Tạo ngày 05/08/2012 01:16 bởi
Diệp Y Như, đã sửa 1 lần, lần cuối ngày 05/08/2012 01:29 bởi
Diệp Y Như Như tôi đã kể, mùa hè năm 1968, tôi viết bài thơ đầu tiên về liệt sĩ Anh hùng quân đội Mạc Thị Bưởi sau khi cùng bác Hồ Thiện Ngôn đến thăm mộ cô. Rồi sau đó, bác Ngôn dẫn tôi về làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách quê tôi, thăm gia đình cô Bưởi. Hai bác cháu tiếp xúc với bác Nguyễn Văn Cấp, Bí thư Chi bộ Đảng thời kháng chiến. Chính bác đã giới thiệu Mạc Thị Bưởi vào Đảng. Bác Cấp cùng bác du kích là đồng đội của Mạc Thị Bưởi đã kể cho tôi nghe khá nhiều chuyện về cuộc chiến đấu dũng cảm, đặc biệt là phút hy sinh oanh liệt của cô. Giặc Pháp đã cắt cổ cô một cách dã man. Đó là lối giết người thời trung cổ. Tôi đã cố gắng diễn đạt khoảnh khắc thiêng liêng ấy bằng mấy điệp từ: "Và vầng Mặt Trời, vầng Mặt Trời thật là rực rỡ. Sáng giữa nền xanh trong như tiếng chuông"... Mấy tiếng điệp ấy là lưỡi dao giặc đang nhay vào cổ cô. Cô nằm trên cầu ao, trước mặt chỉ còn bầu trời cao rộng và vầng Mặt Trời chói lọi.
Cô Bưởi vẫn còn bà mẹ già. Năm tôi đến thăm, bà cụ đã 75 tuổi, nhưng hằng ngày vẫn đi chăn trâu, cắt cỏ, mò cua, bắt tép nuôi thân. Tôi cảm thấy hồi xưa, hình như cô Bưởi cũng đã linh cảm thấy điều ấy:
Mẹ già ơi
Đêm ngủ có yên không
Lặn lội con cò, con vạc, con nông
Đến lúc chết, kẽ chân còn dính đất...
Tôi nghĩ có lẽ mình phải viết một cái gì đó dài hơn về Mạc Thị Bưởi chứ không thể chỉ dừng lại ở một bài thơ ngắn. Tôi bắt đầu tìm hiểu, rồi lục tài liệu thời chống Pháp để đọc. Vì dù muốn hay không cũng phải tái hiện cái không khí thời ấy. Đấy là một cộng việc không mấy dễ dàng vì sự kiện diễn ra khi tôi còn chưa ra đời.
Mùa hè lớp chín, tôi bắt tay vào viết trường ca này. Tôi chọn thể thơ tự do, nhưng lại đan chen những câu lục bát trong các khúc hát. Vì đây là Khúc hát người anh hùng cơ mà. Tôi rất dụng công trong những đoạn lục bát này. Có đoạn bám vào tình tiết cậu chuyện, có đoạn tách ra, có thể đứng độc lập như một bài thơ bốn câu hoàn chỉnh. Có người trách tôi viết tỉ mỉ quá. Vì quá tỉ mỉ nên chất văn xuôi đã lấn át thơ. Thơ cốt gợi chứ không phải kể lể dông dài. Tôi nghĩ thơ không chối từ bất kỳ hình thức nào cả. Kể vẫn có thể rất hay. Những bài thơ đặc sắc của R. Ta-go, tác giả Ấn Độ đạt giải Nô-ben, nhà thơ vĩ đại của Ấn Độ phần lớn là thơ kể chuyện, có bài dài như một cái truyện ngắn, có cốt truyện, có nhân vật có tình tiết diễn biến và cả đối thoại. Và Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du thiên tài chả kể là gì và kể cũng tỉ mỉ nữa chứ. Rất tỉ mỉ là khác. Vậy mà vẫn hay đến lạ lùng. Thơ trữ tình còn như thế, huống hồ là trường ca viết vì một con người có thật với bao sự cố 9ời thường có thật và cả những chiến công cụ thê có thật.
Sau hơn ba mươi năm, bây giờ rà soát lại, tôi vẫn thấy đó là một tác phẩm tâm đắc của tôi. Tôi viết trường ca rất sớm. Năm lớp bốn viết trường ca đầu tiên. Năm lớp chín (1974) viết trường ca thứ tư và cũng là cái cuối cùng. Sau đó tôi giã từ trường ca vì không thích viết nữa. Khúc hát người anh hùng là trường ca tôi viết kỹ lưỡng nhất, công phu nhất và cũng là cái trường ca tôi ưng ý nhất. Hồi ấy, khi viết xong, tôi thấy mình hình như đã thoát ra khỏi "Góc sân và khoảng trời". Tôi cũng đã kín đáo nói điều ấy khi theo cô Bưởi trở về căn nhà xưa của mình: "Cô đặt chân lên bậc cửa hồi lâu. Quay nhìn lại góc sân và khoảng trời thơ bé". Nhiều câu thơ mà tôi tâm đắc trong cả đời thơ tôi cũng nằm trong trường ca này: "Người ta đế lúc hiểm nghèo. Hoặc vằng vặc sáng hoặc heo hút tàn!", rồi "Cái còn thì vẫn còn nguyên. Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan"... Hai câu này, nhà thơ xuân Diệu chê, cho là nó dĩ nhiên như thế rồi, còn viết ra làm gì. Ngay lúc đó, tôi đã nghĩ là ông thầy mình đã không hiểu mình, nhưng tôi chỉ im lặng nghe ông. Hay: "Mái gianh ơi hỡi mái gianh. Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương"... Đấy là những câu thơ không phải viết bằng mắt, bằng tai, bằng các giác quan tinh vi hay bằng tài nghệ quan sát. Nó là những câu thơ chiêm nghiệm, có khi phải viết bằng cả cuộc đời...
(Lời kể của Trần Đăng Khoa trong "Thơ tuổi học trò", NXB Giáo dục, 2005)
Như tôi đã kể, mùa hè năm 1968, tôi viết bài thơ đầu tiên về liệt sĩ Anh hùng quân đội Mạc Thị Bưởi sau khi cùng bác Hồ Thiện Ngôn đến thăm mộ cô. Rồi sau đó, bác Ngôn dẫn tôi về làng Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách quê tôi, thăm gia đình cô Bưởi. Hai bác cháu tiếp xúc với bác Nguyễn Văn Cấp, Bí thư Chi bộ Đảng thời kháng chiến. Chính bác đã giới thiệu Mạc Thị Bưởi vào Đảng. Bác Cấp cùng bác du kích là đồng đội của Mạc Thị Bưởi đã kể cho tôi nghe khá nhiều chuyện về cuộc chiến đấu dũng cảm, đặc biệt là phút hy sinh oanh liệt của cô. Giặc Pháp đã cắt cổ cô một cách dã man. Đó là lối giết người thời trung cổ. Tôi đã cố gắng diễn đạt khoảnh khắc thiêng liêng ấy bằng mấy điệp từ: "Và vầng Mặt Trời, vầng Mặt Trời thật là rực rỡ. Sáng giữa nền xanh trong như tiếng chuông"... Mấy tiếng…