Trần Đình Quân sinh năm 1938 (khai sinh ghi là 1939), thân sinh là cụ Trần Đình Dần người làng Tam Đa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Thuở trai trẻ, ở Hà Nội, làm việc tại toà soạn báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Khi tờ báo này bị đóng cửa, cụ chuyển vào Huế, hoạt động cách mạng một thời gian. Không thoát ly ra Bắc, ở lại Huế làm cho tờ báo Tiếng dân của Võ Như Nguyện. Thân mẫu là bà Bùi Thị Uyển nổi tiếng nhan sắc một thời, con gái cưng của một vị tri huyện, làng Mỹ Xá, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Khi gặp nhau, ông đã có một người con riêng: Trần Đình Trung. Hai người có 3 người con chung: Trần Đình Quân, Trần Thị Mai Hoa, Trần Thị Hồng.
Trần Đình Quân thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ lãng mạn của bên ngoại. Lúc 6, 7 tuổi đã rất mê âm nhạc. Hồi đó có rất nhiều đoàn văn công về hoạt động ở quê ngoại làng Mỹ Xá. Mỗi khi có đoàn nào đến là gia đình không thấy mặt Trần Đình Quân đâu cả. Anh bám riết theo đoàn, theo các văn nghệ sĩ của đoàn, nhìn họ sinh hoạt, nhìn họ tập ca tập múa, say sưa không chán. Bà mẹ vốn có máu nghệ sĩ trong người, không lấy thế làm buồn, luôn luôn che chở khuyến khích con trai, mặc cho đi sớm về khuya thoả thích. Cậu nhỏ hồi đó thuộc làu làu các bài ca cách mạng, về nhà là hát oang lên.
Năm 1951, Quân được cho lên Huế học, trú tại Gia Hội. Anh theo học 4 năm trung học đệ nhất cấp tại trường Trung học tư thục Nguyễn Du. Anh là một học sinh giỏi và luôn luôn là người tổ chức mọi sinh hoạt văn nghệ cho lớp, nên rất được các thầy cô bạn bè yêu mến. Thời gian này anh rất mê xem hát bội, hể có giờ rãnh là thấy anh có mặt ở rạp Đồng Xuân Lâu, len vào tận hậu trường, làm quen với mọi người, có khi cầm trống chầu đệm nhịp. Về nhà, tay anh không khi nào rời cây lục huyền cầm. Say sưa. Cuồng nhiệt.
Năm đệ tam anh vào học Quốc Học cho đến khi tốt nghiệp tú tài. Thuở đó, Huế vừa có trường đại học, nhưng anh chiều ý gia đình, vào học tại Sài Gòn. Anh thi vào trường Cao đẳng sư phạm (hậu thân của Cao đẳng sư phạm Đông Dương, Hà Nội), năm sau trường Đại học sư phạm Sài Gòn thành hình, anh được chuyển qua học năm hai tại đó, cho đến khi tốt nghiệp (1961) và được bổ về dạy tại trường Trung học Phan Châu Trinh, Đà Nẵng.
Năm 1965, anh bị gọi nhập ngũ. Anh tốt nghiệp Khoá 25 Thủ Đức và được biệt phái về dạy lại tại Phan Châu Trinh. Năm 1971, lấy lý do sức khoẻ, anh xin chuyển qua làm Quản thủ Thư viện, rồi được cử qua Úc tu nghiệp hai năm về thư viện.
Về nước anh lập gia đình với chị Nguyễn Thị Hương, hoạt động Du ca, sáng tác, dạy học. Sau tháng Tư năm 1975 anh bị đi học tập cải tạo. Trần Đình Quân và anh Lê Quang Mai, Trương Văn Hậu, là người có thời gian học tập cải tạo dài nhất trong số các giáo sư biệp phái tại Phan Châu Trinh, sau đó anh và gia đình phải đi kinh tế mới, anh trốn vào Sài Gòn. Vào đó anh cũng bị chính quyền yêu cầu ra khỏi thành phố. Anh trốn và sau đó vượt biên, tới năm 1985 qua Úc ở một thời gian rồi tiếp tục định cư ở Mỹ, Orange County, California. Những năm sau này anh mắc bệnh Alzheimer rất trầm trọng.
Anh qua đời ngày 22-9-2003, để lại vợ là chị Nguyễn Thị Hương và hai con Duy, Nam Phương.
Trần Đình Quân sinh năm 1938 (khai sinh ghi là 1939), thân sinh là cụ Trần Đình Dần người làng Tam Đa, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ). Thuở trai trẻ, ở Hà Nội, làm việc tại toà soạn báo Tiếng dân của Huỳnh Thúc Kháng. Khi tờ báo này bị đóng cửa, cụ chuyển vào Huế, hoạt động cách mạng một thời gian. Không thoát ly ra Bắc, ở lại Huế làm cho tờ báo Tiếng dân của Võ Như Nguyện. Thân mẫu là bà Bùi Thị Uyển nổi tiếng nhan sắc một thời, con gái cưng của một vị tri huyện, làng Mỹ Xá, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Khi gặp nhau, ông đã có một người con riêng: Trần Đình Trung. Hai người có 3 người con chung: Trần Đình Quân, Trần Thị Mai Hoa, Trần Thị Hồng.
Trần Đình Quân thừa hưởng dòng máu nghệ sĩ lãng mạn của bên ngoại. Lúc 6, 7 tuổi đã rất mê âm nhạc. Hồi đó có rất nhiều đoàn…