Tạo ngày 10/02/2005 16:22 bởi
Vanachi, đã sửa 2 lần, lần cuối ngày 10/04/2007 18:59 bởi
Vanachi Phạm Trọng Cầu (25/12/1933 - 26/5/1998) là nhạc sĩ chuyên về Contrepointiste và Fuguiste. Ông sinh tại Nam Vang (Campuchia), mất tại Sài Gòn. Nguyên quán của ông ở Hà Nội (có nơi chép là Nghệ An). Ông là con trắc địa sư Phạm Văn Lạng và bà Ðào Thị Ngọc Thư vốn người ở Hà Nội sau đổi sang làm việc ở Campuchia.
Năm 1939, cha mẹ ông bị trục xuất ra khỏi đất Chùa Tháp, vì lý do chính trị, gia đình ông phải về sống ở Sài Gòn. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, thân phụ ông ra vùng tự do tham gia kháng chiến, bản thân ông gia nhập bộ đội chiến đấu ở chiến trường Ðồng Tháp Mười. Ðến năm 1953, ông bị thương nặng phải cưa cả chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Sau hiệp định Genève ông sống ở Sài Gòn, theo học tại viện Âm nhạc Sài Gòn. Sau đó ông du học về âm nhạc tại Pháp hơn 7 năm. Những năm đầu 70 ông tốt nghiệp Conservatoire Supérieur de Musique de Paris.
Ông là tác giả nhiều ca khúc, lãng mạn hiện đại và các loại hoà tấu có giá trị nghệ thuật cao. Các tác phẩm tiêu biểu: Em ra đi mùa thu, Trường làng tôi, Cho con, Một trái tim một quê hương, Tà áo trắng, Một mai tôi qua đời,...
Phạm Trọng Cầu (25/12/1933 - 26/5/1998) là nhạc sĩ chuyên về Contrepointiste và Fuguiste. Ông sinh tại Nam Vang (Campuchia), mất tại Sài Gòn. Nguyên quán của ông ở Hà Nội (có nơi chép là Nghệ An). Ông là con trắc địa sư Phạm Văn Lạng và bà Ðào Thị Ngọc Thư vốn người ở Hà Nội sau đổi sang làm việc ở Campuchia.
Năm 1939, cha mẹ ông bị trục xuất ra khỏi đất Chùa Tháp, vì lý do chính trị, gia đình ông phải về sống ở Sài Gòn. Sau ngày Nam Bộ kháng chiến, thân phụ ông ra vùng tự do tham gia kháng chiến, bản thân ông gia nhập bộ đội chiến đấu ở chiến trường Ðồng Tháp Mười. Ðến năm 1953, ông bị thương nặng phải cưa cả chân, mẹ ông đã tìm cách đưa ông vào Sài Gòn cứu chữa. Sau hiệp định Genève ông sống ở Sài Gòn, theo học tại viện Âm nhạc Sài Gòn. Sau đó ông du học về âm nhạc tại Pháp hơn 7 năm.…