Phạm Viết Chánh (1824-1886) hay Phạm Hữu Chánh, Phạm Chánh, là một danh sĩ và là quan nhà Nguyễn, người làng Lương Mỹ (tục gọi Mỹ Lồng), huyện Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Gia cảnh của ông không rõ, chỉ biết vào năm 1846, ông đỗ cử nhân được bổ làm quan ở Gia Định, từng trải qua cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp trong suốt các năm 1859-1862.
Sau Hoà ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông, gồm Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn, ông bị điều động ra Huế làm việc, thăng dần đến chức Ngự sử đạo Hải Yên. Năm 1864, ông xin trở vào Nam Kỳ lo việc mộ dân khẩn ruộng ở ba tỉnh miền Tây, cốt để xây dựng cơ sở chống Pháp và ông được triều đình bổ nhiệm làm Doanh điền sứ tỉnh An Giang. Năm 1866 ông chuyển sang làm Án sát tỉnh An Giang, dân chúng vùng miền này quen gọi ông là "Cụ Án doanh điền".
Năm 1867, không muốn hài cốt thầy Võ Trường Toản nằm lại trong vùng Pháp chiếm (Gia Định), Phạm Viết Chánh cùng với một số sĩ phu ở Gia Định, trong đó có Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Trương Gia Hội... đã cải táng thầy về làng Bảo Thạnh, nay thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Nhưng cũng năm này, tháng 6, quân Pháp tiến chiếm Vĩnh Long, đưa tàu chiến đến Châu Đốc, bắt buộc ông, Tuần phủ Nguyễn Xuân Ý và Bố chính Nguyễn Hữu Cơ phải nạp thành trì... Để mất An Giang, năm 1868, cả ba ông đều bị triều đình "ghép vào luật đánh một trăm roi, đày đi xa ba nghìn dặm". Nhưng bản án dành cho Phạm Viết Chánh không thi hành được, vì lúc bấy giờ ông đang lâm bệnh nặng, nên được ở lại quê nhà để điều trị và ông đã xin ở ẩn luôn. Ông mất năm 1886 tại quê Mỹ Lồng (Bến Tre), thọ 62 tuổi.
Phạm Viết Chánh (1824-1886) hay Phạm Hữu Chánh, Phạm Chánh, là một danh sĩ và là quan nhà Nguyễn, người làng Lương Mỹ (tục gọi Mỹ Lồng), huyện Bảo Hựu, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Gia cảnh của ông không rõ, chỉ biết vào năm 1846, ông đỗ cử nhân được bổ làm quan ở Gia Định, từng trải qua cuộc kháng chiến gian khổ chống thực dân Pháp trong suốt các năm 1859-1862.
Sau Hoà ước Nhâm Tuất năm 1862, triều đình Huế giao cho Pháp ba tỉnh miền Đông, gồm Biên Hoà, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn, ông bị điều động ra Huế làm việc, thăng dần đến chức Ngự sử đạo Hải Yên. Năm 1864, ông xin trở vào Nam Kỳ lo việc mộ dân khẩn ruộng ở ba tỉnh miền Tây, cốt để xây dựng cơ sở chống Pháp và ông được triều đình bổ nhiệm làm Doanh điền sứ tỉnh An Giang.…