Việc học ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đối với các em nhỏ. Các bé có thể học song song hai ngôn ngữ nhưng việc ưu tiên dạy tiếng mẹ đẻ vẫn là tiên quyết. Ảnh:T. S.
Ở lớp 1, bé Linh tiếp tục theo học ở trường quốc tế. Hằng ngày, bé được tiếp xúc với nhiều giáo viên và bạn học nước ngoài, chủ yếu sử dụng tiếng Anh. Về nhà, gia đình lại khuyến khích bé rèn luyện thêm ngôn ngữ này. Kết quả là, hiện tại, việc đọc và viết đúng tiếng Việt đối với bé Linh còn khó hơn cả tiếng Anh.
Chị Châu lo lắng: "Đáng lẽ tôi phải cho cháu học song song cả tiếng Việt và tiếng Anh thì chắc không đến nỗi nào. Bây giờ, gia đình phải cho cháu học tăng cường tiếng Việt để không bị mất gốc".
Tương tự là trường hợp của gia đình chị Thu Trúc ở Bình Thạnh, TP HCM. Vì muốn con được tiếp xúc phương pháp học năng động, thoải mái của nước ngoài, cũng như tiếp cận văn hóa các nước, chị cho con gái học trường quốc tế từ lớp 1. Ban đầu, chị Trúc thấy tự hào vì con có suy nghĩ độc lập, sống tự giác và dạn dĩ trong cuộc sống. Tuy nhiên, càng lớn cô bé càng có biểu hiện "quá sòng phẳng" trong quan hệ bạn bè, họ hàng, thậm chí không nghe lời cha mẹ và thường xuyên tranh luận để bảo vệ ý muốn của mình.
"Có thể, cháu bị ảnh hưởng quá nhiều bởi lối sống tự do thể hiện bản thân của văn hóa ngoại nên trước bất cứ chuyện gì, cháu cũng đòi hỏi sự bình đẳng và câu trả lời xác đáng từ người lớn. Nhiều lúc, tôi thấy sợ khi thấy con gái biểu hiện cứ như một người trưởng thành, ngang vai vế với cha mẹ", chị Trúc cho biết.
Người mẹ trẻ cũng lo sợ, con gái đang học lớp 4 của mình khi lớn lên sẽ quên đi những giá trị truyền thống của dân tộc cũng như nề nếp sinh hoạt của gia đình. Chị Trúc cho biết thêm, đích thân chị phải đi tìm mua rất nhiều quyển truyện và đĩa nhạc thiếu nhi tiếng Việt để con không quên ngôn ngữ chính của mình.
"Tôi cũng phải theo dõi sát sao những thay đổi trong tâm lý của cháu để uốn nắn. Có điều kiện cho con đi học ở trường quốc tế là rất tốt vì các cháu được tự do phát triển khả năng bản thân. Nhưng không thể phó mặc cho nhà trường mà con cái vẫn rất cần sự giáo dục, góp ý từ gia đình", chị Trúc nói.
Hiện nay, phần lớn các gia đình có điều kiện đều muốn cho con học các trường quốc tế ngay từ khi còn nhỏ để trẻ tiếp cận với phương pháp học mới, phát huy tính sáng tạo và sử dụng tốt ngoại ngữ. Tuy nhiên, một vấn đề đang khiến nhiều phụ huynh và các nhà sư phạm lo lắng là khả năng nói tiếng Việt và cách ứng xử theo văn hóa truyền thống của trẻ nhỏ đang bị thiếu hụt.
(Nguồn: http://vnexpress.net/GL/D...ng/2010/05/3BA1BF3F/)
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 25/05/2010 18:17
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 25/05/2010 18:18
Có 5 người thích
Chuyện về thầy Đỗ Việt Khoa bây giờ mới kể xong
* THẢO DÂN
Ngày gửi: 25/05/2010 23:07
Có 4 người thích
Ngày gửi: 26/05/2010 05:15
Có 6 người thích
Ngày gửi: 26/05/2010 07:11
Có 4 người thích
Ngày gửi: 27/05/2010 03:12
Có 4 người thích
Ngày gửi: 27/05/2010 20:27
Có 3 người thích
Ngày gửi: 28/05/2010 06:01
Có 4 người thích
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 29/05/2010 18:45
Đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vodanhthi vào 29/05/2010 18:51
Có 2 người thích
Nguyệt lạc ba tâm
Ngày gửi: 30/05/2010 18:24
Có 3 người thích
Trang trong tổng số 133 trang (1325 bài viết)
Trang đầu« Trang trước‹ ... [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] ... ›Trang sau »Trang cuối