Đăng ngày 20/09/2015 16:23, đã sửa 1 lần, lần cuối bởi Vũ Mạnh Quang vào 06/04/2020 16:33, số lượt xem: 1018

Rửa chân bằng lưỡi dao găm
Những đêm cuối tháng nhớ trăng vô bờ
Đèn pin bịt sáng lờ mờ
Đôi giày mới cóng khoét cho há mồm

Thạo khoa chế biến muối hầm
Giỏi nấu cơm chín chẳng cần có vung
Thương sao những rãy cùng nương
Cho ta nhổ sắn chưa lần cảm ơn

Gùi xe tăng trí chẳng sờn
Khe Sanh lính giặc xác hồn tả tơi
Ngọt bùi mưa nắng đầy vơi
Xanh trong ký ức một thời vẻ vang

 

Ảnh đại diện

Thay lời bình luận

Câu thơ: “Rửa chân bằng lưỡi dao găm”: Khoảng năm l967 có một buổi chiều muộn đơn vị Quân giải phóng chúng tôi lội qua một bãi bùn lầy ngập đến đầu gối. Sau đó phải leo lên một con dốc dải rồi bỗng có lệnh nghỉ ngủ tại chỗ, không được mắc võng, địch gần. Xung quanh không có suối, mọi người đang lúng túng với đôi chân bùn đặc bám dầy. Bỗng chúng tôi trông thấy phía trên mọi người đang gọt bùn bằng dao găm. Chẳng biết là sáng kiến mới hay kinh nghiệm cũ của ai nhưng thật tuyệt...

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Thay lời bình luận

_”Đèn pin bịt sáng lờ mờ” là: Đêm cuối tháng đi trong rừng tối om, nhưng có lệnh tất cả đèn pin phải lấy giấy cắt thủng bằng hạt đỗ rồi dán bịt lại để địch không phát hiện ra.
_ “Đôi giày mới cóng khoét cho há mồm”. Vì lội suối liên tục, nước ọp ẹp trong chân dễ gây lở loét chảy máu. Khoét mõm giày ra cho thoát nước nhưng cũng không ổn, phải vứt giày, đi lại dép cao su.
_ Đi công tác mang gạo mang xoong để nấu cơm, lính cũ bảo để vung ở nhà cho nhẹ, lính mới ngơ ngác không hiểu. Sau mới biết khi cơm cạn lấy mảnh áo mưa đậy lên.
_Gùi xe tăng: xem ti vi thấy bộ đội muốn đưa xe tăng vào nơi dốc cao và hiểm trở phải tháo xe ra, bộ phận nào không gùi không khiêng được thì đóng bè cho trôi sông...

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Sửa lại chú thích

Sửa lại bình luận trên mà không được, đó là “dốc dài”, chứ không phải “dốc dải”

Chưa có đánh giá nào
Trả lời