Thơ thành viên » dangvanhoan » Trang thơ cá nhân » Thơ chọn lọc
Mở đầu triều Lý, bậc minh vương
Ứng báo, thiên cơ, thấy lạ thường(1)
Xuất thế, mây lành buông cửa Phật(2)
Đăng cơ, sấm động, dậy muôn phương(3)
Dời đô, cải phép, tầm nhìn rộng(4)
Dẹp loạn, luyện binh, ý chí trường(5)
Gắn kết cao nhân: sư Vạn Hạnh(6)
Yêu dân, sùng Phật, sáng ngời gương(7)
(1) Trước khi sinh ra, khi lên ngôi vua, khi dời đô, đều có hiện tượng thần bí dự báo. (Xem ở các mục sau)
(2) Một đêm, trời trong sáng lạ thường, mây ngũ sắc xuất hiện trong chùa, sư trụ trì chùa Ứng Tâm được báo mộng ngày mai đón vua. Nhưng hôm sau, chỉ thấy người phụ nữ là Phạm Thị Ngà đang xin tạm ở trong chùa vừa sinh một con trai khôi ngô, trong lòng bàn tây có 4 chữ son đỏ là: “Sơn, Hà, Xã, Tắc”
(3) Năm 1009, vua Lê Long Đĩnh qua đời, có hiện tượng sét đánh vào cây bông gạo, để lại dấu vết là bài văn với ý là: “Nhà Lê mất, nhà Lý lên thay”. Sau đó, lực lương qua Chi Nội và sư Vạn Hạnh đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế.
(4) Vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Là nơi có rừng núi chật hẹp, chỉ phù hợp cho việc phòng thủ) về thành Đại La, là nơi đồng bằng rộng rãi,có thế rồng cuốn, hổ ngồi, là nơi thắng địa, thuận tiện cho việc mở mang, phát triển mọi mặt. Điều đó chứng tỏ vua là bậc minh quân, có tầm nhìn xa, trông rộng. Vua lại lưu tâm tới việc sửa sang đất nước, cải đổi phép cũ của nhà Tiền Lê, thực hiên “Thân dân”.
(5) Vua đã nhiều lần đích thân hoặc cử các hoàng tử đi dẹp loạn trong nước thắng lợi để giữ yên bờ cõi, đồng thời khiến các hoàng tử và binh lính được rèn luyện, ai cũng giỏi dùng binh, nhằm bảo vệ đất nước lâu dài.
(6) Từ nhỏ đến trưởng thành, Lý Công Uẩn được thiền sư Vạn Hạnh rèn cặp, yêu thương như cha con, đã trở thành người có học vấn, trí tuệ hơn người, yêu dân sâu sắc. Sư Vạn Hạnh là người nổi tiếng thông minh, uyên bác, thâu nhập được những điều huyền vi của giáo lý; mỗi lời sư nói ra, đều được dân chúng cho là lời sấm ký. Ông là nhân vật kiệt suất nhất thế kỷ 10 và đấu thế kỷ 11, đã từng làm cố vấn cho Lê Hoàn, có ảnh hưởng lớn tới nhà Tiền Lê.Ông cùng võ tướng Đào Cam Mộc phù trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
(7) Từ nhỏ, Lý Công Uẩn ở chùa, đã luôn làm từ thiện
Khi làm vua, ông lại thực hiện phép “thân dân”. Triều Lý sùng đạo Phật, năm Mậu Ngọ (1018), Lý Thái Tổ đã sai quan Nguyễn Đạo Thành và Phạm Hạc sang nhà Tống, TQ, thỉnh kinh Tam Tạng về để vào kho Đại Hưng.