Thơ đọc nhiều nhất
Thơ mới nhất
Tác giả cùng thời kỳ
Tạo ngày 26/06/2017 17:36 bởi
Vanachi Trịnh Doanh 鄭楹 (1720-1767) là vị chúa Trịnh thứ 7 thời Lê Trung Hưng, ở ngôi từ năm 1740 đến 1767. Ông con thứ của chúa Trịnh Cương (1709-1729), em ruột chúa Trịnh Giang (1729-1740), nguyên quán ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, có tài văn võ. Từ năm 1736 đời Lê Ý Tông, được cử giữ chức thái uý, tiết chế thuỷ bộ chư doanh, tước An Quốc công lúc mới 16 tuổi. Năm Canh Thân (1740) đời Lê Hiển Tông, được thay anh lên nối nghiệp chúa. Đến năm Nhâm Tuất (1742) tự phong là Đại nguyên soái Tổng quốc chính, Minh Đô vương.
Ông mất tháng giêng năm Đinh Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng 28 (1767), được tôn xưng là thuỵ hiệu Nghị Tổ Ân vương 毅祖恩王. Trong số các chúa Trịnh, Trịnh Doanh là một vị chúa hay thơ và sành về thơ Nôm. Tuy nhiên, phải đến khi con trai ông là Trịnh Sâm (1737-1782) lên nắm quyền thì thơ ông mới được tập hợp, ghi chép thành sách Càn nguyên ngự chế thi tập, gồm 268 bài, trong đó có 37 bài thơ chữ Hán và 231 bài thơ chữ Nôm. Người tuân mệnh lệnh làm việc này là Phan Lê Phiên (1734-1809), giữ chức Hàn lâm viện Thị thư, Tư nghiệp Quốc Tử Giám.
Trịnh Doanh 鄭楹 (1720-1767) là vị chúa Trịnh thứ 7 thời Lê Trung Hưng, ở ngôi từ năm 1740 đến 1767. Ông con thứ của chúa Trịnh Cương (1709-1729), em ruột chúa Trịnh Giang (1729-1740), nguyên quán ở làng Sóc Sơn, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá, có tài văn võ. Từ năm 1736 đời Lê Ý Tông, được cử giữ chức thái uý, tiết chế thuỷ bộ chư doanh, tước An Quốc công lúc mới 16 tuổi. Năm Canh Thân (1740) đời Lê Hiển Tông, được thay anh lên nối nghiệp chúa. Đến năm Nhâm Tuất (1742) tự phong là Đại nguyên soái Tổng quốc chính, Minh Đô vương.
Ông mất tháng giêng năm Đinh Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng 28 (1767), được tôn xưng là thuỵ hiệu Nghị Tổ Ân vương 毅祖恩王. Trong số các chúa Trịnh, Trịnh Doanh là một vị chúa hay thơ và sành về thơ Nôm. Tuy nhiên, phải đến khi con trai ông là Trịnh Sâm (1737-1782) lên nắm…