24.00
7 bình luận
1 người thích
Đăng ngày 12/04/2021 19:20, đã sửa 2 lần, lần cuối bởi Vũ Trí Viễn_ Ninh Bình vào 12/04/2021 19:51, số lượt xem: 862

Xưa vào Điền Hộ từ đêm
Theo mẹ cuốc bộ còn thêm gánh gồng
Chợ phiên ai đợi mà mong
Đi chơi là chính xa không ngại gì...

Mẹ nghèo nông sản nhiều chi
Đổi mua vuông vải cùng thì nâu non
Tảo tần nuôi những đứa con
Tuổi còn thơ dại, mong còn xa xôi.

Điền Hộ xưa có một thời
Chợ phiên tấp nập với người xứ Thanh
Đường quê lộng gió trong lành
Cùng vui đi chợ tròng trành ca dao.

Đường về với những đồng bào
Người quê đội thúng đâu nào cầm tay
Vui như hội với thường ngày
Câu ca lao động còn hay đến giờ.

Tháng năm đi tựa mộng mơ
Nửa thế kỷ giữ, bây giờ về thăm
Vẫn còn đó những xa xăm
Với những kỷ niệm thắm đằm hoa mua.

Nay về chốn cũ buổi trưa
Dẫu là xe rộng, dẫu thừa chỗ đi
Đường Mười vẫn nói chi chi
Thăm Cầu Điền Hộ còn vì ngày xưa...

Nhớ chàng Mai được mùa dưa
Giải lời ràng buộc nhặt thưa một thời
Nhớ ông Từ Thức xa xôi
Nặng tình, lỗi hẹn với người chốn quê
Cửa Thần Phù giờ trong đê
Đền thờ còn đó làng quê phụng thờ...
*
Bên cầu như có tiếng thơ
Về những truyền thuyết, câu chờ... ca dao!

7/4/2021

 

Ảnh đại diện

Cầu Điền Hộ:

- Cầu Điền Hộ, trên đường Quốc lộ 10, được xem là nơi giáp ranh giữa Kim Sơn (Ninh Bình) và Nga Sơn (Thanh Hoá); cũng được xem là nơi giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thành Hoá và còn được xem là một nơi giáp ranh giữa Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Cửa Thần Phù:

- Tên gọi một cửa biển xưa thuộc tỉnh NInh Bình; đến thời nhà Nguyễn một bên được định về tỉnh Thanh Hoá. Có thể xem Cửa Thần Phù thời nhà Nguyễn là cửa biển giáp ranh giữa hai tỉnh Ninh Bình và Thanh Hoá! Tại Cửa THần Phù từ xưa đã có Đền thờ Áp Lãng Chân Nhân, có công với đất nước. Trải thời gian, biển đã lùi xa so với đền thờ Áp Lãng Chân Nhân hàng chục cây số! Nay khu vực được xem là Cửa biễn Thần Phù xưa gồm hai xã chính là Yên Lâm (Ninh Bình) và Nga Điền (Thanh Hoá). Giữa hai xã này có sông Càn vẫn còn chảy ra biển. Đền Áp Lãng Chân Nhân cũng rất gần Cầu Điền Hộ.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Nơi Từ Thức đi gặp tiên

- Theo truyền thuyết, ông Từ Thức thấy mây hồng ngoài bờ biển, đã bơi thuyền ra Cửa Thần Phù; cột thuyền ở ngào đó và leo lên một quả núi cao thì găp nàng tiên có tên là Giáng Hương.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ca dao liên quan đến Cửa Thần Phù

"Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm".
(Ca dao)

15.00
Trả lời
Ảnh đại diện

Chàng Mai

- Mai An Tiêm, con rể vua Hùng. Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm vì làm phật ý vua Hùng đã bị đày ra một ngọn núi ở ngoài biển. Tại đây, vợ chồng Mai An Tiêm đã trồng được dưa hấu và làm ăn phát đạt! Ngày nay, người ta đã xác định ngọn núi đó là núi Mai An Tiêm, thuộc địa phận xã Nga Phú (Nga Sơn) gần cầu Điền Hộ bây giờ.

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Ảnh minh hoạ

https://www.facebook.com/photo/?fbid=817989112147987&set=a.112395372707368

Chưa có đánh giá nào
Trả lời
Ảnh đại diện

Bình luận của một người địa phương

Khi tôi chia sẻ bài thơ này lên facebook, nhà giáo Đinh Văn Thuỷ (giáo viên PTTH, bạn học với tôi thời sinh viên) đã gửi comment, kèm theo một ảnh, hưởng ứng. Đọc comment này bạn đọc sẽ thấy rất vui khi được biết đang có sự đầu tư cho Cửa Thần phù như một điểm đến du lịch ấn tượng của Việt Nam.

"Viễn! ... Chợ Điền Hộ là chợ làng tôi! Cửa Thần phù ở làng tôi. Nhà tôi ở mặt Quốc lộ 10, cách cầu Điền Hộ vài trăm mét. Tiếc là không biết để mời các bạn vào chơi! Cửa Thần phù chỉ cách cầu Điền Hộ hơn một cây số. Người ta mới đầu tư vào đây chừng 70 tỷ (đồng) theo phong cách truyền thống".

https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2808360936161128&set=p.2808360936161128&type=3

Chưa có đánh giá nào
Trả lời