Tác giả cùng thời kỳ
Dịch giả nhiều bài nhất
Trương Tuần 張巡, không rõ năm sinh năm mất, người Bồ Châu, Hà Đông, là bào đệ của Giám sát ngự sử Trương Hiền. Đời Đường Huyền Tông (713-756), Trương giữ chức Quan lệnh huyện Chân Nguyên. Loạn An Lộc Sơn, Trương tự mộ quân chống giặc, giữ vững thành Ung Khâu được nửa năm. Bỏ thành ấp nhỏ, Trương chuyển quân tăng viện giữ Thư Dương.
Trương được vua khen có mưu lược và được sứ giả đến thăng chức Ngự sử Trung thừa. Giặc vây kín Thư Dương hơn nửa năm. Cô thành lương tuyệt, Trương giết ái thiếp dâng ba quân. Quân sĩ cảm động dốc toàn lực chống giữ. Trương phá vây, cho tuỳ tướng thoát ra ngoài cầu viện. Viện bặt, thành vỡ, Trương bị giặc bắt.
Tướng giặc lên mặt hỏi: "Mỗi khi ra trận, ngươi nghiến răng, trợn mắt, rách mi, nay sao bị bắt?" Trương mắng lại: "Đó là ta muốn nuốt sống giặc, không làm được do mệnh trời, thứ mày biết gì mà nói!" Rồi ngửa cổ "Đầu bay lên trời".
Tướng giặc lớn tiếng truyền ba quân: "Người này trung nghĩa rạng ngời trăng sao".
Thơ Trương Tuần chỉ còn lại hai bài là Văn địch 聞笛 và Thủ Tuy Dương tác 守睢陽作.
Nguồn: Thơ Đường chuyển lục bát/ Cao Bá Vũ dịch/ NXB Văn học, 2002
Trương Tuần 張巡, không rõ năm sinh năm mất, người Bồ Châu, Hà Đông, là bào đệ của Giám sát ngự sử Trương Hiền. Đời Đường Huyền Tông (713-756), Trương giữ chức Quan lệnh huyện Chân Nguyên. Loạn An Lộc Sơn, Trương tự mộ quân chống giặc, giữ vững thành Ung Khâu được nửa năm. Bỏ thành ấp nhỏ, Trương chuyển quân tăng viện giữ Thư Dương.
Trương được vua khen có mưu lược và được sứ giả đến thăng chức Ngự sử Trung thừa. Giặc vây kín Thư Dương hơn nửa năm. Cô thành lương tuyệt, Trương giết ái thiếp dâng ba quân. Quân sĩ cảm động dốc toàn lực chống giữ. Trương phá vây, cho tuỳ tướng thoát ra ngoài cầu viện. Viện bặt, thành vỡ, Trương bị giặc bắt.
Tướng giặc lên mặt hỏi: "Mỗi khi ra trận, ngươi nghiến răng, trợn mắt, rách mi, nay sao bị bắt?" Trương mắng lại: "Đó là ta muốn nuốt sống giặc, không…